menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

user

Ngày:

30/08/2017

user

Lượt xem:

1798

Bài viết thứ 37/71 thuộc chủ đề “Bệnh tiểu đường”

Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Chất làm ngọt này thường được sử dụng kết hợp với các chất làm ngọt nhân tạo khác trong thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calo thấp. Nó cũng được sử dụng như một chất làm ngọt đầu bảng dưới tên các thương hiệu Sunette, Sweet One, và Swiss Sweet.

Acetone: Một chất hóa học được tạo thành trong máu khi cơ thể phân hủy chất béo thay vì đường để cung cấp năng lượng. Việc acetone được tạo ra thường có nghĩa là các tế bào đang đói. Nó xảy ra khi thiếu hụt insulin tuyệt đối hay tương đối. Nên đường không thể đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Do đó, cơ thể sẽ cố gắng sử dụng các nguồn năng lượng khác. Như protein từ cơ và chất béo từ các tế bào mỡ. Acetone thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Nhiễm toan: Hiện tượng quá nhiều axit tích tụ trong cơ thể. Thường là từ sự sản xuất thể ceton chẳng hạn như acetone, khi các tế bào thiếu năng lượng.

Cấp tính: Khởi phát đột ngột mà thường là nghiêm trọng. Xảy ra trong một khoảng thời gian giới hạn.

Tuyến thượng thận: Hai tuyến nội tiết nằm ở cực trên của thận. Có nhiệm vụ sản xuất và phóng thích các hormone như epinephrine (adrenaline) làm kích thích chuyển hóa đường; norepinephrine, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Và hormon tuyến thượng thận (corticosteroid) kiểm soát cách cơ thể sử dụng chất béo, protein, đường, và khoáng chất, và giúp giảm viêm. Chúng cũng sản xuất hormone sinh dục như testosterone và có thể sản xuất DHEA và progesterone.

Tiểu đường khởi phát ở người lớn: Một thuật ngữ từng được sử dụng để chỉ bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng hiện nay không còn đúng nữa bởi vì bệnh này hiện cũng phổ biến ở trẻ em. “Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin” cũng được xem là một cụm từ không chính xác trong mô tả tiểu đường loại 2. Vì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường này có thể cần insulin vào một số thời điểm nào đó.

Advantame: Một loại đường thay thế tương tự như Aspartame đã được FDA chứng nhận. Nó có thể được sử dụng như một chất làm ngọt và là một nguyên liệu trong nấu nướng. Advantame cũng có thể được sử dụng trong thực phẩm nướng, nước giải khát và đồ uống không có cồn khác, kẹo cao su, kẹo, đường trên bánh ngọt, món tráng miệng lạnh, gelatins và bánh pudding, mứt và thạch, trái cây đã chế biến và các loại nước ép trái cây, lớp trên bề mặt và xirô.

Tác dụng bất lợi hay tác dụng phụ: Tác động có hại.

Albumin niệu: Khi thận bị tổn thương, protein có thể xuất hiện trong nước tiểu. Albumin là một protein nhỏ, có nhiều trong máu, chúng đi qua hệ thống lọc ở thận vào trong nước tiểu dễ dàng hơn so với các protein khác. Albumin niệu xảy ra ở 30-45% người mắc  bệnh tiểu đường loại 1 ít nhất 10 năm. Ở những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, thận có thể biểu hiện những dấu hiệu của sự rò rỉ một lượng nhỏ protein vào trong nước tiểu, gọi là albumin niệu vi lượng (microalbuminuria). Đây có thể là hậu quả của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác kết hợp với bệnh tiểu đường, như cao huyết áp . Protein niệu làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tế bào Alpha: Một loại tế bào ở tụy, nằm ở vùng được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Tế bào alpha sản xuất và phóng thích một loại hormone gọi là “glucagon”. Chức năng của Glucagon đối lập trực tiếp với insulin – nó làm tăng lượng đường trong máu bằng cách phóng thích đường dự trữ từ gan.

Kháng thể: Protein mà cơ thể sản xuất ra để bảo vệ bản thân tránh khỏi các tác nhân lạ, như vi khuẩn hoặc virus.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Là thuốc giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát nồng độ đường trong máu

Kháng nguyên: Các chất gây ra đáp ứng miễn dịch trong cơ thể, nhận diện các chất hoặc chất đánh dấu (markers) trên các tế bào. Cơ thể sản xuất kháng thể để chống lại các kháng nguyên, hoặc các chất có hại, và cố gắng để loại bỏ chúng.

Động mạch: Mạch máu đưa máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Động mạch dày hơn tĩnh mạch; thành động mạch mạnh và đàn hồi hơn. Các mảng bám đôi khi hình thành trong thành mạch theo quá trình gọi là “xơ vữa động mạch“. Những mảng bám có thể trở nên dễ vỡ và bong ra, dẫn đến các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như các cơn đau tim và đột quỵ.

Tuyến tụy nhân tạo: Một cảm biến glucose được gắn vào một thiết bị phân phối insulin. Cả hai đều được kết nối với nhau như một “hệ thống vòng khép kín.” Nói cách khác, nó là một hệ thống mà không chỉ có thể xác định lượng glucose trong cơ thể. Mà còn sử dụng thông tin đó để giải phóng một lượng insulin phù hợp với từng mức đường cụ thể mà nó đo được. Tuyến tụy nhân tạo có thể điều chỉnh lượng insulin được phóng thích. Do đó khi đường thấp, thiết bị sẽ giảm lượng insulin. Những thử nghiệm sử dụng tuyến tụy nhân tạo hiện đang được tiến hành, và hy vọng là các hệ thống này sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 5 năm tới. Các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để phát triển một tuyến tụy nhân tạo có thể cấy ghép vào cơ thể.

Aspartame: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế đường. Bởi vì nó có ít calo, được bán dưới những sản phẩm như ”Equal” và “NutraSweet”.

Không triệu chứng: Không có triệu chứng, không có dấu hiệu rõ ràng rằng đang có bệnh.

Xơ vữa động mạch: Một bệnh lý của động mạch gây ra do việc lắng đọng cholesterol trong thành động mạch. Những mảng bám này có thể phát triển lớn dần và gây hẹp động mạch hoặc có thể trở nên dễ vỡ, bong ra, tạo thành cục máu đông gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Các động mạch cung cấp máu cho tim có thể bị hẹp nghiêm trọng, làm giảm cung cấp máu giàu oxy đến tim. Đặc biệt là trong thời gian hoạt động/vận động mạnh.

Xét nghiệm các kháng thể tự miễn: Xét nghiệm máu còn được gọi là xét nghiệm ZnT8Ab. Giúp kiểm tra xem trong cơ thể có tồn tại kháng thể chống lại kênh vận chuyển kẽm 8 (zinc transporter 8 autoantibody, ZnT8Ab) hay không. Nó được sử dụng cùng với các thông tin và kết quả xét nghiệm khác. Để chẩn đoán xác định tiểu đường loại 1 và loại trừ các bệnh tiểu đường loại khác.

Bệnh tự miễn: Một rối loạn miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các cơ quan hay nội tạng của chính mình. Ví dụ về các bệnh tự miễn bao gồm bệnh tiểu đường loại 1cường giáp do bệnh Graves, và suy giáp do bệnh Hashimoto.

Bệnh lý thần kinh tự chủ: Tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh mà chúng ta không thể kiểm soát một cách có ý thức. Hệ thần kinh này kiểm soát hệ tiêu hoá, hệ mạch máu, hệ tiết niệu, da, và các cơ quan sinh dục. Thần kinh tự chủ tự hoạt động theo cách của riêng nó.

Bệnh lý võng mạc ẩn (tiến triển âm thầm): Đây là thể nhẹ nhất của bệnh về mắt do đái tháo đường gây ra. Võng mạc bị tổn thương nhưng thị lực có thể vẫn bình thường. Với thời gian mắc bệnh tiểu đường lâu hơn hoặc đường huyết không được kiểm soát tốt. Tổn thương mắt có thể tiến triển thành những thể nghiêm trọng hơn.

Mức sản suất insulin cơ bản: Lượng insulin cần thiết để kiểm soát sự dao động đường huyết bình thường hàng ngày. Hầu hết cơ thể mọi người sản xuất insulin liên tục để kiểm soát các biến động glucose xảy ra trong ngày. Ở những người bị bệnh tiểu đường, việc cung cấp một lượng insulin liên tục ở hàm lượng thấp thông qua bơm insulin là bắt chước hiện tượng bình thường này.

Tế bào Beta: Một loại tế bào ở tụy, nằm ở vùng được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Tế bào beta sản xuất và giải phóng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Insulin sinh tổng hợp: Insulin người được tổng hợp nhờ công nghệ biến đổi gene. Insulin này có nguy cơ gây phản ứng dị ứng cho người sử dụng thấp hơn rất nhiều so với insulin bò hoặc heo. Các nhà sản xuất insulin tổng hợp sản xuất nó dưới dạng tác dụng ngắn, để kiểm soát sự tăng đường máu trong/sau mỗi bữa ăn. Họ cũng sản xuất insulin tác dụng dài để kiểm soát lượng đường giữa các bữa ăn và khi đói, chẳng hạn như trong đêm.

Glucose máu: Xem ở đoạn nói về glucose.

Theo dõi đường máu hoặc xét nghiệm đường máu: phương pháp xét nghiệm lượng đường trong máu. Theo dõi đường máu tại nhà bằng cách dùng thiết bị trích máu từ ngón tay. Nhỏ một giọt máu lên que thử và chèn que thử vào máy đo đường huyết để hiển thị lượng đường trong máu. Xét nghiệm đường máu cũng có thể được thực hiện tại phòng xét nghiệm. Theo dõi đường huyết được đề nghị thực hiện ba hoặc bốn lần một ngày cho những người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Tùy thuộc vào tình huống mà đường huyết được đề nghị kiểm tra trước bữa ăn, hai giờ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, vào giữa đêm, trước và sau khi tập thể dục.

Huyết áp: Việc đo áp suất hoặc lực của dòng máu lên mạch máu (động mạch) được viết bởi hai số. Số đầu tiên hoặc số ở trên được gọi là huyết áp tâm thu và là thước đo của áp suất trong động mạch khi tim đập và đẩy máu nhiều hơn vào các động mạch. Số thứ hai, được gọi là huyết áp tâm trương, là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp lý tưởng cho những người không mang thai bị bệnh tiểu đường là nhỏ hơn hay bằng 130/80.

Tiểu đường không ổn định: Khi lượng đường trong máu của một người chuyển biến rất nhanh từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao.

Urea nitrogen trong máu (BUN): Một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein mà được bài tiết trong nước tiểu. Xét nghiệm đo chất này giúp gián tiếp đánh giá xem thận đang hoạt động tốt hay không. Sự tăng lượng BUN cho thấy thận có thể có bị tổn thương, nghĩa là thận không bài tiết BUN hiệu quả.

Bunion: Sưng hoặc phồng trên khớp đầu tiên của ngón chân cái do sưng túi dịch dưới da và có những bất thường trong khớp. Phụ nữ thường bị hơn do đi giày ôm sát chân, giày mũi nhọn hoặc giày cao gót làm tăng áp lực lên các ngón chân và khiến khớp bị lệch ra ngoài. Những người có bàn chân dẹt hoặc vòm chân thấp cũng dễ bị bunion ở ngón chân cái. Mang giày thoải mái và có đế chêm chân có thể ngăn ngừa hình thành bunion. Bunion có thể dẫn đến các vấn đề khác, như nhiễm trùng nặng từ việc ngón chân cái đè áp lên các ngón khác.

Vết chai: Một vùng nhỏ của da, thường là ở bàn chân, trở nên dày và cứng do sự cọ xát hoặc áp lực. Vết chai có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như nhiễm trùng nặng. Lựa chọn giày vừa chân cũng có thể ngăn ngừa hình thành những vết chai.

Calorie hay Calo: Năng lượng từ thực phẩm; một số loại thực phẩm có nhiều calo hơn những loại khác. Chất béo có nhiều calo hơn các protein và carbohydrate. Hầu hết các loại rau có rất ít calo.

Carbohydrate: Một trong ba thành phần chính của thực phẩm và là một nguồn năng lượng. Carbohydrate chủ yếu là các loại đường và tinh bột mà cơ thể phân hủy thành glucose.

Bác sỹ chuyên khoa Tim mạch: Bác sỹ chuyên điều trị người bị bệnh tim; một chuyên gia tim mạch.

Tim mạch: Liên quan đến tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch)

Chuyên gia giáo dục sức khỏe về bệnh tiểu đường (CDE): Chuyên gia chăm sóc sức khỏe được chứng nhận bởi các hiệp hội về bệnh tiểu đường. Để giáo dục cho những người mắc bệnh tiểu đường cách kiểm soát bệnh.

Cholesterol: một chất loại chất béo, mềm, màu vàng nhạt do gan tạo ra. Cholesterol có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong các chức năng như tiêu hóa và sản xuất nội tiết tố. Ngoài việc được sản xuất bởi cơ thể, cholesterol được lấy từ thức ăn động vật. Quá nhiều cholesterol trong máu gây ra sự gia tăng các hạt gọi là LDL (cholesterol ”xấu”), làm tăng sự hình thành mảng bám trong thành động mạch và dẫn đến xơ vữa động mạch.

Chân đau khi đi bộ: Xem Đau cách hồi.

Hôn mê: Sự mất ý thức, không tỉnh táo. Có thể xảy ra cấp tính ở những người bị bệnh tiểu đường vì lượng đường trong máu của họ quá cao hoặc quá thấp.

Hiện tượng Dawn: Sự gia tăng mức đường máu vào lúc sáng sớm.

Mất nước : Sự thiếu hụt nước trong cơ thể. Người bị bệnh tiểu đường có mức đường máu rất cao có thể gây ra mất nước do đi tiểu nhiều và thường thấy khát nước.

Bệnh tiểu đường: Xem tiểu đường loại 1 và loại 2.

Tiểu đường nhiễm toan xeton (DKA):  Một tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng là kết quả của tăng đường huyếtmất nước. Và sự tích tụ axit cần truyền dịch và insulin khẩn cấp. DKA xảy ra khi có thể không có đủ insulin và các tế bào trở nên “đói” đường. Một nguồn năng lượng thay thế được gọi là xeton bị kích hoạt, tạo ra sự tích tụ của axit. Nhiễm toan xeton có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Chuyên gia dinh dưỡng (dietician): Người giúp mọi người lên kế hoạch cho từng loại và lượng thực phẩm để ăn phù hợp với nhu cầu sức khỏe đặc biệt.

Nhận dạng y tế khẩn cấp: Thẻ, vòng đeo tay, hoặc dây chuyền với một thông báo bằng văn bản. Được sử dụng bởi những người có bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề y tế khác. Để cảnh báo những người khác trong trường hợp cấp cứu y tế, chẳng hạn như tình trạng hôn mê.

Bác sỹ nội tiết: Một bác sỹ điều trị cho những người có vấn đề về nội tiết tố.

Danh sách trao đổi: Một cách để nhóm các thực phẩm với nhau để giúp những người theo chế độ ăn đặc biệt. Mỗi nhóm liệt kê thực phẩm trong khẩu phần thức ăn. Một người có thể trao đổi hoặc thay thế một thực phẩm dùng trong một nhóm cho một thực phẩm trong cùng nhóm đó. Các danh sách chia thực phẩm thành sáu nhóm: tinh bột, thịt, rau, trái cây, sữa, và chất béo. Trong mỗi nhóm thực phẩm, một lựa chọn của từng loại thực phẩm trong nhóm đó có khoảng cùng một lượng tinh bột/carbohydrate, đạm/protein, chất béo/fat và năng lượng/calo.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG): Phương pháp thường dùng trong sàng lọc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu của một người sau khi nhịn đói hoặc không ăn uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 8 giờ. Bình thường đường huyết lúc đói là ít hơn 100 mg/dL. Đường huyết lúc đói lớn hơn 100 mg/dL và dưới 126 mg/dL có nghĩa là người có mức đường huyết lúc đói hơi caonhưng có thể không bị bệnh tiểu đường. Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường được thực hiện khi đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mg/dL và khi xét nghiệm máu cho thấy kết quả bất thường. Những xét nghiệm này có thể được lặp lại một vài ngày sau đó hoặc bằng cách đo đường huyết 2 giờ sau bữa ăn. Nếu đường huyết sau bữa ăn cao hơn 200 mg/dL và đường huyết khi đói cao hơn 126 mg/dL. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Chất béo: Chất giúp cơ thể sử dụng một số loại vitamin và giữ cho da khỏe mạnh. Chúng cũng là một dạng chính để cơ thể dự trữ năng lượng. Trong thực phẩm, có rất nhiều loại chất béo – bão hòa, không bão hòa, không bão hòa đa, không bão hòa đơn và  trans fat. Để duy trì mức cholesterol và triglycerid  trong máu gần phạm vi bình thường càng tốt, các hiệp hội Tiểu đường  khuyến cáo hạn chế lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần ăn. Chất béo bão hòa góp phần làm tăng mức LDL (cholesterol ”xấu”). Lượng chất béo bão hòa nên được giới hạn dưới 10% tổng lượng calo hằng ngày. Và lượng cholesterol nên được giới hạn dưới 300 mg/ngày.

Fructose: Một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và mật ong. Fructose được sử dụng để làm ngọt một số thực phẩm ăn kiêng. Nhưng cách làm này thường không được khuyến khích cho những người bị tiểu đường. Vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu.

Hoại tử: Sự chết đi của các mô trong cơ thể. Thường là do thiếu nguồn cung cấp máu, đặc biệt là ở chân và bàn chân.

Liệt dạ dày: Một dạng tổn thương thần kinh có ảnh hưởng đến dạ dày và ruột. Theo đó thức ăn không được tiêu hóa đúng cách và không di chuyển qua dạ dày và đường ruột một cách bình thường. Bệnh có thể dẫn đến buồn nôn và nôn, vì thời gian di chuyển của thực phẩm bị chậm lại do tổn thương thần kinh. Loại tổn thương thần kinh này cũng có thể gây ra một số vấn đề với đường huyết thấp và thất thường.

Tiểu đường thai kỳ: Mức đường huyết cao bắt đầu hoặc được chẩn đoán lần đầu tiên trong lúc mang thai. Do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến hoạt động của insulin dẫn đến việc tăng đường huyết. Thông thường, mức đường máu sẽ trở lại bình thường sau sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn sau này. Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Cũng như tăng tỷ lệ biến chứng liên quan đến sự tăng kích thước thai nhi.

Bệnh cườm nước: Một bệnh về mắt liên quan với tăng áp lực bên trong mắt. Có thể gây tổn thương thần kinh thị giác, suy giảm thị lực và mù lòa.

Glucagon: Hormone làm tăng mức glucose trong máu bằng cách giải phóng glucose được dự trữ ở gan. Glucagon đôi khi được tiêm khi một người bị bất tỉnh do đường máu thấp. Tiêm glucagon giúp nâng cao mức đường trong máu.

Glucose: Đường đơn; nguồn năng lượng chính của cơ thể; còn được gọi là “dextrose.”

Xét nghiệm dung nạp Glucose: Xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện trong một phòng thí nghiệm hoặc phòng khám vào buổi sáng trước khi ăn. Ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm không được ăn bất kỳ thực phẩm. Đầu tiên, lấy 1 mẫu máu lúc đói. Sau đó, cho uống một dung dihj chưa đường. Hai giờ sau, thực hiện xét nghiệm thứ 2. Đường máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dl xác định mắc bệnh tiểu đường. Đường máu lúc đói từ 100 mg/dl và 125 mg/dl được nghĩa là hạ đường huyết lúc đói. Nếu kết quả kiểm tra sau hai giờ cho thấy đường huyết bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dl, người xác định mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết sau hai giờ dao động từ 140 mg/dl và 199 mg/dl được phân loại là giảm dung nạp glucose.

Xét nghiệm HbA1c: Đây là một xét nghiệm máu quan trọng để đánh giá kiểm soát đường huyết ở những người đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Hemoglobin là một chất trong hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô. Hemoglobin cũng có thể gắn với đường trong máu, tạo thành một chất gọi là hemoglobin glycated hoặc  Hemoglobin A1C. Xét nghiệm này đo đường huyết trung bình trong khoảng 6-12 tuần và được sử dụng kết hợp với giám sát glucose tại nhà để điều chỉnh hướng điều trị. Mức lý tưởng cho những người bị bệnh tiểu đường nói chung là dưới 7% và mức này sẽ có thể thay đổi theo độ tuổi và các yếu tố khác. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường khi mức HbA1c bằng hoặc lớn hơn 6,5%.

Cao huyết áp: Tình trạng khi máu chảy trong các mạch máu với áp lực lớn hơn bình thường. Huyết áp cao làm mệt tim, gây hại cho động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Những người bị bệnh tiểu đường nên giữ huyết áp dưới ngưỡng 130/80 mmHg.

Đường huyết cao: Xem tăng đường huyết.

Theo dõi đường huyết tại nhà: Cách tự kiểm tra lượng đường trong máu; còn được gọi là “tự theo dõi đường huyết.” Xét nghiệm này dùng máu toàn phần (chứa huyết tương và tế bào máu) nên kết quả có thể khác kết quả đo trong phòng thí nghiệm chỉ sử dụng huyết tương. Thông thường, các kết quả đường huyết đo trong phòng thí nghiệm có thể cao hơn so với kết quả đường huyết thực hiện tại nhà.

Hormone: Chất được tạo ra từ một cơ quan hoặc một phần của cơ thể được máu vận chuyển đến khu vực khác. Nơi nó giúp kiểm soát một số chức năng nhất định. Ví dụ, insulin là một hormone do các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra để kích thích các tế bào khác sử dụng glucose cung cấp năng lượng.

Insulin nhân tạo: Insulin sản xuất bằng công nghệ sinh học rất giống với insulin mà cơ thể tạo ra. Mã DNA để làm insulin của người được đưa vào vi khuẩn hoặc tế bào nấm men; insulin sinh ra được tinh chiết và sử dụng trên người.

Tăng đường huyết: Đường huyết cao; tình trạng này khá phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường.  Nó xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin.

Tăng huyết áp: Xem cao huyết áp .

Hạ đường huyết: Đường huyết thấp; tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường. Hầu hết các trường hợp xảy ra khi có quá nhiều insulin trong khi lượng đường trong cơ thể không đủ.

Liệt dương: Còn được gọi là “rối loạn chức năng cương dương. Dương vật không có khả năng to dài và cứng lên hoặc duy trì cứng lâu. Một số đàn ông có thể bị bất lực sau khi bị bệnh tiểu đường trong một thời gian dài. Vì các dây thần kinh và mạch máu trong dương vật trở bị tổn thương. Người ta ước tính rằng khoảng 50% nam giới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 gặp chứng rối loạn cương dương.

Luân phiên các vị trí tiêm: Thay đổi các khu vực tiêm insulin trên cơ thể khiến việc tiêm insulin sẽ được dễ dàng hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn. Nếu tiêm cùng một chỗ lặp đi lặp lại nhiều lần, vùng đó sẽ trở nên xơ cứng, hình thành cục u, hoặc vết lõm dưới da (loạn dưỡng lipid) cản trở việc hấp thụ insulin..

Vị trí tiêm: Vị trí trên cơ thể để có thể tiêm insulin dễ dàng nhất.

Insulin: Hormone được sản xuất bởi tế bào beta ở tuyến tụy giúp cơ thể sử dụng đường tạo năng lượng.

Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin:  Trước đây được gọi là bệnh tiểu đường loại 1

Insulin tổng hợp: Một hỗn hợp insulin có chứa insulin tác dụng ngắn, vừa hoặc dài. Bạn có thể mua insulin trộn sẵn để khỏi phải trộn insulin từ hai chai khác nhau.

Bơm Insulin: Một thiết bị được lập trình nhỏ nhắn có kích thước cỡ một chiếc điện thoại di động nhỏ – được đeo trên thắt lưng hoặc để trong túi. Máy này có một ống nhỏ với kim mảnh ở cuối ống. Kim tiêm được cắm vào da bụng và cố định tại chỗ. Dòng insulin được đo lường cẩn thận và tiêm vào cơ thể ở mức ổn định.

Phản ứng insulin: Một tên gọi khác của hạ đường huyết. Điều này xảy ra khi người bị bệnh tiểu đường tiêm quá nhiều insulin, hoặc ăn quá ít, hoặc đã tập thể dục mà không ăn thêm thức ăn.

Thụ cảm Insulin: Khu vực trên màng tế bào cho phép insulin trong máu liên kết với tế bào. Khi tế bào và insulin kết hợp với nhau, tế bào có thể lấy glucose từ máu và sử dụng cho năng lượng.

Kháng insulin: Khi tác dụng của insulin trên cơ bắp, chất béo, và các tế bào gan trở nên kém hiệu quả; hiệu ứng này xảy ra với cả insulin được sản xuất trong cơ thể và insulin tiêm. Do đó, cần insulin liều cao hơn để làm giảm lượng đường trong máu.

Hội chứng kháng insulin hoặc hội chứng chuyển hóa: Hội chứng này được xác định bằng một nhóm các tình trạng sức khỏe gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Quan trọng trong chẩn đoán, bởi vì bạn có thể cải thiện sức khỏe và làm giảm bớt rủi ro.

Hội chứng kháng insulin hoặc hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán khi một người có 3 hoặc nhiều điều sau đây:

  • Huyết áp bằng hoặc cao hơn 130/85 mmHg
  • Đường trong máu lúc nhịn ăn bằng hoặc cao hơn 100 mg/dL
  • Vòng eo 40 inches trở lên đối với nam, 35 inches hoặc hơn đối với phụ nữ
  • Lượng cholesterol HDL thấp(dưới 40mg/dL đối với nam; dưới 50 mg/dL đối với phụ nữ)
  • Triglyceridesbằng hoặc cao hơn 150 mg/dL

Sốc insulin: Một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi mức độ đường trong máu giảm nhanh chóng

Insulin bán chậm: Liều insulin đủ tác dụng trong khoảng nửa ngày hoặc qua đêm. Loại insulin nầy thường được kết hợp với insulin nhanh hoặc ngắn. Bao gồm NPH và Lente.

Đau cách hồi: Đau ở các cơ bắp chân trở đi trở lại, thường là đau khi đi bộ hoặc tập thể dục. Hậu quả từ chứng xơ vữa động mạch của các mạch máu nuôi dưỡng các cơ bắp của chi dưới. Đau cách hồi thường tăng theo tuổi và thường gặp nhất ở những người 60-70 tuổi. Các nguy cơ làm thu hẹp các động mạch gây ra đau cách hồi bao gồm hút thuốc lá, cao huyết áp và tiểu đường. Đã có những thuốc trị tình trạng này.

Máy xịt insulin: Một thiết bị sử dụng áp suất cao để đẩy insulin qua da và vào mô

Bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi vị thành niên: tên gọi trước đây của bệnh tiểu đường loại 1.

Nhiễm toan ceton: Xem ketoacidosis (DKA).

Thể xeton: thường đơn giản gọi là xeton, một trong những sản phẩm của việc đốt chất béo trong cơ thể. Khi không có đủ insulin, cơ thể không thể sử dụng đường (glucose) cho năng lượng, do đó phải tự phá vỡ chất béo và protein. Khi chất béo được sử dụng thì thể xeton, một loại axit, xuất hiện trong nước tiểu và máu. Một số lượng lớn xeton trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm ceton acid. Xeton có thể được phát hiện và theo dõi trong nước tiểu tại nhà bằng các sản phẩm như Ketostix, Chemstrips, và Acetest. Khi lượng đường trong máu luôn cao hơn 250 mg / dl, khi đang bị bệnh hoặc đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường. Thì nên kiểm tra xeton thường xuyên.

Bệnh thận (nephropathy): Ở người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận là bất kỳ điều kiện gì gây ra bởi những thay đổi trong các mạch máu rất nhỏ trong thận. Những thay đổi này gây ra sẹo thận, mà cuối cùng có thể dẫn đến suy thận . Những người  bệnh tiểu đường lâu có thể bị bệnh thận. Một dấu hiệu sớm của bệnh thận là phát hiện các protein trong nước tiểu.

Ngưỡng thận: Xem ngưỡng thận.

Lancet: kim nhọn nhỏ để chích trên da; sử dụng theo dõi đường trong máu.

Điều trị Laser: Việc sử dụng một chùm tia sáng mạnh (laser) để chữa lành các vùng bị tổn thương. Người bị bệnh tiểu đường có thể trị bằng laser để chữa lành các mạch máu trong mắt.

Tiểu đường chậm khởi phát: tên trước đây của bệnh tiểu đường loại 2.

Lipid: Từ chỉ cho một chất béo hoặc giống chất béo trong máu. Cơ thể lưu trữ chất béo như năng lượng để sử dụng trong tương lai, giống bình xăng của một chiếc xe. Khi cơ thể cần năng lượng, nó có thể phá vỡ các chất béo thành axit béo và đốt cháy chúng như glucose. Lượng dư thừa chất béo trong chế độ ăn uống có thể gây ra sự tích tụ chất béo trong thành động mạch – được gọi là “xơ vữa động mạch.” Lượng dư thừa calo từ chất béo hoặc các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến việc tăng cân.

Đường huyết thấp: Xem hạ đường huyết.

Chuyển hóa: Tất cả các quá trình vật lý và hóa học trong cơ thể xảy ra khi thức ăn được chia nhỏ, năng lượng được tạo ra và chất thải đang được sản xuất.

Mg/dL (miligram mỗi decilít): đơn vị đo lường cho biết trọng lượng của một chất chẳng hạn như glucose trong một thể tích cụ thể của máu.

Liều hỗn hợp: Liều được kê đơn trong đó hai loại insulin được kết hợp và tiêm cùng một lúc. Liều hỗn hợp thường được kết hợp một insulin tác dụng nhanh và tác dụng dài hơn. Liều hỗn hợp có thể có sẵn trong cùng một ống tiêm hoặc được trộn tại thời điểm tiêm. Liều hỗn hợp có thể được bác sỹ kê toa để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Bệnh thận: gây ra bởi tổn thương các mạch máu nhỏ hoặc các đơn vị làm sạch máu trong thận. Những người bệnh tiểu đường lâu có thể bị bệnh thận.

Nhà thần kinh học: Bác sỹ trị bệnh về hệ thần kinh (não, tủy sống và dây thần kinh).

Bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh, những người có bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh

Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin: Tên gọi khác của bệnh tiểu đường loại 2

Nhà dinh dưỡng học (nutritionist): Xem chuyên gia dinh dưỡng (dietician).

Béo phì: Một thuật ngữ dùng để mô tả cơ thể dư thừa chất béo; được định nghĩa theo trọng lượng và chiều cao của một người. Gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI= body mass index). Chỉ số BMI trên 30 được xếp loại là béo phì. Béo phì làm cho cơ thể ít nhạy cảm với tác dụng của insulin. Cơ thể tích quá nhiều mỡ được cho là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường.

Bác sỹ nhãn khoa: Bác sỹ điều trị về mắt

Kỹ thuật viên đo thị lực: Một người chuyên nghiệp được đào tạo để kiểm tra mắt, phát hiện và điều trị các vấn đề về mắt và một số bệnh, cho toa và điều chỉnh kính mắt.

Thuốc tiểu đường dạng uống: loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu; thuốc tiểu đường dạng uống được kê cho những người có tuyến tụy vẫn sản xuất một lượng nhỏ insulin. Thuốc này không được sử dụng cho bệnh tiểu đường khi mang thai.

Tụy: Một bộ phận nằm phía sau bên dưới của dạ dày, kích thước cỡ một bàn tay. Nó tạo ra insulin để cơ thể có thể sử dụng năng lượng từ đường.

Thời điểm tối ưu: Thời điểm có hiệu lực mạnh mẽ nhất, chẳng hạn như khi insulin có tác dụng nhất trên đường huyết.

Bệnh nha chu: Tổn thương nướu và các mô xung quanh răng. Những người có bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị bệnh nha chu hơn những người không bị tiểu đường.

Bệnh thần kinh ngoại biên: Loại tổn thương thần kinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến bàn chân và chân.

Bệnh mạch máu ngoại biên (PVD): Một điều kiện bất thường có ảnh hưởng đến các mạch máu ngoài tim. Thường là ở bàn tay và bàn chân; thường xảy ra như là kết quả của lưu lượng máu giảm và thu hẹp các động mạch do xơ vữa động mạch. Những người có bệnh tiểu đường trong một thời gian dài có thể bị PVD.

Bác sỹ chuyên khoa chân: Một chuyên gia sức khỏe chẩn đoán và xử lý các vấn đề về chân .

Uống nhiều: Quá khát nước kéo dài trong thời gian dài; có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều (Polyphagia): đói và ăn uống quá mức; có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi mức insulin giảm hoặc do đề kháng insulin, các tế bào của cơ thể không nhận được đủ lượng đường, gây ra đói. Những người có chứng ăn nhiều thường sụt cân, mặc dù họ ăn nhiều hơn bình thường. Vì lượng calo dư thừa bị mất trong nước tiểu dưới dạng đường (glucose).

Chất béo không bão hòa: Một loại chất béo có thể thay thế cho các chất béo bão hòa trong chế độ ăn kiêng và có thể giảm LDL cholesterol ” xấu ”.

Đa niệu: tăng nhu cầu đi tiểu thường xuyên; một dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường.

Protein: Một trong ba loại chính của thực phẩm. Protein được tạo ra từ các axit amin, được gọi là “khối xây dựng của các tế bào.” Các tế bào cần protein để phát triển và tự sửa chữa. Protein có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, gia cầm, trứng, các loại đậu và sữa.

Insulin tác dụng nhanh: bao gồm insulin cần cho bữa ăn được tiêm cùng lúc. Loại insulin này thường được sử dụng với insulin tác dụng dài hơn. Bao gồm Humalog, Novolog, và Humulin R.

Phản ứng dội ngược: Xem hiệu ứng Somogyi.

Insulin thường: Một loại insulin tác dụng nhanh

Võng mạc: Phần trung tâm của lớp lót mặt sau của mắt nhận cảm ánh sáng. Có nhiều mạch máu nhỏ mà đôi khi bị tổn thương ờ người bệnh tiểu đường kinh niên.

Bệnh võng mạc: Một căn bệnh của các mạch máu nhỏ ở võng mạc.

Yếu tố nguy cơ: Bất cứ điều gì làm tăng cơ hội phát triển một bệnh hoặc tình trạng của một người.

Saccharin: Một chất ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường ăn. Bởi vì nó không có calo và không làm tăng lượng đường trong máu. Được bán dưới hiệu SugarTwin và Sweet’N Low.

Tự giám sát glucose máu: Xem theo dõi lượng đường trong máu tại nhà.

Insulin tác dụng ngắn: cung cấp insulin cần cho bữa ăn trong vòng 30-60 phút; bao gồm Humulin hoặc novolin, hoặc Velosulin (trong bơm insulin).
Hiệu ứng Somogyi: Còn được gọi là “hiệu ứng dội ngược”, nó xảy ra khi đường huyết chuyển nhanh từ một mức độ rất thấp đến một mức độ rất cao. Nó thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm. Những người có nồng độ đường trong máu cao vào buổi sáng có thể cần phải kiểm tra lượng đường trong máu vào giữa đêm. Nếu lượng đường trong máu thấp liên tục, nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối hoặc giảm liều insulin.

Sorbitol: Một loại đường – sản phẩm từ các loại trái cây – mà cơ thể sử dụng 1 cách chậm rãi. Nó là một chất làm ngọt được sử dụng trong chế độ ăn kiêng và được gọi là ” chất làm ngọt dinh dưỡng “. Vì nó có bốn calo trong mỗi gram, giống như đường ăn và tinh bột. Các hợp chất này được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm. Được dán nhãn là ” không có đường ” và ” không thêm đường ” và có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Thực phẩm được dán nhãn ” không có đường ” không nhất thiết có nghĩa là không có carbohydrate.

Stevia: Một chất thế đường tự nhiên mà không có calo. Truvia là tên thương hiệu cho chất làm ngọt được làm từ lá stevia.

Đường Sucrose: đường cát; một dạng đường mà cơ thể phải phá vỡ thành một hình thức đơn giản hơn trước khi máu có thể hấp thụ và đưa vào các tế bào.

Đường Sucralose: Một chất làm ngọt nhân tạo ngọt gấp 600 lần so với đường bình thường. Có thể được sử dụng trong nấu ăn. Splenda là một tên thương hiệu của đường sucralose.

Đường: Một nhóm các carbohydrate có vị ngọt. Đường là một nhiên liệu cho cơ thể sử dụng nhanh chóng và dễ dàng. Một số loại đường như lactose, glucose, fructose, và sucrose.

Sulfonylureas: Thuốc dạng viên nén hoặc viên nang dùng làm giảm mức độ đường trong máu. Các loại thuốc tiểu đường dạng uống làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin.

Triglyceride: Chất béo trong máu lấy từ thực phẩm chúng ta ăn; hầu hết các chất béo chúng ta ăn, kể cả bơ, bơ thực vật, dầu, là ở dạng triglyceride. Triglycerides thừa được lưu trữ tại các tế bào mỡ trong cơ thể. Cơ thể cần insulin để loại bỏ chất béo nầy trong máu.

Bệnh tiểu đường loại 1: Một loại bệnh tiểu đường, trong đó các tế bào sản xuất insulin (được gọi là các tế bào beta) của tụy bị hư hỏng. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 sản xuất rất ít hoặc không có insulin. Vì vậy glucose không thể vào các tế bào để cho năng lượng. Điều này làm cho đường trong máu tăng lên. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.

Bệnh tiểu đường loại 2: Một loại bệnh tiểu đường, trong đó insulin được sản xuất hoặc là không đủ hoặc cơ thể của người đó không đáp ứng với lượng insulin bình thường. Do đó, glucose trong máu không thể đi vào các tế bào để cơ thể sử dụng làm năng lượng. Điều này dẫn đến sự gia tăng mức độ glucose (đường) trong máu.

U-100: Xem đơn vị insulin.

Loét: Một tổn thương ở da; đau sâu. Những người bị bệnh tiểu đường có thể bị loét từ vết xước nhỏ trên bàn chân hoặc cẳng chân, vết rách lành chậm, hoặc từ cọ xát của những đôi giày không vừa chân. Loét có thể bị nhiễm trùng và cần được điều trị kịp thời.

Insulin siêu chậm (Ultralente insulin): Một loại insulin có tác dụng lâu. Thông thường, loại insulin này tác động kéo dài từ 25-36 giờ sau khi tiêm. Đây là loại insulin bắt đầu tác động sau khi tiêm 4-5 giờ và hoạt động mạnh mẽ nhất lúc 8 đến 14 giờ sau khi tiêm. Các loại insulin tác dụng kéo dài bao gồm có Lantus và Humulin.

Đơn vị insulin: Đây là thước đo cơ bản của insulin; U-100 là hàm lượng phổ biến nhất của insulin. U-100 có nghĩa là có 100 đơn vị insulin mỗi mililit (ml) chất lỏng. Đối với bệnh nhân có đề kháng insulin nặng, liều insulin có sẵn là U-500.

Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra xeton trong nước tiểu; với bệnh tiểu đường loại 1, hoặc bị tiểu đường trong lúc mang thai. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn kiểm tra xeton trong nước tiểu. Kiểm tra dễ dàng tại nhà với que nhúng.

Bác sỹ tiết niệu: bác sỹ chuyên điều trị các bệnh đường tiết niệu ở nam giới và phụ nữ, cũng như điều trị cơ quan sinh dục cho nam giới

Viêm âm đạo: Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng các mô âm đạo; một người phụ nữ với tình trạng này có thể bị ngứa hoặc rát hoặc tiết dịch âm đạo . Những phụ nữ có bệnh tiểu đường có thể bị viêm âm đạo thường xuyên hơn so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.

Mạch máu: Liên quan đến các mạch máu của cơ thể (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).

Tĩnh mạch: Mạch máu mang máu đến tim

Thủ thuật loại bỏ dịch thuỷ tinh (Vitrectomy): Một thủ thuật loại bỏ chất keo ở giữa nhãn cầu bởi vì nó có máu và mô sẹo chặn tầm nhìn. Bác sỹ phẫu thuật nhãn khoa sẽ thay thế chất keo mờ bằng một chất lỏng trong suốt.

Xylitol: Một chất ngọt dinh dưỡng được sử dụng trong thực phẩm ăn kiêng; nó được cơ thể hấp thu 1 cách từ từ, và chứa ít calo hơn so với đường ăn.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-glossary-terms

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích