menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi)

user

Ngày:

01/06/2014

user

Lượt xem:

2185

Bài viết thứ 06/13 thuộc chủ đề “Cẩm nang dạy trẻ”

Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội

Tất cả các kỹ năng xã hội đều là những hành vi phải được học. Trẻ Mẫu giáo sẽ học các kỹ năng xã hội thông qua việc quan sát cha mẹ và những người xung quanh giao tiếp. Trẻ ở độ tuổi này có vốn từ vựng tăng lên mỗi ngày, vì vậy việc nói chuyện với cha mẹ và bạn bè rất quan trọng. Các hoạt động giao tiếp xã hội bao gồm việc dạy trẻ cách tuân theo các quy tắc và những hậu quả xảy ra khi phá vỡ các quy tắc này, dạy trẻ cách chia sẻ và chờ lượt khi chơi với các trẻ khác, cách làm việc với người khác, cha mẹ cũng nên cho trẻ nhiều cơ hội tự làm việc để trẻ cảm thấy được độc lập. Trẻ trong độ tuổi này thường có những phát triển vượt bậc về mọi mặt, những kỹ năng trẻ học được trong thời điểm này sẽ đi theo trẻ suốt đời. Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với các hoạt động tập thể sẽ giúp trẻ tự tin hơn và quen với việc giao tiếp xã hội. Một trẻ với kỹ năng xã hội tốt sẽ trở nên một người lớn thành đạt.

Kiểm tra và đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội

Cha mẹ hãy quan sát nếu trẻ thực hiện được các khả năng sau và đánh giá số lần thực hiện các kỹ năng này dựa trên 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 2 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể bắt chước các hành động của người khác, đặc biệt là người lớn
  • Bắt đầu tự nhận thức được là bản thân của trẻ khác so với mọi người
  • Thích thú khi được chơi cùng các trẻ khác
  • Thể hiện tính độc lập
  • Bắt đầu tỏ ra bướng bỉnh
  • Có thể nắm đồ chơi khi bạn đưa cho trẻ
  • Giơ chân và đá chân, tay

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 3 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Thích thú với các trải nghiệm mới
  • Thích hợp tác chơi với các trẻ khác
  • Thích chơi trò cha mẹ
  • Biết tự mặc đồ và cởi đồ
  • Biết thảo luận các giải pháp để giải quyết một vấn đề
  • Tỏ ra độc lập hơn
  • Tưởng tượng các hình ảnh lạ kỳ là những con quái vật
  • Tự nhìn bản thân như là một người đầy đủ với các bộ phận, trí óc và cảm xúc
  • Thường chưa phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 4-5 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Muốn làm vui lòng bạn bè
  • Muốn được bạn bè quý mến
  • Bắt đầu đồng ý với các luật lệ
  • Thích ca hát, nhảy múa và diễn
  • Ngày càng độc lập, thậm chí biết sang nhà hàng xóm chơi một mình
  • Biết phân biệt được giới tính
  • Có thể phân biệt được thực tế và tưởng tượng
  • Thỉnh thoảng tỏ ra đòi hỏi, thỉnh thoảng nghe lời

Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Hình minh họa sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của trẻ

Cách thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ

Phần I: Chia sẻ và trò múa rối

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội tốt hơn:

Dạy trẻ cách chia sẻ thông qua các trò chơi

Một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học đó là biết chia sẻ. Bởi vì trẻ Mẫu giáo học hỏi nhanh nhất thông qua việc chơi đùa nên cha mẹ nên dạy trẻ cách biết chia sẻ thông qua các trò chơi được lên kế hoạch trước. Ví dụ: tạo một nhóm các trẻ (không nhiều hơn 8 trẻ và không ít hơn 2 trẻ) tập vẽ một bức hình chỉ với một hộp bút chì màu gồm 8 cây. Mỗi trẻ trong nhóm sẽ được nhận một tờ giấy riêng để vẽ, nhưng cả nhóm chỉ dùng chung 1 hộp bút chì màu. Dạy cho trẻ cách biết chia sẻ những cây bút chì màu một cách đúng quy tắc và lễ phép. Sau khi bức vẽ được hoàn thành, các trẻ sẽ lần lượt nói về cách chúng chia sẻ bút chì màu với nhau.

Chơi Múa rối để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội và kiểm soát cảm xúc

Một kỹ năng xã hội quan trọng mà trẻ cần học đó là cách đón nhận những trải nghiệm và tình huống mới mà không sợ hãi. Cảm giác sợ hãi thường xảy ra trong những năm đầu Mẫu giáo, vì thế trẻ cần học cách đón nhận tình huống khi phải xa cha mẹ. Một hoạt động giúp trẻ quen với các việc mới và không sợ hãi đó là cách chơi trò múa rối.

Cha mẹ hãy giúp trẻ làm những con rối riêng của chúng. Trẻ có thể làm những con rối đơn giản từ vớ, giấy, que,… Thông qua con rối, cha mẹ hãy cho trẻ tưởng tượng ra một tình huống lạ sẽ làm trẻ sợ. Sau đó, hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề một cách vui vẻ. Cuối cùng, nói trẻ chia sẻ cảm xúc khi giải quyết tình huống lạ này thông qua con rối.

Phần II: Lá bài dũng cảm, luật lệ, theo lượt và đóng kịch

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội tốt hơn:

Trò lá bài dũng cảm giúp trẻ tăng khả năng tự tin

Cha mẹ lưu ý không nên hù dọa trẻ em, ví dụ hù ma, ông kẹ, hoặc mụ phù thủy bắt cóc. Bởi vì ở tuổi nhỏ để nỗi sợ phát triển sớm là không tốt, cha mẹ nên tập cho trẻ phát triển sự tự tin để chuẩn bị cho việc đi học. Một hoạt động tiêu biểu là chơi trò lá bài dũng cảm.

Phát cho trẻ một mẩu giấy trắng và bút chì màu, sau đó hỏi trẻ về những thứ sẽ làm trẻ bớt sợ hãi khi ở trong một tình huống lạ, đó có thể là con gấu bông yêu thích hoặc sự hiện diện của cha mẹ, cho trẻ viết tên thứ đó vào mẩu giấy. Cha mẹ có thể bọc nylon mẩu giấy này lại thành một quân bài, rồi cho trẻ bỏ vào người để mang theo bên mình. Làm cách này, trẻ sẽ có đủ dũng cảm cần thiết để vượt qua các tình huống lạ.

Đọc và kể cho trẻ nghe về các quy tắc, luật lệ

Việc đọc và kể chuyện là hoạt động mà cả người lớn và trẻ em đều thích thú. Một câu chuyện hay có thể dạy cho trẻ các quy tắc cần thiết, điều gì sẽ xảy ra nếu không tuân theo quy tắc và tại sao việc tự kiểm soát bản thân là rất quan trọng. Sau khi đọc xong câu chuyện, cha mẹ hãy cùng thảo luận với trẻ về những điều đã xảy ra trong câu chuyện đó.

Xếp hàng theo lượt

Ở độ tuổi Mẫu giáo, trẻ vẫn thường không thích chia sẻ với mọi người. Cha mẹ có thể giúp trẻ khắc phục điểm yếu này bằng cách cho trẻ học cách tuân theo lượt. Ví dụ, tổ chức một trò chơi mà các thành viên phải đợi đến lượt của mình để có thể chơi, nếu trẻ còn nhỏ thì thời gian chờ không nên quá dài, nhằm làm trẻ không chán.

Tập đóng kịch

Cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội để đóng giả như một ai đó trong một thời gian. Có thể cung cấp thêm cho trẻ một số đồ vật để tăng thêm tính tưởng tượng. Ví dụ, cho trẻ các món đồ chơi nhà hàng để trẻ tập làm đầu bếp, phục vụ,… Việc cho trẻ cơ hội sáng tạo khỏi không gian thường ngày là một cách giúp trẻ nâng cao sự tự tin và khả năng độc lập.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích