menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tăng tiết mồ hồi trong thời kỳ mang thai: Nguyên nhân và các mẹo xử trí

user

Ngày:

05/09/2020

user

Lượt xem:

1353

Bài viết thứ 21/39 thuộc chủ đề “Các vấn đề khác trong thai kỳ”

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Huyền -Lê Quang  Đức 

Hiệu đính: THs. BSNT. Lê Hữu Thắng 

Phụ nữ mang thai có thể bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường do sự  dao động của nồng độ hormon. Mặc dù gây nhiều khó chịu, đổ mồ hôi nhiều có thể là hiện tượng sinh lý khi mang thai và có thể được khắc phục với một số mẹo nhỏ dưới đây.

Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi khi mang thai và mẹo để khắc phục.

Hiện tượng tăng tiết mồ hôi bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nào của thai kỳ?

  • Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này trong suốt thai kỳ. Tăng thân nhiệt khi mang thai có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi là một phản ứng giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Vùng hạ đồi là trung tâm kiểm soát thân nhiệt. Trong suốt thai kỳ, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ phù hợp với quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi. Sự thay đổi của hormon, lưu lượng máu tăng lên, và tăng cân góp phần vào hiện tượng này.
  • Hiện tượng tăng tiết mồ hôi thường gặp hơn về đêm, được gọi là “chứng tăng tiết mồ hôi khi ngủ” hay “ra mồ hôi trộm”, còn có thể gặp ở độ tuổi mãn kinh.
  • Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, hiện tượng này xảy ra có thể do sự tăng và giảm đột ngột của các hormon như estrogen và progesterone.
  • Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi trong thai kỳ.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi khi mang thai

Một số mẹ bầu có thể đổ mồ hôi cả ngày hoặc đổ mồ hôi nhiều về đêm đôi khi có thể cả ngày lẫn đêm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tăng tiết mồ hôi khi mang thai.

  • Tăng chuyển hóa: Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiêu thụ nhiều calories hơn và nhiệt lượng sinh ra nhiều hơn. Do đó, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì hoạt động cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Và góp phần kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi.
  • Cường giáp: Nếu bạn bị cường giáp khi mang thai, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ cao hơn bình thường và có thể đổ mồ hôi cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này có thể kéo dài đến sau sinh. Cường giáp là một bệnh lý nội khoa, làm tăng nhịp tim, tăng chuyển hóa dẫn đến tăng tiết mồ hôi và các triệu chứng khác.
  • Hạ đường máu: Hạ đường máu khi mang thai cũng có thể làm bạn tăng tiết mồ hôi.
  • Thuốc: Tăng tiết mồ hôi là tác dụng phụ của một số thuốc. Sử dụng một số thuốc như thuốc hạ sốt và thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây tăng tiết mồ hôi.
  • Tăng lưu lượng tuần hoàn: Lưu lượng máu tăng lên trong quá trình mang thai làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi. Vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ, thể tích tuần hoàn có thể tăng lên đến 50%.
  • Nhiễm trùng: Sốt hoặc các bệnh lý khác như nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai có thể làm tăng thân nhiệt.
  • Nồng độ Progesterone cao: Trong thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng cao, góp phần làm tăng thân nhiệt và có thể dẫn đến sự tăng tiết mồ hôi.
  • Thay đổi nội tiết tố: đây là nguyên nhân gây ra triệu chứng và khó chịu khi mang thai, trong đó có hiện tượng tăng nhẹ thân nhiệt.
  • Tăng cân: Khi mẹ bầu tăng cân nhiều đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, họ phải gắng sức trong việc di chuyển, vì vậy lượng nhiệt được tạo ra sẽ nhiều hơn. Trọng tâm cơ thể thay đổi liên tục làm cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để giữ thăng bằng, gây ra tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.
  • Thời tiết: thời niết nóng, ẩm khiến mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều .
  • Các hoạt động thể lực: như tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động gắng sức.
  • Lo lắng: Đổ mồ hôi là phản xạ tự nhiên khi cơ thể lo lắng.
  • Các nguyên nhân khác: Ăn đồ ăn cay hoặc sử dụng đồ uống chứa caffein.

Dù nguyên nhân gây đổ mồ hôi là gì, có một số cách hữu ích có thể giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng khó chịu này.

Cách khắc phục để giảm mồ hôi khi mang thai

Mặc dù mẹ bầu không thể tránh khỏi tăng tiết mồ hôi khi mang thai, thì dưới đây là một vài mẹo đơn giản sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng và khó chịu:

  • Tránh ra ngoài khi thời tiết nắng nóng: Hạn chế ra ngoài nắng vì nhiệt độ cao có thể khiến mẹ bầu đổ mồ hôi nhiều hơn. Nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc tối. Thêm vào đó, hãy mặc quần áo màu sáng, mềm mại và thoáng mát.
  • Thực phẩm: Tránh thức ăn cay và đồ uống nóng vì chúng có thể làm tăng thân nhiệt của bạn. Hãy uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải để bù nước cho cơ thể.
  • Điều trị nhiễm trùng kịp thời: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mẹ bầu có dấu hiệu nhiễm trùng. Đừng trì hoãn việc đi đến bác sĩ. Hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có thể có tác dụng phụ tăng tiết mồ hôi.
  • Chú ý những thay đổi của cơ thể: Mất cân bằng hormon gây ra đổ mồ hôi khi mang thai. Hãy chú ý đến những thay đổi trong cơ thể, và cho nói bác sĩ biết. Họ có thể đưa ra những đề xuất về việc thay đổi chế độ ăn .
  • Mẹo khác: Nếu tăng tiết mồ hôi quá mức, bạn có thể sử dụng bột (không chứa thành phần Talc) để hấp thu lượng mồ hôi thừa.

Những mẹo này có thể giúp bạn kiểm soát   tình trạng tiết mồ hôi khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này có thể không hết ngay được và có thể kéo dài cho đến sau sinh. Tuy nhiên, nó có xu hướng biến mất theo thời gian.
Mặc dù nó không phải là bệnh lý, tuy nhiên tăng tiết mồ hôi có thể gây khó chịu nghiêm trọng và cần phải can thiệp y tế trong nhiều trường hợp.

Khi nào thì bạn nên đi đến bác sĩ khám  ?

Nếu mẹ bầu đang tiết mồ hôi quá nhiều, ngay cả khi thời tiết dễ chịu và mát mẻ, hãy đi đến bác sĩ khám. Ngoài ra, sốt, tăng nhịp tim, và tăng tiết mồ hôi gây nhiều khó chịu nên được báo cáo. Bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bạn lời khuyên phù hợp.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giải đáp một vài mối quan tâm phổ biến của bạn về việc tăng tiết mồ hôi trong thai kỳ.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp

  • Tăng tiết mồ hôi có phải là triệu chứng sớm của mang thai?

Tiết mồ hôi có thể là một trong những triệu chứng sớm và phổ biến của mang thai. Thay đổi hormon và gia tăng chuyển hóa có thể làm tăng thân nhiệt dẫn đến hiện tượng tăng tiết mồ hôi.

  • Ra mồ hôi trộm khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung, ra mồ hôi trộm khi mang thai không được coi là nguy hiểm, mặc dù nó có thể làm ảnh hưởng giấc ngủ. Nhưng khi bạn có những triệu chứng như: ngứa, nổi mẩn hoặc sốt kèm theo đổ mồ hôi, thì bạn nên đi đến bác sĩ khám.

  • Ra mồ hôi trộm kéo dài trong bao lâu?

Khoảng thời gian tiết mồ hôi ban đêm trong thai kỳ thay đổi dựa vào tiền sử bản thân và các nguyên nhân khác có thể gây ra đổ mồ hôi quá mức khi mang thai. Tình trạng ra mồ hôi trộm có thể kéo dài giai đoạn đầu đến cuối thai kỳ, hoặc có thể kéo dài đến sau sinh.

Tiết mồ hôi khi mang thai gây nhiều khó chịu nhưng không phải là vấn đề nghiêm trọng bởi vì nó giúp điều hòa thân nhiệt trong cơ thể. Mẹ bầu không thể tránh khỏi tình trạng này nhưng có thể làm giảm nhẹ bằng cách đơn giản là thay đổi lối sống

Tài liệu tham khảo

https://www.momjunction.com/articles/sweating-during-pregnancy_00475357/?fbclid=IwAR0CgRqPBfmA6wZliFYkHsO2YPBxYR0kyx-_5VCRUfQdvuG9eYtY_q9dUXY

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích