menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Giải quyết nỗi lo âu dành cho những người sống với và sau chẩn đoán ung thư vú nguyên phát

user

Ngày:

08/06/2019

user

Lượt xem:

3397

Bài viết thứ 58/83 thuộc chủ đề “Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ”

Biên dịch: Hoàng Thu Hà, Lã Thanh Thủy

Stress và lo âu có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, và căng thẳng. Các cảm giác này có thể là từ một chút khó chịu tới liên tục cảm thấy luôn sợ hãi. Stress và lo âu có thể ảnh hưởng tới sự ngon miệng và giấc ngủ của bạn. Các tín hiệu của stress và lo âu có thể gồm: căng thẳng cơ, ngực thít chặt và nhịp tim nhanh lên. Trong một số trường hợp lo âu có thể trở nên quá mức dẫn tới cơn hoảng loạn, càng gây thêm sợ hãi.

Nếu bạn thấy khó chuyển sang cuộc sống mới sau điều trị, bạn có thể muốn nói chuyện với ai đó về cảm giác của bạn. Hãy nói chuyện với ai đó có trải nghiệm tương tự cũng có thể hữu ích.

Có nhiều kỹ thuật và liệu pháp nói chuyện được thiết kế chuyên để giúp bạn ứng phó với thời điểm khó khăn.

  • Làm sao lãng bao gồm học cách chú trọng vào những điều xung quanh hoặc thói quen hay mối quan tâm, để bạn có thể không cho các ý nghĩ tiêu cực thoát ra.
  • Thư giãn, mường tượng, chánh nhiệm và thiền có thể được dùng tách riêng hoặc cùng nhau để làm giảm stress và căng thẳng, thư giãn đầu óc và cơ thể và giúp cải thiện sống khỏe.
  • Tư vấn với một nhân viên tư vấn ở môi trường riêng tư và bí mật. Bạn sẽ có thể khám phá các cảm giác như là giận dữ, lo âu và sầu khổ có thể có liên quan tới chẩn đoán ung thư, làm cho các cảm giác này dễ hiểu hơn và dễ ứng phó hơn.
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) có thể giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ và hành vi khiến bạn không thể chuyển sang cuộc sống bình thường. Không giống một số kỹ thuật, liệu pháp nhận thức – hành vi chú trọng vào các vấn đề và khó khăn mà bạn đang có “ở đây và hiện nay”. Thay cho khám phá nguyên nhân của sự buồn bã hoặc các triệu chứng trong quá khứ, liệu pháp tìm kiếm cách thức để cải thiện trạng thái tinh thần của bạn trong hiện tại.

Tâm tính tồi và trầm cảm

Trầm cảm là điều kiện chung có thể có dải rộng các triệu chứng, từ cảm giác tinh thần luôn xuống thấp cho tới không có mong muốn sống.

Trầm cảm có thể là đáp ứng thông thường tới chấn thương tâm lý và là cách thức để ứng phó, nhưng khi bạn điều chỉnh tới điều đã xảy ra, bạn sẽ lấy được năng lượng và tâm tính của bạn sẽ được cải thiện.

Một số người trở nên bị trầm cảm do tác động của ung thư vú và điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong khi chẩn đoán và điều trị, hoặc sau khi kết thúc điều trị.

Trầm cảm có thể bị xấu đi do người bệnh ít đi tái khám ở bệnh viện hơn hoặc không đi tái khám nữa, do vậy bạn có thể lỡ không được bác sĩ tái khám. Những người gần gũi với bạn có thể mong chờ bạn quay lại cuộc sống bạn có trước khi bị ung thư vú.

Nhận biết bị trầm cảm như thế nào?

Nếu những ý nghĩ tiêu cực đang can thiệp vào đời sống của bạn và không mất đi trong vòng vài tuần hoặc quay trở lại thì có thể bạn đã bị trầm cảm.

Nếu bạn hoặc những người gần gũi với bạn lo lắng do bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu sau, bạn nên nói chuyện với bác sĩ địa phương hoặc bác sĩ ở bệnh viện để gửi bạn tới bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được khám.

  • Mất đi sự vui thích và quan tâm đến mọi việc và trải nghiệm hàng ngày
  • Mất sự quan tâm đến ngoại hình
  • Luôn có ý nghĩ như là “tôi không có hứng thú” hoặc “chuyện gì đấy?”
  • Rút lui không nói chuyện với người khác
  • Cảm thấy cáu kỉnh hơn lệ thường
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ hoặc muốn ngủ mọi lúc
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều
  • Cảm thấy có tâm tính rất tồi hoặc thậm chí muốn tự tử

Bạn không cần phải phớt lờ những cảm giác này và tiếp tục giải quyết với nó. Nhận ra rằng có vấn đề và cần được giúp đỡ là điều quan trọng nhất bạn có thể làm.

Chả có gì phải ngượng khi bạn thừa nhận mình đang bị trầm cảm, hoặc khi thấy khó ứng phó với trầm cảm, và bạn cần sự giúp đỡ của người có chuyên môn. Một số người thấy đặc biệt khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn nhưng họ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này và giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của mình.

Có thể giúp được gì?

Lo âu và trầm cảm là các phản ứng tự nhiên tới trải nghiệm của ung thư vú. Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và từ nhân viên y tế chuyên nghiệp có thể là sự trợ giúp vào lúc này.

Liệu pháp nói chuyện

Sự hỗ trợ chuyên môn như là nhân viên tư vấn hoặc liệu pháp nhận thức – hành vi có thể có lợi và bác sĩ có thể gửi bạn tới các chuyên gia như vậy.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị để điều trị các triệu chứng trầm cảm. Thường mất khoảng 6 tuần bạn mới thấy được hiệu quả của thuốc và bắt đầu cảm thấy sự cải thiện về tâm tính, mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được toàn bộ lợi ích. Thuốc chống trầm cảm có thể là sự hỗ trợ thêm trong thời gian đặc biệt khó khăn.

Các liệu pháp hỗ trợ

Một số người dùng liệu pháp hỗ trợ cùng với các điều trị y học hiện đại. Các liệu pháp này khác với liệu pháp thay thế là các liệu pháp được dùng thay cho điều trị hiện đại.

Nếu bạn muốn dùng liệu pháp hỗ trợ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Có rất ít nghiên cứu về liệu pháp hỗ trợ, nên khó có thể đánh giá tính hữu dụng của chúng và liệu chúng có ảnh hưởng tới điều trị ung thư vú hay không. Bác sĩ có thể khuyên bạn tránh các liệu pháp hỗ trợ nào đó (nhất là các thuốc thảo dược) nếu thấy có khả năng ảnh hưởng tới điều trị ung thư vú.

Các loại liệu pháp hỗ trợ

  • Châm cứu
  • Liệu pháp hương thơm
  • Liệu pháp hàn gắn và năng lượng
  • Thuốc thảo dược
  • Vi lượng đồng căn
  • Thôi miên
  • Mát xa
  • Chánh niệm
  • Bấm huyệt bàn chân
  • Shiatsu và bấm huyệt
  • Yoga, thái cực quyền và khí công

Để có thêm thông tin, đề nghị đọc quyển Các liệu pháp hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

https://www.breastcancercare.org.uk/information-support/publication/moving-forward-people-living-beyond-breast-cancer-bcc197

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích