menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Đối mặt với đau buồn vì mất anh chị em

user

Ngày:

28/10/2018

user

Lượt xem:

611

Bài viết thứ 08/21 thuộc chủ đề “Đối mặt với thay đổi cảm xúc”

Đau buồn vì mất anh chị em

Đau buồn là phản ứng bình thường khi mất anh chị em. Tuy nhiên, khi một người mất, nỗi đau của người làm anh, chị hoặc em thường ít được quan tâm hơn nỗi đau của các thành viên khác trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ, vợ/chồng hoặc con cái của người mất.

Bất kể mối quan hệ với anh chị em ở mức độ nào, bạn đều có quyền đau buồn. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể không hiểu được vai trò của anh chị em trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, chia sẻ với họ điều bạn cần sự quan tâm hỗ trợ là một việc quan trọng.

Việc mất anh chị em có thể ảnh hưởng rất nhiều đến một người, chẳng hạn như:

  • Mất một mối quan hệ lâu dài. Anh chị em thường có mối liên kết sâu sắc với nhau. Họ đã cùng nhau trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Vì vậy, việc mất anh chị em cũng chính là mất đi một người bạn, người bảo vệ, người để tâm sự, chia sẻ nhiều kỷ niệm. Bạn có thể đau buồn vì mất đi mối quan hệ trong quá khứ và cả tương lai sau này.
  • Tội lỗi. Mối quan hệ giữa anh chị em có thể phức tạp. Đó có thể là tình yêu, sự cảm mến hoặc sự cạnh tranh, ghen tuông, cãi vã. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi về những điều từng nói, từng làm. Hoặc bạn có thể hối tiếc rằng mình đã không duy trì mối quan hệ gần gũi hơn. Bạn cũng có thể liên tục suy nghĩ về những trường hợp “nếu như…”. Hoặc bạn có thể trải qua cảm giác “sống sót đầy tội lỗi”, tự hỏi tại sao mình không phải là người mất. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề đối phó với cảm giác tội lỗi.
  • Xác định lại vai trò của bạn trong gia đình. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên có thể thay đổi khi anh chị em mất. Bạn có thể phải nhận trách nhiệm mới, chẳng hạn như trở thành người con trưởng hoặc con một với vai trò lãnh đạo trong gia đình. Sự thay đổi này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc oán giận hơn trong khi vẫn đang đau buồn.
  • Nỗi lo sợ bị ung thư. Việc lo lắng bản thân có thể bị ung thư cũng là điều dễ hiểu vì bạn và anh chị em của mình có rất nhiều gen giống nhau. Bạn cũng có thể lo ngại rằng các thành viên khác trong gia đình sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh tương tự. Mặc dù ung thư có thể di truyền trong gia đình nhưng hầu hết các bệnh ung thư đều xảy ra tình cờ. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề di truyền ung thư trong gia đình bạn.
Xem thêm bài Đối mặt với đau buồn và mất mát

Lời khuyên để vượt qua cảm giác đau buồn khi mất anh chị em

Mỗi người sẽ có cách đối phó khác nhau khi mất anh chị em. Không có cách nào tuyệt đối chính xác để vượt qua cảm giác đau buồn. Tương tự, không có khoảng thời gian cụ thể để phục hồi sau nỗi đau ấy. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn vượt qua cảm giác đau buồn:

  • Chia sẻ nỗi buồn của bạn với các thành viên khác trong gia đình. Cả gia đình đều đau buồn vì mất mát này nhưng mỗi người lại có những cảm xúc khác nhau. Chia sẻ cùng nhau có thể giúp các thành viên vượt qua nỗi buồn ấy.
  • Tìm hỗ trợ từ bên ngoài. Chia sẻ cùng gia đình có thể giúp ích nhưng cũng có thể khó khăn đối với một số thành viên trong khi đang đối phó với nỗi đau của riêng mình. Hãy cân nhắc và tâm sự về sự mất mát của bạn với những người bên ngoài, chẳng hạn như một người bạn thân, một vị sư, hoặc người cố vấn. Các nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp tìm những người thấu hiểu và chia sẻ với nỗi buồn bạn.
  • Tha thứ cho chính mình. Anh chị em thường cạnh tranh, tranh luận và thách thức lẫn nhau. Hãy tha thứ cho chính mình vì những điều không tốt đẹp bạn đã làm hoặc những những điều bạn mong muốn làm nhưng chưa thực hiện được. Hãy tha thứ cho bản thân vì không duy trì mối quan hệ gần gũi với anh chị em. Nó không có nghĩa là bạn không yêu anh chị em của mình.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất bản thân. Tập trung phát triển và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bản thân giảm bớt nỗi lo sợ về nguy cơ bị ung thư. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm theo lời khuyên của bác sĩ. Hãy tổng hợp bệnh sử ung thư của gia đình để gửi cho các thành viên khác và bác sĩ của bạn.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. Cảm giác đau buồn tột đỉnh là phản ứng bình thường khi mất anh chị em. Tuy nhiên, đôi khi những cảm giác này và các triệu chứng trầm cảm khác không thuyên giảm theo thời gian, thay vào đó, cảm giác tuyệt vọng, lo âu hoặc tức giận có thể bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp để vượt qua nỗi buồn. Sử dụng thuốc cũng có thể giúp kiểm soát bệnh trầm cảm liên quan đến đau buồn.
  • Tìm cách để ghi nhớ anh chị em của bạn. Khi nỗi đau dịu đi, bạn có thể cảm thấy như bản thân đang bắt đầu quên mất anh chị em mình. Tìm cách tưởng nhớ họ có thể giúp giữ những kỉ niệm về họ còn sống mãi và duy trì cảm giác kết nối. Bạn có thể làm một quyển sách gia đình với những hình ảnh, câu chuyện hoặc các vật lưu niệm do các thành viên khác nhau trong gia đình đóng góp. Bạn cũng có thể tham gia tình nguyện ở tổ chức từ thiện liên quan đến ung thư hoặc một tổ chức quan trọng đối với anh chị em của bạn. Hãy đọc thêm về các cách để vượt qua nỗi đau buồn.

Nuôi dạy trẻ đã mất anh chị em

Mất đi anh chị em là một mất mát to lớn cho một đứa trẻ. Nhưng cha mẹ thường bị choáng ngợp với nỗi đau của chính họ mà quên mất cần phải chia sẻ với nỗi đau của đứa trẻ. Đứa trẻ còn sống có thể cảm thấy cần phải thay thế người anh em đã mất hoặc có thể lo lắng rằng cha mẹ muốn mình chứ không phải anh chị em là người mất đi. Điều quan trọng là cha mẹ phải nhận ra nỗi đau này và hỗ trợ, chia sẻ với con.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/coping-with-cancer/managing-emotions/grief-and-loss/grieving-loss-sibling

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích