menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố

user

Ngày:

14/12/2020

user

Lượt xem:

983

Bài viết thứ 07/15 thuộc chủ đề “Điều trị tổng hợp”

Biên dịch: Bùi Minh Quân, Đỗ Thị Xuân Miên, Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Thông qua bài viết này, bạn sẽ biết được những phương pháp điều trị khác nhau được các bác sỹ sử dụng đối với u hắc tố ác tính. Phần này sẽ giải thích về những biện pháp được coi là điều trị “chuẩn” trong ung thư hắc tố. Điều trị “chuẩn” được hiểu là phương pháp điều trị tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo thời gian điều trị “chuẩn” này có thể được thay thế bởi các liệu pháp mới tốt hơn. Do vậy có thể bạn sẽ được khuyển khích tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu nhằm đánh giá một phương thức điều trị mới liệu có hiệu quả, an toàn hơn so với điều trị “chuẩn” hay không. Thử nghiệm lâm sàng có thể đánh giá hiệu quả và tính an toàn của một loại thuốc điều trị mới, sự phối hợp mới của các điều trị “chuẩn” hoặc một liều lượng mới so với liều “chuẩn” hoặc điều trị khác. Thử nghiệm lâm sàng có thể được áp dụng trong điều trị ung thư ở bất kỳ giai đoạn nào và bác sỹ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các lựa chọn điều trị của bạn.

Nhóm chăm sóc người bệnh ung thư hắc tố

Trong chăm sóc, điều trị ung thư hắc tố, một nhóm các nhân viên y tế thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau sẽ làm việc cùng nhau để lập ra một kế hoạch điều trị tổng quát với sự phối hợp của nhiều phương thức điều trị khác nhau. Sự phối hợp này còn được gọi là nhóm điều trị đa mô thức. Đối với ung thư hắc tố, nhóm điều trị đa mô thức này có thể bao gồm:

  • Bác sỹ da liễu: bác sỹ chuyên về điều trị các bệnh lý hoặc trạng thái bất thường của da.
  • Bác sỹ phẫu thuật ung thư: bác sỹ điều trị bệnh ung thư bằng phẫu thuật
  • Bác sỹ nội khoa ung thư: bác sỹ điều trị bệnh ung thư bằng thuốc
  • Bác sỹ xạ trị: bác sỹ điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị
  • Bác sỹ giải phẫu bệnh (chung)/ bác sỹ giải phẫu bệnh chuyên về da liễu:

Tổng quan về điều trị ung thư hắc tố

Các lựa chọn điều trị được đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ dày của khối u hắc tố ác tính nguyên phát, sự lan rộng của khối u, giai đoạn bệnh, sự hiện diện của các thay đổi di truyền đặc hiệu trong tế bào ung thư, tốc độ phát triển của khối u và các tình trạng y tế khác của bệnh nhân. Các yếu tố khác được sử dụng để đưa ra quyết định điều trị bao gồm các tác dụng phụ có thể xảy ra, tình trạng sức khỏe chung và ý kiến cá nhân của người bệnh. Phần này cung cấp tổng quan về các phương pháp điều trị có thể được áp dụng hiện nay và không nên được coi là các khuyến cáo  điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Mô tả về các loại phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng cho khối u ác tính được liệt kê dưới đây. Phần sau của phần này, các phương pháp điều trị được liệt kê theo giai đoạn của khối u ác tính. Kế hoạch chăm sóc của bạn cũng có thể bao gồm điều trị các triệu chứng và tác dụng phụ, một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh ung thư. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về tất cả các lựa chọn điều trị của bạn và nhớ đặt câu hỏi về những điều chưa rõ ràng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về mục tiêu của mỗi lần điều trị và những gì bạn có thể mong đợi trong khi điều trị. Những cuộc nói chuyện kiểu này được gọi là “ra quyết định chung”. Ra quyết định chung là khi bạn và bác sĩ của bạn làm việc cùng nhau để chọn phương pháp điều trị phù hợp với mục tiêu chăm sóc của bạn. Việc đưa ra quyết định chung đặc biệt quan trọng đối với u ác tính vì có các lựa chọn điều trị khác nhau. Tìm hiểu thêm về việc đưa ra quyết định điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là điều trị cắt bỏ khối u và tổ chức lân cận. Phẫu thuật trong u hắc tố ác tính thường được thực hiện bởi bác sỹ ngoại ung thư thư.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ đạo với u hắc tố ác tính giai đoạn khu trú tại chỗ, tại vùng. Phẫu thuật cũng có thể đặt ra khi bệnh ở giai đoạn di căn xa trong một số trường hợp. Nếu như phẫu thuật không thể tiến hành thì được gọi là ung thư hắc tố không phẫu thuật được (uresectable).Khi đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể, bác sỹ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh và nguy cơ tái phát của từng trường hợp cụ thể.

Các kỹ thuật có thể được thực hiện khi phẫu thuật u hắc tố  ác tính giai đạn khu trú tại chỗ, tại vùng bao gồm: cắt rộng u, lập bản đồ hạch và sinh thiết hạch cửa, và nạo vét hạch triệt căn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần trao đổi với đội ngũ chăm sóc về những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, tìm hiểu thêm về phẫu thuật ung thư

Cắt rộng u

Điều trị quan trọng nhất đối với u hắc tố ác tính là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Mức độ rộng của phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ xâm lấn theo chiều sâu của khối u. Phần lớn các u hắc tố ác tính khi được phát hiện đều có độ sâu < 1,0 mm, và thường chỉ cần phẫu thuật ở khoa điều trị ngoại trú. Một yêu cầu bắt buộc khi phẫu thuật là cần đảm bảo phần mô lành còn lại không còn tế bào ung thư (diện cắt âm tính). Trong trường hợp cần yêu cần phải có sinh thiết hạch cửa thì sẽ được thực hiện hiện ở cùng thời điểm với phẫu thuật cắt bỏ khối u

  • Nếu ung thư hắc tố ở giai đoạn tại chỗ (giai đoạn 0), bác sỹ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt rộng khối u với diện cắt cách khối u ít nhất là 5mm (0.5cm). Nhìn chung độ rộng của diện cắt sẽ phụ thuộc vào độ sâu của khối u và thường dao động trong khoảng 1cm với u có độ sâu tới 1.0mm và khoảng 2cm với u sâu > 2.0mm.
  • Tùy theo vị trí và mức độ rộng của phẫu thuật mà bác sỹ có thể sẽ cần phải tiến hành ghép da hoặc chuyển vạt da để che phủ phần da bị khiếm khuyết sau phẫu thuật. Chuyển vạt da là kỹ thuật sử dụng vạt da lành từ vị trí lân cận để che phần da bị khuyết sau phẫu thuật. Ghép da là lấy da lành từ một vị trí xa vết mổ để phủ lên vùng da bị khuyết.
Phẫu thuật cắt rộng u hắc tố ác tính

Hình 1: Phẫu thuật cắt rộng u hắc tố ác tính

Nguồn: Mayoclinic

Lập bản đồ hạch và sinh thiết hạch cửa

Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiêm một chất chỉ thị màu hoặc chất đánh dấu phóng xạ vào khối u. Dựa trên sự khuếch tán của chất chỉ thị màu ra các hạch mà bác sỹ có thể đánh giá hạch nào đã bị ung thư di căn tới. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ lấy bỏ một hoặc nhiều hơn các hạch đầu tiên có chất chỉ thị màu hoặc chất đánh dấu phóng xạ để tiến hành xét nghiệm, các hạch này được gọi là hạch cửa hay hạch “gác”. Nếu kết quả xét nghiệm trong hạch cửa mà không thấy tế bào ung thư thì thường không cần tiến hành vét hạch tiếp theo. Nếu trong hạch cửa có tế bào ung thư, việc nạo vét hạch sẽ được thực hiện.

Kỹ thuật vét hạch cửa này thường được khuyến cáo với những u hắc tố ác tính có độ sầu > 0.8mm hoặc u bị loét. Với những u hắc tố không phải thể loét và có độ sâu < 0.8mm thì thông thường nguy cơ di căn hạch là thấp, do vậy mà việc sinh thiết hạch gác thường không được thực hiện trong đa số các trường hợp. Tuy nhiên sinh thiết hạch cửa cũng có thể được bác sỹ phẫu thuật ung thư khuyến cáo thực hiện với u có độ sâu 0.8mm nếu người bệnh có những yếu tố nguy cơ bệnh tiến triển nhanh như u hắc tố thể loét và/hoặc yếu tố liên quan khác. Nếu u có độ sâu < 0.8mm, bác sỹ sẽ thảo luận với bạn về vấn đề sinh thiết hạch cửa nếu cáo các yếu tố nguy cơ khác liên quan tới khối u và các yếu tố khác.

Sinh thiết hạch cửa lý tưởng nhất sẽ được tiến hành đồng thời với phẫu thuật cắt u để có được sự đánh giá chính xác nhất bởi vì sau phẫu thuật hệ thống dẫn lưu bạch huyết sẽ bị ảnh hưởng sau phẫu thuật. Với một số trường hợp ngoại lệ, sinh thiết hạch cửa được khuyến cáo thực hiện sau phẫu thuật.

Minh họa kỹ thuật sinh thiết hạch cửa

Hình 2: Minh họa kỹ thuật sinh thiết hạch cửa

Nguồn: cancer.gov

Phẫu thuật vét hạch

Nếu sinh thiết hạch cửa cho thấy có tế bào ung thư xâm nhập thì sẽ được gọi là hạch cửa dương tính, điều này đồng nghĩa với việc ung thư đã phát tán ra ngoài u nguyên phát ban đầu. Trong quá khứ, kỹ thuật nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực được khuyến cáo thực hiện một cách thường quy nếu có hạch cửa dương tính. Tuy nhiên những dữ liệu gần đây cho thấy kỹ thuật này không giúp kéo dài thời gian sống thêm. Do vậy, ngày nay nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực dần được thay thế bằng việc vét vét hạch ở mứa độ vừa phải rồi theo dõi sát bằng khám lâm sàng, siêu âm định kỳ, số lượng hạch hạch vét sẽ phụ thuộc vào vị trí phẫu thuật. Người bệnh sau phẫu thuật nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực sẽ có thời gian hồi phục sau mổ lâu hơn và có nguy cơ cao bị các tác dụng không mong muốn. Nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực tay, chân có nguy cơ cao bị phù bạch mạch ở chi (lymphedema). Bạn cần thảo luận với bác sỹ điều trị về những phản ứng phụ có thể xảy ra sau phẫu thuật nạo vét hạch

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lương cao từ tia X hoặc các các hạt nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Kỹ thuật xạ trị phổ biến nhất hiện nay với u hắc tố ác tính là xạ trị chiếu ngoài, tức là nguồn phát tia được đặt ngoài cơ thể. Chùm tia được phát ra từ máy xạ được chiếu theo nhiều hướng khác nhau và được che chắn để ít gây ảnh hưởng tới cơ quan lành. Bác sỹ xạ trị ung thư sẽ là người lập kết hoạch xạ trị, tính toán liều và phân bổ liều xạ phù hợp

Trong một số trường hợp, xạ trị được khuyến cáo trên người bệnh sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ bệnh tái phát, chỉ định của xạ trị trong trường hợp này được gọi là xạ trị bổ trợ. Các nghiên cứu cho thấy mặc dù xạ trị bổ trợ giúp làm giảm nguy cơ tái phát nhưng không giúp cải thiện sống thêm. Người bệnh xạ trị bổ trợ có thể gặp phải một số tác đụng không mong muốn ở vùng chiếu xạ tùy theo vị trí. Nhìn chung chất lượng cuộc sống của người có xạ trị bổ trợ cũng gần tương tự với người không xạ trị theo kết quả của một số nghiên cứu mặc dù người nhận xạ trị có thể có các triệu chứng khó chịu trong năm đầu tiên sau xạ trị

Nếu như ung thư hắc tố đã lan rộng và/hoặc, gây triệu chứng khó chịu như: đau xương hoặc đau đầu, … thì xạ trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng đó và chỉ định xạ trị trong trường hợp này gọi là xạ trị giảm nhẹ. Trong một số trường hợp trường chiếu của xạ trị bao phủ lên gần như toàn bộ cơ quan và xạ với liều vùa đủ để kiểm soát triệu chứng, ví dụ:xạ trị toàn não trong di căn não. Trong một số trường hợp tổn thương di căn nhỏ, bác sỹ có thể tiến hành kỹ thuật xạ phẫu bằng các kỹ thuật như: Gamma knife, Cyber knife, ..

Xạ trị cũng có thể được chỉ định nếu lan rộng tới hạch bạch huyết hoặc da mà không thể cắt bỏ được. Các nghiên cứa đang được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc kết hợp xạ trị và thuốc trong điều trị u hắc tố ác tính

Tác dụng không mong muốn của xạ trị

Tác dụng không mong muốn nói chung của xạ trị bao gồm kích ứng da, viêm da, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường giảm dần sau khi kết thúc xạ trị một vài tuần. Dùng kem chứa corticoid bôi tại chỗ và kháng sinh có thể làm giảm tình trạng viêm da do xạ trị.

Tùy thuộc vào vị trí chiếu xạ mà tác dụng phụ lên cơ quan lành có thể nặng nề hơn ở một số cơ quan. Ví dụ: xạ rị vùng đầu cổ có thể gây kích ứng tạm thời niêm mạc miệng, khó nuốt. Xạ trị trực tiếp vào vùng nách hoặc bẹn làm tăng nguy cơ gây phù bạch huyết chi. Phù bạch có thể kéo dài và nặng lên, do vậy bạn cần trao đổi với bác sỹ về tác dụng không mong muốn có thể của xạ trị và các dự phòng, xử trí.

Xem thêm về Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư

Điều trị toàn thân (nội khoa)

Điều trị toàn thân là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc sau khi đưa vào sẽ theo tuần hoàn đi khắp cơ thể và tác động tới tế bào ung thư. Điều trị toàn thân thường được phụ trách bởi một bác sỹ nội khoa ung thư- bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng thuốc để điều trị ung thư.

Đường dùng phổ biến nhất với các thuốc trong điều trị toàn thân là đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Một số liệu pháp toàn thân trong điều trị ung thư hắc tố ác tính bao gồm:

  • Liệu pháp miễn dịch
  • Điều trị đích
  • Hóa trị

Đặc điểm chính của mỗi liệu pháp điều trị sẽ được giải thích chi tiết trong mục tiếp sau đây. Một người bệnh có thể điều trị bằng một liệu pháp toàn thân hoặc sẽ phối hợp giữa các phương pháp ở cùng thời điểm. Điều trị toàn thân có thể là liệu pháp duy nhất hoặc là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể khi phối hợp với các phương pháp tại chỗ/tại vùng khác như phẫu thuật và/hoặc xạ trị.

Các thuốc trong điều trị ung thư hắc tố đang tiếp tục được nghiên cứu và ngày càng có thêm nhiều thuốc điều trị mới. Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị bạn nên trao đổi với bác sỹ phụ trách việc kê đơn thuốc cho bạn về lợi ích và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời thông báo với bác sỹ nếu bạn đã, đang hoặc có định dùng thêm một loại thảo dược, thực phẩm hỗ trợ nào đó vì một số thành phần trong đó có thể có nguy cơ tương tác với thuốc điều trị bạn đang dùng.

Xem thêm về Điều trị nội khoa trong điều trị ung thư hắc tố

Những ảnh hưởng về thể chất, tinh thần và xã hội của ung thư.

Mắc ung thư hắc tố và việc điều trị bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng về thể chất tinh thần, xã hội và tài chính của người bệnh. Quản lý tất cả các tác động tiêu cực này là một phần của chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ. Đó là một phần quan trọng trong quá trình điều trị của bạn đi cùng các phương pháp điều trị đặc hiệu nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh, hoặc loại bỏ hoàn toàn bệnh ung thư.

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng khó chịu của bạn trong quá trình điều trị bằng cách quản lý các triệu chứng và hỗ trợ người bệnh và gia đình của họ với các nhu cầu khác và có thể không liên quan đến dịch vụ y tế. Bất kể giới tính, tuổi tác, giai đoạn ung thư, đều có thể nhận được hình thức chăm sóc này và nó thường được bắt đầu ngay sau khi có chẩn đoán ung thư. Những người nhận được chăm sóc giảm nhẹ đồng thời với các phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư thường có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và thường hài lòng hơn với việc điều trị.

Các phương pháp điều trị giảm nhẹ rất đa dạng và thường bao gồm thuốc, điều chỉnh dinh dưỡng, kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ tinh thần, cảm xúc, và các liệu pháp khác. Bạn cũng có thể nhận được các phương pháp điều trị giảm nhẹ bằng những phương pháp điều trị nhằm loại bỏ ung thư, chẳng hạn như hóa trị giảm nhẹ, phẫu thuật giảm nhẹ hoặc xạ trị giảm nhẹ.

Trước khi bắt đầu điều trị, bạn hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị trong kế hoạch chung đang được đưa ra. Bạn cũng nên hỏi về các tác dụng phụ có thể xảy ra và các lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ. Nhiều người bệnh nhân cũng nhận được lợi ích khi nói chuyện với nhân viên xã hội và tham gia vào các nhóm hỗ trợ. Hãy hỏi bác

Phương pháp điều trị ung thư hắc tố ác tính theo giai đoạn

Mỗi phương pháp điều trị khác nhau sẽ được khuyến cáo sử dụng cho từng giai đoạn khác nhau của u hắc tố ác tính. Dưới đây là mô tả một cách chung nhất các chỉ định điều trị theo từng giai đoạn. Bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể cho bạn dựa trên giai đoạn và các yếu tố liên quan khác. Đưa vào các thử nghiệm lâm sàng cũng có thể là một lựa chọn điều trị cho từng giai đoạn.

Giai đoạn 0

Ung thư hắc tố giai đoạn 0 luôn được điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần,

Giai đoạn I

Ung thư hắc tố ở giai đoạn I thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u và một số mô lành xung quanh nó. Bác sĩ có thể đề nghị lập bản đồ hạch bạch huyết và có thể nạo vét một số hạch bạch huyết.

Giai đoạn II

Phương pháp điều trị chuẩn cho u hắc tố ác tính giai đoạn II là phẫu thuật cắt bỏ khối u và một số mô lành xung quanh. Trong khi phẫu thuật này được thực hiện, lập bản đồ hạch bạch huyết và sinh thiết hạch cửa cũng có thể được thực hiện đồng thời. Ở một số người bệnh bị u hắc tố  ác tính giai đoạn II, điều trị bằng interferon có thể được khuyến nghị sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Đưa vào trong một thử nghiệm lâm sàng với u hắc tố ác tính giai đoạn II cũng có thể là một lựa chọn. Trao đổi với bác sĩ của bạn về những thử nghiệm lâm sàng nào có thể có sẵn và phù hợp với bạn.

Giai đoạn III có thể phẫu thuật triệt căn

U hắc tố ác tính ở giai đoạn III là những tổn thương đã lan rộng ra tại vùng hoặc qua hệ thống bạch huyết di căn đến một hạch bạch huyết khu vực nằm gần nơi khối u khởi phát hoặc đến một vị trí da trên đường đi đến hạch bạch huyết khu vực. Nếu khối u ác tính ở giai đoạn III có thể được phẫu thuật triệt để thì đó sẽ là lựa chọn điều trị đầu tiên. Các hạch bạch huyết có thể được kiểm tra xem có ung thư hay không và được loại bỏ. Sau khi phẫu thuật, điều trị bằng liệu pháp miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích có thể được đưa ra để giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Đưa vào trong một thử nghiệm lâm sàng với u hắc tố ác tính giai đoạn III cũng có thể là một lựa chọn. Trao đổi với bác sĩ của bạn về những thử nghiệm lâm sàng nào có thể có sẵn và phù hợp với bạn. Một số thử nghiệm này có thể liên quan đến việc điều trị bằng liệu pháp toàn thân trước khi phẫu thuật, được gọi là liệu pháp điều trị tân bổ trợ. Tuy rằng đây chưa phải là một phương pháp điều trị chuẩn, nhưng có dữ liệu mới từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy đây có thể là một cách tiếp cận hiệu quả cho một số bệnh nhân nhất định.

Ung thư hắc tố giai đoạn muộn

Ung thư hắc tố giai đoạn muộn là ung thư hắc tố giai đoạn III không thể phẫu thuật hoặc ung thư hắc tố giai đoạn IV. Khối u ác tính ở giai đoạn IV là ung thư đã di căn đến các bộ phận ở xa khác của cơ thể, chẳng hạn như các hạch bạch huyết ở xa hoặc gan, phổi, não, xương hoặc đường tiêu hóa. Nếu điều này xảy ra, bạn nên trao đổi với các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị nó. Các bác sĩ có thể có những ý kiến khác nhau về việc đưa ra một kế hoạch điều trị tốt nhất. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng cũng có thể là một lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc lấy ý kiến thứ hai trước khi bắt đầu điều trị để bạn cảm thấy thoải mái với kế hoạch điều trị đã chọn.

Ung thư hắc tố giai đoạn III không thể phẫu thuật và ung thư hắc tố giai đoạn IV thường được điều trị theo cùng một cách, bằng liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích, hoặc trong một số ít trường hợp là sử dụng hóa trị. Các phương pháp điều trị hỗ trợ hoặc giảm nhẹ nhằm làm giảm các triệu chứng cũng có thể được đưa vào, chẳng hạn như phẫu thuật giảm nhẹ hoặc xạ trị giảm nhẹ để giảm bớt sự khó chịu do các hạch bạch huyết hoặc các khối u gây ra. Kế hoạch điều trị cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm

  • Tuổi và sức khỏe chung của người bệnh.
  • Vị trí và số lượng di căn
  • Dịch bệnh lây lan nhanh như thế nào
  • Sự hiện diện của các đột biến di truyền đặc hiệu trong khối u
  • Ý kiến cá nhân của người bệnh

Nếu phương pháp điều trị ban đầu không hiệu quả, hoặc gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi kế hoạch điều trị.

Đối với hầu hết người bệnh, việc bị chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn này sẽ gây ra trạng thái căng thẳng và khó khan về tinh thần. Bạn và gia đình nên chia sẻ về cảm giác khó khan bạn đang gặp phải với các bác sĩ, y tá, nhân viên xã hội hoặc các thành viên khác của nhóm chăm sóc sức khỏe. Việc nói chuyện, chia sẻ với những bệnh nhân khác cũng có thể sẽ mang lại lợi ích.

Điều trị ung thư di căn não

Não là một trong những cơ quan bị di căn phổ biến nhất của u hắc tố ác tính. Thật không may, sự xuất hiện của di căn não có liên quan đến một tiên lượng xấu. Theo thống kê cũ, dưới 50% những người bị u ác tính di căn đến não sống được 6 tháng, mặc dù điều này đã có thay đổi trong những năm gần đây. Do tiên lượng xấu này và thuốc hóa trị thường khó qua được hàng rào máu não để vào mô não, những người bị u hắc tố ác tính di căn đến não thường không được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên điều này đang bắt đầu thay đổi, và đã có những thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân ung thư hắc tố di căn não.

Hiện tại, các phương pháp điều trị sau đây có thể được đưa ra để điều trị ung thư hắc tố di căn não:

  • Xạ trị. Xạ phẫu là kỹ thuật thường được sử dụng khi chỉ có một hoặc một số ổ di căn trong não. Đây là những kỹ thuật có hiệu quả cao để loại bỏ các khối u trong não. Tuy nhiên, chúng không giúp ngăn chặn các khối u mới phát triển. Xạ trị toàn não có thể được thực hiện. Tuy nhiên, do liều xạ được sử dụng để xạ trị toàn não thấp hơn nên loại điều trị này thường không thu nhỏ khối u và thường gây ra các tác dụng không mong muốn về nhận thức.
  • Thuốc ức chế BRAF. Đối với những người bệnh bị hắc tố ác tính có đột biến BRAF, các loại thuốc như dabrafenib và vemurafenib có thể được sử dụng. Các loại thuốc này dễ dàng xâm nhập vào não. Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng các khối u hắc tố ác tính trong não được điều trị bằng các loại thuốc này sẽ thu nhỏ được khoảng 40% đến 50%.
  • Liệu pháp miễn dịch. Ipilimumab, nivolumab, và pembrolizumab gần đây đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng để điều trị u hắc tố ác tính di căn đến não. Những thử nghiệm này đã cho thấy thuốc điều trị này có thể có lợi ích với bệnh nhân bị u ác tính di căn não. Đặc biệt, sự kết hợp giữa ipilimumab và nivolumab dường như là liệu pháp hiệu quả nhất, mặc dù vậy do tỷ lệ tác dụng phụ cao nên phương pháp điều trị này có thể không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người.

Lui bệnh và nguy cơ tái phát

Lui bệnh là trạng thái mà khi ung thư không thể được phát hiện trong cơ thể và không có triệu chứng của bệnh. Điều này cũng có thể được gọi là “không có bằng chứng về bệnh” hoặc NED.

Sự lui bệnh có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự không chắc chắn này khiến nhiều người lo lắng ung thư sẽ tái phát. Mặc dù nhiều trường hợp lui bệnh là vĩnh viễn, nhưng điều quan trọng là cần nói chuyện với bác sĩ về khả năng ung thư quay trở lại. Hiểu rõ nguy cơ tái phát của bạn và các lựa chọn điều trị tiếp theo có thể giúp bạn cảm thấy sẵn sàng hơn nếu ung thư tái phát.

Tái phát có thể ở tại vị trí u ban đầu (tại chỗ) hoặc vị trí lân cận (tại vùng) hoặc di căn tới một vị trí khác ở xa.

Khi việc tái phát xảy ra, một quy trình kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện để đánh giá bệnh một cách toàn thể. Sau khi có đầy đủ thông tin về tình trạng tái phát, bác sĩ của bạn sẽ trao đổi về các lựa chọn điều trị. Thông thường, kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các phương pháp điều trị được mô tả ở trên, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích và xạ trị, nhưng có thể được sử dụng kết hợp theo cách khác nhau hoặc được thực hiện với mức độ khác. Bác sĩ có thể đề xuất các thử nghiệm lâm sàng về các phương pháp mới để điều trị loại ung thư hắc tố tái phát. Cho dù bạn chọn kế hoạch điều trị nào, chăm sóc giảm nhẹ sẽ rất quan trọng để làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ.

Những người bị ung thư tái phát thường trải qua những cảm xúc như không tin hoặc sợ hãi. Bạn nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe

Nếu việc điều trị không hiệu quả

Không phải lúc nào việc điều trị ung thư hắc tố ác tính cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Tình trạng bệnh không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được thường được gọi là ung thư giai cuối.

Chẩn đoán này thường gây căng thẳng và áp lực và đối với nhiều người bao gồm cả người bệnh, người thân và nhân viên y tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần cần trò chuyện một cách cởi mở và trung thực với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của bạn. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe được trang bị kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ và luôn sẵn sàng giúp đỡ. Việc đảm bảo một người được thoải mái về thể chất, không bị đau đớn và được thoải mái về mặt tinh thần là điều vô cùng quan trọng.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/melanoma/types-treatment

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích