menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tiểu đường có gây phù chân không?

user

Ngày:

25/05/2022

user

Lượt xem:

1731

Bài viết thứ 61/71 thuộc chủ đề “Bệnh tiểu đường”

Phù ngoại vi là tình trạng sưng nề ở bàn chân, cổ chân và cẳng chân. Phù có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Nếu bạn có đái tháo đường, bạn cần cẩn thận khi xuất hiện phù.

Phù là kết quả của sự tích tụ nước khi mạch máu nhỏ bị tổn thương hoặc khi chúng bị rò rỉ vào các mô xung quanh. Bệnh nhân tiểu đường thường có các vấn đề về dòng chảy của máu. Khi máu không lưu thông tốt, vết thương sẽ chậm lành hoặc không thể lành hoàn toàn. Phù làm vết thương chậm lành hơn, nên cần phải kiểm soát.

Triệu chứng

  • Da căng hoặc bóng
  • Sưng mắt
  • Da bị lõm khi ấn vào
  • Da sưng nhưng vẫn chắc, không bị lõm khi ấn vào

Phù ở bệnh nhân tiểu đường

Nguyên nhân

Phù chân có thể do nhiều nguyên nhân không liên quan đến tiểu đường:

  • Không hoạt động đủ
  • Đứng hoặc ngồi thời gian dài
  • Phẫu thuật
  • Bỏng
  • Thời tiết nóng
  • Mang thai
  • Thuốc
  • Ăn quá nhiều muối
  • Ăn kiêng

Nếu chỉ phù một bên chân, có thể do:

  • Thuyên tắc tĩnh mạch sâu
  • Chấn thương
  • Tắc mạch bạch huyết
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm tủy xương

Nguyên nhân liên quan đến tiểu đường.

Phù có thể do bệnh tim, vấn đề về lưu thông máu, bệnh gan, bệnh thận. Tiểu đường làm tăng nguy cơ của các tình trạng đó.

Một vài thuốc điều trị tiểu đường có thể gây phù như Actos (pioglitazone) and Avandia (rosiglitazone maleate). Chúng cũng có thể gây vấn đề tim mạch. Vì vậy, không nên sử dụng cho bất cứ người nào bị suy tim sung huyết – tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu bình thường dẫn đến máu và dịch quay lại mô. Người bị đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim hoặc suy tim gấp hai lần. Nếu tiểu đường gây tổn thương thần kinh, triệu chứng sẽ không được chú ý.

Như vậy, phù chân có thể liên quan đến tiểu đường hoặc không. Chế độ ăn, mức hoạt động, thay đổi hormone, thậm chí là thời tiết có thể dẫn đến phù. Một vài tình trạng sức khỏe khác cũng có thể là nguyên nhân.

Chăm sóc

Một số cách có thể sử dụng để giảm phù:

  • Nâng cao chân
  • Mang vớ hỗ trợ
  • Vận động
  • Chế độ ăn hạn chế muối

Sử dụng thuốc sớm nếu:

  • Phù không cải thiện hoặc phù nặng hơn
  • Tiền sử có bệnh gan, và xuất hiện phù chân, chướng bụng hoặc tiền sử có bệnh tim và xuất hiện phù
  • Khu vực sưng xuất hiện đỏ hoặc nóng
  • Đi tiểu ít
  • Đang mang thai và đột ngột phù từ trung bình đến nặng

Kết luận

Phù ngoại vi là sự tích trữ nước ở cẳng chân hoặc bàn chân. Nếu có tiểu đường, sự thay đổi mạch máu có thể là nguyên nhân của phù. Một số thuốc và tình trạng sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân.

Phù có thể liên quan đến tiểu đường hoặc không. Cần liên hệ với bác sĩ để điều trị vì phù chân có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe quan trọng.

Tài liệu tham khảo

Danielle Weiss, MD (2022) The Relationship Between Peripheral Edema  and Diabetes,  January 07, 2022 From

https://www.verywellhealth.com/peripheral-edema-and-diabetes-1087725

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích