menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Mẫu giáo (3-5 tuổi)

user

Ngày:

01/06/2014

user

Lượt xem:

7987

Bài viết thứ 09/13 thuộc chủ đề “Cẩm nang dạy trẻ”

Nhóm nhi khoa

Group Nhi khoa-Y học cộng đồng

Sự phát triển ngôn ngữ là gì?

Trẻ Mẫu giáo, thường phát triển rất mau lẹ khả năng ngôn ngữ. Từ chỗ chỉ nói được vài ba từ, giờ đây trẻ có thể nói những câu khá phức tạp. Sự phát triển ngôn ngữ ở tuổi này bao gồm việc nói chuyện và biết lắng nghe. Tất nhiên, mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng biệt, không giống nhau. Mặc dù việc theo dõi trẻ phát triển là quan trọng, nhưng việc để trẻ phát triển tự do còn quan trọng hơn. Việc theo dõi chiều cao của trẻ đều đặn là một hoạt động vui vẻ mà cả nhà nên tham dự. Tuy nhiên làm thế nào mà các bậc cha mẹ có thể kiểm soát được mức phát triển của trẻ ở mọi mặt?

Như đã nói ở các chương trước, cha mẹ nên bắt đầu trò chuyện với trẻ từ khi chúng vừa ra đời, thậm chí là sớm hơn. Làm cha mẹ, các bạn chính là những người thầy cô đầu tiên của trẻ, bạn sẽ trải qua hàng ngàn giờ trò chuyện với con của mình. Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ có một vị trí tuyệt vời để quan sát, theo dõi sát sao, thu thập những thông tin quý giá về sự phát triển của trẻ.

Kiểm tra và thúc đẩy sự phát triển của con cái

Cha mẹ hãy quan sát nếu trẻ thực hiện được các khả năng sau và đánh giá số lần thức hiện các kỹ năng này dựa trên 3 mức độ: “thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ“.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 2-3 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể chỉ vào một đồ vật hoặc một bức tranh và nói đúng tên
  • Nhận ra được tên của những người thân quen, đồ vật và bộ phận cơ thể
  • Có thể nói vài từ đơn (lúc 15-18 tháng tuổi)
  • Có thể dùng vài câu đơn giản (18-24 tháng tuổi)
  • Có thể nói một câu gồm 2 hoặc 3 từ
  • Có thể nghe theo các hiệu lệnh đơn giản
  • Có thể lập lại vài từ nghe được trong các cuộc nói chuyện

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 3-4 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Hiểu được khái niệm khác và giống nhau
  • Làm chủ được một số luật ngữ pháp cơ bản
  • Nói được các câu có 5 – 6 từ
  • Nói rõ ràng đủ để một người lạ hiểu được
  • Có thể kể chuyện

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 4-5 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể kể lại một phần của câu chuyện được nghe
  • Nói được các câu có trên 5 từ
  • Biết sử dụng thì tương lai
  • Có thể kể các câu chuyện dài hơn
  • Có thể nói tên và địa chỉ nhà

Danh sách sau là những kỹ năng Lắng nghe. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Hiểu được phần nhiều những gì người lớn nói và biết nghe theo mệnh lệnh
  • Hiểu được các từ chỉ phương hướng như “trên”, “dưới”, “to”, “nhỏ”
  • Nhận ra được các từ vần với nhau
  • Hiểu và đáp lại khi được kêu tên từ một người ở phòng khác
  • Nghe được TV và đài radio ở mức âm thanh vừa phải
  • Nhận biết và phản ứng lại với các âm thanh trong môi trường xunh quanh (tiếng còi xe, đồng hồ báo thức)

Danh sách sau là những kỹ năng Nói. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Nói được những câu hoàn chỉnh với 4 từ hoặc hơn
  • Có thể nói lưu loát mà không ngập ngừng hoặc lập lại từ
  • Có thể nói hoặc hát những bài hát quen thuộc
  • Có thể nói chính xác tên các màu, con người, đồ vật
  • Nói rõ ràng đủ để người lạ có thể hiểu được
  • Sử dụng hầu hết các âm điệu nói
  • Sử dụng động từ hợp lý
  • Sử dụng các danh từ chủ thể “tôi”, “cháu”, “con”, “bạn” hợp lý

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em (3-5 tuổi)

Hình minh họa sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Cổ vũ việc phát triển ngôn ngữ ngay tại nhà. Cho đến bài học này thì cha mẹ đã có thể hiểu được một số kỹ năng ngôn ngữ mà trẻ có thể thực hiện, vì thế cha mẹ có thể giúp trẻ trau dồi các kỹ năng này bằng cách tập luyện với trẻ.

Sau đây là những hoạt động mà cha mẹ có thể chơi với trẻ:

  • Trò chuyện với trẻ bằng giọng rõ ràng với thái độ nghiêm túc
  • Tránh dùng ngôn ngữ trẻ con khi nói chuyện với trẻ
  • Nói chuyện với trẻ theo 2 hướng: nghe và nói
  • Dành thời gian mỗi ngày để lắng nghe và trò chuyện với trẻ
  • Khi trẻ nói chuyện với cha mẹ, hãy tỏ ra là một người biết lắng nghe, dừng công việc đang làm và nhìn vào mắt trẻ
  • Cổ vũ trẻ dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, quan sát, và cảm xúc
  • Hỏi những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải lựa chọn
  • Cố gắng trau dồi thêm vốn từ vựng cho trẻ
  • Tập cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi phải lắng nghe và tuân theo quy tắc
  • Đọc và hát cho trẻ nghe các bài hát ru ngủ
  • Đọc và kể cho trẻ nghe những câu truyện có những nhân vật thú vị và dễ theo dõi. Sau đó cùng thảo luận với trẻ.
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích