menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

user

Ngày:

12/07/2020

user

Lượt xem:

1555

Bài viết thứ 12/32 thuộc chủ đề “Sống sót sau ung thư”

Nghe Cancer Podcast: chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, được chuyển thể từ bài viết này 

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư không dừng lại khi kết thúc điều trị ban đầu. Sau khi kết thúc điều trị, bạn sẽ vẫn tiếp tục gặp đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ khám để phát hiện liệu có ung thư tái phát, xử trí các tác dụng phụ và theo dõi toàn trạng sức khỏe của bạn.

Xây dựng một kế hoạch chăm sóc theo dõi

Bạn và đội ngũ chăm sóc sẽ làm việc với nhau để cùng lên một kế hoạch chăm sóc riêng cho cá nhân bạn. Bản kế hoạch này sẽ đóng vai trò như là một hướng dẫn theo dõi sức khỏe cho bạn trong nhiều tháng và nhiều năm sau đó. Kế hoạch chăm sóc bao gồm khám lâm sàng và các xét nghiệm. Kế hoạch này thường dựa trên các hướng dẫn y khoa riêng cho từng chẩn đoán. Bác sĩ sẽ cân nhắc nhu cầu và sự phù hợp cho cá nhân bạn.

Tham gia vào chăm sóc theo dõi giúp rất nhiều bệnh nhân cảm thấy họ vẫn được quản lý bệnh khi quay trở lại cuộc sống thường nhật. Để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, rất cần thiết phải tiếp tục một hệ thống hỗ trợ y tế tại chỗ.

Theo dõi tái phát

Một mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra sự tái phát bệnh. Ung thư tái phát tức là ung thư xuất hiện trở lại sau điều trị. Nguyên nhân là do một vùng tế bào ung thư có thể còn chưa được phát hiện. Những tế bào này tăng số lượng cho đến khi chúng xuất hiện trong các xét nghiệm hay gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Khả năng tái phát của một ung thư tùy thuộc vào loại ung thư được chẩn đoán ban đầu. Loại ung thư cũng ảnh hưởng lớn đến thời điểm và vị trí tái phát. Thật không may, bác sĩ không thể dự đoán được bệnh nhân nào sẽ bị tái phát. Nhưng bác sĩ gia đình – người nắm được bệnh sử của bạn có thể giúp bạn có nhiều thông tin về nguy cơ tái phát và đưa ra những cách để giảm thiểu.

Trong quá trình thăm khám theo dõi, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi về tình hình sức khỏe. Một số người có thể cần xét nghiệm máu hay các xét nghiệm hình ảnh thường quy. Các xét nghiệm được khuyến cáo tùy thuộc vào một vài yếu tố:

  • Kiểu và giai đoạn của bệnh ung thư tại thời điểm phát hiện
  • Các phương pháp đã điều trị
  • Có các chứng cứ y học cho thấy liệu các thử nghiệm có giúp cải thiện sức khỏe hay kéo dài cuộc sống cho người bệnh hay không

Bác sĩ của bạn có thể dặn dò bạn theo dõi một vài dấu hiệu hay triệu chứng đặc hiệu cho sự tái phát bệnh.

Tìm hiểu thêm về ung thư tái phát.

Xử trí các tác dụng phụ dài hạn và muộn

Hầu hết mọi người đều trải qua các tác dụng phụ khi điều trị. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường bất ngờ khi biết một số tác dụng phụ có thể kéo dài sau giai đoạn điều trị. Điều này được gọi là các tác dụng phụ dài hạn. Các tác dụng phụ khác được gọi là tác dụng phụ muộn xuất hiện vài tháng hoặc thậm chí là vài năm sau kết thúc điều trị. Các tác dụng phụ dài hạn hay muộn đều gây ra các biến đổi về sức khỏe và cảm xúc.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ dài hạn. Các nguy cơ này sẽ tùy thuộc vào loại ung thư, kế hoạch điều trị và sức khỏe toàn trạng của bạn. Nếu như biết được liệu trình điều trị của bạn có gây ra các tác dụng phụ muộn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một vài xét nghiệm. Một số xét nghiệm gồm:

  • Kiểm tra tuyến giáp hằng năm đối với những người có xạ trị vùng đầu, cổ, hay họng.
  • Kiểm tra chức năng phổi với những người có điều trị Bleomycin (Blenoxane) hay cấy ghép tủy xương/tế bào gốc. Xét nghiệm sẽ cho thấy lượng khí phổi bạn có thể giữ lại và tốc độ lưu thông của không khí khi hít thở.
  • Điện tâm đồ (EKG) thường quy với những người có xạ trị vùng ngực và/hoặc điều trị với liều cao nhóm thuốc được gọi là anthracyclines. Anthracyclines gồm doxorubixin (Adriamycin) hoặc các hóa chất khác có ảnh hưởng chức năng tim.
  • Nhũ đồ thường quy bắt đầu từ tuổi trẻ đối với phụ nữ có hóa trị ở vùng ngực khi họ còn trẻ.
  • Xét nghiệm hình ảnh định kì như xquang hay cắt lớp vi tính (CT Scan), hay xét nghiệm máu thể phát hiện ung thư thứ hai.

Việc trao đổi với bác sĩ của bạn về các xét nghiệm phù hợp dựa trên bệnh sử ung thư là rất quan trọng.

Tìm hiểu thêm về ứng phó với tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Chăm sóc theo dõi ở đâu

Một vài bệnh nhân sống sót tiếp tục khám bác sĩ ung thư của họ, trong khi số khác khám ở bác sĩ gia đình hay các chuyên gia sức khỏe khác. Quyết định này phụ thuộc vài yếu tố gồm:

  • Loại và giai đoạn ung thư
  • Tác dụng phụ điều trị
  • Luật bảo hiểm sức khỏe
  • Sở thích cá nhân

Những người sống sót này có thể cảm thấy bối rối khi quyết định khám bác sĩ nào. Việc trò chuyện với những người sống sót khác trong khu vực có thể giúp tìm ra cách giải quyết vấn đề này.

Lưu giữ hồ sơ sức khỏe cá nhân

Chẩn đoán và kế hoạch điều trị của bạn là những thông tin rất giá trị cho tất cả các bác sĩ sẽ chăm sóc cho bạn trong suốt cả cuộc đời. Rất nhiều người sống sót điền bản tóm tắt điều trị với sự hướng dẫn của một thành viên đội ngũ chăm sóc. ASCO đề xuất các mẫu để lưu giữ các thông tin về liệu trình bạn đã được điều trị và những khuyến cáo của bác sĩ của bạn cho chăm sóc theo dõi.

Thông tin về kế hoạch điều trị và các khuyến cáo chăm sóc theo dõi của bạn đặc biệt quan trọng cho các bác sĩ chăm sóc ban đầu. Bác sĩ chăm sóc ban đầu của bạn có thể không phải là thành viên tham gia vào trong liệu trình điều trị ung thư. Những mẫu này sẽ giúp họ nắm được chăm sóc theo dõi của bạn và đảm bảo sức khỏe của bạn đi theo một hướng đúng. Nếu sau này bạn có thay đổi bác sĩ thì những thông tin này vẫn rất hữu dụng.

Một bản tóm tắt điều trị thường gồm:

  • Ngày chẩn đoán
  • Loại ung thư, bao gồm loại tế bào/mô, giai đoạn và mức độ (nếu biết)
  • Ngày điều trị và danh sách các loại điều trị, gồm loại điều trị, liều thuốc hay xạ trị, và số lượng chu trình điều trị
  • Bất kì các dấu hiệu y tế liên quan được phát hiện trong quá trình điều trị như là các tác dụng phụ và cách xử trí chúng
  • Kết quả tất cả xét nghiệm chẩn đoán
  • Một mục lục các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của tôi sau điều trị ung thư
  • Nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư

Các câu hỏi cho nhóm chăm sóc sức khỏe

Nên cân nhắc đặt các câu hỏi sau cho nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về điều trị theo dõi:

  • Nguy cơ tái phát ung thư là gì? Những dấu hiệu đó tôi có thể phát hiện được không?
  • Tôi nên làm gì nếu phát hiện được một trong các triệu chứng đó?
  • Các tác dụng phụ dài hạn hay tác dụng muộn có khả năng là do các liệu pháp điều trị ung thư của tôi không?
  • Ai sẽ cộng tác cùng tôi trong điều trị theo dõi? Họ có kinh nghiệm với những bệnh nhân sống sót sau ung thư không?
  • Tôi nên khám lại bao nhiêu lần?
  • Dựa trên các điều trị của tôi, bạn khuyến cáo các xét nghiệm sàng lọc nào?
  • Tôi phải tiếp tục các xét nghiệm sàng lọc trong bao lâu?
  • Tôi có cần các thuốc hay chế độ ăn đặc biệt không?
  • Tôi có cần chuyển đến một chuyên gia không?
  • Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ tái phát ung thư hay xuất hiện một ung thư thứ hai?
  • Làm thế nào để tôi có được một bản tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc người sống sót sau ung thư để lưu giữ trong hồ sơ cá nhân?
  • Những dịch vụ nào sẵn có để hỗ trợ cho những người sống sốt sau ung thư như tôi? Cho gia đình tôi?

Tài liệu tham khảo

The Importance of Follow-Up Care

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích