menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Khám phụ khoa lần đầu

user

Ngày:

05/06/2015

user

Lượt xem:

243

Bài viết thứ 12/23 thuộc chủ đề “Những hướng dẫn dành cho thanh thiếu niên”

Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên?

Bác sĩ Sản phụ khoa là những bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Nên đi khám phụ khoa lần đầu từ 13-15 tuổi.

Tâm lý lo lắng trước khi khám phụ khoa lần đầu tiên?

Lo lắng là điều rất bình thường ở lần khám phụ khoa đầu tiên. Sẽ tốt hơn nếu chia sẻ với bố mẹ hoăc những người bạn cảm thấy tin tưởng. Nên trao đổi với bác sĩ về những lo lắng của bạn khi lần đầu đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Những mong đợi ở lần khám phụ khoa đầu tiên?

Lần khám phụ khoa đầu tiên đôi lúc chỉ là môt cuộc trao đổi giữa bạn và bác sĩ. Bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe và sẽ là tiền đề cho những lần khám tiếp theo. Tuy nhiên, đôi khi cần thực hiện một số thăm khám nhất định. Bác sĩ có thể sẽ hỏi một số vấn đề liên quan đến cá nhân và gia đình bạn. Một số câu hỏi mang tính riêng tư, ví dụ như về chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động tình dục (quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn). Nếu đó là những bí mật cá nhân, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi trả lời câu hỏi. Hầu hết các thông tin sẽ được đảm bảo bí mật.

Những thăm khám nào sẽ được thực hiện?

Một số thăm khám nhất định có thể được thực hiện ở lần khám đầu tiên. Bạn chọn một nữ y tá hoặc một người thân trong gia đình ở cùng khi thăm khám. Hầu hết những thăm khám thường được thực hiện bao gồm:

  • Khám tổng quát
  • Khám cơ quan sinh dục ngoài

Thường không cần khám phụ khoa trong lần khám đầu tiên nếu không gặp vấn đề gì như ra máu bất thường hoặc đau. Nếu đã quan hệ tình dục, có thể phải xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hầu hết được tiến hành với xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra có thể cần tiêm chủng một số loại vaccine.

Khám tổng quát như thế nào?

Đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra huyết áp và kiểm tra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nếu gặp phải.

Khám cơ quan sinh dục ngoài như thế nào?

Bác sĩ sẽ quan sát bộ phận sinh dục ngoài, bạn cũng có thể cùng quan sát qua một chiếc gương. Đây là cách tốt nhất để bạn hiểu về các bộ phận và chính cơ thể của bạn.

Khám phụ khoa và phết tế bào cổ tử cung (Pap-test) là gì?

Bạn nên biết về PAP test ngay cả khi không cần phải khám phụ khoa. Một xét nghiệm khác sẽ phải làm sau đó (lúc 21 tuổi) là phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm này phát hiện những thay đổi bất thường có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Khám phụ khoa gồm 3 phần:

  • Khám cơ quan sinh dục ngoài.
  • Khám âm đạo cổ tử cung bằng mỏ vịt.
  • Khám tử cung, phần phụ bên trong bằng phối hợp hai tay.

Mỏ vịt là một dụng cụ dùng để quan sát âm đạo và cổ tử cung. Khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, một mẫu tế bào sẽ được lấy từ cổ tử cung bằng một dụng cụ nhỏ. Để kiểm tra các cơ quan bên trong, bác sĩ sẽ dùng 1 hoặc 2 ngón tay đeo găng đã được bôi trơn vào trong âm đạo đến cổ tử cung. Tay còn lại sẽ ấn lên thành bụng từ bên ngoài.

Khám vùng chậu Phết tế bào cổ tử cung

Hình 1: Khám vùng chậu

Hình 2: Phết tế bào cổ tử cung

Một số vấn đề đặc biệt nên thảo luận với bác sĩ sản phụ khoa?

Hầu hết phụ nữ đều có những thắc mắc giống nhau về sức khỏe. Những thắc mắc này là rất bình thường trong quá trình phát triển cơ thể:

  • Các cơn co thắt ở bụng và những vấn đề về kinh nguyệt
  • Mụn trứng cá
  • Cân nặng
  • Giới tính và hoạt động tình dục
  • Biện pháp tránh thai
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Rượu, ma túy, thuốc lá
  • Thay đổi tâm lý

Chăm sóc sức khỏe?

Xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp bạn khỏe mạnh trong những năm tiếp theo:

  • Duy trì cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý và luyện tập thường xuyên.
  • Tránh thuốc lá, rượu và các chất gây nghiện.
  • Cân bằng tâm lý.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai nếu chưa muốn có con.
  • Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su. Hiểu bạn tình và nên chung thủy.
  • Khám phụ khoa định kỳ, xét nghiệm và chủng ngừa vaccine

Giải thích thuật ngữ

  • Tránh thai: Ngăn ngừa có thai
  • Cổ tử cung: Là phần cuối, thấp và hẹp của tử cung, một phần lồi vào trong âm đạo
  • Bao cao su: Một bao mỏng dùng để bao bọc dương vật trong quá trình quan hệ tình dục, tránh thai và ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Hành kinh: Sự thoát ra của máu và mô từ tử cung, xảy ra khi chu kỳ trước đó không có thai.
  • Bác sĩ sản phụ khoa: Bác sĩ có kỹ năng, được huấn luyện và đào tạo chuyên sâu về sức khỏe phụ nữ.
  • Phết tế bào cổ tử cung (Pap- test): là xét nghiệm lấy các tế bào từ cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi.
  • Khám vùng chậu: là khám cơ quan sinh dục nữ trong vùng chậu bằng phối hợp hai tay.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: là các bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc tình dục
  • Mỏ vịt: dụng cụ dùng để mở rộng và giữ thành âm đạo.
  • Âm đạo: cấu trúc cơ dạng ống nối thông tử cung với môi trường bên ngoài
  • Âm hộ: vùng cơ quan sinh dục ngoài ở nữ giới

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/-/media/For-Patients/faq150.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích