menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư đến dinh dưỡng

user

Ngày:

25/02/2014

user

Lượt xem:

486

Bài viết thứ 07/12 thuộc chủ đề “Thông tin dinh dưỡng chung”

Dinh dưỡng và ung thư

Hình: Ảnh hưởng của quá trình  điều trị ung thư đến dinh dưỡng

Phẫu thuật và dinh dưỡng

Phẫu thuật làm tăng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể.

Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại. Do đó cần bắt đầu chăm sóc dinh dưỡng trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật đầu, cổ, thực quản, dạ dày, ruột có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

Hầu hết bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc tất cả cơ quan nào đó có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn của bệnh nhân. Những vấn đề dinh dưỡng do một số loại phẫu thuật cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật đầu và cổ có thể gây ra vấn đề về:
    • Nhai
    • Nuốt
    • Ngửi và nếm thức ăn
    • Sản xuất nước bọt
    • Nhìn
  • Phẫu thuật thực quản, dạ dày hoặc ruột có thể cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả vấn đề trên ảnh hưởng đến khả năng ăn uống bình thường của bệnh nhân. Ngoài ra, căng thẳng cảm xúc do phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

Liệu pháp dinh dưỡng có thể làm giảm các vấn đề dinh dưỡng do phẫu thuật.

Liệu pháp dinh dưỡng có thể làm giảm tác dụng phụ của phẫu thuật và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư.

Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư đến dinh dưỡng

Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm:

  • Đồ uống bổ sung dinh dưỡng.
  • Dinh dưỡng qua đường ruột (ăn lỏng qua sonde (xông, ống thông) dạ dày hoặc ruột).
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (qua ống catheter thông vào máu).
  • Thuốc để tăng sự thèm ăn.

Đa số bệnh nhân thường đau, mệt mỏi và/hoặc mất cảm giác ngon miệng sau khi phẫu thuật. Trong thời gian ngắn, một số bệnh nhân có thể chán ăn. Một số gợi ý sau có thể giúp cải thiện tình hình:

  • Tránh dùng đồ uống có hơi (như soda) và các loại thực phẩm gây ra hơi (gas) như: đậu, bông cải xanh, bắp cải, ớt xanh, củ cải, dưa chuột.
  • Tăng lượng calo trong thực phẩm bằng cách chiên, sử dụng nước thịt, mayonnaise và các loại sốt trộn salad. Có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung nhiều calo và protein.
  • Chọn thực phẩm giàu protein và năng lượng giúp tăng cường dinh dưỡng và thúc đẩy lành vết thương như: trứng, pho mát, sữa, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt, gia cầm, cá.
  • Nếu bị táo bón, hãy tăng lượng chất xơ theo từng lượng nhỏ và uống nhiều nước. Nguồn chất xơ tốt bao gồm: các loại ngũ cốc (như bột yến mạch và cám), đậu, rau, trái cây, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Hóa trị và dinh dưỡng

Hóa trị ảnh hưởng đến tất cả các tế bào trong cơ thể.

Hóa trị tác động lên các tế bào phát triển và phân chia nhanh như tế bào ung thư. Những tế bào khỏe mạnh và bình thường vẫn phân chia nhanh như các tế bào niêm mạc miệng, đường tiêu hóa và các nang tóc cũng có thể bị hóa trị giết chết.

Hóa trị có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.
Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống và tiêu hóa. Khi hơn hai loại thuốc chống ung thư được dùng phối hợp, tác dụng phụ xảy ra nhiều hơn hoặc nặng hơn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Xem thêm bài Những vấn đề ăn uống do phẫu thuật, xạ trị và hóa trị của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Liệu pháp dinh dưỡng có thể làm giảm các vấn đề dinh dưỡng gây ra bởi hóa trị.

Bệnh nhân chịu tác dụng phụ do hóa trị có thể không ăn uống bình thường và có đủ dưỡng chất cần thiết để tạo thêm (phục hồi) các tế bào máu giữa các đợt điều trị. Liệu pháp dinh dưỡng có thể giảm các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân phục hồi sức khoẻ, ngăn sút cân và duy trì tổng trạng. Liệu pháp dinh dưỡng có thể bao gồm:

  • Bổ sung thức uống dinh dưỡng giữa các bữa ăn.
  • Dinh dưỡng qua đường ruột (bằng sonde).
  • Thay đổi chế độ ăn như ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Xạ trị và dinh dưỡng

Xạ trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh trong vùng điều trị.

Xạ trị có thể giết chết tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh trong khu vực điều trị. Mức độ thương tổn phụ thuộc:

  • Vùng cơ thể được điều trị.
  • Tổng liều xạ trị và cách thức chiếu tia.

Xạ trị có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

Xạ trị bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa đều gây tác dụng phụ về dinh dưỡng. Hầu hết các tác dụng phụ bắt đầu một vài tuần sau khi xạ trị và biến mất vài tuần sau khi kết thúc xạ trị. Một số tác dụng phụ có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi kết thúc điều trị.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

Xạ trị cũng có thể gây mệt mỏi và chán ăn.

Liệu pháp dinh dưỡng có thể làm giảm các vấn đề dinh dưỡng do xạ trị.

Liệu pháp dinh dưỡng có thể cung cấp đủ chất đạm và năng lượng, ngăn ngừa sút cân, giúp lành thương và duy trì tổng trạng. Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm:

  • Thức uống bổ sung dinh dưỡng giữa các bữa ăn.
  • Dinh dưỡng qua đường ruột (qua sonde).
  • Thay đổi chế độ ăn như ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Bệnh nhân nhận xạ trị liều cao để chuẩn bị ghép tủy xương có thể gặp nhiều vấn đề về dinh dưỡng và nên có thêm tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Liệu pháp sinh học và dinh dưỡng

Liệu pháp sinh học có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

Tác dụng phụ của liệu pháp sinh học là khác nhau tùy vào mỗi bệnh nhân và tùy theo loại tác nhân sinh học. Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp bao gồm:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân

Liệu pháp dinh dưỡng có thể làm giảm các vấn đề dinh dưỡng gây ra bởi liệu pháp sinh học.

Các tác dụng phụ của liệu pháp này có thể gây ra giảm cân và suy dinh dưỡng nếu không được điều trị. Liệu pháp dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện các tác dụng phụ do điều trị, ngăn ngừa giảm cân và duy trì sức khỏe tổng trạng.

Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư đến dinh dưỡng

Cấy ghép tế bào gốc và dinh dưỡng

Bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Hóa trị, xạ trị và các loại thuốc được sử dụng trong cấy ghép tế bào gốc có thể gây chán ăn. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Thay đổi vị giác
  • Khô miệng hoặc nước bọt quánh đặc
  • Đau loét miệng và họng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Giảm cân, chán ăn
  • Tăng cân

Liệu pháp dinh dưỡng rất quan trọng cho những bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc.

Bệnh nhân cấy ghép có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Hóa trị hoặc xạ trị liều cao làm giảm số lượng tế bào bạch cầu qua đó giảm khả năng chống lại nhiễm trùng hay tăng nguy cơ nhiễm trùng ở những bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc. Vì thế, việc giúp bệnh nhân cấy ghép tránh bị nhiễm trùng là điều đặc biệt quan trọng.

Bệnh nhân được cấy ghép cần rất nhiều chất đạm và năng lượng để vượt qua và phục hồi sau điều trị, ngăn ngừa sút cân, chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe tổng trạng. Việc tránh nhiễm khuẩn từ thực phẩm cũng rất quan trọng. Liệu pháp dinh dưỡng trong quá trình cấy ghép bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng chỉ gồm thực phẩm nấu chín và chế biến kỹ, vì rau sống và trái cây tươi có thể chứa vi khuẩn có hại.
  • Hướng dẫn xử lý thực phẩm an toàn.
  • Chế độ ăn đặc biệt tùy theo loại cấy ghép và phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư.
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vài tuần đầu tiên sau khi cấy ghép để giúp bệnh nhân nạp đủ năng lượng, chất đạm, vitamin, các khoáng chất và các dịch lỏng cần thiết.
Xem thêm bài Lợi ích của dinh dưỡng tốt trong điều trị ung thư 

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/supportivecare/nutrition/Patient/page4

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích