menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sự phát triển ngôn ngữ trong 2 năm đầu đời

user

Ngày:

01/06/2014

user

Lượt xem:

1395

Bài viết thứ 05/13 thuộc chủ đề “Cẩm nang dạy trẻ”

Sự phát triển ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và trẻ phải trải qua một thời gian dài phát triển kỹ năng ngôn ngữ trước khi nói được những tiếng đầu tiên. Kỹ năng ngôn ngữ đã bắt đầu phát triển ngay khi trẻ vừa ra đời. Trong khi quá trình học nói có thể theo dõi và đoán trước được thì việc trẻ nói được những từ đầu tiên ở độ tuổi nào thì khó nắm bắt được, và điều này phụ thuộc vào mỗi trẻ.

Sự phát triển ngôn ngữ trong 2 năm đầu đời

Trẻ đang có sự phát triển ngôn ngữ

Kiểm tra và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Kỹ năng ngôn ngữ có thể quan sát dễ dàng theo thời gian. Khi đứa trẻ lớn, các kỹ năng ngôn ngữ sẽ quan sát được thông qua nhìn và nghe.

Các kỹ năng ngôn ngữ sau phải thực hiện được khi trẻ:

Từ 0-3 tháng tuổi:

  • Giao tiếp chủ yếu thông qua khóc, bởi thanh quản chưa phát triển đầy đủ
  • Quay đầu về hướng có giọng nói quen thuộc
  • Bị giật mình bởi các tiếng động lớn bất ngờ

Từ 3-6 tháng tuổi:

  • Có thể phát ra các tiếng ậm ừ để thu hút sự chú ý
  • Có thể làm tiếng “tặc lưỡi” (raspberry sounds)
  • Bắt đầu thích chơi với âm thanh
  • Bắt đầu quan sát khuôn mặt của người chăm sóc khi đang nói và bắt chước các cử động miệng

Từ 6 tháng tuổi:

  • Bắt đầu phát âm được các âm điệu, ngữ điệu
  • Biết phản ứng lại khi được gọi tên
  • Biết phản ứng lại bởi giọng nói bằng cách quay đầu và ánh mắt
  • Biết phản ứng lại tùy với giọng nói thân mật hoặc giận dữ

Từ 12 tháng tuổi:

  • Biết sử dụng một hoặc vài từ có ý nghĩa
  • Hiểu được các hướng dẫn đơn giản, đặc biệt đi kèm với các gợi ý tượng hình, tượng thanh
  • Biết tập uốn lưỡi
  • Biết nhận thức tầm quan trọng của lời nói

Từ 18 tháng tuổi:

  • Có vốn từ vựng từ 5-20 từ
  • Vốn từ vựng chủ yếu là danh từ
  • Biết nhại theo, lặp đi lặp lại một từ hoặc một câu mới
  • Có thể nói những từ vô nghĩa nhưng thể hiện cảm xúc
  • Có thể hiểu được những chỉ dẫn đơn giản
  • Có thể nói tên một số đồ vật quen thuộc xung quanh
  • Có thể sử dụng ít nhất hai giới từ như: ở trong, ở ngoài, ở dưới và bên trong
  • Biết kết hợp các từ lại thành một câu ngắn – chủ yếu là danh từ và động từ
  • Khoảng 2/3 những gì trẻ 18 tháng tuổi nói, người khác có thể hiểu được

Cách thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Sau đây là những hoạt động giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ:

Bước 1:

Cha mẹ nên bắt đầu đọc sách cho trẻ khi được 6 tháng tuổi. Khi đọc, cha mẹ nên chỉ cụ thể vào từng đối tượng khác nhau trên trang sách, và giải thích rõ cho trẻ vật thể đó là gì. Khi trẻ lớn, chỉ lại vào các vật thể đó và hỏi trẻ tên của chúng.

Bước 2:

Nói chuyện trực tiếp với trẻ. Mặc dù trẻ có thể không hiểu được hết cuộc nói chuyện, trẻ vẫn tiếp thu được từ việc giao tiếp trực tiếp. Khi nói chuyện, mắt nên nhìn thẳng vào trẻ.

Bước 3:

Lập lại các từ khi nói chuyện với trẻ. Ví dụ, khi trẻ đòi uống sữa, cha mẹ lập lại bằng một câu hỏi “Con muốn uống sữa, nước hay là bánh mì?” sau đó nói  “Sữa của con đây”. Việc lặp đi lặp lại này sẽ giúp trẻ nhớ rõ từng từ.

Bước 4:

Kể lại hoạt động trong ngày cho trẻ. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian nói chuyện về hoạt động hằng ngày với trẻ. Kể cho trẻ nghe, bạn đã đi những đâu, làm những gì và thấy gì trên suốt đoạn đường. Chỉ ra những vật thể và bắt chước âm thanh của các vật đó.

Bước 5:

Đặt câu hỏi cho trẻ. Hãy đặt những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải lựa chọn. Ví dụ các câu hỏi như “Con thích mặc áo đỏ hay xanh?” hoặc “Con muốn ăn sáng với trứng hay ngũ cốc?”. Các lựa chọn đưa ra nên dừng ở 2 đơn vị để tránh trẻ nhầm lẫn.

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích