menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sự phát triển thể chất của trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi)

user

Ngày:

01/06/2014

user

Lượt xem:

6769

Bài viết thứ 08/13 thuộc chủ đề “Cẩm nang dạy trẻ”

Độ tuổi Mẫu giáo là gì? Sự phát triển thể chất ở độ tuổi này ra sao?

Trẻ em ở độ tuổi từ 3-5 tuổi thường được gọi là độ tuổi đi Mẫu giáo (preschoolers). Trẻ Mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm, và nghịch với các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ Mẫu giáo học được rất nhiều từ các kinh nghiệm thực tế này. Các kỹ năng khác nhờ vậy mà cũng phát triển theo rất nhanh: ngôn ngữ, thể chất, tinh thần, tuy vậy trẻ cũng còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm nghĩ và các mối quan hệ xung quanh.

Các kỹ năng thể chất cũng phát triển vượt bậc ở độ tuổi này. Một trẻ, từ chỗ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người lớn trong mọi việc, thì nay các em có thể tự mình làm hầu hết mọi việc, bằng cách sử dụng các kỹ năng điều khiển cơ bắp lớn và nhỏ.

Đơn cử, trẻ có thể tự đi và ăn một cách độc lập. Chúng ta cũng nên nhắc lại về các kỹ năng điều khiển cơ, có hai kỹ năng điều khiển cơ quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ em, đó là: kỹ năng điều khiển cơ lớn (gross motor skills) và kỹ năng điều khiển cơ nhỏ (fine motor skills). Kỹ năng điều khiển cơ lớn được dùng trong việc di chuyển toàn bộ cơ thể như chạy, bò, lườn, trườn,… Trong khi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ được dùng vào các việc nhỏ nhưng đòi hỏi tính chính xác của các ngón tay, bàn tay.

Nói chung, trẻ em độ tuổi này thường cao thêm khoảng 5~7,6cm mỗi năm. Sức khỏe của trẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt, vì thế các em cần phải tập thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống theo chế độ ăn kiêng cân bằng và hợp lý để đảm bảo cơ thể có thể phát triển đầy đủ các cơ, xương và chiều cao.

Theo dõi và kiểm tra sự phát triển thể chất của trẻ

Cha mẹ hãy quan sát sự phát triển của con mình và đánh giá sự phát triển theo các mục sau:

Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong thường gian ngắn khoảng 5 giây.
  • Tự đi lên, xuống cầu thang một mình
  • Có thể đá một trái bóng về phía trước
  • Có thể dùng tay để ném bóng
  • Có thể bắt được một trái bong đang tưng
  • Có thể di chuyển về phía trước hoặc đi lùi

Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể vẽ các hình vuông
  • Có thể vẽ một người với 2 hoặc 4 bộ phận
  • Có thể sử dụng kéo
  • Có thể vẽ các hình tròn và vuông
  • Có thể viết được các chữ viết hoa

Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể đứng bằng một chân trong khoảng thời gian 10 giây hoặc hơn
  • Có thể nhảy lò cò hoặc lộn nhào
  • Có thể nhún nhảy hoặc leo trèo.

Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể vẽ hình tam giác hoặc các hình khác
  • Có thể vẽ một người với đầy đủ cơ thể
  • Có thể viết một vài chữ cái
  • Có thể tự mặc đồ hoặc cởi đồ
  • Có thể sử dụng muỗng, nĩa hoặc thậm chí dao ăn
  • Có thể tự đi vệ sinh.

Sự phát triển thể chất của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Sự phát triển thể chất của trẻ

Cách thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ em.

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn:

Các trò chơi phối hợp

Trọng tâm thăng bằng cơ thể của các trẻ Mẫu giáo thường nằm ở phần thân trên, do phần thân dưới chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ, chính vì điều này nên các trẻ Mẫu giáo thường rất dễ bị ngã và khó giữ thăng bằng. Các hoạt động như nhảy lò cò hoặc đứng thăng bằng bằng một chân giúp trẻ làm quen với việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

Trò chơi “Đua nhảy lò cò” giúp các trẻ Mẫu giáo có thể vừa cùng chơi với nhau vừa quan sát các bạn khác thực hành, giúp trẻ trở nên tự tin hơn đồng thời học cách hoạt động nhóm.

Trò chơi “Đóng băng (Freeze dancing)” đòi hỏi sự phối hợp giữa sức khỏe và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Khi nhạc được bật lên, các trẻ phải nhảy theo nhịp (có thể chỉ là chạy xung quanh), và khi nhạc dừng lại vào lúc nào thì trẻ cũng phải dừng nhảy vào đúng lúc đấy.

Các hoạt động nâng cao kỹ năng điều khiển cơ nhỏ

Những hoạt động thường ngày đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ gồm có: viết chữ, vẽ hình, chơi với các vật thể nhỏ và cột dây giày. Thường thì các hoạt động này khá khó khăn cho các trẻ Mẫu giáo. Vì thế việc cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của cơ thể sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bắt các em ngồi yên và chơi các trò chơi trong yên lặng. Cách tốt nhất là kết hợp các công việc đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ vào các hoạt động ngoại khóa. Ví dụ: khi cho trẻ đi cắm trại hoặc đi dạo trong rừng, công viên, cha mẹ nên dừng lại và cho trẻ tập nhặt củi, sỏi và đá để lập trại hoặc thậm chí cho trẻ ném sỏi ra ngoài hồ nước, vì thao tác ném sỏi cũng đòi hỏi trẻ phải phối hợp nhiều cơ khác nhau trên cơ thể.

Các trò chơi phát triển các bắp cơ lớn

Ở độ tuổi Mẫu giáo, kỹ năng dùng cơ bắp lớn của trẻ thường phát triển nhanh hơn so với các kỹ năng khác vì các em thường chạy nhảy và hoạt động nhiều. Các trò chơi dùng sức nhiều dạy trẻ cách làm chủ cách di chuyển nhanh nhẹn trong các môi trường mới và những người xung quanh. Ngoài ra, các hoạt động được soạn sẵn cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ, tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ nên đừng đặt nặng các luật lệ trong khi chơi, nhằm giúp trẻ thoải mái, ví dụ khi chơi đá banh, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do với nhau.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích