menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tiểu đường thai kỳ

user

Ngày:

10/11/2014

user

Lượt xem:

411

Bài viết thứ 23/39 thuộc chủ đề “Các vấn đề khác trong thai kỳ”

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ bệnh đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên ở những phụ nữ đang mang thai. Một số phụ nữ phát hiện tiểu đường thai kỳ có thể thực sự đã bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai mà không được chẩn đoán.

tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kỳ 

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (còn gọi là “tiểu đường”) là một tình trạng  gây ra bởi lượng gluose trong máu cao. Glucose là một loại đường, nó cung cấp nguồn năng lượng chính cho  cơ thể. Khi lượng đường quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi đáp ứng với insulin của cơ thể người phụ nữ trong suốt thai kỳ. Insulin là một hormone. Nó di chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể được chuyển thành năng lượng. Trong khi mang thai, các tế bào của một người phụ nữ tự nhiên trở nên kháng nhẹ lại tác động của insulin. Sự thay đổi này nhằm tăng mức độ đường trong máu của người mẹ để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho em bé. Cơ thể của người mẹ tạo nhiều insulin hơn để giữ cho mức đường huyết bình thường. Trong một số ít phụ nữ, thậm chí sự gia tăng này còn không đủ để giữ cho lượng đường trong máu của họ trong giới hạn bình thường. Kết quả là, họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tôi sẽ được kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ không?

Tất cả phụ nữ mang thai được kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể được hỏi về bệnh sử và các yếu tố nguy cơ  hoặc bạn có thể làm xét nghiệm máu để đo mức độ glucose trong máu. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở giữa tuần thứ 24 và tuần thứ 28 của thai kỳ. Nó có thể được thực hiện sớm hơn nếu bạn có nguy cơ bị bệnh.

Nếu tôi phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, tôi sẽ bị bệnh đái tháo đường?

Đối với hầu hết phụ nữ, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, họ vẫn có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường sau này. Đối với những phụ nữ có bệnh tiểu đường nhẹ trước khi mang thai, họ sẽ bị suốt đời.

Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng ở phụ nữ

  • Lớn hơn 25 tuổi
  • Thừa cân
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó
  • Đã sanh một em bé rất lớn
  • Có người thân bị bệnh tiểu đường
  • Đã có một thai chết lưu ở lần mang thai trước đó
  • Là người Mỹ gốc Phi, Mỹ Da Đỏ, người Mỹ gốc Á, Tây Ban Nha, Latin, hay Thái Bình Dương

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ của việc có một em bé rất lớn (một tình trạng gọi là macrosomia ) và có thể phải mổ lấy thai. Cao huyết áp và tiền sản giật xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Các rủi ro đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là gì?

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp, nồng độ đường thấp, và vàng da. Với sự chăm sóc trước khi sinh phù hợp và kiểm soát chặt chẽ lượng đường, sẽ giảm nguy cơ của những vấn đề này.

Những ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh là gì?

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường trong tương lai, cũng như con cái của họ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cần phải kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên sau khi mang thai. Con cái của họ cũng cần phải được giám sát rủi ro bệnh tiểu đường.

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, làm thế nào tôi có thể kiểm soát nó?

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ cần phải kiểm soát lượng đường trong máu. Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể phải theo dõi hàng ngày lượng đường, ăn thức ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và đôi khi dùng thuốc.

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, tôi sẽ phải uống thuốc không?

Tiểu đường thai kỳ thường có thể được kiểm soát với chế độ ăn uống và tập thể dục. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, thuốc có thể là cần thiết để kiểm soát mức độ đường trong máu của bạn. Một số phụ nữ có thể uống thuốc, những người khác có thể cần insulin.

Tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con không?

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh con tự nhiên nhưng có nhiều khả năng mổ lấy thai so với phụ nữ không bị tiểu đường để ngăn chặn các vấn đề trong lúc sinh. Kích thích sinh cũng có thể được sử dụng để sinh sớm hơn thời hạn.

Nếu tôi bị tiểu đường thai kỳ, điều gì tôi nên làm sau khi mang thai?

Bạn nên kiểm tra bệnh tiểu đường 6-12 tuần sau khi sinh. Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết sau khi sinh của bạn là bình thường, bạn cần phải kiểm tra bệnh tiểu đường mỗi 3 năm. Con bạn cũng sẽ được kiểm tra trong suốt thời thơ ấu để xem có yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường không, chẳng hạn như bệnh béo phì.

Chú giải

Mổ lấy thai: Sự ra đời của một em bé thông qua vết rạch phẫu thuật được thực hiện ở bụng và tử cung của người mẹ.

Đái tháo đường: Một tình trạng mà mức độ đường trong máu quá cao.

Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường phát sinh trong quá trình mang thai.

Đường: Đường hiện diện trong máu và là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.

Hormone: Một chất được tạo ra trong cơ thể bởi các tế bào hoặc các cơ quan,nó điều khiển chức năng của các tế bào hoặc các cơ quan. Một ví dụ là estrogen, kiểm soát các chức năng của cơ quan sinh sản nữ.

Insulin: Một loại hormone làm giảm mức độ glucose (đường) trong máu.

Vàng da: Một sự tích tụ bilirubin gây ra vàng da.

Macrosomia: Một tình trạng mà trong đó một thai nhi phát triển rất lớn.

Tiền sản giật: Một tình trạng của thời kỳ mang thai, trong đó có huyết áp cao và  tiểu đạm.

Thai chết lưu: em bé đã chết trong tử cung mẹ.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Gestational-Diabetes

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích