menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Trẻ vị thành niên thay đổi như thế nào?

user

Ngày:

11/06/2015

user

Lượt xem:

557

Bài viết thứ 16/23 thuộc chủ đề “Những hướng dẫn dành cho thanh thiếu niên”

Hiệu suất học tập

Việc học sẽ trở nên khó khăn khi trẻ phải học với nhiều giáo viên, việc đổi phòng học và những thách thức trong quá trình học cũng ảnh hưởng đến năng suất học tập. Bạn cần nắm bắt thông tin về quá trình học của trẻ và giúp trẻ lên kế hoạch làm bài tập.

Phát triển xúc cảm xã hội

Thanh thiếu niên đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể khi vào tuổi dậy thì. Chúng dễ trải nghiệm cảm giác buồn bã ủ rũ và gia tăng hứng thú với bản năng giới tính đang phát triển của bản thân. Ở độ tuổi này trẻ cũng có thể bắt đầu biểu hiện các hành vi nguy hiểm. Chẳng hạn như là việc dùng thử các chất có cồn, thuốc lá, ma túy hoặc tình dục.

  • Dạy trẻ:
    • Cách tránh xa những bạn dụ dỗ trẻ tham gia các hành vi nguy hiểm, không an toàn.
    • Không ai có quyền ép chúng phải tham gia vào những hoạt động mà chúng không thích.
    • Không nên rời khỏi các bữa tiệc hoặc sự kiện với những người mà chúng không quen hoặc đi mà không cho bạn biết.
    • Cách không quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai, tình dục và các bệnh truyền qua đường tình dục. Giáo dục chúng về giới tính.
    • Tác hại của thuốc lá, rượu bia, ma túy và cách nói không với những thứ trên. Con bạn không bao giờ được lên xe của những người đang chịu ảnh hưởng của những thứ đó.
    • Ai cũng có lúc không vui và cuộc đời thì đầy những thăng trầm. Phải chắc rằng con bạn sẽ tâm sự với bạn khi nào chúng cảm thấy quá buồn phiền.
    • Ai cũng có lúc giận và nói chuyện là cách giải quyết cơn giận tốt nhất. Chắc rằng trẻ biết cách giữ bình tĩnh và hiểu được cảm giác của người khác.
  • Tăng cường chăm sóc từ phía phụ huynh, thể hiện sự yêu thương và quan tâm. Đồng thời thẳng thắn thảo luận về thái độ của phụ huynh đối với các vấn đề liên quan tới tình dục và việc lạm dụng ma túy giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các hành vi nguy hiểm ở tuổi vị thành niên.
  • Bạn nên tâm sự với con ngay khi có bất kì sự thay đổi đột ngột nào từ nhóm bạn chơi chung, sở thích, hoạt động xã hội hoặc điểm số học tập -thể thao. Đó là cách để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.

hình ảnh minh họa tác hại của thuốc lá

Hình ảnh minh họa: Dạy trẻ về tác hại của thuốc lá

Chủng ngừa

Từ 11 đến 12 tuổi, trẻ cần được tiêm nhắc lại1 liều vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (Vaccin Tdap). Ở giai đoạn này, trẻ nên được chích vắc xin ngừa viêm màng não cầu khuẩn. Cả nam và nữ đều cần được chích ngừa Virus papilloma ở người (HPV). Vắc xin HPV là chuỗi 3 liều, được chích trong 6 tháng, thường bắt đầu từ  lúc 11 đến 12 tuổi, có thể chích sớm hơn, sớm nhất là lúc 9 tuổi. Xem xét việc chích ngừa cảm cúm cho trẻ trong mùa cúm. Các loại vắc xin khác như viêm gan A, phế cầu khuẩn, thủy đậu hoặc sởi có thể được chích cho những trẻ có nguy cơ bị nhiễm cao hoặc chưa chích từ trước.

Khám sức khỏe

Phụ huynh được đề nghị đưa con mình đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện các vấn đề về thị giác và thính giác. Mắt nên được khám ít nhất một lần trong khoảng từ khi 9 đến 11 tuổi. Trẻ cũng có thể được đưa đi kiểm tra xem có bị thiếu máu hoặc bị lao không, có dùng rượu hoặc ma túy không, tùy theo các yếu tố nguy cơ. Nếu con bạn có sinh hoạt tình dục thì nên đưa chúng đi khám thai hoặc khám các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, hoặc HIV.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

  • Việc hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết là điều rất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Động viên trẻ uống đủ 3 lần một ngày sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa. Nếu không uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa được thì các loại thức ăn giàu canxi như là nước trái cây, bánh mì, ngũ cốc, các loại rau củ tối màu hoặc cá hộp v.v.. cũng là những nguồn cung cấp canxi thay thế.
  • Con bạn nên uống nhiều nước. Giới hạn lượng nước trái cây từ 236 ml đến 355 ml mỗi ngày. Tránh uống các loại nước giải khát hoặc soda có đường.
  • Ngăn không cho con bạn bỏ bữa, đặc biệt là buổi sáng. Trẻ vị thành niên nên ăn nhiều loại rau củ trái cây và các loại thịt nạc.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm quá béo, hoặc quá mặn, quá ngọt như là các loại kẹo, bánh trái, bim bim.
  • Khích lệ trẻ tham gia lập kế hoạch ăn uống và chuẩn bị cho bữa ăn.
  • Cả nhà ăn cùng nhau bất cứ khi nào có thể. Khích lệ giao tiếp trong giờ ăn.
  • Động viên  việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh; hạn chế ăn nhà hàng, thức ăn nhanh.
  • Trẻ nên đánh răng 2 lần 1 ngày và dùng chỉ nha khoa.
  • Tiếp tục bổ sung flo nếu trong nguồn nước ở địa phương không chứa đủ lượng cần thiết.
  • Lên lịch đi khám răng 2 lần 1 năm.
  • Tham khảo ý kiến của nha sĩ về việc trám răng và hỏi xem con bạn có cần phải niềng răng không.

Giấc Ngủ

Ngủ đủ giấc là rất quan trọng cho trẻ vị thành niên. Trẻ thường thức khuya và khó thức dậy vào buổi sáng.

Việc đọc sách trước khi ngủ là một thói quen tốt. Tránh việc trẻ xem tivi trước khi ngủ.

Phát triển thể chất, tâm lý, xã hội

  • Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất khoảng 60 phút mỗi ngày.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các đội thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa.
  • Phải chắc rằng bạn biết rõ về bạn bè của trẻ và những hoạt động mà chúng tham gia.
  • Trẻ có trách nhiệm phải hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà.
  • Trò chuyện với trẻ về việc phát triển thể chất của chúng cũng như là các thay đổi trong cơ thể ở tuổi dậy thì, cho chúng biết rằng những sự thay đổi này xảy ra ở những thời điểm khác nhau tùy theo từng người. Dạy cho các bé gái biết về kinh nguyệt.
  • Thảo luận với con về quan điểm của bạn đối với việc hẹn hò và giới tính của con.
  • Dạy con bạn về hình mẫu của cơ thể. Rối loạn ăn uống là một vấn đề nổi trội ở tuổi này. Trẻ có thể sợ bị thừa cân dẫn đến biếng ăn.
  • Rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lo âu, nghiện rượu hoặc nhu cầu được quan tâm cũng là những vấn đề đáng lưu ý ở giai đoạn này.
  • Nhất quán và công bằng khi dạy trẻ; phải vạch rõ giới hạn và những hình phạt nếu trẻ vướng phải.
  • Khuyến khích trẻ giải quyết xung đột mà không dùng tới bạo lực thể chất.
  • Hỏi xem con bạn có cảm thấy an toàn ở trường hay không. Theo dõi các hoạt động băng nhóm ở khu bạn sống hoặc ở trường học địa phương.
  • Chắc chắn rằng con bạn không bị ảnh hưởng bởi những tiếng động hoặc nhạc quá ồn. Có thể cài đặt một số ứng dụng để hạn chế âm lượng trên các thiết bị kỹ thuật số của trẻ. Con bạn nên đeo bịt tai nếu làm việc ở những nơi ồn ào.
  • Giới hạn việc xem ti vi hoặc sử dụng máy tính 2 giờ một ngày. Những trẻ dành quá nhiều thời gian để xem tivi dễ bị thừa cân. Giám sát các kênh mà trẻ xem, chặn những kênh có nội dung không phù hợp cho thanh thiếu niên.

Đối với những hành vi mang tính rủi ro:

  • Cho trẻ biết chúng cần phải nói với bạn chúng đi với ai, đi đâu, làm gì, khi nào về, có người lớn đi cùng hay không. Phải chắc rằng trẻ báo với bạn nếu kế hoạch bị thay đổi.
  • Dạy chúng nên tránh xa tình dục ở tuổi này. Những trẻ có hoạt động tình dục cần được lưu ý về vấn đề thai nghén và các bệnh truyền qua đường tình dục.
  • Tạo một môi trường không thuốc lá và các chất kích thích cho con bạn. Dạy chúng không được thử hoặc để bị dụ dỗ hút thuốc, rượu bia hoặc ma túy.
  • Dạy chúng biết cách rời khỏi một buổi tiệc hoặc gọi bạn đến đón nếu chúng cảm thấy bất an khi ghé nhà người khác.
  • Theo dõi cặn kẽ các hoạt động của trẻ. Khuyến khích chúng rủ bạn qua chơi, tất nhiên là phải có sự đồng ý của bạn.
  • Dạy trẻ sử dụng thuốc đúng cách.
  • Dạy trẻ những rủi ro khi vừa uống rượu vừa lái xe. Khuyến khích trẻ gọi cho bạn nếu chúng hoặc bạn bè đã uống rượu hoặc dùng ma túy.
  • Trẻ nên lúc nào cũng đội mũ bảo hiểm vừa vặn khi đi xe đạp, lướt ván hoặc trượt patin. Người lớn nên làm gương bằng cách đội mũ bảo hiểm và sử dụng các trang thiết bị bảo hộ đúng cách.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và cách sử dụng các trang thiết bị bảo hộ.
  • Nhắc trẻ lúc nào cũng phải thắt dây an toàn khi đi xe hoặc mặc áo phao khi đi xuồng. Trẻ không bao giờ được ngồi ở thùng xe tải.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại xe vượt địa hình hoặc các loại xe có động cơ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và an toàn giao thông; giám sát con bạn nếu chúng sử dụng các phương tiện đó.
  • Bạt lò xo rất nguy hiểm. Chỉ nên có 1 trẻ được chơi ở từng thời điểm.
  • Trong nhà không nên có súng. Nếu có thì đạn và súng nên được cất khóa riêng, ngoài tầm của trẻ. Chúng không nên biết cách sử dụng súng để đề phòng bị ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh. Trẻ có thể cảm thấy mình “vô địch” và không lường được những rủi ro và hậu quả của hành động.
  • Trang bị máy báo khói trong nhà, nhớ phải thường xuyên thay pin. Thảo luận với trẻ phương án thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng bật lửa, diêm hoặc đèn cầy.
  • Dạy trẻ biết bơi mà không cần sự giám sát của người lớn và không nên lặn ở những vùng nước nông. Đăng ký cho trẻ học bơi nếu chúng chưa biết.
  • Cho trẻ sử dụng kem chống nắng có thể kháng lại tia tử ngoại A hoặc B và có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15
  • Nói chuyện với trẻ về việc nhắn tin và lên mạng. Dạy chúng biết là không bao giờ được để lộ thông tin cá nhân cho người lạ. Trẻ không nên gặp những người chỉ quen biết qua các phương tiện truyền thông. Báo chúng biết là bạn sẽ giám sát việc sử dụng điện thoại di dộng, máy tính và nhắn tin của trẻ.
  • Nói với trẻ về việc xăm mình và đeo khuyên. Thường thì những thứ đó tồn tại vĩnh viễn và rất đau để tẩy xóa.
  • Cho trẻ biết là không người lớn nào được nhờ trẻ giữ bí mật hoặc hù dọa trẻ. Dạy chúng biết là nên báo với bạn nếu những chuyện đó xảy ra.
  • Hướng dẫn trẻ cách tâm sự với bạn nếu chúng bị bắt nạt hoặc cảm thấy bất an.

Cuối cùng là gì?

Hằng năm nên cho trẻ đến gặp bác sĩ khoa Nhi.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_11to14Years.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích