menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tự sát ở tuổi thiếu niên

user

Ngày:

27/10/2013

user

Lượt xem:

385

Bài viết thứ 08/23 thuộc chủ đề “Những hướng dẫn dành cho thanh thiếu niên”

Tại sao trẻ thiếu niên lại tự sát?

Hầu hết những thiếu niên được phỏng vấn sau một lần cố ý tự sát nói rằng họ làm vậy bởi vì họ cố để thoát khỏi một tình huống không thể đối phó hoặc để được giải thoát khỏi những suy nghĩ xấu xa hoặc những cảm xúc cực kỳ tồi tệ. Việc họ không muốn chết cũng nhiều như cảm giác muốn thoát khỏi những gì đã xảy ra. Và vào thời điểm cụ thể đó, chết có vẻ như là lối ra duy nhất.

Một số người đã tự vẫn có thể do nỗ lực để thoát khỏi cảm giác bị từ chối, tổn thương, hoặc mất mát. Những người khác lại do cảm thấy tức giận, xấu hổ, hay tội lỗi về một cái gì đó. Một số người có thể lo lắng vì đã làm gia đình hoặc bạn bè thất vọng. Và một số cảm thấy không được mong muốn, không được yêu thương, là nạn nhân, hoặc là gánh nặng cho người khác.

Tự sát

Tất cả chúng ta đều đôi khi cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm xúc hoặc trong những tình huống khó khăn. Nhưng hầu hết mọi người vượt qua nó hoặc có thể đưa vấn đề trong bối cảnh có thể giải quyết được và tìm mọi cách để thực hiện nó với quyết tâm và hy vọng. Vì vậy tại sao lại có người cố tự sát khi người khác trong cùng tình huống khó khăn lại không như thế? Điều gì làm cho một số người phục hồi tốt hơn (trong việc đối phó với những thất bại và những khó khăn của cuộc sống) những người khác? Điều gì làm cho một người không thể nhìn thấy lối thoát của một tình huống xấu ngoài việc kết thúc cuộc sống của mình?

Câu trả lời cho những câu hỏi nằm ở một thực tế là hầu hết những người tự sát bị trầm cảm.

Trầm cảm

Trầm cảm khiến mọi người tập trung chủ yếu vào thất bại và thất vọng, nhấn mạnh mặt tiêu cực của tình huống họ mắc phải, và làm giảm khả năng và giá trị của bản thân. Một người bị trầm cảm nặng không thể nhìn thấy khả năng có một kết quả tốt và tin rằng họ sẽ không bao giờ được hạnh phúc hoặc những điều tốt sẽ không bao giờ xảy ra cho họ một lần nữa.

Trầm cảm ảnh hưởng đến những suy nghĩ của một người theo cách làm họ không nhìn thấy sự việc có thể được khắc phục. Nó như thể trầm cảm đặt một bộ lọc tư duy con người ra toàn những suy nghĩ méo mó. Đó là lý do tại sao người trầm cảm không nhận ra rằng tự tử là một giải pháp vĩnh viễn cho một vấn đề tạm thời giống như người khác nhận thấy. Một thiếu niên trầm cảm có thể cảm thấy như không có cách nào khác để giải quyết rắc rối, không có lối thoát khỏi cảm xúc đau đớn, hoặc không còn cách nào để chia sẻ nỗi bất hành tột cùng.

Trầm cảm

Đôi khi những người muốn tự tử có thể không biết họ đang chán nản. Họ không biết rằng đó là chứng trầm cảm – chứ không phải từ tình huống đang mắc phải – gây ảnh hưởng đến cách nhìn của họ “không có lối thoát”, “nó sẽ không bao giờ tốt hơn”, “không có gì tôi có thể làm” hoặc những kiểu như thế.

Khi trầm cảm được điều trị thích hợp, những suy nghĩ méo mó sẽ được xóa bỏ. Người ấy có thể tìm thấy niềm vui, năng lượng, và hy vọng một lần nữa. Nhưng trong thời kỳ một người cực kỳ chán nản, suy nghĩ tự tử là một mối nguy có thực.

Những người với tình trạng gọi là rối loạn lưỡng cực cũng có nguy cơ tự sát. Rối loạn đó khiến họ trải qua cuộc sống với những lần vô cùng chán nản xen kẽ với các giai đoạn tràn trề năng lượng một cách bất thường (được gọi là mania hoặc manic). Cả hai giai đoạn cực đoan của rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng và bóp méo tâm trạng, cách nhìn nhận, và đánh giá của một người. Với những người có tình trạng này, đó là một thách thức để nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh chung để có thể đưa ra quyết định đúng.

Lạm dụng chất kích thích

Thanh thiếu niên với vấn đề rượu và ma túy cũng thuộc nhóm nguy cơ cao có suy nghĩ và hành vi tự tử. Rượu và một số loại thuốc có tác dụng gây trầm cảm trên não. Lạm dụng các chất này có thể gây nên trầm cảm nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng với những thanh thiếu niên đã có xu hướng trầm cảm vì cơ địa, tiền sử gia đình hoặc những căng thẳng khác trong cuộc sống.

Vấn đề có thể tồi tệ hơn bởi vì nhiều người đang chán nản có thể dùng rượu hay ma túy như một lối thoát. Nhưng họ không nhận ra rằng ảnh hưởng bởi rượu và ma túy trên não bộ thực sự có thể làm nặng thêm tình trạng trầm cảm trong thời gian dài.

Ngoài các hiệu ứng trầm cảm, rượu và ma túy làm thay đổi khả năng phán xét của một người. Chúng ảnh hưởng đến khả năng đánh giá rủi ro, đưa ra lựa chọn tốt, hay tìm ra giải pháp cho vấn đề. Nhiều trường hợp tự tử xảy ra khi bị ảnh hưởng bởi rượu hay ma túy.

Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người ai đang chán nản hoặc những người có vấn đề rượu hay ma túy sẽ cố tự giết mình. Nhưng những điều kiện này-đặc biệt kết hợp cả hai – làm tăng nguy cơ tự sát của một người.

Không phải lúc nào cũng có kế hoạch trước khi tự tử

Thỉnh thoảng một người chán nản lên kế hoạch tự sát trước. Tuy nhiên, nhiều lần, việc tự sát xảy ra bốc đồng, trong một thời điểm cảm thấy cực kỳ buồn bã. Một tình huống như chia tay, bất đồng dữ dội với bố mẹ, có thai ngoài ý muốn, bị cô lập bởi người khác, hoặc là nạn nhân trong bất cứ cách nào có thể làm một người nào đó cảm thấy rất buồn bã. Thông thường, một tình huống như thế này, đang ở đỉnh của sự trầm cảm có sẵn, như giọt nước làm tràn ly.

Một số người cố gắng tự tử có nghĩa là phải chết và một số khác không hoàn toàn chắc chắn họ muốn chết. Đối với một số người, nỗ lực tự sát là một cách bày tỏ nỗi đau sâu thẳm của họ. Họ không thể nói ra cảm giác của mình, do đó đối với họ, cố tự sát giống như cách duy nhất để truyền đi thông điệp của họ. Đáng buồn thay, những người thực sự không muốn tự giết mình cuối cùng lại phải chết hoặc bị tổn thương trầm trọng.

Dấu hiệu cảnh báo

Thường có những biểu hiện được bộc lộ khi có ai đó đang suy nghĩ hoặc lập kế hoạch tự sát. Đây là một vài dấu hiệu:

  • Nói về tự tử hay cái chết nói chung
  • Nói về “đi xa”
  • Đề cập đến những điều họ “sẽ không cần”, và cho đi tài sản
  • Nói về cảm giác tuyệt vọng hoặc cảm giác tội lỗi
  • Tách khỏi bạn bè hoặc gia đình và mất mong muốn đi ra ngoài
  • Không có mong muốn tham gia vào những điều yêu thích hoặc các hoạt động
  • Gặp khó khăn khi tập trung hoặc suy nghĩ rõ ràng
  • Trải qua những thay đổi trong ăn uống hoặc thói quen ngủ
  • Có các hành vi tự hủy hoại (uống rượu, uống thuốc, hoặc tự cắt rạch thân thể )

Nếu điều này xảy ra với bạn?

Nếu bạn đang có suy nghĩ về việc tự tử, bạn cần sự giúp đỡ ngay lập tức. Chứng trầm cảm có tác động rất mạnh. Bạn không thể chờ đợi và hy vọng rằng tâm trạng của mình có thể cải thiện. Khi một người đã cảm thấy thất vọng trong thời gian dài, sẽ khó có thể trở lại và nhìn nhận sự việc một cách khách quan.

Nói chuyện với ai đó bạn tin tưởng ngay khi có thể. Nếu bạn không thể nói với cha mẹ, hãy tìm đến huấn luyện viên, họ hàng, tư vấn viên, mục sư/ sư thầy, hoặc giáo viên. Gọi đường dây nóng hỗ trợ trực tiếp hoặc các số điện thoại khẩn cấp tại địa phương.

Các đường dây điện thoại miễn phí 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần bởi những nhân viên đã được đào tạo, những người có thể giúp bạn mà không biết danh tính hay nhân diện của bạn. Tất cả các cuộc gọi sẽ được bảo mật – không ai sẽ tìm hiểu rằng người đã gọi là ai. Họ ở đó để giúp bạn tìm ra cách để giải quyết các tình huống khó khăn.

Nếu điều đó xảy ra với người bạn biết?

Trò chuyện với người bạn cho rằng đang có ý định tự sát là một khởi đầu tốt. Nó cho phép bạn giúp đỡ những người khác, và chỉ nói về nó cũng có thể giúp những người này cảm thấy bớt lẻ loi, được quan tâm và thấu hiểu.

Bàn về những chuyện đã qua cũng có thể giúp cho người đó có cơ hội xem xét những giải pháp khác để giải quyết vấn đề. Phần lớn những người đang có ý định tự sát sẵn sàng nói chuyện nếu ai đó hỏi han với sự thật lòng quan tâm và lo lắng. Bởi vì những người đang chán nản không thể thấy được giải pháp hay bất cứ chuyện gì khác, tốt hơn hết nên có một ai đó có thể đồng hành cùng họ trong việc tìm ra một cách giải quyết khác với việc tự vẫn.

Ngay cả khi bạn thề sẽ giữ bí mật, bạn vẫn phải tìm sự trợ giúp càng sớm càng tốt – cuộc sống của người đó phụ thuộc vào điều này. Một người có suy nghĩ nghiêm túc về việc tự tử có thể đã chìm trong một hố sâu cảm xúc mà bản thân họ không thể nhận ra rằng mình cần được giúp đỡ. Hãy báo ngay cho người lớn ngay khi có thể.

Nếu cần thiết, bạn cũng có thể gọi số điện thoại tư vấn hoặc các đường dây khẩn cấp. Những thông tin này sẽ được bảo mật và nhân viên ở đây sẵn lòng lắng nghe và giúp bạn biết phải làm gì.

Đôi khi những bạn trẻ cố ý tự sát, và một số qua đời, đã không có bất cứ biểu hiện gì. Điều này làm những người thương yêu họ không chỉ đau buồn mà còn cảm thấy tội lỗi và tự hỏi liệu họ đã bỏ qua dấu hiệu nào. Thành viên gia đình và bạn bè của những người qua đời do tự sát nên hiểu rằng đôi khi không có một cảnh báo nào, và họ không nên tự trách mình.

Khi người chết do tự sát, những người còn lại có thể vật lộn với một cảm xúc đau đớn khủng khiếp. Những thanh thiếu niên đã có những mất mát, khủng hoảng, hoặc có người thân tự sát, sẽ đặc biệt dễ tổn thương với những ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Nếu bạn đã gần gũi với một người đã có ý định, hoặc đã tự sát, hãy trò chuyện với một bác sĩ trị liệu hoặc cố vấn tâm lý – một người được đào tạo trong việc đối phó với vấn đề phức tạp này. Hoặc, bạn hãy tìm đến những người có hoàn cảnh tương tự để được chia sẻ cảm xúc và được hỗ trợ.

Đối phó với những vấn đề này

Cuộc sống ở tuổi thiếu niên không hề dễ dàng. Các bạn phải chịu rất nhiều áp lực, từ xã hội, trường học và từ chính bản thân. Và với những bạn còn phải đối phó với các vấn đề như bạo lực, lạm dụng hay ngược đãi, cuộc sống càng thêm phần khó khăn.

Một số thanh thiếu niên lo lắng những mối quan hệ và tình dục, tự hỏi sự hấp dẫn và những cảm xúc đó có bình thường không, hoặc họ có được yêu thương và chấp nhận không. Những người khác thì vật lộn với ngoại hình và vấn đề về ăn uống của mình. Việc luôn cố đạt đến những hình ảnh lý tưởng siêu thực khiến họ luôn cảm thấy bất mãn về bản thân.

Một số bạn thì có vấn đề về khả năng tập trung và gặp khó khăn trong học tập. Họ có thể thấy thất vọng về bản thân, hoặc cảm thấy họ là nỗi thất vọng của người khác.

Những vấn đề này có thể khó khăn và trầm trọng dần lên – và dẫn đến trầm cảm nếu phải trải quá lâu mà không được giải tỏa hoặc hỗ trợ. Tất cả chúng ta đều phải đấu tranh với những vấn đề hay các sự kiện đau khổ một lúc nào đó. Vậy làm thế nào để mọi người trải qua mà không trở nên chán nản? Một phần nhờ vào sự kết nối với gia đình, bạn bè, trường học, đức tin, và các mạng lưới hỗ trợ khác.

Người ta có thể đối phó tốt hơn với những hoàn cảnh khó khăn khi họ có ít nhất một người tin tưởng vào họ, mong muốn mọi điều tốt nhất cho họ, và người mà họ có thể tâm sự. Mọi người cũng có thể đối phó tốt hơn khi họ lưu ý rằng hầu hết các vấn đề là tạm thời và có thể khắc phục.

Khi phải đấu tranh với một vấn đề, rất có ích khi:

  • Kể với người bạn tin tưởng những gì đang xảy ra với mình.
  • Hãy ở cạnh những người quan tâm và nhìn nhận tích cực.
  • Nhờ một người nào đó giúp bạn tìm hiểu về ấn đề bạn đang phải đối mặt.
  • Hợp tác với một bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên tư vấn nếu vấn đề khiến bạn trở nên tồi tệ và chán nản – hoặc khi bạn không được hỗ trợ hoặc cảm thấy bạn không thể đối phó nổi.
Xem thêm bài Làm thế nào để đối phó với căng thẳng ở độ tuổi thiếu niên?

Tư vấn viên và nhà trị liệu có thể hỗ trợ về tinh thần và có thể giúp các bạn trẻ xây dựng kỹ năng đối phó của riêng họ với từng vấn đề. Tham gia một mạng lưới hỗ trợ với những người đã vượt qua vấn đề giống bạn cũng rất có ích – ví dụ, các vấn đề về biếng ăn, ngoại hình, sống với một thành viên trong gia đình hay say xỉn, hoặc các vấn đề giới tính và sức khỏe tình dục. Các nhóm này có thể giúp cung cấp một môi trường nơi mà bạn có thể nói về các vấn đề của mình với những người chia sẻ cùng mối quan tâm với bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/emotional-well-being/suicide.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích