menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chế độ ăn ít carbohydrate và bệnh tiểu đường

user

Ngày:

16/03/2023

user

Lượt xem:

225

Bài viết thứ 67/71 thuộc chủ đề “Bệnh tiểu đường”

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến không ít người trên toàn thế giới. Hiện tại, thế giới có hơn 400 triệu người mắc bệnh.

Mặc dù bệnh tiểu đường là một bệnh lý khá phức tạp, nhưng quan trọng nhất trong việc quản lý bệnh là duy trì lượng đường máu ở mức độ phù hợp sẽ giảm đáng kể các biến chứng của bệnh. Và chế độ ăn ít carbohydrate (carb) là một trong những biện pháp tốt có thể thực hiện để quản lý bệnh tiểu đường.

Tiểu đường và vai trò của thức ăn?

Ở người bình thường, cơ thể sẽ chuyển hóa thức ăn thành các phân tử glucose tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chính nồng độ glucose trong máu là đường máu mà mọi người hay nhắc đến khi đọc về bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu quá cao thì tuyến tụy sẽ tiết ra hormone insulin để đưa đường vào tế bào, từ đó duy trì lượng đường máu ổn định.

Ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình tự điều chỉnh của cơ thể bị rối loạn, điều này có thể dẫn tới lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Dù cho lượng đường máu cao hay thấp đều có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Trong 3 nhóm chất dinh dưỡng chính như chất đạm, carb và chất béo thì carb có tác động lớn nhất đến việc quản lý lượng đường trong máu. Khi bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều carb, họ cần một lượng lớn insulin, thuốc hoặc cả hai để quản lý lượng đường trong máu. Vì vậy với chế độ ăn ít carb sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh một phần.

Chế độ ăn ít carbohydrate có thực sự giúp quản lý bệnh tiểu đường?

che-do-an-it-carbohydrate-va-benh-tieu-duong

Trên thực tế, trước khi khoa học phát hiện ra insulin vào năm 1921 thì chế độ ăn ít carb được coi là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường (kể cả loại 1 hay loại 2) sử dụng chế độ ăn này đã có sự cải thiện về lượng đường máu và bệnh được quản lý tốt hơn trước đó.

Lượng carbohydrate lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường?

Hiện tại, lượng carb lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường vẫn đang là một chủ đề gây tranh cãi, chưa có bất kỳ sự đồng thuận hay thống nhất nào. Đa số ý kiến cho rằng lượng carb tối ưu là thay đổi theo từng bệnh nhân.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), không có chế độ ăn ít carb nào phù hợp với tất cả bệnh nhân tiểu đường. Thực đơn bữa ăn phải được cá nhân hóa cho mỗi người, tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu đường máu của bạn. ADA cũng khuyến nghị bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để xác định lượng carb phù hợp với họ.

Tuy nhiên, thay vì loại bỏ hẳn carb ra khỏi bữa ăn thì chế độ ăn ít carb tốt cho sức khỏe hơn như thay thế tinh bột, bột mì bằng những thức ăn chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như rau, quả hạch, và các loại hạt.

Những carbohydrate nào gây tăng lượng đường trong máu?

Trong thực vật, carb bao gồm tinh bột, đường và chất xơ. Chỉ có tinh bột và đường mới làm tăng lượng đường trong máu.

Chất xơ trong thức ăn, dù là chất xơ hòa tan hay không hòa tan đều không bị chuyển hóa thành glucose nên không làm tăng lượng đường trong máu.

Ví dụ: 1 dĩa súp lơ chứa 5 gam carb thì 3 gam trong đó là chất xơ, do đó chỉ có 2 gam carb được chuyển hóa thành glucose.

Một điều thú vị hơn là chất xơ prebiotic đã được chứng minh giúp cải thiện lượng đường trong máu lúc đói và các chỉ dấu sức khỏe khác ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thức ăn nên dùng và nên tránh?

Nên dùng: Bạn có thể ăn các loại thực phẩm ít carb sau đây. Ngoài ra, hãy đảm bảo có đủ protein trong mỗi bữa ăn:

  •  Thịt, gia cầm và hải sản
  •  Trứng
  •  Phô mai
  •  Các loại rau không có tinh bột
  •  Bơ
  •  Dầu ô liu, dầu dừa

che-do-an-it-carbohydrate-va-benh-tieu-duong

Thực phẩm nên dùng vừa phải: Bạn có thể ăn các loại thực phẩm sau với số lượng ít trong các bữa ăn, tùy thuộc vào sự dung nạp carb của mỗi người:

  • Quả mọng: 1 cốc hoặc ít hơn
  • Sữa chua: 1 cốc hoặc ít hơn
  • Phô mai Cottage: 1/2 cốc hoặc ít hơn
  • Các loại hạt và đậu phộng: 30 – 60 gram
  • Hạt lanh hoặc hạt chia: 2 muỗng canh
  • Sô cô la đen (ít nhất 85% ca cao): 30 gram hoặc ít hơn
  • Rượu vang: 120 ml

Các loại rau như đậu hà lan, đậu lăng, và quả đậu là các nguồn đạm và carb tốt cho sức khỏe.

Giảm mạnh lượng carb thường làm giảm nồng độ insulin, khiến thận giải phóng natri và nước. Vì vậy hãy uống nhiều nước, một số thực phẩm ít carb mặn khác để bù cho natri bị mất.

Tuy nhiên, nếu bạn bị suy tim sung huyết, bệnh thận hoặc huyết áp cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng natri trong chế độ ăn uống của bạn.

Các thực phẩm cần tránh: Những thực phẩm này có nhiều carb và có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường:

  • Bánh mì, mì ống, ngũ cốc, ngô và các loại ngũ cốc khác
  • Rau củ chứa nhiều tinh bột: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ và khoai môn
  • Sữa
  • Trái cây khác ngoài quả mọng
  • Nước trái cây, soda, trà ngọt,…
  • Bia
  • Món tráng miệng, đồ nướng, kẹo,…

Tài liệu tham khảo

 https://www.healthline.com/nutrition/low-carb-diet-for-diabetes

 

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích