menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Máu báo thai

user

Ngày:

13/12/2021

user

Lượt xem:

2064

Bài viết thứ 10/37 thuộc chủ đề “Các vấn đề khác trong thai kỳ”

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Thanh

Hiệu đính: BS Nguyễn Tấn Hưng

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là hiện tượng chảy máu khi thai làm tổ, vào khoảng 6 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung. Sự làm tổ của trứng có thể gây chảy máu lượng ít, đôi khi chỉ vài giọt máu. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần có sự can thiệp y tế. Nhìn chung, khoảng 1/3 phụ nữ khi bắt đầu mang thai sẽ có máu báo thai. Mặc dù hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt, máu báo thai và kinh nguyệt hoàn toàn khác nhau.

Triệu chứng của máu báo thai

Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu sớm của thai nghén. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên bà mẹ có thể nhận biết mình đang mang thai. Do hiện tượng này thường xảy ra gần với chu kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sẽ nhầm lẫn giữa hiện tượng này và máu do chu kỳ kinh nguyệt . Đặc điểm của máu báo thai gồm:

    • Cảm giác đau thắt nhẹ hoặc thưa (nhẹ hơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt).
    • Thay đổi cảm xúc
    • Đau đầu
    • Buồn nôn
    • Căng tức vú
    • Đau lưng

(Những dấu hiệu trên cũng có thể là triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc triệu chứng của rụng trứng, do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu nêu trên kèm với ra máu dạng đốm hồng/ nâu cũng chưa thể khẳng định đó là dấu hiệu của thai kỳ).

Đặc điểm của máu báo thai

Chảy máu khi thai làm tổ có vài điểm khác biệt với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt đều. Sẽ có vài chu kỳ có lượng máu nhiều, hoặc ít, hoặc đôi khi khó dự đoán ngày có kinh. 

Những điểm khác nhau chính giữa máu báo thai và kinh nguyệt:

Màu sắc

Hầu hết phụ nữ đều quen thuộc với màu sắc của máu trong chu kỳ. Màu sắc thường là đỏ nhạt đến đỏ sẫm. Tuy nhiên, chảy máu khi thai làm tổ thường có dạng đốm màu hồng nhạt hoặc màu nâu sẫm (màu gỉ sét).

Máu cục

Một số người có thể có máu cục khi hành kinh, trong khi vài người khác lại ít gặp. Tuy nhiên, máu báo thai không có máu cục.

Lượng máu

Đa số phụ nữ đều dùng tampon hoặc băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng máu báo thai thường chỉ “lấm tấm”, lượng rất ít, vì vậy thuật ngữ “chảy máu” đôi khi gây hiểu nhầm. Thông thường, chảy máu do thai làm tổ chỉ có một vài giọt màu hồng hoặc nâu. Phát hiện điều này khi người phụ nữ dùng khăn lau, hoặc chỉ vừa thấm quần lót. Lượng máu thấm không liên tục hoặc rỉ rả lượng ít.

Máu báo thai kéo dài bao lâu?

Máu báo thai xuất hiện và chỉ kéo dài vài giờ đến khoảng 3 ngày. Nếu ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, kéo dài trên 3 ngày và lượng máu thấm đầy băng vệ sinh, khả năng lớn không phải hiện tượng này.

Những người mang thai lần đầu tiên thường gặp hiện tượng chảy máu khi thai làm tổ hơn những người mang thai  nhiều lần (tương tự với việc tổn thương nướu do viêm nướu lần đầu sẽ chảy nhiều máu nhưng những lần viêm sau lại có xu hướng ít máu hơn).

Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường (dưới 3 ngày), lượng máu không thấm hết băng vệ sinh, máu ra có màu hồng hoặc nâu sẫm  thay vì màu đỏ và đau bụng ít hơn bình thường thì khả năng cao đó là máu báo thai.

Nguyên nhân gây ra máu báo thai?

Khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ tinh (tinh trùng kết hợp với trứng), phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ vào thành tử cung. Hiện tượng thai vùi vào lớp nội mạc tử cung có thể gây vỡ một số mạch máu nhỏ và gây chảy máu.

Kinh nguyệt xảy ra vào khoảng ngày 11 – 14 sau khi rụng trứng (trứng rụng và có thể thụ thai). Đây là lý do nhầm lẫn hiện tượng này với máu của chu kỳ kinh nguyệt thường. Một số phụ nữ nghĩ rằng chu kỳ của họ đến sớm hơn vài ngày vì máu báo thai thường xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tuần so với chu kỳ hành kinh dự kiến.

Ví dụ về máu báo thai

Bạn có sinh hoạt tình dục và chu kỳ kinh dự kiến của bạn là ngày 25 tháng 1. Bạn có thể nghi ngờ mình mang thai nếu có triệu chứng chảy máu lấm tấm vào thời gian từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1. Đó có thể là máu báo hiệu mang thai. Rất hiếm khi máu báo thai xảy ra quá sớm (trước khi hành kinh một tuần) hoặc muộn hơn hành kinh hay trễ kinh. Một người rụng trứng sớm trước thời điểm thụ thai hoặc quá trình thai làm tổ diễn ra sớm, hoặc khi người đó rụng trứng muộn và quá trình thai làm tổ xảy ra muộn, thì khả năng máu báo thai xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn thông thường.

Hầu hết mọi phụ nữ đều có thể nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bản thân. Các chu kỳ kinh nguyệt đều tương tự nhau về tính chất, màu sắc, số lượng của máu khi hành kinh. Có thể thay đổi khi sử dụng thuốc tránh thai (bao gồm thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp) hoặc khi gặp các vấn đề như stress. Do vậy, khi xuất hiện dạng máu lấm tấm, màu hồng nhạt hay nâu sẫm, người phụ nữ có thể dễ dàng nhận ra.

Các vấn đề cần quan tâm về máu báo thai

Chảy máu khi thai làm tổ không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này không gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tính chất chảy máu không giống với máu báo thai, người phụ nữ cần phải thực sự lưu tâm. Ví dụ như  hiện tượng chảy máu xảy ra vài ngày sau trễ kinh. Những vấn đề quan trọng của thai kỳ hiếm khi xảy ra ở giai đoạn thụ thai mà thường xảy ra sau khi trễ kinh.

Các trường hợp ra huyết lượng ít sau thời kỳ làm tổ đa số phản ánh những vấn đề bất thường. Tuy nhiên, vẫn có một ít khả năng nguyên nhân gây chảy máu là do:

    • Tổn thương cổ tử cung (đặc biệt là sau khi thăm khám âm đạo)
    • Kích ứng hoặc tổn thương sau giao hợp
    • Vận động mạnh hoặc nâng vác vật nặng quá mức
    • Nhiễm trùng âm đạo

Chảy máu âm đạo trong thai kỳ

Ít nhất 50% phụ nữ có hiện tượng chảy máu thấm giọt/ra huyết âm đạo ít (không phải máu báo thai) vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường.

Chảy máu âm đạo kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Đặc biệt là chảy máu trong thời kỳ mang thai. Hai vấn đề cần lưu ý là thai trứng và sảy thai đều gây hiện tượng chảy máu âm đạo. Khi đi khám, cần báo với bác sĩ về tình trạng ra máu âm đạo và các triệu chứng khác. Có thể là biểu hiện ra máu ở hiện tại hoặc trước đó, nhất là khi máu ra lượng nhiều.

Trong thai kỳ, cần thông báo cho bác sĩ ngay về bất cứ tình trạng chảy máu nào xảy ra. Khi chảy máu  nhiều, cần lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc gọi cho phòng cấp cứu.

Nếu buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đau bụng (đặc biệt là đau bụng một bên), khả năng cao có thai ngoài tử cung. Khi đó, cần liên hệ với nhân viên y tế khẩn cấp kh. Đau thắt bụng dưới thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên đau bụng tăng dần là dấu hiệu quan trọng cần được bác sĩ thăm khám ngay.

Nếu không chắc chắn?

Nếu không chắc chắn về tình trạng chảy máu, nên chờ hiện tượng chảy máu dừng lại 3 ngày và thực hiện thử thai bằng que thử.

Thông thường, việc thử thai quá sớm trước khi trễ kinh, hoặc khi xuất hiện máu báo thai, sẽ cho kết quả không chính xác. Nên thử thai sau một tuần khi máu xuất hiện hoặc khi trễ kinh. Điều này giúp kết quả chính xác hơn.

Các bước tiếp theo

Máu báo thai là dấu hiệu của mang thai. Nếu kết quả thử thai âm tính sau khi đã hết chu kỳ kinh, khả năng cao không mang thai. Nếu đang kỳ vọng mang thai, có thể lưu ý về dấu hiệu này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không ccó triệu chứng này hoặc có thể bị bỏ lỡ do không nhận ra.

Tài liệu tham khảo

https://americanpregnancy.org/pregnancy-symptoms/what-is-implantation-bleeding?

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích