menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Giới thiệu chung về sự phát triển toàn diện của trẻ em

user

Ngày:

29/05/2014

user

Lượt xem:

4651

Bài viết thứ 04/13 thuộc chủ đề “Cẩm nang dạy trẻ”

Sự phát triển của trẻ là gì?

Có bao giờ bạn tự hỏi, liệu con cái bạn đang lớn và phát triển như thế nào so với bạn bè cùng trang lứa? Làm thế nào để bạn biết con mình đang phát triển theo đúng hướng?

Sự phát triển ở trẻ em là những thay đổi xảy ra khi một đứa trẻ đang lớn và phát triển, những thay đổi này liên quan tới việc khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần, lạc quan trong cảm xúc, tự tin trong giao tiếp và sẵn sàng để học hỏi.

Năm năm đầu đời của một trẻ là khoảng thời gian cơ bản rất quan trọng trong việc định hình các khả năng trong tương lai. Khoảng thời gian này sẽ quyết định sức khỏe, hạnh phúc, phát triển thể chất, sự học hỏi và khả năng đạt được các thành công ở trường lớp, gia đình và xã hội.

Kích thích sự phát triển của trẻ

Những nghiên cứu gần đây xác nhận rằng 5 năm đầu đời của trẻ đặc biệt quan trọng trong việc phát triển của bộ não, trong đó ba năm đầu tiên quyết định việc định hình cấu tạo của não.

Những trải nghiệm đầu đời đóng vai trò nền tảng trong việc giúp bộ não hình thành việc phát triển vả hoạt động trong suốt cuộc đời sau này. Khoảng thời gian đầu đời này có ảnh hưởng trực tiếp tới cách trẻ phát triển khả năng học hỏi cũng như khả năng giao tiếp xã hội và kiềm chế cảm xúc, đây cũng là khoảng thời gian trẻ học hỏi nhanh nhất trong suốt cuộc sống. Vì thế, trẻ cần tình yêu thương và sự chăm sóc để có thể phát triển cảm giác tin tưởng và an toàn – những cái sẽ phát triển thành sự tự tin khi trẻ lớn lên. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lớn lên, học hỏi và phát triển mạnh mẽ hơn khi chúng nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, cổ vũ, kích thích học hỏi cũng như từ các bữa ăn đầy dinh dưỡng và sự chăm sóc sức khỏe tốt. Việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ giúp các bậc cha mẹ biết được điều gì sẽ xảy ra và cách giúp đỡ trẻ tốt nhất khi chúng lớn và phát triển.

Tất cả trẻ em có quyền được nuôi dưỡng trong một gia đình và được tiếp xúc với chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, nuôi dưỡng đầy đủ, môi trường giáo dục, được vui chơi và bảo vệ khỏi những điều có hại, sự lạm dụng và sự đối xử không công bằng. Trẻ em phải có quyền được lớn lên trong một môi trường tốt, nơi giúp các em có thể phát triển hết khả năng của mình. Và cha mẹ, những người chăm sóc trẻ, các thành viên gia đình, cộng đồng, xã hội và chính phủ phải có trách nhiệm đảm bảo các quyền này được tôn trọng, bảo vệ và thực thi một cách trọn vẹn.

Theo dõi sự phát triển của trẻ

Trẻ em thường phải trải qua nhiều thay đổi trong thể chất và tinh thần khi lớn. Mặc dù hai trẻ khác nhau không phát triển giống nhau hoàn toàn, nhưng các chuyên gia cho rằng có những biểu hiện cho biết trẻ đang phát triển bình thường. Có một số khóa học sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ một danh sách của những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ em.

Giới thiệu chung về sự phát triển toàn diện của trẻ em

Hình minh họa sự phát triển toàn diện của trẻ

Bản danh sách này là một công cụ đơn giản giúp các bậc cha mẹ lường trước và đón nhận những thay đổi rõ rệt sẽ xảy ra đối với con cái của mình. Quan sát những biểu hiện của con bạn trong khoảng thời gian một tháng. Lưu ý, mỗi trẻ có khả năng học hỏi và phát triển theo tốc độ riêng biệt. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh thiếu tháng, cha mẹ nên lưu ý trừ số tháng bị sinh thiếu khỏi số tuổi của trẻ. Ví dụ: một trẻ 5 tháng tuổi – sinh sớm 2 tháng sẽ thể hiện những kỹ năng tương tự một trẻ 3 tháng tuổi sinh bình thường đúng ngày. Các bậc cha mẹ chính là những người quan sát quan trọng nhất đối với sự phát triển của con trẻ.

Tư cách làm cha mẹ và vai trò trong việc phát triển của trẻ

Tư cách của bậc cha mẹ có thể định nghĩa như là trách nhiệm của cha mẹ nhằm đảm bảo con cái của họ được an toàn, tình cảm được bảo vệ, thể chất được khỏe mạnh, được giáo dục đầy đủ và tinh thần ổn định.

Cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của trẻ. Việc tham gia khóa học dạy làm cha mẹ là một sự đầu tư về tiền bạc lẫn sức lực. Khóa học này sẽ cung cấp những chỉ dẫn chi tiết trong việc làm thế nào để giải quyết các tình huống thường xảy ra đối với con cái của bạn.

Các bậc cha mẹ cũng cần có một tư tưởng cởi mở, thoải mái để tiếp thu những ý tưởng và chiến lược mới. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi thứ. Để trở thành một người cha (mẹ) tốt là một quá trình học hỏi liên tục. Việc học hỏi này không kết thúc ở một độ tuổi cố định nào đó (của bạn hoặc con bạn) mà nó thay đổi tùy theo những giai đoạn phát triển của con cái bạn.

Ngoài ra, mối quan hệ vợ chồng của các bậc cha mẹ cũng liên quan tới việc thiết lập mức độ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vì thế chìa khóa trong việc giúp trẻ có những phát triển tốt cũng liên quan tới mối quan hệ vợ chồng của cha và mẹ. Cuối cùng, công sức chung của mọi thành viên trong gia đình sẽ được tưởng thưởng bằng những mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ với con cái và giữa 2 vợ chồng.

Tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ em

Như đã nêu ra ở các bài trước, những năm đầu đời của trẻ thiết lập nền tảng cơ bản cho những kỹ năng, nhận thức về sau này. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu được rằng não bộ của con người phát triển phần lớn các tế bào neuron thần kinh, kỹ năng giao tiếp, học hỏi mạnh nhất là vào khoảng thời gian từ lúc vừa sinh ra đời cho tới ba năm đầu tiên. Sự thực là việc tiếp nhận các thông tin mới là thiết yếu trong việc hình thành các hướng suy nghĩ tích cực, vì vậy câu nói “nếu bạn không sử nó, bạn sẽ mất nó” là chính xác khi nói về não bộ.

Việc giáo dục sớm ở trẻ em đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển của não bộ trong khoảng thời gian đầu đời này. Nắm bắt được tầm quan trọng này, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, các chương trình giáo dục sớm cho trẻ em đã phát triển rất mạnh.

Vì thế, trong khóa học này, các bậc cha mẹ sẽ được học về sự phát triển toàn diện của con cái của mình, phát triển thể chất, nhận thức, giao tiếp xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ, đồng thời bạn cũng nắm bắt được những kỹ năng/khả năng nào mà con của bạn phải thực hiện được trong từng giai đoạn phát triển theo tuổi (từ 0-5 tuổi) để được xem là phát triển bình thường. Ngoài ra, các bậc cha mẹ còn được học cách đánh giá sự phát triển của con cái, được cung cấp những hoạt động, kinh nghiệm nhằm giúp tăng khả năng phát triển của con trẻ.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích