menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tìm hiểu về Nỗi Đau buồn trong Bối cảnh Văn hoá

user

Ngày:

27/04/2019

user

Lượt xem:

477

Bài viết thứ 14/21 thuộc chủ đề “Đối mặt với thay đổi cảm xúc”

Biên dịch: Vương Thành Huấn

Hiệu đính: Đặng Thu Hồng

Mọi người đều trải qua nỗi đau buồn và cảm giác mất mát sau sự ra đi của người thân yêu. Tuy nhiên, cách thức cảm nhận và bày tỏ những cảm xúc này lại khác nhau giữa các nền văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của đức tin, giá trị, hành vi, truyền thống và  phong tục tập quán của những người cùng chung văn hoá chia sẻ. Mỗi nền văn hoá có những nghi thức riêng ảnh hưởng đến cách biểu lộ đau buồn. Những tập quán này giúp mang đến cảm giác ổn định và an toàn. Các nghi thức giúp cho những người đang hấp hối và mang lại sự an ủi cho người thương yêu họ chuẩn bị cho sự mất mát.

đối mặt với đau buồn và mất mát

Văn hoá và ý nghĩa của cái chết

Mỗi nền văn hoá đều có nền tảng về niềm tin riêng, mô tả cách thế giới vận hành cũng như vai trò và vị trí của con người trong thế giới ấy. Trong một xã hội có đa số người theo cùng một tôn giáo, những niềm tin tôn giáo này sẽ góp phần đáng kể định hình nền văn hóa. Mỗi nền văn hoá xây dựng niềm tin riêng về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống và những điều sẽ diễn ra sau khi con người chết đi. Điều này chỉ ra người thuộc mỗi nền văn hóa  tiếp cận cái chết ra sao. Ví dụ con người sẽ cảm thấy cái chết nhẹ nhàng hơn nếu họ tin có một cuộc sống ở đời sau. Ở một số nền văn hoá, người ta tin rằng linh hồn của người khuất có thể tác động trực tiếp lên cuộc sống của thành viên gia đình còn sống. Những thành viên gia đình còn sống sẽ cảm thấy an ủi khi tin rằng người thân của mình dù đã mất nhưng vẫn đang dõi theo mình. Nói chung, niềm tin về ý nghĩa của cái chết giúp mọi người hiểu về cái chết và chấp nhận thích ứng với sự bí ẩn này.

đối mặt với đau buồn vì mất anh chị em

Những nghi thức văn hoá đối với cái chết

Trong mỗi nền văn hoá, cái chết thường gắn liền với những nghi lễ và phong tục giúp con người vượt qua nỗi buồn. Các nghi lễ chỉ ra cách thức biểu lộ sự đau buồn, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng hỗ trợ với gia đình đang có tang sau mất mát đau buồn. Cái chết gây ra sự đảo lộn và bối rối trong gia quyến. Các nghi lễ và phong tục tạo ra quy trình thông thường cho việc an táng. Chúng giúp định hướng các việc cần thực hiện, đồng thời chỉ dẫn vai trò mọi người liên quan trong thời gian tang sự về những vấn đề sau:

  • Cách mọi người chăm sóc cho người đang hấp hối. Việc này bao gồm những ai cần có mặt và những nghi lễ nào cần được thực hiện trước và sau khi chết.
  • Cách thi thể được xử lý sau khi chết: bao gồm cách vệ sinh và phục trang cho thi thể, người xử lý thi thể và việc cân nhắc giữa chôn cất hay hoả táng.
  • Xem xét sẽ thực hiện mai táng trong yên lặng và nội bộ gia đình hay tổ chức rình rang và công khai, xem xét việc la khóc hay khóc mướn có thích hợp không?
  • Cách biểu lộ sự đau buồn có nên khác biệt theo giới tính và độ tuổi hay không?
  • Nghi lễ nào nên được thực hiện sau khi chết và những ai nên tham gia.
  • Các thành viên trong gia đình nên thể hiện đau buồn (để tang) trong bao lâu. Và họ nên ăn mặc và cư xử như thế nào trong giai đoạn để tang tưởng nhớ người đã khuất.
  • Cách người đã khuất được tưởng nhớ trong thời gian tiếp theo của gia đình. Việc này bao gồm những nghi lễ sau này để tưởng nhớ hoặc trò chuyện với người đã khuất.
  • Những bước tiếp theo các thành viên trong gia đình cần tiến hành, bao gồm cả việc một goá phụ có được đi bước nữa hay không hoặc người con trai cả có trở thành trụ cột gia đình không.

Sự khác biệt cá nhân trong đau buồn và thương tiếc

Con người thường tự thích nghi thay đổi niềm tin và giá trị văn hóa của họ để đáp ứng nhu cầu riêng của bản thân và môi trường hoàn cảnh. Do đó, phản ứng đau buồn của mỗi người trong cùng một nền văn hóa khác nhau. Điều này đặc biệt chính xác trong các xã hội với nhiều người thuộc nhiều nền tảng văn hóa ban đầu khác nhau. Một gia đình có từ hai nền văn hóa trở lên có thể hình thành các nghi thức và phong tục riêng cho mình.

Trong một số trường hợp, trải nghiệm đau buồn của một người có thể mâu thuẫn với các chuẩn mực văn hóa thông thường. Chẳng hạn, những người thường im lặng và kín đáo sẽ không thoải mái khóc to trước đám đông như thường thấy. Một số khác có thể cảm thấy tuyệt vọng và hụt hẫng niềm tin văn hóa về cuộc sống sau khi chết. Cho dù các chuẩn mực văn hóa đã có ra sao, mỗi người sẽ có những cách thể hiện đau buồn khác nhau phù hợp với họ.

Giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên khi đau buồn

Đau buồn và sự lưu tâm về văn hóa

Không có cách thể hiện đau buồn nào là quy chuẩn. Các nghi thức tang lễ diễn ra khác nhau tùy theo nền văn hóa. Thật không dễ để chia sẻ và cảm thông với một người đang đau buồn thuộc một nền văn hóa khác. Hãy tham khảo các câu hỏi sau đây để có cách hỗ trợ, chia sẻ thích hợp:

  • Những cảm xúc và hành vi nào là phản ứng đau buồn thường thấy trong văn hóa của người đó?
  • Niềm tin của gia đình về cái chết như thế nào?
  • Ai là người cần tham dự tang lễ và những người tham dự ​sẽ ăn mặc và hành xử ra sao?
  • Việc phúng điếu, viếng hoa hoặc các lễ vật khác có được mong đợi không?
  • Những ngày đặc biệt nào hay ngày nào là quan trọng đối với gia đình người đã mất ?
  • Những câu chia buồn bằng lời nói hoặc văn bản nào nên chia sẻ?

Cố gắng tìm hiểu thêm về phong tục tập quán tang lễ của người thuộc nền văn hóa khác qua tham khảo ý kiến với những người thuộc nền văn hóa đó hoặc tìm kiếm thông tin trên Internet.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/coping-with-cancer/managing-emotions/grief-and-loss/understanding-grief-within-cultural-context

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích