menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Dinh dưỡng cho trẻ suy yếu hệ miễn dịch

user

Ngày:

27/01/2015

user

Lượt xem:

642

Bài viết thứ 17/17 thuộc chủ đề “Dinh dưỡng trong ung thư trẻ em”

Ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể làm yếu hệ miễn dịch trong cơ thể của con bạn thông qua tác động tới các tế bào máu trắng (bạch cầu) có chức năng chống lại việc nhiễm bệnh và vi trùng. Kết quả là, cơ thể con bạn không còn khả năng chống lại sự nhiễm trùng, các chất và bệnh lạ như một người khỏe mạnh bình thường.

Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ suy yếu hệ miễn dịch

Trong quá trình điều trị ung thư, có những lúc bản năng tự vệ của cơ thể sẽ không có khả năng bảo vệ con bạn. Trong thời gian hệ miễn dịch đang phục hồi, bạn có thể được khuyên tránh làm cho con bạn tiếp xúc với những nguồn gây lây nhiễm tiềm tàng. Ví dụ, con bạn có thể cần tránh một số đồ ăn có chứa lượng vi khuẩn cao.

Những lời khuyên sau đây được áp dụng đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch gây ra bởi hóa trịxạ trị. Một mặt tránh để con bạn ăn những đồ ăn chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm bệnh, mặt khác hãy để con bạn lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Con của bạn có thể không cần tuân thủ những lời khuyên này trong quá trình điều trị ung thư, hoặc có thể chỉ áp dụng một vài lần nhất định. Bạn cũng hãy trao đổi với bác sĩ hoặc y tá phụ trách về những lời khuyên này và xem khi nào thì con bạn có thể áp dụng được.

Lời khuyên cho trẻ ung thư có lượng máu trắng thấp +

Loại thực phẩm Lưu ý khi dùng Tránh (không cho trẻ nhà bạn ăn những đồ ăn này)
Thịt các loại, gia cầm, cá, đậu phụ và ngũ cốc Đảm bảo tất cả các loại thịt, gia cầm và cá được nấu chín.

Dùng một nhiệt kế để đo nhiệt độ của đồ ăn nhằm đảm bảo thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ phù hợp.

Đậu phụ để trong tủ lạnh thì cần được cắt thành từng miếng có bề dày nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 cm rồi đun sôi (trong nước hoặc canh) trong 5 phút trước khi ăn hay chế biến các món ăn khác. Không cần thực hiện bước này đối với đậu phụ được đóng gói vô trùng hoặc để trên giá ở nhiệt độ thường.

Ngũ cốc đóng gói chân không và hạt bơ để ở nhiệt độ thường.

Cá và các loại hải sản tươi sống (lox, sushi, sashimi) hoặc nấu chưa chín.

Ngũ cốc tươi hoặc hạt bơ tươi.

Trứng Luộc trứng chín kỹ (lòng trắng và lòng đỏ đều chín, se cứng lại).

Trứng tiệt trùng hoặc kem trứng.

Eggnog (một loại cocktail được làm từ kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng) tiệt trùng.

Trứng sống hoặc trứng lòng đào (chưa chín kỹ).

Đồ ăn có thể chứa trứng sống, ví dụ như gia vị sa lát caesar, eggnog tự làm, bột bánh bao sống hoặc nhão, nước sốt hollandaise (là một loại nước sốt thường dùng trong các món ăn Pháp, bao gồm lòng đỏ trứng, giấm và nước cốt chanh), và mayonnaise (là một loại nước sốt được làm từ lòng đỏ trứng, dầu ăn nguyên chất và chanh tươi) tự làm.

Sữa và các sản phẩm từ sữa Chỉ dùng sữa, sữa chua, bơ hoặc các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng. Bơ mềm, quá già hoặc có các vân màu xanh, bao gồm phô mai Brie, Camembert, Roquefort, Stilton, Gorgonzola và bơ vân xanh.

Bơ Mê hi cô như queso, blanco và queso, fresco, vì các loại bơ này thường được làm từ sữa không tiệt trùng.

Bánh mì các loại, ngũ cốc, cơm Bánh mì các loại, ngũ cốc, bánh quy, mì, khoai tây và cơm được đóng gói vệ sinh (không phải tại các cửa hàng tự phục vụ) là những đồ ăn an toàn. Ngũ cốc, các loại hạt và thực phẩm lấy từ các kiện hàng cỡ lớn.
Các loại rau quả Các loại rau quả sống và thảo mộc tươi nếu được rửa sạch dưới dòng nước chảy (dùng vòi nước chảy liên tục để rửa) và dùng một bàn chải rau để cọ hết chất bẩn bám vào thì có thể ăn được. Sa lát tươi và nước sốt sa lát để trong ngăn lạnh của các cửa hàng thực phẩm. Thay vào đó, hãy dùng sa lát và nước sốt sa lát được đặt ở trên giá ở nhiệt độ thường.

Tất cả các loại mầm rau sống (bao gồm mầm của các loại cỏ linh lăng, củ cải, bông cải xanh và các loại hạt).

Đồ tráng miệng và kẹo Có thể ăn các loại bánh nướng hoa quả, bánh ngọt, bánh qui, kem, nước hoa quả, kem chanh, đường, mứt, thạch, xi-rô, mật. Các sản phẩm bánh ngọt có chứa kem mà không được bảo quản trong tủ lạnh.

Mật ong tươi hoặc sáp ong. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm mật ong thương mại (tiêu chuẩn A), đã qua xử lý nhiệt.

Nước và các loại đồ uống

Nước sạch từ nguồn cấp nước thành phố hoặc nước đóng chai.

Các loại nước hoa quả đã tiệt trùng, sô đa, cà phê và trà.

Nước lấy trực tiếp từ hồ, sông, suối.

Nước giếng trừ khi đã được kiểm tra và đạt chuẩn.

Nước hoa quả không tiệt trùng.

Trà ngâm dưới nắng ngoài trời. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại trà túi.

Các loại nước bổ sung có chứa vitamin hoặc có nguồn gốc thảo dược (chỉ nên dùng rất hạn chế nếu thực sự có ích cho sức khỏe).

+ Được hiệu chỉnh từ bản Hướng dẫn đầy đủ của Hiệp hội Ung thư Mỹ về Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, phiên bản 2 (2010, NXB Atlanta, tác giả Grant BL, Bloch AS, Hamilton KK, Thomson CA.)

Xem thêm bài Tầm quan trọng của dinh dưỡng tốt đối với trẻ bị ung thư của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Bạn cũng nên hỏi tư vấn của bác sĩ hoặc y tá liệu có nên để con bạn ăn ở các nhà hàng hay không. Thật khó để biết được liệu đồ ăn nào đó có an toàn không bởi vì những người phục vụ có thể dùng tay cầm các đồ ăn khi họ đang ốm và kho chứa đồ ăn cũng có thể là một vấn đề.

Khi hệ thống miễn dịch của con bạn yếu, hãy thực sự cẩn trọng khi mua thực phẩm, làm bữa ăn, và khi đi ăn ngoài. Tuân thủ hướng dẫn về an toàn thực phẩm sẽ giảm được rủi ro cho con bạn đối với việc nhiễm vi trùng mà có thể gia tăng hoặc gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng hơn khi hệ miễn dịch của cơ thể đang yếu.

Những lời khuyên khi tiếp xúc với đồ ăn

  • Hãy rửa tay bằng nước xà phòng ấm trong 20 giây trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn, và trước khi ăn. Lau khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn sạch (dùng chuyên để lau tay).
  • Hãy để con bạn rửa tay ít nhất là 20 giây trước khi ăn, bạn có thể hát một bài hát nào đó trong khi con bạn đang rửa tay.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC hoặc thấp hơn.
  • Bảo quản đồ ăn nóng (trên 60oC) và đồ ăn lạnh (dưới 4oC).
  • Làm tan băng thịt, cá hoặc thịt gia cầm đông lạnh bằng lò vi sóng thay vì để tan ở nhiệt độ thường.
  • Thực phẩm sau khi được làm tan băng thì cần ăn ngay và không bảo quản lạnh nữa.
  • Bảo quản thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ ngay sau khi mua về hoặc ngay sau khi làm. Trứng rán, thực phẩm có chứa kem hoặc nước sốt mayonne không nên để ở trạng thái không bảo quản lạnh trong hơn một giờ đồng hồ.
  • Rửa hoa quả và rau thật sạch dưới dòng nước chảy trước khi bóc vỏ hoặc cắt ra. Không được dùng xà phòng các loại, dung dịch tẩy trắng clo hay bất kỳ loại nước rửa nào. Thay vào đó, hãy dùng một máy cọ rau để cọ các đồ ăn có vỏ dày và xù xì như dưa hấu, khoai tây, chuối… hoặc các loại rau quả có chất bẩn bám vào.
  • Rửa lá và các loại rau dạng lá ít nhất một lần dưới dòng nước chảy.
  • Sa lát đóng gói, rau thái trộn, và các sản phẩm được làm sẵn khác, thậm chí là có tem ghi chú đã được rửa thì vẫn cần được rửa lại thật sạch dưới dòng nước chảy, có thể dùng rổ để rửa.
  • Không cho trẻ nhà bạn ăn các loại rau mầm sống.
  • Hãy vứt bỏ các loại rau quả đã xuất hiện chất nhầy hoặc mốc.
  • Không cho trẻ nhà bạn ăn các loại rau quả đã được cắt sẵn ở các cửa hàng thực phẩm (ví dụ như dưa hấu, dứa, bắp cải).
  • Rửa sạch nắp mở các hộp đồ ăn đóng hộp bằng xà phòng rồi rửa sạch bằng nước trước khi mở.
  • Sử dụng riêng các đồ nấu nướng để đảo trộn và nếm đồ ăn trong khi nấu. Không nếm thử đồ ăn (hoặc để người khác nếm thử đồ ăn) với bất kỳ dụng cụ nào mà sẽ được sử dụng lại để đảo trộn đồ ăn.
  • Hãy vứt ngay trứng bị vỡ vỏ.
  • Hãy vứt bỏ thực phẩm có mùi lạ.

Không để nhiễm bẩn chéo thực phẩm và bề mặt tiếp xúc đồ ăn

  • Hãy sử dụng một cái dao thật sạch để cắt các loại đồ ăn khác nhau.
  • Trong tủ lạnh, thịt sống cần được bọc kín và để xa các đồ ăn sẵn.
  • Giữ thực phẩm tách biệt trong các ngăn khác nhau. Sử dụng một cái thớt cắt thịt sống riêng, và rửa sạch sau mỗi lần dùng.
  • Rửa sạch các ngăn để đồ ăn trong tủ lạnh và thớt với nước xà phòng nóng, hoặc bạn có thể sử dụng một dung dịch rửa chứa 1 phần dung dịch tẩy trắng trong 10 phần nước. Bạn cũng có thể sử dụng các khăn ướt đã được khử trùng.
  • Khi nướng đồ ăn, hãy sử dụng một cái đĩa sạch riêng cho đồ đã được nướng chín.

Nấu chín đồ ăn

  • Đặt một nhiệt kế vào giữa chỗ dày nhất của miếng thịt để kiểm tra độ chín của đồ ăn. Kiểm tra độ chính xác của nhiệt kế bằng cách đặt nhiệt kế trong nước sôi và nhiệt độ hiển thị ở nhiệt kế cần ở giá trị 100oC.
  • Nấu thịt cho đến khi không còn màu đỏ hồng (của máu) và nước phải trong. Cách tốt nhất để biết chắc là thịt đã chín là dùng nhiệt kế đo nhiệt. Thịt gia cầm nên được nấu chín trên 82oC và các loại thịt khác thì trên 70oC.
  • Ngay cả khi thực phẩm đã được nấu chín, hãy hâm nóng tất cả các loại như xúc xích, thịt đã nấu sẵn, các miếng thịt đã nguội ở nhiệt độ cao hơn 70oC trước khi cho con bạn ăn.
  • Không để con bạn ăn đồ ăn sống, chưa chín kỹ hay trứng lòng đào.
  • Không để con bạn ăn đồ ăn chưa nấu chín được làm từ trứng sống hoặc trứng lòng đào, như bột nhào bánh quy, bột làm bánh nướng, hoặc nước sốt sa lát có chứa trứng sống hoặc trứng chần. Trứng tiệt trùng hoặc các nước dùng chứa trứng đã tiệt trùng có thể dùng ngay khi mua về mà không cần nấu hay luộc chín.

Khi nấu bằng lò vi sóng

  • Quay đĩa chứa đồ ăn 1/4 vòng từ 1 đến 2 lần trong khi nấu nếu như đĩa không tự quay. Việc này giúp nấu chín đều đồ ăn, không còn các phần lạnh mà vi khuẩn có thể sống sót.
  • Sử dụng vung hoặc giấy gói có lỗ thông hơi để hâm chín những đồ ăn thừa dùng lại, đảo đều đồ ăn trong khi hâm nóng.

Sử dụng nước sạch

  • Nước từ vòi nước nhà bạn thường thì an toàn nếu được cung cấp từ mạng lưới nước cấp của thành phố hoặc giếng cấp nước đô thị phục vụ cho khu vực đông dân cư.
  • Nước giếng không an toàn cho trẻ có hệ miễn dịch yếu, trừ khi nước đã được kiểm tra hàng ngày và đảm bảo là an toàn..
  • Nếu nguồn nước nhà bạn không phải từ mạng lưới cấp nước hay giếng nước thành phố, bạn nên cho con bạn dùng nước sau khi đã đun sôi, chưng cất hoặc nước đóng chai để uống, làm đá và đánh răng (đun sôi nước trong một phút). Phần lớn những thiết bị lọc nước không đảm bảo nước sạch nếu nước cấp không được khử trùng bằng clo.

Khi đi mua thực phẩm tại các cửa hàng

  • Cần kiểm tra ngày bán và hạn sử dụng của đồ ăn, chỉ mua những đồ tươi mới.
  • Kiểm tra ngày đóng gói đối với thịt, gia cầm và hải sản tươi, không mua những đồ quá hạn.
  • Không sử dụng các bình đựng đã hỏng, trương phình, han gỉ, hoặc méo mó. Cần đảm bảo là thực phẩm được đóng gói kín hoàn toàn.
  • Chọn các loại rau quả tươi, không có các vết dập, thối.
  • Không cho trẻ nhà bạn ăn đồ ăn nhanh. Khi mua đồ ăn trong cửa hàng bánh mỳ, tránh mua những loại bánh tráng miệng và bánh bột lọc có quét kem hoặc sữa trứng mà không được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Không cho trẻ nhà bạn ăn đồ tự phục vụ hoặc lấy từ các thùng chứa lớn.
  • Không mua các sản phẩm từ sữa chua và kem từ các máy bán tự động.
  • Không để con bạn ăn những đồ ăn thử miễn phí.
  • Không sử dụng trứng đã vỡ hoặc không được bảo quản lạnh.
  • Chỉ lấy thực phẩm đông lạnh ngay trước khi thanh toán tiền và rời cửa hàng, đặc biệt là trong những tháng mùa hè nóng nực.
  • Bảo quản lạnh đồ thực phẩm vừa mua ngay sau khi mua, không bao giờ để đồ ăn trong xe ở nhiệt độ cao.

Khi đi ăn ngoài

  • Ăn sớm để tránh đông người dễ bị lây nhiễm bệnh.
  • Hỏi mua đồ ăn được làm ngay tại cửa hàng ăn.
  • Sử dụng các đồ gia vị đóng gói (mù tạt, nước sốt cà chua) và tránh dùng ở các bình chứa tự phục vụ cỡ lớn.
  • Không cho con bạn ăn các đồ ăn có nguồn gốc rủi ro cao bao gồm các thanh sa lát, đồ ăn nhanh, buffet, lẩu thập cẩm, các món ăn được chuẩn bị sẵn dạng potluck hay đồ ăn tại các máy bán tự động bên đường.
  • Không cho con bạn ăn rau quả sống khi đi ăn ngoài.
  • Hỏi xem các loại nước trái cây đã tiệt trùng chưa, không để con bạn uống nước hoa quả tươi vắt trong các nhà hàng.
  • Đảm bảo đồ dùng như bát, đũa, thìa… của con bạn được đặt trong trạng thái vệ sinh (khăn ăn, khăn trải bàn sạch hay đĩa sạch) hơn là đặt ngay trên mặt bàn ăn.
  • Hỏi xin bát đựng đồ ăn rồi bạn tự lấy đồ ăn vào thay vì để người phục vụ lấy đồ ăn từ bếp làm việc đó nếu bạn muốn mang đồ ăn thừa về. Sau đó, để đồ ăn thừa này vào trong tủ lạnh ngay khi về nhà.
Xem thêm bài Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư của TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.org/treatment/childrenandcancer/whenyourchildhascancer/nutritionforchildrenwithcancer/nutrition-for-children-with-cancer-low-white-blood-counts

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích