menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Cân bằng cảm xúc tiêu cực sau điều trị ung thư

user

Ngày:

13/04/2023

user

Lượt xem:

241

Bài viết thứ 32/32 thuộc chủ đề “Sống sót sau ung thư”

Nhiều người rơi vào những cảm súc sau điều trị ung thư như trầm cảm, lo âu hoặc thấy cô đơn. Không những thế, có những bệnh nhân còn cảm thấy tức giận vì bị ung thư và phải trải qua sự điều trị rất khó khăn.

Đối mặt với cảm xúc sau điều trị ung thư: trầm cảm và lo âu

Sau quá trình điều trị bạn có thể vẫn thấy dễ cáu giận, căng thẳng và buồn bã. Đa phần, cảm giác này sẽ dịu dần theo thời gian. Tuy nhiên, đối với một số người thì những cảm xúc này có thể trở nên trầm trọng hơn. Cảm xúc đau đớn này không dịu đi, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Những người này có thể bị chứng trầm cảm. Đối với một số bệnh nhân thì việc điều trị ung thư lại càng làm tăng nguy cơ trầm cảm do sự thay đổi cách làm việc của não bộ.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ. Nếu bác sĩ cho rằng bạn đang bị trầm cảm, họ sẽ điều trị cho bạn hoặc hướng dẫn bạn khám với chuyên gia. Nhiều cựu bệnh nhân đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý trị liệu, vừa điều trị trầm cảm, vừa giúp cho bệnh nhân hồi phục ung thư. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giúp làm giảm căng thẳng.

Nếu bạn thấy khó chia sẻ về cảm xúc của mình, bạn có thể đưa bài viết này cho bác sĩ. Nó có thể giúp bạn giải thích về những gì bạn đang trải qua. Đừng cho rằng mình có thể tự kiểm soát và chế ngự các cảm giác này. Sự giúp đỡ từ các chuyên gia là rất quan trọng cho sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu mất cân bằng cảm xúc sau điều trị ung thư

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây từ hai tuần trở lên, hãy báo cho bác sĩ biết để điều trị. Một số triệu chứng có thể xuất phát từ vấn đề thể chất, vì vậy bạn bắt buộc phải cho bác sĩ biết.

Những dấu hiệu về mặt cảm xúc sau điều trị ung thư

  • Cảm giác lo lắng, bồn chồn, nóng nảy hoặc cảm thấy buồn không dứt.
  • Tê liệt cảm xúc.
  • Thấy quá tải, mất kiểm soát hoặc
  • Mặc cảm, tội lỗi và thấy mình không xứng đáng.
  • Cảm giác bất lực và tuyệt vọng.
  • Quá nhạy cảm.
  • Khó tập trung hoặc đãng trí.
  • Khóc nhiều lần trong ngày và khóc lâu.
  • Luẩn quẩn, không dứt ra khỏi một số suy nghĩ nào đó.
  • Mất hứng thú với cuộc sống hằng ngày như thưởng thức món ăn hay gặp gỡ bạn bè.
  • Tránh né các tình huống giao tiếp.
  • Suy nghĩ về chuyện tự tử và hủy hoại cơ thể mình.

Những biến đổi về cơ thể

  • Tăng hoặc giảm cân không chủ ý, không xuất phát từ bệnh hay việc điều trị.
  • Gặp vấn đề giấc ngủ: Khó ngủ, gặp ác mộng hoặc ngủ li bì.
  • Tim đập nhanh, miệng khô, thở gấp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Thể lực suy kiệt
  • Mệt mỏi không dứt, đau nhức đầu.

Cảm giác tức giận

Nhiều người thấy tức giận vì bị ung thư hoặc vì những điều xảy với họ trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư. Họ có thể có trải nghiệm không tốt với nhân viên y tế, hoặc do không được người thân, bạn bè hỗ trợ.

Cảm thấy tức giận là rất bình thường. Đôi khi đó lại là động lực thúc đẩy bạn hành động. Nhưng nếu đắm chìm trong tức giận sẽ cản trở bạn tự chăm sóc bản thân và không thể bước tiếp. Vì vậy, hãy tìm nguyên nhân khiến bạn tức giận và cách giảm bớt sự tức giận.

Cảm giác cô đơn

Sau điều trị, bạn có thể thấy nhớ sự hỗ trợ mà bạn đã nhận được từ nhân viên y tế. Khi hoàn tất điều trị, bạn thấy như tấm bảo vệ an toàn bị mất đi và bạn ít được quan tâm, hỗ trợ hơn từ đội ngũ y tế. Những cảm xúc này là rất bình thường khi bạn phải chia tay với bất kỳ ai mà bạn đã thường xuyên gặp gỡ và có ý nghĩa lớn đối với bạn.

Sau quá trình điều trị, việc bạn cảm thấy hơi xa cách với người khác, kể cả gia đình và bạn bè là bình thường. Thường thì gia đình và bạn bè rất muốn giúp đỡ cho bạn nhưng không biết cách giúp đỡ, hoặc cũng có người thấy sợ căn bệnh ung thư. Bạn sẽ chỉ thấy đồng cảm với những người đã từng trải qua căn bệnh ung thư.

Một cựu bệnh nhân tâm sự: “Tôi phải xạ trị mỗi ngày, các nhân viên y tế đã trở thành một phần gia đình của tôi. Sau khi hoàn tất điều trị, chúng tôi phải chia tay nhau khiến tôi cảm thấy trống vắng”.

Can bang cam xuc tieu cuc

Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ

Bạn có thể làm gì để bản thân dễ chịu hơn? Hãy thử mở lòng suy nghĩ về điều có thể thay thế sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà bạn đã nhận được từ nhân viên y tế. Ví dụ như:

  • Hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng rằng bạn có thể gọi điện thoại tham vấn hay không. Điều này giúp bạn giữ liên hệ và cảm thấy bớt đơn độc. Thậm chí chỉ cần biết là bạn có thể gọi điện cho họ thôi cũng đủ xoa dịu bạn.
  • Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ qua mạng hoặc điện thoại.
  • Tìm những nguồn dịch vụ hỗ trợ mới cho việc hồi phục sức khỏe của bạn như bạn bè, gia đình, các cựu bệnh nhân khác hay các hoạt động tôn giáo,…

Tham gia vào một nhóm hỗ trợ ung thư

Can bang cam xuc tieu cuc

Những người đã hoặc đang mắc ung thư thành lập nhóm để gặp gỡ, chia sẻ cảm xúc và lo lắng của mình. Ngoài việc chia sẻ câu chuyện của mình, họ còn lắng nghe về câu chuyện của người khác và cách xử lý vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp cho thành viên trong gia đình bạn đối mặt với những mối bận tâm trong lòng. Tham gia nhóm Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư của Y Học Cộng Đồng để cùng chia sẻ câu chuyện của mình

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích