menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn

user

Ngày:

25/02/2014

user

Lượt xem:

1083

Bài viết thứ 06/12 thuộc chủ đề “Thông tin dinh dưỡng chung”

Chăm sóc giảm nhẹ giúp làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) là cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh đe dọa đến tính mạng. Chăm sóc giảm nhẹ nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng, tác dụng phụ và các vấn đề tâm lý, xã hội và tinh thần gây ra bởi bệnh tật hoặc phương pháp điều trị.

Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng thuốc.

Xem thêm bài Ảnh hưởng của điều trị ung thư đến dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn

Hình: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn

Đặc điểm chung ở các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn là chán ăn. Bệnh nhân thường thích thức ăn mềm và chất lỏng. Những bệnh nhân khó nuốt nên ăn đồ lỏng quánh hơn là dịch lỏng như nước. Những bệnh nhân thường không có cảm giác đói nhiều và có thể cần rất ít thức ăn.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm. Trong thời gian này, việc ăn uống chủ yếu là vì vui thích hơn là để nhận được đủ chất dinh dưỡng. Bệnh nhân thường không thể ăn đủ nhiều một loại thực phẩm nào để gặp rắc rối. Tuy nhiên, một số bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn đặc biệt. Ví dụ, bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá có thể cần dùng thức ăn mềm để không bị tắc ruột.

Lợi ích và tác hại của hỗ trợ dinh dưỡng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau

Trả lời các câu hỏi sau có thể giúp quyết định về việc sử dụng hỗ trợ dinh dưỡng:

  • Nhu cầu và nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình là gì?
  • Chất lượng sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện hay không?
  • Liệu lợi ích mang lại có nhiều hơn nguy cơ và chi phí?
  • Có văn bản ghi rõ nguyện vọng của bệnh nhân hay không? Đây là một văn bản pháp lý ghi rõ hình thức điều trị hoặc chăm sóc mà một người muốn nhận (hoặc không muốn nhận) khi họ không còn khả năng tự quyết định việc điều trị. Một dạng văn bản thường gặp là di ngôn hay di chúc.

Bệnh nhân và người thân có quyền quyết định sau khi được giải thích đầy đủ. Đội ngũ y tế và chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích lợi ích cũng như nguy cơ của việc hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Đa số trường hợp, việc hỗ trợ dinh dưỡng là có hại nhiều hơn có lợi, đặc biệt là dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, với những ai có chất lượng cuộc sống tốt nhưng không có khả năng ăn uống đầy đủ qua đường miệng, dinh dưỡng qua sonde (xông, ống thông) dạ dày sẽ là tốt nhất. Lợi ích và nguy cơ của dinh dưỡng qua sonde dạ dày ở ung thư giai đoạn muộn bao gồm:

Lợi ích

  • Có thể giúp bệnh nhân tỉnh táo hơn.
  • Có thể giúp người nhà bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
  • Có thể làm giảm buồn nôn.
  • Có thể mang lại hy vọng cho bệnh nhân.

Tác hại

  • Có thể cần phẫu thuật để đặt ống sonde vào đường tiêu hóa.
  • Có thể tăng lượng nước bọt ở miệng và họng, gây sặc hoặc viêm phổi.
  • Có thể gây ra tiêu chảy hay táo bón.
  • Có thể gây nhiễm trùng.
  • Có thể làm việc chăm sóc bệnh nhân khó khăn hơn.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/supportivecare/nutrition/Patient/page6

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích