menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên giai đoạn 15 đến 17 tuổi

user

Ngày:

09/06/2015

user

Lượt xem:

1735

Bài viết thứ 22/23 thuộc chủ đề “Những hướng dẫn dành cho thanh thiếu niên”

Việc học tập

Ở độ tuổi vị thành niên, các em cần chuẩn bị cho vào đại học, cao đẳng hoặc các trường dạy nghề. Các em cũng thường bắt đầu một số công việc làm thêm trong thời gian học trung học cơ sở.

Sự phát triển cảm xúc và đời sống xã hội

Lứa tuổi thanh thiếu niên thường có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi các bạn cùng lứa tuổi hơn là cha mẹ của mình ở cả phương diện thông tin cũng như nhu cầu nhận được sự giúp đỡ. Trong giai đoạn này, các em cũng có nguy cơ cao đối với khả năng mắc các rối loạn về thần kinh ví dụ như chán nản hoặc lo lắng. Đồng thời hứng thú với quan hệ tình dục cũng tăng lên.

Tiêm chủng vaccine

Ở độ tuổi 15 đến 17, phần lớn các em đã được tiêm đầy đủ các loại vaccine. Một mũi vaccine bạch hầu, ho gà uốn ván, một mũi vaccine phòng ngừa viêm gan A, thủy đậu, sởi… có thể được tiêm nhắc lại hoặc bổ sung trong giai đoạn này nếu các em chưa được tiêm chủng những vaccine này khi còn nhỏ. Các em nữ có thể được tiêm một mũi vaccine phòng HPV (human papillomavirus vaccine) – ngừa ung thư cổ tử cung; vaccine này gồm 3 liều, mỗi liều tiêm cách nhau 6 tháng.Vaccine HPV thường được chủng ngừa bắt đầu ở độ tuổi từ 11 đến 12 mặc dù cũng có thể tiêm sớm hơn khi 9 tuổi. Vaccine cúm hàng năm cũng nên được xem xét và lựa chọn tiêm chủng cho các em vào thời điểm dịch cúm thường hay xảy ra.

Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra về thị lực và thính lực cho các em nên được tiến hành định kì hàng năm. Đặc biệt thị lực của trẻ nên được kiểm tra ít nhất 1 lần trong giai đoạn từ 15 đến 17 tuổi. Ngoài ra tùy thuộc vào từng nhóm nguy cơ cụ thể, các em nên kiểm tra sức khỏe bằng một số xét nghiệm như hội chứng thiếu máu (anemia), lao (tuberculosis) và hàm lượng cholesterol. Các em cũng nên được kiểm tra về việc có uống bia rượu hoặc sử dụng các chất gây nghiện hay không. Đối với các em đang có quan hệ với bạn khác giới, một số kiểm tra về các bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm về khả năng mang thai hoặc HIV là cần thiết. Các sàng lọc về ung thư cổ tử cung nên được áp dụng kiểm tra cho người đã quan hệ tình dục được khoảng 3 năm.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

  • Việc cung cấp đầy đủ canxi là rất cần thiết đối với các em ở độ tuổi thiếu niên. Vì vậy vào thời gian này, các em được khuyến khích uống sữa giàu canxi và có hàm lượng chất béo thấp đầy đủ hàng ngày. Đối với các em không uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày một cách thường xuyên, các thức ăn giàu canxi như là nước ngọt, bánh mì, một số loại ra củ hoặc cá hộp giàu canxi cũng là một cách hiệu quả để cung cấp canxi đầy đủ.
  • Uống thật nhiều nước. Tuy nhiên đối với nước hoa quả, nên hạn chế uống từ 8-12 ounces (240- 350 ml) mỗi ngày. Tránh sử dụng đồ uống có đường và soda.
  • Không khuyến khích bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Các em nên ăn đầy đủ rau quả cũng như thịt cá.
  • Tránh lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất béo, muối và đường cao như là kẹo, bánh ngọt hoặc là khoai tây chiên vì những thức ăn này không tốt cho sức khỏe.
  • Khuyến khích các em giúp nấu món ăn hay chuẩn bị bàn ăn
  • Khuyến khích các em ăn cơm đúng bữa theo giờ quy định và ăn cùng với gia đình bất kì khi nào có thể, việc giao tiếp trong bữa ăn là cần thiết, hạn chế các loại đồ ăn nhanh và ăn ở nhà hàng.
  • Đánh răng 2 lần 1 ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì 2 năm một lần.

Giấc ngủ

  • Thời gian ngủ đầy đủ rất tốt cho lứa tuổi thiếu niên. Các em không nên thức khuya vì sẽ khó có thể thức giấc đúng giờ.
  • Đọc sách trước khi đi ngủ là một thói quen tốt, nên hạn chế xem tivi trong giờ đi ngủ.

Hình ảnh minh họa đọc sách trước khi ngủ

Hình ảnh minh họa: Đọc sách trước khi ngủ

Sự phát triển thể lực, đời sống xã hội và tình cảm ở độ tuổi thiếu niên

  • Các em nên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày.
  • Các em nên tham gia các câu lạc bộ thể thao ở trường hoặc sau giờ học. Khuyến khích, các em phát triển sở thích của mình và hướng các em vào các hoạt động cộng đồng hoặc các hoạt động tình nguyện.
  • Hòa mình và chia sẻ những khó khăn của bạn bè với trẻ và các hoạt động.
  • Việc học là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất đối với các em. Bạn cũng nên thường xuyên trao đổi tâm sự và tìm hiểu đồng thời đưa ra lời khuyên cho con em mình về định hướng nghề nghiệp và trường học trong tương lai.
  • Thảo luận về quan điểm hẹn hò và sức khỏe/an toàn tình dục cho các em. Bạn nên cố gắng tạo không khí thoải mái khi bạn và các em trao đổi về vấn đề này và cũng cho phép các em nói lên quan điểm cá nhân của mình.
  • Nói chuyện với các em về hình ảnh bản thân. Rối loạn liên quan đến ăn uống có thể dễ dàng phát hiện trong thời điểm này đặc biệt là vấn đề quá cân béo phì. Bạn nên nỗ lực hợp tác với con mình để điều chỉnh về việc nên tăng hoặc giảm cân để có một cơ thể khỏe mạnh và cân nặng hợp lý.
  • Ở độ tuổi thiếu niên có thể dễ dàng bị trầm cảm, lo lắng, nghiện rượu hoặc là giảm chú ý. Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ nếu con em mình gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần.
  • Khuyến khích và hướng dẫn các em dàn xếp và giải quyết mọi việc không dùng đến bạo lực.
  • Nói chuyện với trẻ về sự an toàn khi ở trường. Tìm hiểu và giúp trẻ tránh xa các hoạt động xã hội đen ở gần trường học của trẻ hoặc ở địa phương nơi bạn đang sinh sống vì sự an toàn của các em.
  • Tránh nói chuyện hoặc tranh cãi ồn ào.
  • Giới hạn thời gian xem ti vi hoặc là sử dụng máy tính tới 2 giờ một ngày, vì khi xem tivi nhiều và ít hoạt động các em thường bị thừa cân béo phì. Đồng thời bạn cũng nên quản lý nội dung chương trình các em xem, nếu có thể hãy khóa các chương trình mà trẻ em tuổi thiếu niên và vị thành niên không nên/hoặc không được phép xem.

Thói quen xấu cần tránh

  • Khuyến khích các em nên tránh xa hoặc hạn chế tối thiểu quan hệ nam nữ ở độ tuổi này đồng thời các em nên được trang bị kiến thức đầy đủ về việc tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tâm sự với trẻ các biện pháp tránh thai.
  • Tạo điều kiện để trẻ sống trong môi trường không rượu, thuốc lá và chất gây nghiện. Hãy nói chuyện với con em mình về các chất gây nghiện, thuốc lá và rượu. Chắc chắn rằng con bạn hiểu những ảnh hưởng to lớn của những thứ này đối với sức khỏe của các em, và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
  • Dạy cho trẻ biết cách sử dụng hợp lý thuốc kê toa cũng như không cần kê toa.
  • Nên cất hay khóa rượu và thuốc tây vào những nơi trẻ không thể tìm thấy.
  • Xác định giới hạn về các nguyên tắc và quy định khi lái xe và tham gia giao thông cùng với bạn bè.
  • Đề cập về sự nguy hiểm của việc uống rượu say lái xe hoặc bơi thuyền và khuyến khích các em thông báo cho người lớn khi nhìn thấy bạn bè hoặc các thiếu niên khác sử dụng chất gây nghiện hoặc là lái xe trái phép.
  • Nhắc nhở các em thắt dây an tòan khi lái xe và mặc áo phao khi bơi thuyền.
  • Các em nên đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy hoặc xe đạp.
  • Không khuyến khích trẻ dưới 16 tuổi sử dụng xe mô tô 4 bánh hay các loại xe gắn động cơ.
  • Nhảy đệm lưới (Trampolines) là trò chơi nguy hiểm. Nếu sử dụng thì cần được vây kín lưới an toàn. Chỉ cho phép 1 trẻ nhún nhảy trong 1 lượt chơi.
  • Không lưu trữ súng trong nhà. Cần biết rằng các em có thể bắt chước những hành động bạo lực trên TV vì các em không phải lúc nào cũng có thể hiểu được mức độ nguy hiểm của những hành động này.
  • Trang bị thiết bị phát hiện khói trong nhà bạn và lưu ý thay pin thường xuyên. Thỏa luận cùng trẻ kế hoạch thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
  • Dạy trẻ không bơi một mình hoặc tắm hay lặn ở các vùng nước sâu và nguy hiểm. Nên dạy trẻ học bơi.
  • Đảm bảo rằng con của bạn đeo kính bảo vệ chống lại tia UV-A và UV-B và ít nhất bảo vệ với SPF 15 khi ra ngoài trời để giảm ảnh hưởng của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_15to17Years.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích