menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Quản lý các vấn đề về giấc ngủ sau điều trị ung thư vú 

user

Ngày:

08/06/2019

user

Lượt xem:

2461

Bài viết thứ 57/83 thuộc chủ đề “Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ”

Biên dịch: Hoàng Thu Hà, Lã Thanh Thủy

Giấc ngủ bị gián đoạn là vấn đề phổ biến và thường gây đau khổ cho những người bị ung thư vú. Giấc ngủ thường trở nên bị gián đoạn vào thời điểm chẩn đoán nhưng có thể còn kéo dài sau khi kết thúc điều trị.

Bạn có thể cảm thấy mắc tội hoặc cảm thấy mệt mỏi, hoặc lo lắng rằng giấc ngủ không quay trở lại bình thường ngay lập tức sau khi kết thúc điều trị.Trong hầu hết các trường hợp giấc ngủ sẽ trở lại bình thường.

Điều gì gây ra sự gián đoạn giấc ngủ?

Nguyên nhân chính của sự rối loạn giấc ngủ là căng thẳng và lo âu do chẩn đoán bệnh và tác dụng phụ của điều trị.

Xem thêm bài viết Lo âu ở bệnh nhân ung thư
  • Lo âu có thể liên quan đến nhiều thứ. Có thể là do bạn không chắc chắn về tương lai hay lo lắng về các mối quan hệ với bạn bè và gia đình và mong đợi của họ đối với bạn. Lo lắng có thể làm bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc làm bạn phải thức dậy sớm.
  • Giấc ngủ có thể bị thay đổi khi bạn đang hóa trị.
  • Những thay đổi trong thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Bị chẩn đoán mắc ung thư vú ảnh hưởng tới những việc bạn làm hàng ngày. Bạn có thể không đi làm trong khi điều trị và do vậy thường thức dậy muộn điều đó làm xáo trộn giấc ngủ của bạn.
  • Bạn có thể trải qua chứng toát mồ hôi ban đêm vì bắt đầu rơi vào thời kỳ mãn kinh hoặc quay trở lại triệu chứng mãn kinh do dùng liệu pháp nội tiết. Để ngủ trở lại sau khi đổ mồ hôi ban đêm có thể là khó khăn, đặc biệt là nếu bạn phải thay khăn trải giường.

Tôi có thể làm gì để cải thiện giấc ngủ?

Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn ngủ ngon về đêm:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Thư giãn trước khi đi ngủ
  • Ngủ trong phòng tối và tiện nghi
  • Tránh xem ti vi hoặc làm việc trong phòng ngủ
  • Ban ngày có được thật nhiều ánh sáng tự nhiên
  • Cố gắng hạn chế các giấc ngủ ngắn dưới một giờ
  • Hạn chế đồ uống có cafein, như là nước trà, cà phê hoặc coca cola
  • Hãy tập luyện đều đặn nhưng không tập trong vòng ba giờ trước giờ đi ngủ.

Nhiều người tin rằng nếu ngủ không ngon giấc vào ban đêm thì họ nên đi ngủ sớm vào tối hôm sau, nhưng điều này có thể làm giấc ngủ kém đi. Quan trọng là tạo thói quen hàng ngày đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ mỗi ngày. Hãy xem mỗi đêm bạn ngủ trung bình bao nhiêu và đi ngủ vào lúc nào để có thể ngủ đủ.

Đối với những người khó ngủ, giường ngủ có thể trở thành nơi đầy stress và lo âu, lại làm cho bạn càng khó ngủ hơn. Bạn nên tránh dùng giường ngủ để làm các việc khác như xem tivi, tắt đèn ngủ khi bạn đi ngủ và tắt các thiết bị như là điện thoại di động. Nếu bạn không chìm vào giấc ngủ trong vòng 15 phút sau khi nằm xuống gường thì đi ra khỏi giường, nếu có thể, đi tới căn phòng khác cho tới khi bạn cảm thấy đủ mệt để quay trở lại giường ngủ.

Xem thêm bài viết Giải tỏa stress (căng thẳng) cho bệnh nhân ung thư

Hiện có những biện pháp điều trị nào?

Một số người có thể khó quay trở về giấc ngủ như trước. Uống thuốc ngủ là một lựa chọn ngắn hạn và bạn có thể thảo luận với bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng ung thư vú.

Thực hiện các liệu pháp khác như là tư vấn hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể là hữu ích. CBT cho chứng mất ngủ (khó ngủ) có thể giúp thay đổi những suy nghĩ và hành vi khiến bạn mất ngủ.

Một số người thấy các hoạt động như là tập yoga, chánh niệm và sử dụng các kỹ thuật thư giãn giúp họ thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ. Để có thêm thông tin đề nghị đọc quyển sách Các liệu pháp hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

https://www.breastcancercare.org.uk/information-support/publication/moving-forward-people-living-beyond-breast-cancer-bcc197

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích