menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Buồn nôn và nôn trong ung thư trẻ em

user

Ngày:

30/06/2014

user

Lượt xem:

247

Bài viết thứ 12/17 thuộc chủ đề “Dinh dưỡng trong ung thư trẻ em”

Biện pháp điều trị ung thư có làm trẻ buồn nôn và nôn?

Một đứa trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và có hoặc không có nôn mửa đi kèm. Bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu con bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Nếu hóa trị là nguyên nhân thì triệu chứng buồn nôn có thể xảy ra vào ngày đứa trẻ được điều trị và có thể kéo dài trong một vài ngày, tùy thuộc vào loại thuốc đứa bé uống. Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.

Có những loại thuốc có thể kiểm soát được những vấn đề này rất tốt. Chúng nên được uống theo một thời gian biểu đều đặn trong ngày (sáng/ tối) và theo kê đơn của bác sĩ. Và nếu một loại thuốc nào đó không có tác dụng, bác sĩ hoặc y tá có thể kê cho bạn một loại khác. Bạn có thể phải thử vài lần mới tìm ra được loại thuốc tốt nhất cho con của bạn.

Buồn nôn và nôn trong ung thư trẻ em

Làm gì khi con của bạn thấy buồn nôn và nôn?

Nếu con bạn cảm thấy buồn nôn và bị nôn, đây là một số điều bạn có thể làm:

  • Nếu trẻ nôn, bạn nên khuyến khích con uống nhiều nước để tránh mất nước. Con của bạn có thể nhâm nhi nước lọc, nước ép trái cây, nước uống tăng lực trong thể thao, nước trái cây, và các chất lỏng chứa lượng calo không màu khác trong suốt cả ngày. Chất lỏng trong (nước, canh và gelatin nhạt) và mát thường tốt hơn so với chất lỏng nóng hoặc lạnh. Gelatin và kem cũng là cách tốt để có giúp trẻ nạp chất lỏng vào cơ thể.
  • Khi triệu chứng nôn mửa đã dừng lại, bạn hãy khuyến khích trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn như chất lỏng trong, bánh quy giòn, bánh mì que, gelatin, ngũ cốc khô, bánh mì nướng.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn có mùi nồng.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mát thay vì thức ăn nóng hoặc thức ăn cay.
  • Không cho trẻ ăn các loại thức ăn quá ngọt, dầu mỡ, chiên, hoặc nhiều gia vị, chẳng hạn như các món tráng miệng nhiều đường và khoai tây chiên.
  • Nếu con của bạn cần nghỉ ngơi, hãy giúp con ngồi dậy hoặc ngả mình với đầu được kê cao trong vòng ít nhất một giờ sau khi ăn.
  • Thử cho trẻ ăn các loại thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu hóa trong những ngày trẻ được điều trị theo lịch trình. Thức ăn của nhãn hiệu Cream of Wheat ® và súp mì gà với bánh quy mặn có thể dễ dàng được duy trì hơn so với các bữa ăn nhiều món và khó tiêu hóa.
  • Tránh ăn trong một căn phòng ấm, hoặc trong một căn phòng có mùi thức ăn hoặc các mùi khác. Bạn nên nấu ăn ngoài trời trên vỉ nướng hoặc sử dụng túi sôi khi nấu ăn để giảm mùi.
  • Giúp con bạn biết sử dụng nước súc miệng trước và sau bữa ăn.
  • Trẻ lớn hơn có thể thử ngậm kẹo cứng như kẹo bạc hà hoặc kẹo chanh nếu con vẫn còn bị có mùi hôi/khó chịu trong miệng.
  • Sau khi trẻ nôn mửa, giúp cho trẻ súc miệng và đợi nửa tiếng đồng hồ trước khi trẻ thử nhâm nhi các chất lỏng trong hoặc các món ăn lạnh có hương vị.
Xem thêm bài Lợi ích của dinh dưỡng tốt trong điều trị ung thư của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.org/treatment/childrenandcancer/whenyourchildhascancer/nutritionforchildrenwithcancer/nutrition-for-children-with-cancer-treatment-side-effects-nausea-and-vomiting

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích