menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Tổng hợp câu hỏi Nhi khoa – Lần 1

user

Ngày:

22/06/2017

user

Lượt xem:

1870

Bài viết thứ 00/264 thuộc chủ đề “Uncategorized”

PHẦN CÂU HỎI VỀ DINH DƯỠNG

Biếng ăn

Câu hỏi 1

Người hỏi: Giang Nguyen – Ngày hỏi: 2/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Con nhà em được 10 tháng 18 ngày. Cháu dạo này lười ăn. Em nghe mọi người bảo cho cháu ăn thêm B1 mỗi ngày 1 viên. Ăn 10 bữa lại ngưng, sau một thời gian lại ăn tiếp. Theo bác sĩ cháu bé như vậy đã ăn B1 được chưa ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em cám ơn các bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chào chị. Chỉ với dấu hiệu lười ăn là chưa đủ để nói cháu thiếu Vitamin B1 và bổ sung như vậy cũng sai! Chị nên cho cháu ăn dặm với các thực phẩm giàu vitamin:

  • Vitamin A có nhiều trong gan, cá, sữa…
  • Tiền tố vitamin A có nhiều trong cà rốt, rau xanh, quả mơ, dưa chột, quả đào có màu vàng, ngô…
  • Vitamin D có nhiều trong cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa
  • Vitamin E có nhiều trong bột mì, quả hạnh nhân…
  • Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, rau xanh, cải bắp, cải xoong, xoài, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ổi…
  • Vitamin B1 có nhiều trong gạo, bột mì, bột đậu xanh, thịt gà, nấm
  • Vitamin B6 có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…
  • Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, đậu rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
  • Vitamin B12 có nhiều trong pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng.

Chế độ ăn hàng ngày của bé từ 9-11tháng như sau:

  • Thời kỳ này có thể cho ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, tối.
  • Lượng thức ăn: tinh bột: 90g, rau, quả: 30gr, chất đạm 40~45g.
  • Cháo không cần nghiền nát nữa mà có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sột sệt một chút.
  • Thức ăn có thể không cần nghiền nữa mà để nguyên hình dạng nhưng phải cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm.
  • Hầu hết có thể cho ăn các loại thực phẩm, trừ những loại quá cứng hoặc khó tiêu (đậu phụ rán, thịt bò, thịt lợn quá nhiều mỡ…), mật ong, các loại nước sốt bán sẵn, các loại hạt nêm… Có thể cho ăn gia vị như muối, xì-dầu, tuy nhiên vị thật nhạt.

Chị có thể tham khảo thêm thông tin bài viết “Dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng”, Ebook “Ăn dặm kiểu Nhật tại Y học cộng đồng và Lượng Gia vị cho vào thức ăn.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Ly Nguyễn – Ngày hỏi: 17/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào các bác sĩ của nhi khoa, bé nhà mình hiện nay gần 10 tháng, nặng 7kg. Từ ngày bé bắt đầu ăn dặm (6 tháng) bé không chịu ăn gì, kể cả bột hay cháo. Bé chỉ đồng ý ăn bằng cách tự tay bốc đút vào miệng hoặc người lớn bốc đút, nhưng bé ăn cách này ăn rất ít ạ, chỉ được 3-4 miếng là bé thôi không ăn nữa. Có ngày bé không ăn một miếng nào. Sữa thì bé chỉ ti 300ml – 450 ml, có ngày còn chưa được 300ml, mà mình chỉ cho bé ti được lúc bé mới bắt đầu ngủ, còn lúc thức bé không chịu ti. Mình đang rất lo lắng, bé như vậy liệu có vấn đề gì về dinh dưỡng không? Bé không lên kí 5 tháng rồi, cứ đà này mình sợ bé sẽ bị suy dinh dưỡng mất, mong các bác sĩ nhi khoa tư vấn giúp.Cảm ơn rất nhiều ạ!

Bé nhà mình là bé gái, hiện nay đang tập bò, bé chơi ngoan, vui vẻ, ngủ bình thường.

Trả lời

Chào chị, bé nhà chị đang có vấn đề về dinh dưỡng. Chị nên cho cháu đi khám tổng quát và tư vấn dinh dưỡng nhé!

Các vần đề chị cần lưu ý: trẻ không tăng cân liên tục trong 5 tháng là trẻ đang có vấn đề về sức khỏe cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi. Ngoài ra trẻ đang phát triển không đạt mức bình thường như: Giai đoạn gần 10 tháng trẻ đã bò được và bắt đầu tập đi. Vì là tư vấn online có giới hạn là không khám trực tiếp nên khi phát hiện điều bất thường dù nhỏ tôi vẫn phải khuyên đi khám bác sỹ chuyên khoa nhi.

Về vấn đề biếng ăn của bé chị có thể tham khảo thêm thông tin tại đây để có hướng xử trí phù hợp: 4 nhóm biếng ăn thường gặp và hướng giải quyết.

Chúc cháu chóng khỏe.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Tùng Anh – Ngày hỏi: 10/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Lâm Đại Phong

Câu hỏi

Các bác sĩ cho em hỏi mấy vấn đề với. Bé nhà em 5 ngày nữa thì được 11 tháng. Nhưng rất lười ăn. Hầu như bé chỉ ti mẹ. Bây giờ có biện pháp gì hay có thuốc gì để bé uống cho kích thích ăn không ạ?

Bé mọc răng từ rất sớm, 4 tháng là mọc rồi ạ. Nhưng khi vệ sinh răng cho bé bé lại không hợp tác. Hay ngậm miệng lại và la hét không cho mẹ vệ sinh. Khi nhìn vào bên trong thì thấy lớp men răng của bé hơi đen. Có cách nào khắc phục không ạ?

Rất mong các bác sĩ tư vấn hộ em.

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Cháu 11 tháng cần được ăn dặm vì sữa mẹ giai đoạn này không cung cấp đủ chất cần thiết cho trẻ ví dụ Sắt, Kẽm…Do vậy chị cần cho trẻ ăn dặm hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ biếng ăn như: thực đơn ăn dặm lặp lại không có món mới, cho ăn không hợp lý như ép trẻ ăn, cho trẻ ăn vặt, ăn không đúng bữa, trẻ đang mắc một số bênh như nhiễm giun, có vấn đề về sức khỏe…

Chị có thể tham khảo thêm thông tin tại đây để có hướng xử trí phù hợp: 4 nhóm biếng ăn thường gặp và hướng giải quyết.

BS. Lâm Đại Phong

Về răng của bé, chị phải kiên nhẫn tập cho bé quen dần. Ban đầu trước khi mọc răng, cha mẹ nên dùng gạc hay vải sạch chà vào nướu để thuận lợi cho việc tập chải răng về sau.

Trong trường hợp này, bé đã có răng và được 11 tháng, chị nên chọn loại bàn chải mềm loại cho trẻ em, đầu tròn để tránh gây đau nướu. Mỗi ngày ba mẹ nên làm gương, làm mẫu để bé cảm thấy thích thú và muốn làm theo. Ở thời điểm trước 3-4 tuổi không cho nên bé sử dụng kem đánh răng vì tránh bé nuốt kem đánh răng vào bụng, chỉ cần chải với nước sạch sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ là được.

Về đốm đen, thật khó để tư vấn nếu không được nhìn thấy hình ảnh. Nhưng nếu chỉ là đốm nhỏ, nông, bóng thì có thể chỉ là đốm sâu nhỏ đã được tái khoáng hoá, “lành thương”.

Chúc chị và bé hợp tác tốt để có 1 hàm răng khoẻ mạnh và đẹp.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân – Ngày hỏi: 5/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Gần 1 tuần nay con em rất lười ăn, bỏ bữa nhiều, có ngày 3 bữa, ngày 2 bữa. Vì em không có sữa nên con ăn sữa ngoài hoàn toàn, chỉ thỉnh thoảng cho ti mẹ mút mát tí thôi ạ. Giờ con chỉ thích ti mẹ, cho ti bình là khóc kêu và không ăn. Con không sốt gì cả. Theo bác sĩ thì con em có bị sao không? Em có phải đưa con đi khám không ạ? (con em được hơn 2 tháng rưỡi, trước bé ngày ăn 6 bữa, 4h/cữ, bé có ho nhẹ, em đã cho con uống siro ho. Bé còn hay trớ khi ợ nên em đi khám và bác sĩ kê cho thuốc lau miệng chống trớ và thuốc hidilac cho con giúp ăn ngon, ngủ tốt, đỡ giật mình). Liệu thuốc này có ảnh hưởng gì tới bé không ạ? Bác sĩ giúp em với ạ?

Trả lời

Chào chị, cháu 2,5 tháng tuổi cần được bú mẹ. Bên cạnh cho bú mẹ, chị có thể dùng sữa công thức thêm cho cháu đảm bảo mỗi bữa bú/ ăn cách nhau mỗi 3- 4h. Nếu cháu không chịu bú bình thì chị nên đút bằng thìa cho bé hoặc dùng cốc đựng sữa dành cho trẻ nhỏ. Lưu ý khi dùng cốc sữa:

  • Bé phải tỉnh táo
  • Đặt vành cốc chạm vào nướu hàm dưới của bé
  • Nghiêng cốc cho đến khi sữa chạm vành cốc
  • Không nôn nóng, KHÔNG RÓT SỮA vào miệng bé (vì rót vào là dễ làm bé bị sặc)
  • Bé sẽ nhanh chóng học được cách hớp sữa từ cốc
  • Nếu bé dừng thì lấy cốc ra (bé có thể nghỉ giữa chừng rồi uống tiếp, mẹ cứ quan sát dấu hiệu đòi bú)
  • Trường hợp dùng thuốc HIDILAC (cho bé ăn ngon, ngủ tốt, đỡ giật mình) theo tôi không nên.

Bé khóc khi bú bình => đơn giản là bé không thích cái bình sữa nhân tạo ấy, cái núm vú nhân tạo vừa thô, vừa cứng, vừa lạnh, vừa không có mùi thân quen (mùi cơ thể mẹ), không cần mút vẫn chảy ra … nên bé bất mãn bé khóc bày tỏ thái độ khó chịu của mình. Mỗi bé là một cá thể độc lập không giống nhau, nên không phải bé nào cũng sẽ giống bé nào. Chị để ý hơn tới bé sẽ thấy bé chị chỉ cho bé ti mút mát nhưng nếu đó là điều bé thích bé sẽ không quấy khóc. Nếu được chị có thể kích lại sữa cho bé bú.

Chị tham khảo các bài viết về chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ tại Y học cộng đồng để có thể đưa ra quyết định và lựa chọn tốt nhất cho con nhé.

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 5

Người hỏi: Kiều Trinh Hồ Điệp – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa vs Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Cho em hỏi. Bé trai nhà em hôm nay được 8 tháng – 8kg. Lúc sanh 2,6kg. 2 tháng trở lại đây từ khi đi chích ngừa 5 trong 1 về bé không chịu ăn dặm nữa. Làm cách nào cũng không chịu ăn. Phun ra, khóc la. Đút được vào miệng thì ngậm làm sao cũng không chịu nuốt 1 chập lại lè ra hết. Bú sữa ngoài từ lúc mới sinh vì mẹ không có sữa. Bây giờ không ăn mà 1 ngày chỉ bú khoảng 500ml sữa thôi ạ. Bác sĩ giúp em với.

Trả lời

Chào bạn! Bạn có thể cho biết trước khi bé chích ngừa thì tình hình ăn uống của bé thế nào ạ? Bạn cho bé ăn theo phương pháp truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay baby led weaning? Sau khi chích ngừa bé có bị sốt, sút cân hay biểu hiện gì không?

Dạ. Trước khi chích ngừa bé ăn bột redielac 100ml.(2 muỗng bột), ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa, bú cũng khoảng 500ml thôi ah. Chích ngừa về bé sốt 39độ, sút 7 lạng ạ.

Với cân nặng 8kg khi 8 tháng thì con bạn hoàn toàn bình thường (6.8-10kg là tiêu chuẩn tại Nhật cho trẻ trai 8 tháng). Trong một số trường hợp, sau khi tiêm vắc xin về đúng là bé có bị mệt và biếng ăn đi, việc này có thể diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó bé khoẻ hơn và việc ăn uống trở lại bình thường. Do con bạn đã kéo dài đến 2 tháng nên tình hình có vẻ trở nên căng thẳng. Việc con sút cân đến 700gram trong 2 tháng chứng tỏ cháu ăn và tiêu hoá không tốt, còn theo mình vắc xin không gây đến mức đấy. Rút kinh nghiệm sau khi tiêm xong nếu cháu mệt bạn có thể chia nhỏ bữa ăn/cữ bú trong ngày và tính toán vẫn đủ lượng năng lượng nạp vào. Bạn cứ tính đại khái lượng năng lượng cho trẻ là tầm 100kcalo/kg (con bạn tầm 600- 800kcalo), và quy đổi 200ml sữa là 150kcalo. Cháu đã 8 tháng nên bạn có thể tham khảo để thay đổi loại thức ăn và cách thức cho ăn cho con. Theo mình bạn đừng ép con gây con ức chế sẽ biếng ăn hơn. Trước mắt bạn có thể bổ sung sinh tố hoa quả chín, kiểm tra xem bé có bị táo bón không thì khắc phục kịp thời. Đồng thời bạn thử bắt đầu cho bé chủ động ăn theo phương pháp tự làm quen và bốc thức ăn theo Phương pháp baby led weaning- bạn gõ “ăn theo baby led weaning” là có thể tìm thấy, cách này để cháu tránh “sợ” thức ăn do thời gian qua bị ép ăn đã. Việc cần làm nhất là bạn đừng quá căng thẳng và ép con ăn nhé!

Chị có thể tham khảo thêm thông tin tại đây để có hướng xử trí phù hợp: 4 nhóm biếng ăn thường gặp và hướng giải quyết.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Tho May – Ngày hỏi: 10/7/2015

Tham gia tư vấn: Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Con của em được 17 tháng, cân nặng đc 8,5kg mà không có nhu cầu ăn uống, cả ngày bé có thể không đòi ăn, chỉ uống tí nước chứ sữa cũng không uống nhưng cháu vẫn vui vẻ, chơi, mọc răng, nói sớm. Đút cháo, hồ, cơm bé đều nhả ra, khóc thét, dãy dụa cho nôn ra. Em phải xay cháo đổ vào bình, rạch chữ thập núm bình sữa và kẹp cứng thì con mới chịu ăn mà mỗi lần ăn cũng phải mất trung bình 1-2 tiếng. Cứ thấy mẹ cầm bát cháo hay bình sữa là bỏ đi hoặc khóc. Em rất mệt mỏi và lo cho con. Mong các bác sĩ giúp đỡ ạ.

Trả lời

Chào em.

1) bé vẫn bú mẹ phải không? nếu bé hay ti mẹ, bụng lúc nào cũng ở trạng thái lưng lửng thì cũng không muốn đòi ăn uống gì. Cháo hồ em tự làm hay cho bé ăn cháo hồ ăn liền (đóng hộp, bán sẵn)?

2) Cải thiện: cho bé vận động nhiều hơn như đi dạo, chạy nhảy, nô đùa 1 ngày 2 giấc, sáng chiều, mỗi lần chơi đùa khoảng 30′. Khi bé chơi xong bổ sung nước đun sôi để nguội, không cho uống nước ngọt-nước hoa quả- nước trái cây tươi, không cho ti mẹ…vì những thứ nước uống này đều chứa nhiệt lượng khiến trẻ lửng dạ, không muốn ăn. Theo bản năng tự nhiên, khi đói bụng trẻ sẽ tự đòi ăn.

Mấy bà mẹ nuôi con nhỏ mà chị biết, hầu như cho con ăn uống vặt liên tục và mấy bé đó cũng đều biếng ăn cả. Các bà mẹ thường sợ con ăn không đủ, ăn thiếu…nhưng thói quen này không tốt, làm mất đi phản xạ ăn uống tự nhiên (đói ăn, no không ăn), làm hệ tiêu hóa & các cơ quan nội tạng tham gia vào quá trình tiêu hóa (gan, thận, tụy tạng, mật…) làm việc quá sức. Khi hệ tiêu hóa suy yếu==> hệ miễn dịch (hệ thống bảo vệ phòng vệ cơ thể) suy yếu==> dễ bị cảm, viêm nhiễm, lây nhiễm… Chỉ cho ti mẹ sau khi bé đã ăn cơm. Đây là cách giúp bé chuyển cơm, cháo là thức ăn chính, ti mẹ là phần bổ sung.

Con em bú sữa ngoài hoàn toàn, không bú mẹ. Con em thuộc dạng lười ăn đến mức không hề ăn vặt cái gì, phô mai, sữa chua, bánh kẹo, nước trái cây,… Nói chung là không hề có khái niệm ăn vặt ạ. Còn chơi thì con em chơi rất nhiều, chạy nhảy, nói năng liên tục. Nhiều hôm chỉ chơi không chứ không chịu ăn gì, sữa không uống. Chơi mệt lại lăn ra nằm chứ không đòi ăn. Đòi ăn cái gì cũng cho vào miệng nhai rồi nhả ra hoặc cắn rồi nhả, không nuốt vào.

Mỗi ngày đến lúc ăn em đều phải kẹp bắt ăn mới ăn được một ít mà cháu khóc và vật vã ghê lắm, vật càng mạnh, khóc càng lớn thì dễ bị xặc và nôn hết ra. Em bó tay luôn rồi ạ.

Vậy là bé uống sữa ngoài cũng đủ dinh dưỡng. Em muốn con ăn thêm thứ khác thì phải giảm lượng sữa thôi. Không nhất thiết bắt trẻ ăn ngày 3 bữa, bởi tùy theo căn địa mà có sự tiêu hóa & hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Kể cả người lớn, có người ăn 1 ngày 1 bữa, bản thân chị ăn chay 1 ngày 2 bữa (sáng chiều)…lấy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, thì vẫn khỏe mạnh. Theo chị em đừng ép bé ăn, hãy để bé thật đói, tự bé đòi ăn, đừng suy nghĩ nhiều, hãy chiều theo trẻ, đừng ép trẻ theo mình. Làm vậy, mẹ cũng thoải mái tâm lý, con cũng không phải chịu “cực hình”. Thôi tha cho con và tha cho mình đi em. Bé cần sẽ tự ăn. Để con tự do vài ngày xem sao nhé! Mỗi lần sặc và nôn thức ăn là 1 lần niêm mạc thực quản, khí quản bị tổn thương đấy. Luôn để sẵn những thứ có thể cho bé ăn ngay được khi đói như: ngô-khoai luộc, cháo trắng (nêm chút muối), nắm những nắm cơm nho nhỏ trẻ có thể tự bốc ăn, xôi hay bánh chưng (nhỏ)…Phô mai, sữa chua, bánh kẹo, nước trái cây…là những thực phẩm không tốt cho trẻ vì nó là thức ăn khó tiêu, qua gia đoạn chế biến nên chứa rất nhiều chất phụ gia như: đường hóa học, chất chống mốc, chống thối, phẩm màu…

Vậy con em 17 tháng mà cân nặng 8,5 kg thì có bình thường không chị?

Theo chị, cân nặng là tiêu chuẩn để mình tham khảo thôi. Cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ lắm chứ. Ít người đạt “chuẩn”, đó là sự thực. Không thể đánh giá trẻ là bình thường hay không bình thường qua cân nặng được. Trẻ vẫn ngoan, nhanh nhẹn, hoạt bát, lanh lợi, biết nói biết cười, biết khóc, khỏe mạnh, không có bệnh tật…là bình thường rồi (theo quan điểm cá nhân chị). Đừng lo lắng quá! đủ ngày đủ tháng đủ tuổi, đủ các điều kiện…rồi trẻ sẽ lớn thôi. Làm tròn bổn phận của người mẹ, cho con ăn khi đói, ủ ấm khi con lạnh, quạt mát khi con nóng, vỗ về an ủi khi con lo sợ hoảng loạn, lau rửa khi con bị bẩn, bảo vệ- giúp con tránh khỏi các nguy hiểm, dạy con điều hay lẽ phải- đạo lý làm người…là việc làm của cha mẹ. Còn việc tăng cân, cao lên, béo ra…là do cơ thể của trẻ quyết định 1 cách tự nhiên, ta không nên can thiệp. Em nghĩ con bình thường thì bé sẽ bình thường. Em nghĩ con không bình thường thì bé sẽ trở thành không bình thường. Cân nặng không phải là yếu tố quyết định tất cả em à.

Béo phì

Câu hỏi 1

Người hỏi: Anh Hang Le – FB: anhhang.le       

Ngày hỏi: 29/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức 

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho e hỏi con trai e năm nay 8 tuổi mà nặng 48kg có cách nào giảm cân cho bé nhanh không ạ? Bé rất dễ ăn mặc dù gia đình kiêng không cho uống sữa từ năm 5 tuổi đến giờ,  bé vận động đá banh, võ thuật đã 3 tháng nay nhưng vẫn không giảm cân. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị. Để giảm Béo phì ở trẻ cần có thời gian chứ không nhanh được!

Rất cần sự hỗ trợ từ phía gia đình và nổ lực của cháu mới giảm cân an toàn và hiệu quả được! Gia đình cần nổ lực cùng cháu trong việc tìm ra các phương pháp giảm cân an toàn như tìm hiểu xem cháu thích môn thể thao nào, cùng hoạt động với cháu trong môn thể thao đó hoặc tổ chức nhiều buổi tập vận động hay đi dã ngoại! Giảm thời gian xem phim hay chơi điện tử…Tìm hiểu thói quen ăn uống xấu của trẻ như ăn quà ở trường…Giảm các thức ăn nhiều chất béo tăng chất xơ và xanh! Chúc cháu nhanh chóng trở lại cân nặng bình thường!

PHẦN CÂU HỎI VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH: HO, SỔ MŨI, KHÒ KHÈ

Ho

Câu hỏi 1

Người hỏi: Tiffany Dau – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Cháu nhà 6 tháng tuổi, đang bị ho khan, không sổ mũi, không sốt. Cháu đang bú sữa mẹ, chỉ mới tập ăn bột. Xin hỏi bác sĩ nên làm gì? Có cần đi khám uống thuốc không? Cảm ơn bác sĩ. Mẹ cháu cũng bị rát họng, chớm ho.

Trả lời

Chào bạn. Ho là một trong những dấu hiệu báo hiệu bệnh ở trẻ. Nhưng không phải luôn báo hiệu tình trạng nghiêm trọng ở trẻ. Thực tế thì ho là phản xạ có lợi cho bé để thải chất lạ ra khỏi đường thở.

Một số thông tin về ho ở trẻ như sau:

  1. Ho khàn tiếng ( hay “Barky cough”) thường do viêm đường hô hấp trên. Hầu hết ho khàn tiếng do Viêm thanh khí phế quản gây ra (đọc thêm bài: Viêm thanh khí phế quản).
  1. Ho gà (hay whooping cough): đây là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn pertussis. Kiểu ho gập người sau cơn có tiếng rít, và có thể gây ói.
  2. Ho kèm sò sè (khò khè): nếu trẻ có tiếng sò sè khi thở ra là biểu hiện viêm đường hô hấp dưới. Nguyên nhân thường do hen phế quản hoặc viêm tiểu phế quản do virus. Ngoài ra sò sè có thể gặp khi tắt nghẽn đường thở do dị vật. (Xem thêm bài: Hen phế quản và Khò khè).
  3. Ho ban ngày (hay Daytime cough ): không khí lạnh hay trẻ năng động quá có thể gây ho suốt ngày. Phải chắc chắn không tìm thấy các nguyên nhân gây ho khác như bụi nhà, mở điều hòa lạnh, có khói thuốc.
  4. Ho kèm sốt: Trẻ ho kèm sốt nhẹ, chảy mũi nước thường là do ho cảm lạnh. Nhưng nếu sốt cao 39 C thường do viêm phổi, đặc biệt khi kèm trẻ mệt mỏi và thở nhanh (Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên. Còn đối với trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh). Lúc này cần khám bs gấp. (Xem thêm: https://yhoccongdong.org/thongtin/viem-phoi/ và https://yhoccongdong.org/thongtin/viem-phe-quan-cap/)
  5. Ho kèm nôn: khi trẻ ho nhiều dễ dẫn đến nôn. Nhiều trẻ cảm lạnh hoặc hen phế quản tiết nhiều chất nhầy mũi có thể đi vào dạ dày và gây nôn. Thường thì ho kèm nôn không phải dấu hiệu nguy hiểm trừ khi nôn liên tục. (Xem thêm: Cảm lạnh)
  6. Ho kéo dài (hay Persistent Cough ): Ho do cảm lạnh hay virus có thể kéo dài nhiều tuần, đặc biệt trẻ nhiễm cảm lạnh 2 đợt gần nhau. Các nguyên nhân gây ho kéo dài như hen phế quản, dị ứng, viêm xoang, viêm phổi…Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần hãy gọi bác sỹ.

Với tình trạng của cháu là ho khan, không sốt, không sổ mũi và nếu trẻ không khó thở hay sò sè…không có các tác nhân gây ho khác như bật điều hòa lạnh, bụi nhà, hút thuốc..thì chỉ là phản xạ thông thường của trẻ.

Có thể giảm ho bằng cách làm sạch đường thở:

Nhỏ 3 giọt nước ấm hay muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi (nhỏ từng giọt một và làm từng bên mũi). Sau 1 phút dùng ống hút mũi cao su để hút nước ra một cách nhẹ nhàng.

Bạn có thể đọc thêm cách chăm sóc trẻ trong bài: Cảm lạnh

Chúc cháu chóng khỏe!

Sổ mũi và Ho

Câu hỏi 1

Người hỏi: Tú Quỳnh – Ngày hỏi: 17/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi, bé em nay được 3 tháng mà bị sỗ mũi, giờ không dùng thuốc vậy có cách gì cho nhanh hết không ạ? Không bị sốt, không thở nhanh. Sau hút mũi thì cũng đỡ nhưng vài tiếng sau bị lại . Sáng nay bé chuyển qua ho nữa ạ.

Trả lời

Như vậy cháu có thể đang cảm lạnh.

Chị tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin về bệnh cũng như cách chăm sóc cháu: Cảm lạnh

Câu hỏi 2

Người hỏi: Mỹ Hảo – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ giúp con với ! Bé trai nhà con được 9m20 ngày ,nặng 9 kg, cao 75cm .bé chưa mọc răng. Hơn 3 tháng nay bé bị sổ mũi, ho, đờm cứ tái đi tái lại nhiều lần. Hình như tháng nào bé cũng đi khám bệnh tới 2-3 lần. Uống thuốc thì hết rồi vài bữa lại bị bệnh tiếp. Mấy hôm nay bé lại bệnh sổ mũi, ho nhiều và có đờm nhiều, bé ăn và uống sữa hay ói ra. Bác sĩ tư vấn giùm nên cho bé uống gì để hết đờm và không bệnh đường hô hấp. Cảm ơn bác sĩ

Trả lời

Chào chị. Cân nặng và chiều cao của bé phát triển rất tốt, hiện tại đã tương đương với một bé 12 tháng rồi. Không chỉ riêng con chị, đa phần các bé ở lứa tuổi này đều thường xuyên mắc những đợt viêm hô hấp trên nhẹ với biểu hiện ho, sổ mũi, tuy nhiên chủ yếu đều do siêu vi. Thường thì các triệu chứng như ho, sổ mũi sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày, ho khúc khắc do phản xạ nhiều khi kéo dài lâu hơn một chút, thậm chí nếu đợt bệnh sau gối đầu lên đợt bệnh trước thì chị sẽ có cảm giác như bệnh kéo dài không giảm. Ho chính là một cơ chế bảo vệ của cơ thể trẻ, thế nên nếu ho không gây quá nhiều khó chịu cho trẻ thì chị cũng không cần phải lo lắng quá mức.

Về thuốc thì tôi không thể tư vấn cho chị vì chỉ có qua thăm khám trực tiếp mới có thể ra toa chính xác được. Nhưng chị có thể chú ý một số điểm quan trọng để chăm sóc bé trong đợt bệnh này:

  • Vệ sinh mũi cho bé với nước muối sinh lý (dạng nhỏ giọt hay dạng xịt đều được) thường xuyên để đảm bảo mũi thông thoáng tốt
  • Cho bé ăn uống theo nhu cầu, chú ý uống đủ nước. Chị cũng lưu ý không ép bé ăn quá mức sẽ làm bé dễ ói và sợ bữa ăn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé có vẻ cũng đã khá ổn rồi (đánh giá qua cân nặng và chiều cao của bé mà chị đã cung cấp)
  • Theo dõi những dấu hiệu trở nặng để đưa bé đi khám kịp thời: sốt cao, khó thở, tiếng thở bất thường, thở mệt, ói nhiều, lừ đừ, hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào khiến chị và gia đình lo lắng

Ngoài ra, để phòng ngừa những đợt bệnh khác cho bé, chị có thể để ý một số điểm:

  • Thường xuyên rửa tay trước khi chăm sóc bé với xà phòng, để đơn giản, chị có thể dùng các loại dung dịch rửa tay nhanh bán khá thường tại các hiệu thuốc
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu trong gia đình có người viêm đường hô hấp thì hạn chế tiếp xúc bé (hoặc nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang)
  • Giữ cho môi trường xung quanh bé không khói thuốc lá

Chúc bé chóng khỏe!

Dạ cảm ơn bác sĩ . do điều kiện kinh tế khó khăn nên có ở chung phòng trọ với ông bà. Ông cháu hút thuốc nhiều lắm ,điều này không thể tránh khỏi việc cháu ko hít khói thuốc. Không biết có loại thuốc gì để bé uống giúp bé chống được bệnh đường hô hấp, có thể cho bé uống previpteen 2 được không ạ.

Ngoại trừ vài loại vắc-xin giúp ngừa một số bệnh có liên quan, sẽ không có một loại thuốc nào giúp bé chống bệnh đường hô hấp như chị mong muốn. Nhưng những đợt nhiễm trùng nhẹ như thế này cũng có mặt lợi cho bé, khi giúp cơ thể bé được “tiếp xúc” với các tác nhân bệnh để từ đó tự cơ thể bé sẽ hình thành khả năng giúp bé chống lại các đợt bệnh về sau.

Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bé tăng trưởng tốt như trường hợp con chị thì hầu như chị không cần phải bổ sung bất kỳ thứ thuốc bổ gì cho bé nữa. Mặt khác, bất cứ khi nào muốn cho bé uống thứ thuốc gì chị cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin từ các bác sĩ hoặc dược sĩ vì thuốc gì cũng có tác dụng phụ cả.

Về chuyện hút thuốc lá, theo ý tôi, chị có thể khuyên ông từ từ, có thể bắt đầu bằng việc đề nghị ông đừng hút thuốc trong nhà hay gần góc của bé. Mưa dầm thấm lâu, tôi tin với tình thương bé của ông và chị, dần dần chị sẽ thuyết phục được ông.

Sổ mũi và khò khè

Câu hỏi 1

Người hỏi: Hoa Hồng Đen – Ngày hỏi: 17/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng vs BS. Trần Thị Kim Vân vs BS. Hạnh Chân

Câu hỏi

Con em 3.5 tháng, 5.8kg rồi, bị sổ mũi ít, mũi khô, bé ho nhiều và lúc ngủ thở nghe khò khè lắm, đi bệnh viện Nhi Đồng 1, chẩn đoán viêm hô hấp trên, kê thuốc uống cả tháng nay không hết bệnh, bác sĩ giúp em với.

Kê thuốc

  1. Cefaclor 125mg
  2. Salbumol 2mg( ventoline)
  3. Sp. Pectol -90ml
  4. Erythromycine 250mg
  5. Nacl – 10ml ( nhỏ mũi)

Trả lời

BS. Bùi Thị Hằng

Đơn của con bạn gồm 2 loại kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc ho, dung dịch Nacl làm sạch mũi. Bạn đã cho con bạn uống gần 1 tháng mà trẻ vẫn còn ho và khò khè nhiều bạn nên đi khám lại, có thể cần chụp Xquang tim phổi. Kháng sinh này theo mình bạn không nên cho trẻ uống nữa vì đã dùng lâu, bạn có thể là sạch đường hô hấp trên, hỗ trợ vỗ rung giúp trẻ ho có hiệu quả.

BS. Trần Thị Kim Vân

Chào bạn. Khò khè kéo dài ở trẻ nhỏ thì nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là viêm đường hô hấp trên kéo dài (thường do nhiễm siêu vi hô hấp trùng lấp nhiều đợt, hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt), tiếng khò khè trong trường hợp này chủ yếu là do tiếng nước mũi truyền xuống. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi ngay sau đó cho bé, vì bé còn nhỏ không có khả năng hỉ mũi nếu mũi đặc.

Nguyên nhân thường gặp thứ 2 là trẻ có kèm theo Trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt bạn sẽ thường nghe khò khè trong hoặc sau bú, hoặc ban đêm.

Những nguyên nhân ít gặp hơn là trẻ có bất thường bẩm sinh đường hô hấp hoặc trẻ có vấn đề tim mạch. Những bệnh lý này thường có biểu hiện sớm hơn từ giai đoạn sơ sinh, mức độ khò khè nhiều hơn, không liên quan ngày đêm, và có thể kèm khó thở (bạn sẽ đánh giá bằng cách quan sát ngực trẻ xem thở có nhanh không, có co lõm xương sườn không). Và tốt nhất bạn vẫn nên cho trẻ đi khám bác sĩ, vì chỉ với cách mô tả mà không trực tiếp khám thì tôi cũng không thể trả lời rõ ràng về tình trạng con bạn là như thế nào.

BS. Hạnh Chân

Tôi cũng xin bổ sung thêm 1 ý. Ở lứa tuổi nữa, có thêm 1 nguyên nhân gây khò khè kéo dài đó là hẹp lỗ mũi sau sinh lý. Bé sẽ có biểu hiện nghẹt mũi kéo dài, nhưng có lúc đỡ lúc nặng lên, đặc biệt là khi ngủ thì sẽ khò khè nhiều hơn. Mẹ có thể đặt bé nằm tư thế đầu và lưng cao hơn chút. Kèm theo nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Tình trạng này có thể giảm dần đến khi bé được 6 tháng. Nhưng tốt nhất thì tôi nghĩ bạn nên cho bé đi khám lại để loại trừ các nguyên nhân khác.

Khò khè

Câu hỏi 1

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi: 3/4/2014 

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Thân gửi các bác sỹ! Kính mong nhận được sự tư vấn nhiệt tình của các bác sĩ. Trước khi sinh cháu thứ 2 tôi chưa hề biết đến bệnh mềm sụn thanh quản của trẻ. Khi tôi sinh cháu vài ngày, thấy cháu thở khò khè và có tiếng rít, bác sĩ ở viện Sản thì cho là bình thường, song về nhà được một tuần thì tiếng rít càng rõ hơn. Đi khám nhiều nơi và luôn được chuẩn đoán là viêm tắc mũi, uống kháng sinh gần một tháng mà bệnh chẳng khỏi. Cũng may cho cháu là gặp được một bác sỹ giỏi ở viện nhi khi đến phòng khám tư của chị. Chị đã chuẩn đoán cháu bị mềm sụn thanh quản. Chị kê đơn cho cháu uống canxi đến 6 tháng. Hiện tại con tôi được gần 7 tháng, cháu mới được 7 kg, tiếng rít đỡ hơn trước, ăn được nhiều hơn trước. Nhưng tôi rất băn khoăn lo cháu bị còi xương, tham khảo một số bác sỹ thì bác bảo dừng không uống can xi nữa. Vậy xin các BS tư vấn giúp tôi có nên đưa cháu đến viện dinh dưỡng khám không, hiện tại cháu nhanh nhẹn, hoạt bát.

Trả lời

Chào chị! Mềm sụn thanh quản thường tự hết sau 2 tuổi! Chị đã đi khám ở bác sĩ Nhi và được điều trị nên chị cần tái khám lại và hỏi về việc ngưng uống canxi! Việc kiểm tra dinh dưỡng là cần thiết nên chị có thể sắp xếp lịch để cho cháu kiểm tra tại viện dinh dưỡng! Chị tham khảo thêm bài viết “mềm sụn thanh quản” tại Y học cộng đồng để có thêm thông tin: Mền sụn thanh quản.

Chúc cháu chóng khoẻ.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Hue Thanh – Ngày hỏi: 31/3/2013  

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng vs BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Em sinh mổ bé trai 2,8kg giờ bé 6m20d- 10,2kg – sữa mẹ hoàn toàn. Từ lúc sinh ra cháu hay bị khò khè và lúc được 2m cháu bắt đầu bị các đợt viêm mũi họng tần suất mỗi tuần 1 lần. Đến khi 3,5m cháu bị viêm phổi và sau đó được chẩn đoán hen phế quản, tuyến hung to (từ 3,5m- 5,5m bị tái lại 3 lần viêm phổi). Bây giờ con em được bác sĩ chỉ định xịt dự phòng flixotide 2 lần/ ngày- mỗi lần 2 nhát và uống singulair mỗi tối. Em muốn hỏi các bác sĩ thuốc xịt như vậy có nhiều tác dụng phụ không ạ? Và con em giờ vẫn hay bị khò khè mỗi hôm thay đổi thời tiết, nhưng cháu không ho, không sổ mũi nhưng cứ hễ đi khám lại được kê kháng sinh! Em muốn hỏi trong trường hợp nào thì con khò khè mà không phải dùng thuốc? Em cảm ơn.

Trả lời

BS. Nguyễn Thanh Hưng

Nếu chẩn đoán đúng, thì dự phòng như thế là ổn. Thuốc xịt đó cơ bản là có thể gây sâu răng và nấm lưỡi… Và chưa có báo cáo nghiêm trọng khác.

Vì không nghe được tiếng “khò khè” như chị tả, nhưng nếu bé khò khè khoảng 7-10 ngày sau sinh – nay, kèm theo hay uốn vặn mình và có trớ khi bú… Thì xem chừng có kèm theo Mềm sụn thanh quản. Trường hợp này không dùng kháng sinh.

BS. Bùi Thị Hằng

Bạn có thể cho mình biết liều lượng của thuốc flixotide một lần xịt của bạn không? theo mình biết là bình xịt định liều mỗi lần là 125 micrigram đúng không? nếu bạn đã tuân thủ liều dự phòng như thế này mà con bạn không kiểm soát được khò khè thì bạn nên đến bác sĩ khám lại. bạn nên đến cơ sở uy tín. Con bạn bị từ nhỏ mà xịt thuốc có vẻ không đáp ứng (phải phụ thuộc vào cách bạn xịt thuốc cho trẻ có đúng không?) thì phải đi khám để xem xét vấn đề kèm theo như dị tật bẩm sinh đường hô hấp? Bạn nên tới cơ sở có uy tín nhé, mình không khám trực tiếp nên rất khó tư vấn cho bạn.

Em xịt định liều đúng là 125 micigram. Em xịt sáng và chiều. Em để bé nằm ngửa, giữ yên đầu đặt buồng đệm kín mũi và miệng bé. Trước khi xịt dựng ống thuốc lên lắc đều, xịt một nhát xong em thấy bột trắng phun ra em đếm chậm 20 lần sau đó xịt tiếp lần 2 cũng đếm chậm 20 lần. Xịt xong lau mặt, sau xịt cho bé uống nước. Em xịt như vậy có đúng không ạ. Bé nhà em mới được kê xịt được một tháng tuy nhiên em nhận thấy cháu vẫn bị viêm phế quản liên tục, 7-10 hôm bị lại 1 lần. Em chưa cho cháu kiểm tra bệnh mềm sụn thanh quản, mới chỉ nội soi tai nũi họng và mỗi đợt ốm chụp XQ và xét nghiệm máu thôi. Theo chị em phải cho cháu kiểm tra những gì nữa?

Liều Flixotide như con bạn sử dụng là liều trung bình, mình không biết thầy thuốc kê liều này ngay từ đầu hay là tăng liều do con bạn không kiểm soát được hen. Con bạn mới 3 tháng mà được chẩn đoán hen, thực sự chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi rất khó. Mình không khám con bạn trực tiếp nếu con bạn thực sự bị hen mà dự phòng như thế này mà con bạn vẫn khò khè thì tức là chưa kiểm soát được. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa hô hấp khám kiểm tra lại xem cháu có thực sự bị hen không. bạn có kiểm tra về Tai mũi họng không biết có bị vấn đề gì không? Nội soi tai mũi họng không chẩn đoán được mềm sụn thanh quản, cũng có một số bệnh lý tai mũi họng gây khò khè và có thể một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây viêm phổi hoặc khò khè tái diễn.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Hồng Nguyên Thủy – Ngày hỏi: 15/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào các bác sĩ. Em sinh mổ con trai ngày 21/3 được 4kg, nay con được hơn 9kg rồi ạ. Mọi hoạt động của cháu bình thường, cứng cáp, nhanh nhẹn. Tuy nhiên lúc mới sinh cháu hay thở khò khè, em thường giữ ấm lồng bàn chân cho con nên không thấy con khò khè nữa cho dù là nằm điều hòa. Một tuần trở lại đây, cũng do em chủ quan không có giữ ấm chân con hay sao ấy mà em thấy con khò khè trở lại, ngồi trên giường cảm nhận được con thở rung rung như kiểu phổi có vấn đề ấy ạ. Bác sĩ cho em hỏi như vậy là bị sao ạ? Có nên đưa con đi khám không? Hay vẫn dân gian mà làm? Con em bú mẹ hoàn toàn. Em cám ơn.

Trả lời

Chào chị. Chị xem cháu có sốt, ho hay thở nhanh không? có nôn hay bú kém không?

Nếu có thì cần cho trẻ đi khám để được đánh giá cụ thể vì khò khè ở trẻ nhỏ thường do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ở trẻ dưới 1 tuổi khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.
  • Bé bị sốt, khò khè, ho, khó thở, nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.
  • Bé ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.
  • Bé bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
  • Với Bé từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.
  • Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.

Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.

Quan trọng nhất là chị phân biệt được đây là tiếng khò khè do nghẹt mũi?

Trẻ nhỏ thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị bệnh ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi đó, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Chị lưu ý theo dõi bé nếu có các dấu hiệu như ho, thở nhanh… thì cần cho cháu đi khám bác sỹ:

  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần)
  • Nếu trẻ có khò khè cấp tính, đột ngột bạn phải đưa trẻ đi khám ngay, không được chờ đợi.
  • Khò khè, thở mệt, xanh tái cũng là triệu chứng cấp cứu, trẻ cần được nhập viện.
  • Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt cần phải được theo dõi ở bệnh viện.
  • Khò khè kèm nôn ói, sốt.
  • Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Viêm tiểu phế quản cấp

Câu hỏi 1

Người hỏi: Nu Ngok – Ngày hỏi: 25/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào bác sĩ, xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Bé khám bị viêm tiểu phế quản cấp, uống thuốc khoảng 1h sau là ói (tự bé ói, trước không có) và sau khi uống thuốc thấy bé cáu gắt, khó chịu, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Vêm tiểu phế quản cấp

Trả lời

Chào bạn, nếu bé chỉ ói sau 1 giờ uống thuốc mà không ói vào các thời điểm khác thì triệu chứng ói của bé có khả năng do tác dụng phụ của erythromycine, bản thân những tác dụng phụ này cũng làm cho bé khó chịu và thể hiện qua phản ứng cáu gắt mà bạn quan sát thấy. Bạn có thể tạm ngưng dùng thuốc này cho bé. Ở đây tôi không thể tư vấn thêm về thay đổi thuốc cho bé vì không biết về diễn tiến bệnh cũng như không được trực tiếp khám bé. Nếu bạn thấy bé có thuyên giảm thì có thể dùng tiếp toa nhưng ngưng erythromycine và tái khám theo hẹn. Nếu có biểu hiện bất thường như trong Mục lưu ý có in trên toa thì bạn cho bé tái khám ngay. Chúc bé chóng khỏe.

Dạ e cám ơn, hôm qua tới giờ bé ói rất nhiều, đi khám bác sĩ vẫn kê erythromycine và motinorm ( mỗi lần 2ml, ngày 4 lần). Hiện tại bé vẫn cáu gắt, không khò khè nhưng ói khá nhiều (chiều giờ 5 lần, không ăn cũng ói, và bé ói rất dễ, bác sĩ có chỉ định siêu âm bụng và kết quả bình thường ạ).

Với số lần và cách bé ói như chị tả thì bé cần được theo dõi sát. Tối nay chị có thể ngưng erythromycin, có thể dùng motinorm, nhưng nếu uống motinorm làm cho bé ói thì chị cũng có thể tạm ngưng. Chú ý cho bé uống đủ nước, có thể chia nhỏ uống nhiều lần. Hạ sốt cho bé nếu có.

Nếu đúng bé bị viêm tiểu phế quản thì bản thân viêm tiểu phế quản khi diễn tiến nặng hơn cũng có thể làm cho bé ói nhiều. Ngoài những triệu chứng đã in trong toa, chị sẽ cần theo dõi một số triệu chứng khác cũng cần đưa bé tái khám ngay như bé thở rên, cánh mũi bé phập phồng theo nhịp thở, thở nhanh tăng đáng kể (khi bé đang nằm yên, hoặc ngồi yên, chị có thể đặt nhẹ tay trên ngực bé để cảm nhận nhịp thở, đếm nhịp thở bé trong 1 phút, bình thường bé sẽ thở < 40 lần/phút, nếu chị thấy nhịp thở bé tăng nhanh ~60 lần/phút –> cho bé tái khám ngay). Lần tái khám ngày mai chị có thể trình bày với bác sĩ về diễn tiến ói của bé.

Một câu hỏi nhỏ, hiện tại bé đi tiểu thế nào? Lượng nước tiểu và màu nước tiểu ra sao?

Dạ e cám ơn bác sĩ nhiều ạ. Hiện tại nước tiểu bé màu vàng đậm,và tiểu rất ít, như hồi 14h tới 21h, bé tiểu 2 lần,và tiểu rất ít…em có bổ sung nước cho bé, nhưng bé uống được khoảng 30p sau thì bé cũng tự ói ạ, không cho ăn, uống thì thấy bé cũng ói, nhưng không ói được, còn cho uống sữa hoặc ăn cháo ( ăn rất ít) thì bé ói ra hết ạ. Bé ói xong thì vẫn chơi bình thường, lúc ói cũng không khóc,giống như phun thức ăn ra thôi ạ.

Bé đã giảm ói chưa? lượng và tính chất nước tiểu cho thấy bé không nhận đủ lượng nước cần thiết, nếu bé vẫn đang tiếp tục ói như thế thì chị cho bé đi tái khám ngay nhé.

Viêm phế quản

Câu hỏi 1

Người hỏi: Hai Hoang – Ngày hỏi: 9/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Cháu nhà em được 2.5 tháng nặng 6.4kg. Mấy hôm nắng nóng 38 độ con nhà em mũi hơi khụt khịt, kèm theo ho. Em cho cháu đi khám bác sĩ bảo cháu nhà em chưa bị viêm phế quản chỉ đang theo dõi bị viêm phế quản. Trong mũi có nhiều dịch. Bác sĩ bảo phải thường xuyên rửa mũi cho cháu. Vợ chồng em ngày rửa cho cháu 2 lần. Rửa xong em hút mũi cho cháu. 1 bên thì hút được. 1 bên thì bị tắc không thể nào hút được ra. Bác sĩ tư vấn cho em xem làm thế nào để 1 bên mũi tắc hút được và có cách nào để cho hết dịch ở trong mũi không ạ! Cháu nhà em bị đến hôm nay là gần 1 tuần. Cháu vẫn bú mẹ bình thường, không sốt. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chào chị. Chị đã làm rất tốt khi cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Với bé ở lứa tuổi con chị, chị có thể kết hợp nhỏ nước muối sinh lý kèm bầu hút. Để bé ở tư thế nằm ngửa, hơi nâng cao đầu. Mẹ rửa tay trước khi làm vệ sinh mũi cho bé. Nhỏ 2-3 giọt nước mũi sinh lý vào một bên mũi. Cố gắng giữ đầu trẻ ở nguyên vị trí trong 10 giây. Đừng lo lắng khi thấy nước muối chảy ngược ra hay trẻ nhảy mũi ra vì vẫn có một phần nước muối đi được vào đường mũi. Làm từng mũi. Đối với bên nghẹt nhiều, sau khi nhỏ nước muối khoảng 30s chị có thể dùng bầu hút để hút, nếu vẫn còn nghẹt sau 5-10 phút, chị có thể nhỏ nước muối và hút lại một lần nữa. (Tuy nhiên, không nên dùng bầu hút quá nhiều lần trong ngày vì sẽ gây kích thích đường mũi trẻ, chị có thể hút khoảng 3-4 lần mỗi ngày).

Chị có thể làm vệ sinh mũi cho bé khi thấy bé khó chịu, khó thở do nghẹt mũi, kể cả khi bé không bệnh. Thông thoáng mũi trước khi cho bé bú sẽ giúp bé bú tốt hơn. Không nên vệ sinh mũi ngay sau khi bé vừa bú.

Các đợt nhiễm siêu vi bé ở độ tuổi nhỏ như con chị thường có thể kéo dài hơn các bé lớn nhưng sẽ tự hết. Chị cứ chăm sóc bé bình thường, cho bé bú đủ nhu cầu, giữ vệ sinh và thông thoáng mũi cho bé. Nếu bé vẫn bú tốt, chơi và ngủ bình thường thì mẹ cũng không cần lo lắng quá. Nếu tình trạng nghẹt mũi không cải thiện dù chị đã làm đúng các bước trước và khiến cho bé bú kém, kém chơi, bứt rứt khó ngủ thì chị hãy cho bé đi khám bác sĩ.

Chúc bé chóng khỏe.

Mềm sụn thanh quản

Câu hỏi 1

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi: 3/4/2014 

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Thân gửi các bác sỹ! Kính mong nhận được sự tư vấn nhiệt tình của các bác sĩ. Trước khi sinh cháu thứ 2 tôi chưa hề biết đến bệnh mềm sụn thanh quản của trẻ. Khi tôi sinh cháu vài ngày, thấy cháu thở khò khè và có tiếng rít, bác sĩ ở viện Sản thì cho là bình thường, song về nhà được một tuần thì tiếng rít càng rõ hơn. Đi khám nhiều nơi và luôn được chuẩn đoán là viêm tắc mũi, uống kháng sinh gần một tháng mà bệnh chẳng khỏi. Cũng may cho cháu là gặp được một bác sỹ giỏi ở viện nhi khi đến phòng khám tư của chị. Chị đã chuẩn đoán cháu bị mềm sụn thanh quản. Chị kê đơn cho cháu uống canxi đến 6 tháng. Hiện tại con tôi được gần 7 tháng, cháu mới được 7 kg, tiếng rít đỡ hơn trước, ăn được nhiều hơn trước. Nhưng tôi rất băn khoăn lo cháu bị còi xương, tham khảo một số bác sỹ thì bác bảo dừng không uống can xi nữa. Vậy xin các BS tư vấn giúp tôi có nên đưa cháu đến viện dinh dưỡng khám không, hiện tại cháu nhanh nhẹn, hoạt bát.

Trả lời

Chào chị! Mềm sụn thanh quản thường tự hết sau 2 tuổi! Chị đã đi khám ở bác sĩ Nhi và được điều trị nên chị cần tái khám lại và hỏi về việc ngưng uống canxi! Việc kiểm tra dinh dưỡng là cần thiết nên chị có thể sắp xếp lịch để cho cháu kiểm tra tại viện dinh dưỡng! Chị tham khảo thêm bài viết “mềm sụn thanh quản” tại Y học cộng đồng để có thêm thông tin: Mền sụn thanh quản.

Chúc cháu chóng khoẻ.

Hen phế quản

Câu hỏi 1

Người hỏi: Hue Thanh – Ngày hỏi: 31/3/2013  

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng vs BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Em sinh mổ bé trai 2,8kg giờ bé 6m20d- 10,2kg – sữa mẹ hoàn toàn. Từ lúc sinh ra cháu hay bị khò khè và lúc được 2m cháu bắt đầu bị các đợt viêm mũi họng tần suất mỗi tuần 1 lần. Đến khi 3,5m cháu bị viêm phổi và sau đó được chẩn đoán hen phế quản, tuyến hung to (từ 3,5m- 5,5m bị tái lại 3 lần viêm phổi). Bây giờ con em được bác sĩ chỉ định xịt dự phòng flixotide 2 lần/ ngày- mỗi lần 2 nhát và uống singulair mỗi tối. Em muốn hỏi các bác sĩ thuốc xịt như vậy có nhiều tác dụng phụ không ạ? Và con em giờ vẫn hay bị khò khè mỗi hôm thay đổi thời tiết, nhưng cháu không ho, không sổ mũi nhưng cứ hễ đi khám lại được kê kháng sinh! Em muốn hỏi trong trường hợp nào thì con khò khè mà không phải dùng thuốc? Em cảm ơn.

Trả lời

BS. Nguyễn Thanh Hưng

Nếu chẩn đoán đúng, thì dự phòng như thế là ổn. Thuốc xịt đó cơ bản là có thể gây sâu răng và nấm lưỡi… Và chưa có báo cáo nghiêm trọng khác.

Vì không nghe được tiếng “khò khè” như chị tả, nhưng nếu bé khò khè khoảng 7-10 ngày sau sinh – nay, kèm theo hay uốn vặn mình và có trớ khi bú… Thì xem chừng có kèm theo Mềm sụn thanh quản. Trường hợp này không dùng kháng sinh.

BS. Bùi Thị Hằng

Bạn có thể cho mình biết liều lượng của thuốc flixotide một lần xịt của bạn không? theo mình biết là bình xịt định liều mỗi lần là 125 micrigram đúng không? nếu bạn đã tuân thủ liều dự phòng như thế này mà con bạn không kiểm soát được khò khè thì bạn nên đến bác sĩ khám lại. bạn nên đến cơ sở uy tín. Con bạn bị từ nhỏ mà xịt thuốc có vẻ không đáp ứng (phải phụ thuộc vào cách bạn xịt thuốc cho trẻ có đúng không?) thì phải đi khám để xem xét vấn đề kèm theo như dị tật bẩm sinh đường hô hấp? Bạn nên tới cơ sở có uy tín nhé, mình không khám trực tiếp nên rất khó tư vấn cho bạn.

Em xịt định liều đúng là 125 micigram. Em xịt sáng và chiều. Em để bé nằm ngửa, giữ yên đầu đặt buồng đệm kín mũi và miệng bé. Trước khi xịt dựng ống thuốc lên lắc đều, xịt một nhát xong em thấy bột trắng phun ra em đếm chậm 20 lần sau đó xịt tiếp lần 2 cũng đếm chậm 20 lần. Xịt xong lau mặt, sau xịt cho bé uống nước. Em xịt như vậy có đúng không ạ. Bé nhà em mới được kê xịt được một tháng tuy nhiên em nhận thấy cháu vẫn bị viêm phế quản liên tục, 7-10 hôm bị lại 1 lần. Em chưa cho cháu kiểm tra bệnh mềm sụn thanh quản, mới chỉ nội soi tai nũi họng và mỗi đợt ốm chụp XQ và xét nghiệm máu thôi. Theo chị em phải cho cháu kiểm tra những gì nữa?

Liều Flixotide như con bạn sử dụng là liều trung bình, mình không biết thầy thuốc kê liều này ngay từ đầu hay là tăng liều do con bạn không kiểm soát được hen. Con bạn mới 3 tháng mà được chẩn đoán hen, thực sự chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi rất khó. Mình không khám con bạn trực tiếp nếu con bạn thực sự bị hen mà dự phòng như thế này mà con bạn vẫn khò khè thì tức là chưa kiểm soát được. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa hô hấp khám kiểm tra lại xem cháu có thực sự bị hen không. bạn có kiểm tra về Tai mũi họng không biết có bị vấn đề gì không? Nội soi tai mũi họng không chẩn đoán được mềm sụn thanh quản, cũng có một số bệnh lý tai mũi họng gây khò khè và có thể một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây viêm phổi hoặc khò khè tái diễn.

Sốt phát ban

Câu hỏi 1

Người hỏi: Sang Nguyen – Ngày hỏi: 1/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em 10,5 tháng. Sau khi bị sốt đến chiều ngày 29 cháu bị phát ban đỏ ở vành mắt dưới, sang hôm sau thì phát ở trên mặt sau tai, gáy, rồi xuống ngực bụng lưng. Bé có uống thuốc của bác sĩ. Đến hôm nay thì em thấy ban trên mặt đã lặn dần xuống đến cổ rồi. Bé đang có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên trong quá trình bé phát ban ko có chảy nước mũi, cũng như mắt không đỏ. Thỉnh thoảng chỉ hắt hơi 1-2 cái. Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng như vậy thì bé bị sốt phát ban đơn thuần hay phát sởi ạ. Em thấy lo quá. Ngày 26 vừa rồi lẻ ra bé tiêm mũi vacxin sởi, nhưng hôm đấy bé không được khỏe có dấu hiệu ốm nên em không cho bé đi tiêm, và chiều 26 là bé có triệu chứng sốt đấy ạ. Bác sĩ cho em hỏi nếu bé bị sởi thì tháng sau em có cho bé tiêm phòng sởi nữa không. Và có cần theo dõi tình trạng của bé như thế nào nữa không ạ. Em sợ biến chứng về sau ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời

Chào chị! Tình trạng chị mô tả có thể chỉ là phát ban của một loại virus khác sởi! Tháng sau chị vẫn nên cho cháu tiêm mũi sởi nhé!

Lý do: Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi. Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm. Chị theo dõi nếu cháu sốt trở lại cao hơn, nôn tất cả mọi thứ, co giật, thở nhanh hơn, trẻ mệt mỏi hơn,…và nếu chị lo lắng quá thì nên cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi.

Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 2

Người hỏi: Phùng Hiền – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sỹ ơi con nhà hiện cháu đang bị như thế này, em ra tiệm thuốc họ nói cháu bị dị ứng và cho thuốc uống, cháu bị từ tối qua 1 ít đến giờ mới lên nhiều, em mới cho cháu uống thuốc, em đang đợi Lúc nữa xem cháu có đỡ không rồi sẽ cho cháu đi viện. Nhìn con em xót lắm nhưng đăng lên hỏi xin ý kiến bác sĩ xem phải làm gì giờ ạ? Em cảm ơn bác sỹ.

Bé với phát ban

Trả lời

Chào chị, chị có thể kể lại những gì bất thường ở bé trong khoảng 1 tuần gần đây không? bé có ho, sổ mũi? sốt? tiêu chảy? bé ăn uống thế nào? chơi đùa thế nào? ngoài nổi ban da chị còn thấy gì khác nữa không? ban nổi khắp người hay chỉ vùng đầu cổ?

Vâng bác sỹ, 2,3 hôm nay cháu có bị sốt ạ, đầu cháu nóng nên cháu không chơi ngoan như mọi khi, khó chịu là đưa tay lên đầu gãi, còn các triệu chứng ho hay sổ mũi thì trước đó đều không có ạ, cháu bị mẩn khắp người bác sỹ ạ, cả tay chân. Liệu có phải cháu bị dị ứng không bác sỹ ? Em cảm ơn bác sỹ!

Giờ chắc bé bớt –> hết sốt rồi phải không chị? Biểu hiện ban của bé khá giống với ban siêu vi. Ban siêu vi thường nổi khi đợt bệnh đã lui. Nếu hiện tại bé chơi bình thường, ăn uống tốt thì chị không cần lo lắng gì. Chú ý vẫn tắm rửa giữ vệ sinh cho bé, không kiêng cử gì cả. Biểu hiện của bé không giống dị ứng, chị có thể ngưng các thuốc dị ứng mua tại nhà thuốc. Lần sau nếu bé có nổi ban hoặc có biểu hiện gì lạ thì chị nên cho bé đi khám sẽ tốt và an toàn cho bé hơn là tự mua thuốc tại nhà thuốc.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Phạm Ngọc Phương – Ngày hỏi: 18/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi hôm thứ 2 bé sốt nhẹ 1 ngày rồi hết đến thứ 4 bé bú hay ho rồi ọc sữa, hôm nay thì mặt bé nổi đầy vết như vậy là bị gì và phải làm sao bác sĩ?

Bé với phát ban

Trả lời

Chào chị. Nếu hiện tại ngoài nổi ban bé vẫn chơi và bú tốt, không kèm bất thường gì khác thì chị có thể yên tâm chăm sóc bé bình thường, chú ý cho bé mặc đồ thoáng, ăn uống và tắm rửa bình thường. Ban của bé phù hợp với ban siêu vi nổi ở giai đoạn phục hồi của bệnh, ban có thể tiếp tục nổi khắp cả người. Sau vài ngày sẽ tự lặn. Chúc bé chóng khỏe!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Ban Mai Xanh – Ngày hỏi: 26/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ, có bác sĩ nào cho em biết là con em bị sốt 3 ngày, sau 3 ngày thì người nổi nốt đỏ lên đi khám bác sĩ nói bị viêm hô hấp trên. Cho thuốc trị ho, còn nốt đỏ bác sĩ nói để nó tự lặn, không biết là bị nốt đỏ vậy có nằm quạt được không? Vì trới rát nóng với lại em có lau mình cho bé bằng nước ấm có được không?

Trả lời

Chào chị. Đấy là nổi ban sau nhiễm virus sẽ tự hết như bác sĩ của bạn dặn! Cháu vẫn có thể tắm và nằm quạt bình thường.

Nếu cháu nôn sau khi uống thuốc 30 phút thì không cần uống lại thuốc. Cháu đi lỏng trên 5 lần/ ngày chị cần cho cháu uống bổ sung nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn. Tái khám nếu sau 3 ngày trẻ vẫn tiêu chảy hoặc phân nhầy, máu, trẻ vẫn nôn nhiều…

Tay chân miệng

Câu hỏi 1

Người hỏi: Giang Nguyen – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Y học cổ truyền Đoàn Văn Minh

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Con nhà em được 11 tháng nặng 8.4kg. Cháu bị chân tay miệng nên hay quấy khóc, không chịu ăn bột, sữa thì uống ít. Theo bác sĩ cháu nên kiêng như thế nào và ăn gì cho cháu nhanh khỏi ạ. Em có tắm thêm cho cháu bằng lá Xuyên tâm liên được không ạ. Em cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chị có thể tham khảo thêm bài viết Tay chân miệng tại YHCĐ để biết cách chăm sóc bé: Bệnh tay chân miệng

Cây xuyên tâm liên thì đúng là có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thủng chỉ thống…có thể dùng ngoài bằng cách giã đắp hoặc nấu nước rửa để trị mụn nhọt, ghẻ lở. Vì vậy trong trường hợp của bạn có thể sử dụng để tắm cho trẻ. Và lưu ý chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của Bác sĩ Nhi khoa nữa nhé.

Sởi

Câu hỏi 1

Người hỏi: Minh Nhật – Ngày hỏi: 31/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào các bác sĩ ạ . Tư vấn giúp em với ạ, em lo quá. Vừa rồi cháu nhà em bị sốt em cứ nghĩ cháu sốt thường xong phát ban thôi . Nhưng đến khi hết sốt mới xót xa con mình bị sởi mà không biết. Bé có đủ dấu hiệu như sốt cao, đỏ mắt, ban ở mắt trước sau đó ở gáy ,lưng bụng đùi… Đi tướt nữa. Em kiêng được cho cháu hết sốt 4 ngày thì tắm chẳng kiêng gió cho cháu gì cả . Giờ cháu hết sốt rồi , nốt ban cũng bay gần hết rồi ạ . Giờ con người ta bị sởi mới té ngửa ra triệu chứng giống con nhà mình. Liệu cháu có bị ảnh hưởng gì không ạ. Có di chứng gì không ạ. Tư vấn giúp em với, em xót quá ạ, cháu mới gần 9 tháng thôi. Giờ bé nhà em hết sốt rồi, có triệu chứng ho rồi ạ. Ho nhiều lắm ạ.

Trả lời

Chào chị. Trước tiên chị an tâm là bệnh của cháu đang lui dần! Việc tắm hay ra gió không liên quan đến tình trạng nặng thêm của bệnh! Trong giai đoạn lui bệnh cũng như sau lành khoảng 3 tháng, cháu có suy giảm sức đề kháng. Do vậy chị cần cho cháu bú mẹ, ăn dặm thêm thức ăn nhiều dinh dưỡng. Đồng thời chú ý phòng tránh nhiễm bệnh khác như viêm mũi họng, viêm phổi…

Hết sốt chứng tỏ tình trạng lui bệnh ở trẻ! Ho là một dạng đặc biệt của thở ra gắng sức. Đó là phản xạ SINH LÝ bình thường và có lợi cho cơ thể, nhằm mục đích tống đẩy mọi thành phần không phải khí thở ra khỏi đường hô hấp, giúp bảo vệ đường thở. Trong trường hợp bội nhiễm gây viêm phổi thì Ho sẽ kèm theo Thở Nhanh ( Trẻ thở nhanh là khi: Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng; Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng; Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.), chị cần cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi. Để giảm ho chị có thể cho cháu uống nhiều nước. Hoặc dùng Lá hẹ một nắm giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên để uống.

Lưu ý Lá Hẹ không dùng chung với Mật ong. Chúc cháu chóng khỏe!

VẤN ĐỀ ĐẠI TIỆN Ở TRẺ EM

Tiêu chảy

Câu hỏi 1

Người hỏi: Thu Vo – Ngày hỏi: 28/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ, cho mình hỏi bé nhà mình bị tiêu chảy 15 ngày rồi mà vẫn còn. Nhập viện Nhiệt đới 10 ngày, bác sĩ cho xuất viện về vẫn còn mỗi ngày đi khoảng 6 lần (phân sệt, có nhày xanh, nhày vàng, nhày trắng). Mình cho bé đi khám phòng khám bác sĩ nói bé bị kiết lỵ. Cho dùng kháng sinh, Smecta, va men Ybio. Bác sĩ cho mình hỏi bệnh này có nguy hiểm lắm không.và điều trị bao lâu mới hết. Cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chị đã cho cháu nhập viện và điều trị 10 ngày ngoài ra đã đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là Lỵ nên việc chẩn đoán chúng tôi không bàn thêm nữa! Vấn đề chị cần lưu ý là uống thuốc đúng và đủ theo như kê toa của bác sĩ. Lỵ rất dễ lây nên chị cần chú ý khâu xử lý phân của trẻ! Cháu nếu còn mặc tả thì khi đi cầu dính tả chị cần thay và lưu ý không chỉ lau đít mà phải rửa dưới vòi nước đang chảy! Khi chị cho uống thuốc hay ăn uống phải đảm bảo vệ sinh chị nhé! Trường hợp sau 2 ngày chị uống thuốc theo đơn mà tình trạng cháu vẫn không cải thiện, chị cần tái khám để đánh giá lại! Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 2

Người hỏi: Trang Huyền – Ngày hỏi: 11/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi với ạ. Bé nhà em mấy hôm nay toàn đi phân hơi lỏng và có sợi trắng. Bé đi phân như vậy có sao không ạ. Xin phép cho em up hình.

Tiêu chảy

Trả lời

Chào chị. Chị cung cấp thêm thông tin: Cháu bao nhiêu tháng? Cân nặng? Có sốt, ho, nổi ban…? Tiêu chảy cách đây bao lâu? Ngày mấy lần? Cháu nôn mửa?

Cháu nhà em 4 tháng, hồi cháu 3 tháng 15 ngày em cân cháu đc 7,3kg. Mấy ngày trước thì cháu có húng hắng ho nhưng giờ thì không thấy ho nữa chỉ hắt hơi sổ mũi thôi. Cháu sốt nhẹ 37,1 độ. Cháu đi đi lỏng cách đây 4 hôm rồi. Cháu 2 ngày đi 1 lần, không bị nôn mửa.

Chị tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.

Đồng thời giữ vệ sinh , rửa đít dưới vòi nước đang chảy sau mỗi lần đi cầu,…Sau khi vệ sinh cho trẻ hay trước khi cho trẻ ăn chị cần Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Chị tham khảo thêm bài viết về tiêu chảy để có thêm thông tin: Tiêu chảy và sự mất nước.

Chúc cháu chóng khoẻ.

Đi ngoài phân sống

Câu hỏi 2

Người hỏi: Thu Kim – Ngày hỏi: 5/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Con em được 4 tháng tuổi, 6kí 8 hiện tại. Bé bị đi ngoài sống phân 2 tuần nay chưa hết đã sụt 300g. Em cho bé uống biseptol zinco, enterogermina, uống thêm nutriwell tăng sức đề kháng. Bé uống 7 ngày rồi không đỡ. Hai hôm nay có hiện tượng đi như nước mông bắt đầu đỏ do đi nhiều lần trong ngày (8-10 lần). Bác sĩ tư vấn giúp em.

Trả lời

Chào chị. Trẻ đang có tình trạng tiêu chảy cấp cần được đánh giá và tìm nguyên nhân cụ thể. Chị cần cho cháu tái khám với bác sỹ chuyên khoa Nhi.

Chị tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.

Đồng thời giữ vệ sinh , rửa đít dưới vòi nước đang chảy sau mỗi lần đi cầu,…Sau khi vệ sinh cho trẻ hay trước khi cho trẻ ăn chị cần Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Chị tham khảo thêm bài viết về tiêu chảy để có thêm thông tin: Tiêu chảy và sự mất nước.

Chúc cháu chóng khoẻ.

VẤN ĐỀ TIỂU TIỆN

Câu hỏi 1

Người hỏi: Nhóc Love – Ngày hỏi: 27/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ. Bé em được 20 tháng tuổi. Không biết bé bị gì mà cứ đi tiểu nhiều lần (giống như người lớn mình bị đái lẫy vậy). Mà hình như còn đau hay rát ở chỗ vùng kín. Bé cứ khóc và chỉ vào chỗ đó, không chịu mặc tả khi ngủ nữa. Bé có phải bị viêm đường tiểu không bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi cách chữa trị như thế nào ạ.

Trả lời

Thường bé có 2 khả năng:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • hoặc tật tiểu láu.

Chị đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, xét nghiệm nước tiểu để có chẩn đoán điều trị…

Sau khi đã có chẩn đoán nếu bé bị nhiễm trùng đường tiểu chị có thể tham khảo thêm bài viết “Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ” tại Y học cộng đồng để có thêm thông tin chăm sóc bé.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Minh Nhật – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Kim Vân

Câu hỏi

Giúp em với bé nhà em 9 tháng . Từ 18h tối qua đến giờ bé chưa đi giải lần nào? Có sao không ạ . Làm sao giờ ạ?

Trả lời

Bạn có thể xoa nhẹ vùng dưới rốn bé, hoặc cho bé đi tiêu, tự nhiên hoặc dùng thuốc bơm hậu môn đều được. Nếu bình thường bé cũng tiểu khó khăn thì bạn nên đưa đi khám bác sĩ tìm nguyên nhân, ví dụ hẹp bao qui đầu chẳng hạn.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Đoàn Thị Hoàn – Ngày hỏi: 28/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Em xin hỏi: Bé (trai)nhà em nay được 3 tháng 3 ngày. Bé ăn sữa mẹ hoàn toàn. Mấy ngày hôm nay em thấy thỉnh thoảng bé đi tiểu ra hạt nhỏ nhỏ trong vắt giống như thạch vậy? Em băn khoăn không biết bé bị như là là bệnh gì nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em xin chân thành cảm ơn

Trả lời

Chào chị Đoàn Thị Hoàn. Nhờ chị trả lời thêm một số câu hỏi sau:

  • Quá trình chị mang thai và sinh bé có gì lạ không?
  • Cân nặng của bé trong ba tháng qua? (1 tháng? 2 tháng? 3 tháng?).

Chị quan sát thấy bất thường trong nước tiểu bé cụ thể là khoảng mấy ngày? Trước đó thì nước tiểu thế nào? Nước tiểu chị mô tả ở đây là chị thấy trên tã của bé và nước tiểu đã đọng ở đó một khoảng thời gian hay là chị thấy hiện tượng này ngay sau khi bé vừa đi tiểu? (nếu không chắc chắn chị có thể cố gắng hứng nước tiểu của bé để quan sát thử). Bất thường theo chị mô tả là “thỉnh thoảng”, chị có thể mô tả cụ thể hơn về những lúc chị thấy tình trạng này không? Thường vào buổi nào trong ngày? Mấy lần một ngày? Mấy ngày trong tuần? Nước tiểu có mùi gì lạ không?

Ngoài chuyện nước tiểu này, bé còn biểu hiện gì lạ mà chị nhận thấy nữa không?

Dạ, quá trình mang thai bình thường và cân nặng của bé ( Lúc sinh 3kg, tháng đầu tiên là 3,8kg, tháng thứ 2 la 4,8kg, con 20 ngày tiếp theo thì 5,3kg. Hôm tròn 3 tháng thì em chưa cho bé đi cân đo). Em quan sát hiện tượng này cách đây khoảng gần 2 tuần nay. Thỉnh thoảng (4 hoặc 7 ngày thì thấy 1 lần).

Nước tiểu của bé bình thường, cái này là em thấy nó đọng lại ở đó. Còn gần 1 tuần này bé nhà em đi ỉa cứ 2 ngày 1 lần mà phân thì hơi mịn (trước đây đi ỉa thì còn nhìn thấy cặn sữa nay ít thấy hơn).

Với tính chất nước tiểu của bé như chị mô tả (chỉ thấy 1 lần/4-7 ngày, dòng nước tiểu bình thường, chỉ thấy hiện tượng này ở nước tiểu đọng trên tã sau 1 thời gian) thì khả năng cao nhất có liên quan đến tã, một số trường hợp nước tiểu còn có thể đổi sang màu cam, hồng khi đọng trong tã. Bé của chị tăng trưởng rất tốt, và chị cũng đã làm rất tốt khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Hiện tại chị không cần phải xử trí gì thêm, chỉ cần để ý thay tã cho bé đừng để nước tiểu đọng thời gian lâu có thể đưa đến kích ứng da, hăm tã. Chúc chị và bé luôn khỏe!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Minh Nhật – Ngày hỏi: 7/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Em thắc mắc chút là bé nhà em gần 10 tháng mà đi tiểu nước màu vàng là sao ạ? Ngày đi tiểu khoảng 7 đến 9 lần.

Trả lời

Chào chị. Chị tham khảo thông tin chung về màu sắc nước tiểu của bé như sau:

Nước tiểu của bé có thể nói lên hiện trạng sức khỏe. Lượng nước tiểu trong ngày phụ thuộc nhiều vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra. Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 – 6 lần là bình thường. Chúng ta thường thấy nước tiểu của bé có sự thay đổi về màu sắc và đó chính là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

  • Nước tiểu thường có màu vàng trong. Đây là một trong những biểu hiện cho biết cơ thể trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Nước tiểu màu trắng trong: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thừa nước, nên cần giảm lượng nước uống trong ngày cho bé.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm là biểu hiện của cơ thể bị thiếu nước. Màu nước tiểu càng đậm thì tỉ lệ thiếu nước càng cao. Nước tiểu vàng sẫm còn có thể do ảnh hưởng bởi các loại thuốc bé uống trực tiếp hay mẹ dùng thức ăn có quá nhiều chất phụ gia màu vàng.

Ngoài ra nó cũng cảnh báo là trẻ đang bị viêm đường tiết niệu, nhất là khi trẻ bị sốt theo cơn và kéo dài. Lúc này cần cho trẻ đi khám bác sỹ.

  • Nước tiểu có màu như trà đặc: Đây là dấu hiệu không bình thường về sức khỏe của bé. Bé có thể bị thiếu rất nhiều nước, bị viêm nhiễm hoặc đang mắc một số bệnh như: viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận … Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, mẹ cần cho bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
  • Nước tiểu có màu đỏ: Trước tiên, nên kiểm tra lại xem có cho trẻ ăn những thực phẩm màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo hay không. Nếu không phải nguyên nhân này, cần cho bé đi khám ngay. Bởi có thể có máu trong nước tiểu, do thận có vấn đề (viêm thận, ngoại khoa thận … ), bị nhiễm trùng bọng đái hoặc bị ảnh hưởng các loại thuốc.
  • Nước tiểu đục giống nước vo gạo: Có thể, trẻ bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, khiến nước tiểu chuyển sang màu đục, hoặc cũng có nhiều khả năng trẻ bị tiêu dưỡng chấp. Cần cho con đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu để tìm hiểu nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bé.

Hy vọng những thông tin trên đã giải tỏa thắc mắc của chị. Trường hợp chị vẫn còn băng khoăng hay cháu có điều gì khác lạ thì nên đi khám bác sỹ để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của cháu. Chúc Cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 5

Người hỏi: Phương Thảo – Ngày hỏi: 24/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào các bác sĩ, nhờ các bác tư vấn giúp trường hợp con em với ạ. Bé trai được 4 tháng 24 ngày, bú mẹ hoàn toàn, gần 8kg. Bé hay rùng mình rất mạnh khi đi tiểu, rặn và tiểu nhiều lần gần nhau có phải bị đái dắt không? Bé ngủ thở hơi khò khè như ngáy, hắt hơi nhiều ( từ lúc còn trong tháng tới giờ) nhưng bé ko ho. Bé như vậy có làm sao không và có cần can thiệp gì không ạ. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị. Trước tiên bé trai 4th24n bú mẹ hoàn toàn, cân nặng gần 8kg chứng tỏ bé đang được nuôi dưỡng tốt.

Bé giai đoạn này đi tiểu ngày 10-15 lần là bình thường. Tuy nhiên theo mô tả trẻ tiểu nhiều lần, gần nhau, có biểu hiện như rặn và rùng mình là biểu hiện bất thường có thể do nhiễm trùng niệu…Ngoài ra cháu có tình trạng khò khè từ lúc giai đoạn sơ sinh đến nay cũng là dấu hiệu cần kiểm tra!

Lời khuyên của chúng tôi là chị cần cho cháu đi khám chuyên khoa Nhi để được đánh giá cụ thể! Chúc cháu chóng khoẻ!

Cảm ơn bác. Trước giờ em tắm cho bé chỉ làm vệ sinh chim bé ở bên ngoài, em sinh ở Từ Dũ và không được hướng dẫn là tuột bao quy đầu để vệ sinh bên trong (1 số người em quen được hướng dẫn làm như vậy), không biết đây có phải nguyên nhân làm bé đi tiểu như vậy không bác? Em tìm hiểu trên mạng thì có 2 luồng thông tin, 1 là không nên tìm cách tuột bao quy đầu bé sớm chỉ cần vệ sinh bên ngoài, 2 là làm như trên. Theo bác thì như thế nào ạ? Thêm nữa tay bé khi mình bồng ẵm lên thỉnh thoảng nghe tiếng kêu ở các khớp, vậy có sao không bác?

Chào chị, tình trạng hẹp bao quy đầu là nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu thường gặp ở trẻ.  Trẻ đang còn nhỏ không cần tuột bao quy đầu, chỉ cần vệ sinh bên ngoài là đủ.

Chị tham khảo cách chăm sóc sau:

  • Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
  • Lộn bao quy đầu: Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được? Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.
  • Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hằng ngày.

Chăm sóc “cậu nhỏ” cho trẻ đúng cách

  • Khi chưa lộn được bao quy đầu: Lúc tắm cho bé, hãy rửa “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô. Đừng tìm cách tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé lên 3.
  • Khi đã lộn được bao quy đầu: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Ngô Thanh Bình – Ngày hỏi: 12/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Các bác sĩ ơi cho em hỏi, con gái em 29 tháng, tối chủ nhật có biểu hiện tiểu rắt và kêu đau khi đi tiểu, gia đình nghi bé nóng trong, tiểu rắt nên đã cho uống bột sắn. Sau khi uống tối chủ nhật và uống thêm 3 lần ngày thứ 2 thì bé đi tiểu bình thường, không kêu đau nữa. Nhưng từ chiều tối thứ 2 con bắt đầu sốt nhẹ, liên tục đến tối thứ 4, ban ngày thì bình thường, chiều tối bắt đầu sốt. Con vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường, hơi quấy lúc sốt thôi.

Sáng thứ 5 gia đình đã lấy mẫu nước tiểu của cháu đi xét nghiệm, kết quả có Nitrite dương tính, có cặn và tỷ trọng giảm (1.010), các chỉ số khác âm tính.

Chiều thứ 5 cháu vẫn tiếp tục sốt, nhưng đến tối thì đỡ hơn, chỉ hơi âm ấm chút, sáng thứ 6 cháu bình thường không sốt.

Các bác sĩ cho em hỏi là cháu có bị viêm đường tiết niệu không, và có cần dùng thuốc. Nếu đi khám thì bác sĩ sẽ khám những mục gì, có cần xét nghiệm máu không ạ? Hiện tại gia đình chỉ tăng cường cho uống nước và bột sắn. Cảm ơn các bác sĩ!

Trả lời

Chào chị. Hiện chưa thể loại trừ nhiễm trùng tiểu dưới ở bé, chị cho bé đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé. Bác sĩ sẽ cần khám tổng quát cho con chị để tìm xem có nguyên nhân khác gây sốt hay không. Xét nghiệm hiện tại có thể cần thêm 1 tổng phân tích nước tiểu kiểm tra. Việc cho chỉ định thêm xét nghiệm khác và thuốc điều trị thì sẽ còn phải dựa trên kết quả khám lâm sàng cho bé nữa.

Chúc bé chóng khỏe.

Câu hỏi 7

Người hỏi: Minh Sa – Ngày hỏi: 1/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi vết đỏ ở tả là như thế nào ạ? Vết đỏ này nguyên nhân là từ nước tiểu, bé em nay được 6 tháng rồi ạ. Đại tiện nhiều hơn 2,3 lần 1 ngày. Ngoài ra không có triệu chứng gì khác.

Vết đỏ trên tã

Trả lời

Nếu từ nước tiểu, vậy khả năng lớn em bé con chị đang có Hội chứng “tã hồng” – “Pink diaper” syndrome do lắng đọng tinh thể urate. ĐÂY LÀ TÌNH TRẠNG LÀNH TÍNH THƯỜNG BỊ HIỂU SAI LÀ TIỂU MÁU, KO CẦN ĐIỀU TRỊ.

Chị có thể kiểm tra bằng cách lấy nước tiểu em bé xét nghiệm “10 Thông số” đây là xét nghiệm đơn giản phổ biến, nếu đúng là “Pink diaper” thì xét nghiệm sẽ ko có hồng cầu.

Chúc bé khỏe!!!!!

Câu hỏi 8

Người hỏi: Hat Tieu Nho – Ngày hỏi: 25/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Nhi Khoa ơi cho em hỏi bé gái nhà em 5 tháng. Hai ngày nay bé bị tiểu dắt chỉ ướt 1góc quần thôi. Khoảng 10-15 phút đi, có cách nào khắc phục không ạ? Xin chỉ giúp em với. Em cảm ơn.

Trả lời

Chào chị. Cháu đang có thể viêm nhiễm đường tiết niệu. Trẻ càng nhỏ thì dấu hiệu viêm càng kín đáo khó phát hiện!

Chị nên cho cháu đi khám bác sỹ chuyên khoa Nhi để có được sự tư vấn và điều trị hợp lý. Chị có thể tham khảo thêm thông tin sau: Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ.

Chúc cháu sớm bình phục.

RĂNG TRẺ EM

Câu hỏi 1

Người hỏi: Thu Phan – Ngày hỏi: 25/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi. Cho em hỏi bé nhà em được 7 tháng 24 ngày rồi nhưng chưa mọc cây răng nào cả. Giờ thì bé gặp chỗ nào cũng vịn để đứng. Như vậy bé có thiếu canxi không ạ?

Trả lời

Chào chị. Trẻ giai đoạn này đã tự vịn đứng thì không thiếu canxi. Bé của chị có thể mọc răng chậm do cơ địa. Sau này, bé sẽ mọc răng “bù”, mọc một lúc 4-5 cái. Chị nên tiếp tục phơi nắng sáng cho bé, cho bé gậm ruột bánh mì, bánh quy giúp mọc răng, ăn lợn cợn để kích thích nướu răng.

Giai đoạn mọc răng: Răng sữa mọc trong thời gian từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi. Răng mọc theo nguyên tắc số 4: khoảng tháng T7 thì mọc răng cửa, T11 mọc đủ 4 răng cửa, T15 mọc đủ 8 răng cửa, T19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ, T23 mọc thêm 4 răng nanh, T27 mọc thêm 4 răng số 5 (đủ 20 răng). Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 tuổi đến 12 tuổi trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Câu hỏi 2

Chào bác sỹ, em có câu hỏi muốn nhờ bác sỹ tư vấn giúp.

Em có bé trai 3 tuổi 4 tháng, nặng 19kg, cao 1,07m

Hiện trạng của bé:

1) Viêm tủy không phục hồi cây răng số 75

2) 7 cây răng cấm bị sâu nhẹ (chưa đến tủy)

3) Hen bậc 2 (vận động nhiều hoặc thời tiết thay đổi => lên cơn hen)

4) Bé rất sợ, không cho khám răng

Gia đình đã đưa bé đến BV Răng Hàm Mặt, và BV yêu cầu phải Gây mê để chữa tủy + trám

Nhưng gia đình Không muốn gây mê. Mình có cách xử lý nào khác không ạ?

Trả lời

Về kinh nghiệm gây mê mình không biết rõ, nhưng sau khi tham vấn ý kiến của bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ răng trẻ em, thì họ có đề nghị sử dụng phương pháp tiền mê không cần đặt nội khí quản gây mê để điều trị cho bé. Nhưng bản thân mình có đề nghị, nên dùng thuốc giảm đau cho bé qua cơn viêm tuỷ cấp, hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé, cho e đến bệnh viện/phòng nha thường xuyên, đợi khi lớn hơn 1 chút sẽ lấy tuỷ cho em.

Việc điều trị răng cho trẻ em còn có một cách khác, rất phụ thuộc vào kĩ năng lâm sàng của bác sĩ. Kĩ năng dụ dỗ, nếu không được, sẽ dùng biện pháp mạnh (cha mẹ đồng ý), tức là dùng dụng cụ giữ tay chân bé lại, và dùng thanh cắn để buột bé há miệng và tiến hành chữa tuỷ. Việc chữa tuỷ cho bé đơn giản, nên có thể làm rất nhanh, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn với các bé.

Nếu em ở Sài Gòn thì có thể vào bộ môn Răng Trẻ Em, Khoa RHM, ĐHY Dược TP.HCM, gặp thầy Phan Ái Hùng là chuyên gia giải quyết những ca này.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Dương Trà Mi – Ngày hỏi: 7/4/2014          

Tham gia tư vấn: BS. Lâm Đại Phong

Câu hỏi

Chào các bác sĩ, em muốn hỏi vấn đề liên quan đến răng của bé ạ.

Bé nhà em năm nay 7 tuổi, đến tuổi thay răng rồi ạ, thường em cho bé nhà em đi khám răng định kỳ 3-4 tháng 1 lần để kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường không. Đợt trước hai răng cửa dưới của bé lung lay khi đi khám thì bác sĩ khuyên là nên chủ động nhổ, hai răng cửa trên cũng tương tự như vậy, khi nhổ bác sĩ có tiêm thuốc tê vào lợi sau đó dùng kềm nhổ. Nhưng có nhiều lời khuyên là chỉ cần xịt thuốc tê và việc chủ động nhổ như vậy có đúng và cần thiết không ạ, hay là nên để răng tự lung lay đến khi nào tự rụng và khi tiêm thuốc tê như vậy có ảnh hưởng gì đến bé không? Vì bác sĩ nha giải thích cho em là chủ động nhổ khi răng lung lay để tránh trường hợp răng khác mọc chèn lên.

Em hỏi vì nhà em còn một bé nữa cũng sắp đến tuổi thay răng rút kinh nghiệm cho bé sau Em cám ơn các BS đã lắng nghe và tư vấn ạ!

Trả lời

Xin chào bạn. Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi trong group Nhi khoa. Về việc có gây tê khi nhổ hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào tình huống lâm sàng/trường hợp cụ thể. Bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra những đề nghị hợp lý. Trong trường hợp răng lung lay nhiều, đơn giản chỉ cần thoa/xịt thuốc tê là có thể lấy ra dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng sữa của bé không lung lay nhiều, nhưng cần khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc lên, thì khi đó cần chủ động nhổ.

Về thuốc tê, cho đến thời điểm này vẫn được xem là an toàn và có thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

Hi vọng có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn. Thân mến!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Nguyễn Thị Thu Thủy – Ngày hỏi: 2/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Lâm Đại Phong

Câu hỏi

Suốt 5 năm nay mình rất buồn mỗi khi ai nhắc tới răng của con trai. Bé nhà mình vừa bị sâu và sún cụt tận lợi gần hết cả hai hàm. Đến nay cháu 7 tuổĩ đã thay hai răng cửa hàm dưới nhưng hai răng cửa hàm trên chưa có dấu hiệu mọc. Vậy xin hỏi có cần cho cháu đi đào chân răng không hay cứ để mọc tự nhiên ą? Nên bảo vệ cho những chiếc răng mới mọc như thế nào là tốt nhất để cháu có một hàm răng đẹp, có thể cười tự nhiên như bao bạn bè cùng trang lứa? Mình xin trân trọng cảm ơn các bác sĩ!

Rắng bé

Trả lời

So với các bạn thì tuổi mọc răng của cháu hơi trễ, tuy nhiên, bạn chịu khó theo dõi thêm khoảng 3 tháng nữa. Mình thấy ở vị trí răng cửa mầm răng nhô lên khá rõ, hi vọng bạn ấy sẽ sớm xuất hiện để mẹ và bé hết lo lắng.

Tuy nhiên, ở cháu có vấn đề đáng ngại cần quan tâm hơn là tình trạng sâu răng khá nhiều. Đề nghị mẹ và bé nên có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tình trạng này. Việc trước tiên là nên kiểm tra lại cách chải răng của em đã đúng và sạch chưa? Số lần chải răng có đúng sau mỗi bữa ăn không? (=>ít nhất 3 lần/ngày). Chế độ ăn uống có nhiều chất gây sâu răng hay không? Tức là, ăn nhiều bánh ngọt, kẹo, uống nước ngọt như coca, pepsi… Ngoài ra, cần xem cháu có ăn đủ các loại thức ăn tốt cho răng như: rau, củ quả, thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…hay không?

Chúc cháu sẽ sớm hết sâu răng và có 1 hàm răng sạch, đẹp.

Câu hỏi 5

Người hỏi: Ngo Hong Tien – Ngày hỏi: 31/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Lâm Đại Phong vs BS. Quynh Anh Nguyen vs BS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em 30 tháng bị sâu răng sữa thì phải làm sao.

Trả lời

BS. Lâm Đại Phong

Chào chị. Mặc dù răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn trong tương lai, nhưng trong lúc chờ đến tuổi thay răng mới, răng sữa vẫn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng. Cho nên việc giữ 1 hàm răng sữa tốt là đều cần thiết. Trong trường hợp này, chị nói sâu, nhưng không biết sâu mức độ như thế nào, răng nào? Nên rất khó tư vấn chính xác được. Cho nên theo mình nghĩ chị nên đưa bé đến khám ở chuyên khoa Răng trẻ em, của ngành Răng Hàm Mặt để được bác sĩ cho lời khuyên rõ hơn. Song đó, nếu được, chị cũng nên chăm sóc răng bé kĩ hơn, để ngăn ngừa diễn tiến của răng sâu (nếu có).

Bé bị sâu răng hàm dưới bên trái tính từ trong ra ngoài là răng số 2. Đã bị 1 chấm đen trên răng rồi.

BS. Nguyễn Quỳnh Anh

Theo như bạn mô tả thì bé sâu răng 74, răng này sẽ thay lúc bé khoảng 10 tuổi nên bạn phải cố gắng giữ răng này cho lúc bé đến tuổi đó. Nếu chỉ bị chấm đen, chưa đau nhức gì thì hy vọng trám được nhưng mình không chắc lắm vì răng sữa của em bé có men ngà mỏng, tủy rộng nên sâu răng rất dễ dẫn đến viêm tủy. Bạn cần đem bé đến phòng khám RHM để khám, có hướng xử trí kịp thời. Và sau này cố gắng 6 tháng dẫn bé đi khám răng, vệ sinh răng 1 lần vừa phát hiện sâu răng sớm dễ xử lý, vừa cho bé làm quen với phòng khám để sau này cần những điều trị phức tạp hơn như nhổ răng sữa, chỉnh hình răng … thì bé hợp tác dễ dàng hơn.

BS. Nguyễn Hoàng Yến

Chào chị Tiến, như thế răng mà cháu có vấn đề là răng cối sữa. Răng này theo như chị Quynh Anh nói thì sẽ thay lúc trẻ tầm 10-11 tuổi, hiện cháu mới 30 tháng thôi.

Do không thể khám trực tiếp cho bé nên khó để có chẩn đoán chính xác. Nhưng theo chị mô tả, cháu đã bị chấm đen trên răng. Khả năng cao là đã có sâu nhưng mà ngừng tiến triển, vì chỉ mới là chấm thôi chứ chưa phải lỗ. Nếu thế thì cách tốt nhất như các BS tư vấn là chải răng cho cháu thật kĩ. Độ tuổi này mà tới nhà sĩ thì đa phần là các cháu sợ và không hợp tác. Thêm nữa mới chỉ đốm đen thì các bác sĩ cũng chỉ sẽ tư vấn và không can thiệp gì.

Về chải răng, chị nên chải trực tiếp cho cháu, cháu ngang độ tuổi này chưa thế chải sách được. Chị nên dùng kem đánh răng dành cho trẻ con, hầu hết kem ở Việt Nam hiện tại đã có flour rồi. Chị dùng lượng kem nhỏ hơn hạt đậu xanh để chải cho cháu.

Quan trọng nữa đó là tập cho cháu thói quen chải răng, làm thế nào để cháu tạo được thói quen tốt là chưa chải răng thì không thể đi ngủ được.

Chúc cháu có hàm răng khoẻ.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Huệ Hà – Ngày hỏi: 12/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bé nhà em 10tháng, 11kg, 74cm. Gần 9 tháng rưỡi bé mới mọc 2 răng dưới, đến nay chưa thêm cái răng nào. Nhờ bác sĩ tư vấn dùm trường hợp bé nhà em. Bé nhà em có nên bổ sung canxi không ạ.

Trả lời

Chào chị, bé 10 tháng với cân nặng 11kg, cao 74cm như vậy là đạt chuẩn bình thường!

Chị nên tiếp tục phơi nắng sáng cho bé, cho bé gậm ruột bánh mì, bánh quy, ăn lợn cợn để kích thích nướu răng.

Giai đoạn mọc răng: Răng sữa mọc trong thời gian từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi. Răng mọc theo nguyên tắc số 4: khoảng tháng T7 thì mọc răng cửa, T11 mọc đủ 4 răng cửa, T15 mọc đủ 8 răng cửa, T19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ, T23 mọc thêm 4 răng nanh, T27 mọc thêm 4 răng số 5 (đủ 20 răng). Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 tuổi đến 12 tuổi trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Chị nên cho cháu sưởi nắng 20-30ph/ ngày trước 9:00. Uống vitamin D 400 – 800UI/ ngày nhé!

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 7

Người hỏi: Huy Hoàng – Ngày hỏi: 6/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Lâm Đại Phong

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. con em được hơn 8 tháng, hiện tại cháu chưa mọc răng nào. Mà em thấy các bé cùng tháng đã có 5-6 cái. Vậy bé nhà em có bị thiếu chất hay bị sao không ạ. em cám ơn bác sĩ.

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị, cháu phát triển bình thường và không thiếu chất nếu đạt được một số mốc nhất định khi trẻ đạt 8 tháng tuổi theo như bài viết sau: https://yhoccongdong.org/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-9-thang-tuoi/

BS. Lâm Đại Phong

Xin chào chị. Về tuổi mọc răng của bé, chiếc răng mọc đầu tiên thường dao động trung bình từ 6-8 tháng. Tuy nhiên, có nhiều bé mọc sớm hơn, và nhiều bé lại mọc trễ hơn. Trễ đến lúc bé đuọc 10-15 tháng cũng không được xem là bất thường. Ngoài ra, nếu được chị có thể chụp hình vùng răng cửa hàm trên và hàm dưới để mình xem thử là răng đã nhú lên chưa nhé! Mẹ và bé an tâm về việc mọc răng, chưa nên lo lắng quá!

Câu hỏi 8

Người hỏi: Nguyễn Thị Duyên – Ngày hỏi: 5/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Lâm Đại Phong

Câu hỏi

  1. thế nào là chậm mọc răng? Bé bao nhiêu tháng tuổi mới mọc răng thì gọi là chậm và cần bổ sung vitamin D + canxi?
  2. Làm sao để phân biệt mọc răng chậm do di truyền và do thiếu chất (nếu có vụ mọc răng do thiếu chất)?

Mong được các nha sĩ khai sáng.

Trả lời

Chào chị Duyên

  1. Tuỳ theo chủng tộc, mà tuổi mọc răng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, người ta vẫn cho ra được con số trung bình của tuổi mọc răng đầu tiên là từ 4-15 tháng. Trước thời gian đó gọi là sớm, sau thời gian đó gọi là muộn. Tuy nhiên, đối với trường hợp được xem là muộn cần đi khám nha sĩ là khi trẻ được 18 tháng tuổi mà chưa có răng đầu tiên. Đối với những răng khác, kế tiếp, thì thời gian trễ được tính là sai lệch 12 tháng so với tuổi mọc răng trung bình.
  2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ mọc răng chậm: tại chỗ (nướu răng dày, chấn thương, nang…), bệnh toàn thân, suy dinh dưỡng (thiếu chất), di truyền (ở đây chỉ xét trường hợp bình thường, không xét trường hợp bệnh lý)….Tuy nhiên, tôi chỉ đề cặp đến 2 vấn đề phổ biến, cũng trùng với 2 ý chị đã nêu ra.

Chậm mọc răng do thiếu chất: Việc thiếu chất không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn nhiều cơ quan khác: cơ, xương…cho nên biểu hiện thường thấy là trẻ bị còi cọc, chậm lớn, vận động thiếu linh hoạt…Không có khả năng thực hiện những vận động của trẻ cùng lứa tuổi. Chị tham khảo thêm các bài viết tại dự án “Chăm sóc trẻ em” để biết các giai đoạn phát triển của trẻ qua từng tháng.

Việc bổ sung vit D hay dinh dưỡng sẽ do các bác sĩ Nhi khoa hay các chuyên gia về dinh dưỡng chỉ định.

Chậm mọc răng do di truyền: Ở đây được hiểu là bé chậm mọc răng do thừa hưởng gen di truyền từ những người thân trong gia đình. Cho nên, sau khi loại trừ các nguyên nhân, thì nên tìm hiểu những người thân trong gia đình trẻ có ai chậm mọc răng không?

Vài dòng cùng chị. Mong có thể phần nào giải đáp được những thắc mắc nêu trên. Trân trọng!

CÁC VẤN ĐÊ VỀ MẮT TRẺ EM

Các bệnh thường gặp: Đau mắt đỏ

Câu hỏi 1

Người hỏi: Thu Tran – Ngày hỏi: 17/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Võ Việt Hiền vs. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức 

Câu hỏi

Bác sỹ ơi cho mình hỏi. Bé nhà mình được 14 tháng. Nay bé bị đỏ mắt. Ngoài việc nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho con thì mình còn phải làm gì khác để giảm tình trạng đỏ mắt cho con không, phải uống thuốc gì hay phải được khám bác sỹ ra sao. Mình có được tư vấn bên trang Bé Khỏe Lớn Nhanh là cho con uống Alpha Choy và đắp nha đam, nhưng mình search thì Alpha choay đang bị cấm lưu hành,cụ thể là lô nào đó. Nên mình cũng băn khoăn lắm. Nhờ các bác sỹ chuyên gia tư vấn dùm. Xin Cảm ơn nhiều ạ

Trả lời

BS Nguyễn Hữu Châu Đức

Đỏ mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau do vậy chị cần cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Không tự ý điều trị theo các cách truyền miệng trên các diễn đàn! Chị có thể nhỏ mắt với nước muối sinh lý!

Em mới chở bé đi khám về,bác sỹ cho toa thế này ạ.

Đau mắt đỏ

Cháu có sốt, nổi hạch, ho hay khó thở kèm theo không?chảy ghèn nhiều không? Chị chụp ảnh mắt cháu giúp nhé.

Dạ không ạ. Vì dịch đỏ mắt,cả gia đình đều bị. Và cách đây 1 tuần em sờ thấy cháu có 1 hạch nhỏ sau tai, nhưng giờ em sờ thử thì thấy hết rồi ạ.

Đau mắt đỏTrong đơn chị có kháng sinh cefixim ???? Nếu cháu không có triệu chứng sốt, ho hay khó thở, tiêu hoá bình thường thì tôi không hiểu lý do kê đơn kháng sinh! Nhờ các bác sĩ chuyên khoa mắt cho thêm ý kiến ạ!

Cá nhân tôi không ủng hộ dùng khánh sinh trong trường hợp này!

Hình ảnh cho thấy cháu viêm kết mạc khả năng vi khuẩn! Trong đơn đã có Tobradex (tobramycin và dexamethasone) là dạng thuốc kết hợp kháng sinh và steroid đa liều và vô trùng dùng tại chỗ. Trường hợp kết hợp thêm kháng sinh uống thì chờ tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt có nên dùng hay không.

BS. Chuyên khoa mắt Võ Việt Hiền

Cháu bị mấy ngày rồi. Mẹ sờ trước sụn tai xem có hạch không. Trong khi chờ mẹ trả lời thì bác sĩ sẽ tư vấn về vệ sinh cho bé nhé:

  • tuyệt đối không cho bé dụi mắt,
  • tay bé và nguời chăm bé phải luôn rữa xà phòng thật sạch,
  • không dùng khăn để vệ sinh mà dùng bông vô trùng_ dùng xong vứt luôn, rồi dùng bông mới để lau mắt còn lại,
  • đừng để đầu tip của thuốc chạm vào mắt hay bất cứ gì nên khi nhỏ thuốc phải đặt cách xa mắt 2cm.

Trong hình mẹ chụp thì thấy bé bị 1 mắt nhưng thường sau vài ngày sẽ lây sang mắt kia. Thường bệnh sẽ nặng lên trong vòng 3- 5 ngày đầu dù vẫn đang dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần.

Thấy mắt bé mở tương đối to kèm theo trong đơn thấy có tobradex thì chứng tỏ hiện tại không có tổn thương g.m kèm theo.

Theo kinh nghiệm mình cho bé dùng đơn thuốc này:

  1. Col. Cravit *01 lọ, nhỏ 6lần/ngày
  2. Pd. Maxitrol*01tube, tra 2lần/ngày (tra khi đi ngủ)
  3. Dd. NaCl 0.9%, + bông vô trùng rữa mắt khi có ghèn và trước khi dùng thuốc cho bé
  4. Nếu bé uống được nưóc cam tươi thì cho bé uống
  5. Bé phải được tái khám để xem cí giả mạc thì bác sĩ lấy cho bé́

Cảm ơn bác sỹ Võ Việt Hiền nhìu lắm ạ, nghe bác sĩ nói hạch em lo quá,nên sờ nắn thử thì phát hiện thêm 1 hạch nữa ở trên gáy bé,và trước đó khoảng hơn nữa tháng em có phát hiện hạch dưới gáy rồi. Như vậy có phải chở bé đi khám ngay không ạ,có bị sao không ạ, sờ vào thấy cứng lắm, di chuyển qua lại vị trí khoảng 0,3cm…có thể gọi là hơi cố định ạ. Những chỗ em để tay vào là chỗ phát hiện hạch đấy ạ. Còn về đỏ mắt bé bị 2 ngày rồi, ngày hôm nay là ngày thứ 3. E nhỏ tobra dex từ chiều qua đến giờ thì sáng nay dậy thấy đỡ phần nào.

nổi hạchnổi hạch

Các vị trí mẹ Thu Tran chỉ là các hạch dọc theo cơ ức đòn chủm, có thể là kết quả của các phản ứng viêm vùng lân cận hoặc nhiễm siêu vi, và nó có thẻ tồn tại kéo dài, mẹ đừng quá lo lắng. Các hạch đó không phải là phản ứng của viêm kết mạc. Mẹ dùng Tobradex thì giảm phản ứng viêm nhanh nhưng mẹ cần theo dõi sát biến chứng lên giác mạc nhé , chúc bé nhanh lành.

Mong mãi cuối cùng cũng được bác sĩ trả lời. Các hạch em chỉ đó có nguy hiểm không ạ. Theo như bác sĩ nói là phản ứng viêm vùng lân cận có nghĩa là trog tương lai sẽ bị viêm gì đó lân cận các hạch đó ví dụ như viêm mắt, tai…. và các hạch đó sẽ không tự mất đi phải không bác sĩ. Vậy có cách nào để phòng những phản ứng viêm đó không. Có cần đến bệnh viện để siêu âm hay chẩn đoán ngay không ạ. Vì hạch liên quan đến vùng đầu nên em  rất lo. Và cho em hỏi lun về biến chứng viêm giác mạc là dấu hiệu như thế nào ạ. Bé nhà em nhỏ Tobra dex mắt đã hết sưng húp,và không còn ửng đỏ bên ngoài mắt. Mặc dù bên trong lòng trắng vẫn còn thấy có máu tụ lại đỏ,nhưng giảm hơn rồi ạ.

Mẹ Thu Tran đừng lo quá nhé, ở trẻ thường gặp các hạch đó có thể do viêm tai, viêm họng, viêm phế quản…nó thường mất đi sau một thời gian dài không bị viêm lại. Những năm đầu đời trẻ sẽ tiếp nhận rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút để hình thành kháng thể nên khó để phòng ngừa mẹ ah.

Biến chứng giác mạc sớm nhất mà mẹ có thể thấy được : bé chảy nhiều nước mắt hơn, chói sáng hoặc cộm quá nên bé thường nhắm tịt mắt, mi mắt sưng nhiều hơn.

Câu hỏi 2

Người hỏi: HoangMy Lê – Ngày hỏi: 7/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Con em 30 tháng tuổi bị đau mắt đỏ, uống thuốc theo đơn tới nay đã được 4 ngày, mắt bé vẫn đỏ và bị như vậy, nhờ các bác sĩ tư vấn hộ.

Đau mắt đỏ

Trả lời

Chào chị. Chị tiếp tục uống thuốc và tra mắt theo chỉ định của bác sỹ của chị.

Ngoài ra:

  • Lau rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Dùng bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
  • Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
  • Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.
  • Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
  • Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5 ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Các triệu chứng thường gặp: Rỉ, chảy nước mắt sống, ghèn nhiều…

Câu hỏi 1

Người hỏi: Gấu Mập – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Võ Việt Hiền

Câu hỏi

Bé nhà em được 2 tháng 18 ngày, sau sinh 2 ngày bé bị đau mắt 1 bên có rất nhiều rỉ và nước mắt thi thoảng cứ ứa ra, ở viện được bác sĩ kê thuốc dùng mãi thấy đỡ thì em chỉ dùng natri clorif 0,9% để vệ sinh cho bé hằng ngày. Triệu chứng của bé nhà em có phải bị tắc tuyến lệ không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị, Cháu 2th18ng và có hiện tượng chảy nước mắt sống nhiều thì thường nghi do tắc tuyến lệ. Chị cần cho cháu đi khám chuyên khoa mắt để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí.

Nếu trẻ tắt lệ đạo bẩm sinh thì nhiều trường hợp sẽ tự cải thiện trong vòng vài tháng sau sinh khi hệ thống thoát lưu nước mắt của bé hoàn thiện hơn hoặc khi lớp màng che ống lệ mũi mở ra được. Chị có thể ấn vuốt dọc cạnh mũi của bé để làm bật lớp màng này ra.

Mục đích của việc ấn vuốt là để tạo một lực lên vùng túi lệ nhằm đẩy bật lớp màng che ở đầu dưới ống lệ mũi. Ấn ngón út lên vùng da nằm giữa góc mắt trong và cạnh bên của mũi, sau đó vuốt xuống trong vài giây. Cần thực hiện vài lần mỗi ngày, chẳng hạn cứ mỗi lần thay tã thì ấn vuốt vùng lệ đạo cho bé.

Trước mắt, chị cần cho cháu đi khám nhãn khoa.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Em cảm ơn bác sĩ ạ, em đã cho bé đi khám và được bác sĩ kết luận bị viêm kết mạc cho dùng thuốc điều trị 10 ngày, sau 10 ngày nước mắt còn ứa ra thì tái khám lại và có thể phải thông tuyến lệ. Thuốc bác sĩ kê cho bé nhà em gồm: 1: Draopha fort, 2: natri chlorid 0,9%.

BS. Võ Việt Hiền

Như mẹ mô tả thì theo mình bé bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Khi nào bé có ghèn nhiều thì mẹ dùng kháng sinh nhỏ mắt còn không thì mẹ cứ dùng NaCl 0.9% để làm thủ thuật như bác sĩ Đức hướng dẫn, sau 14 tuần tuổi nếu bé vẫn còn chảy nước mắt thì mẹ đưa bé đến bác sĩ Mắt có kinh nghiệm tốt hoặc đến bệnh viện Mắt để kiểm tra và có thể thông lệ đạo nếu cần thiết (thủ thuật này có thể do điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên làm cũng được, nhưng phải có kinh nghiệm).

Câu hỏi 2

Người hỏi: Thúy Thanh Hồ Lê – Ngày hỏi: 7/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Võ Việt Hiền

Câu hỏi

Bé của em được 1 tháng 1 tuần tuổi, mắt bị ghèn nhiều, bác sĩ bảo viêm kết mạc. Cho Gentamicin 0,3% nhỏ v uống pms-Imeclor. Em có nên cho bé uống không ạ.

Trả lời

Chào chị. Chị cung cấp thêm thông tin: Quá trình mang thai và sinh có gì bất thường?

Trẻ bú tốt không? Có Sốt? Tình trạng đi cầu? Trẻ có hay chảy ghèn hay nước mắt sống nhiều?

Đợt ghèn này nhiều hay ít? Mắt có đỏ không? ( cung cấp hình ảnh)

Dạ, quá trình manh thai và sinh không có bất thường. Em sinh thường, bé bị nay là 3 ngày rồi. Bé không sốt (36,9 độ C), bé đi cầu nước và ít phân đặc( bú mẹ hoàn toàn) từ tuần tới đến giờ.  Bé bú tốt, ghèn ở khoé mắt trái, ngủ lâu dậy thì ghèn phủ dọc mắt, mắt không đỏ, mở không to như mắt phải.

Ghèn mắt nhiều

Trong khi chờ BS. Võ Việt Hiền trả lời thì chị có thể tham khảo cách chăm sóc sau: tuyệt đối ko cho bé dụi mắt, tay bé và nguời chăm bé phải luôn rữa xà phòng thật sạch, ko dùng khăn để vệ sinh mà dùng bông vô trùng_ dùng xong vứt luôn, rồi dùng bông mới để lau mắt còn lại, đừng để đầu tip của thuốc chạm vào mắt hay bất cứ gì nên khi nhỏ thuốc phải đăt cách xa mắt 2cm.

BS. Võ Việt Hiền

Mẹ có bệnh lý phụ khoa gì không. Nếu mẹ không có bệnh lý phụ khoa thì mẹ cứ yên tâm. Không nên dùng thuốc uống cho bé, mẹ dùng NaCl 0.9%̣ vệ sinh ghèn cho bé sau đó nhỏ thuốc gentamycin nhé, 6lần/ngày. Nếu mẹ ở gần quầy thuốc lớn và có điều kiện thì nên thay Gentamycin bằng TOBREX của hãng thuốc Alcon vì độ pH và chất bảo quản tốt hơn nên ít gây kích thích (xót) mắt cho bé. Mẹ đọc kỹ và mua đúng tên thuốc nhé.

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Bồng ẵm bé lên thỉnh thoảng nghe tiếng kêu ở các khớp?

Ở trẻ nhỏ thường nghe thấy tiếng kêu này do các túi chứa dịch trong khớp bị kéo căng do sưu thay đổi đột ngột của khớp. Và tiếng kêu này là vô hại, âm thanh phát ra đanh, gọn. Trường hợp bạn nghe tiếng kêu phát ra to và trầm ở khớp hông thì cần cho cháu đi khám bác sỹ ngay để loại trừ trường hợp trật khớp hông.

Rụng tóc vành khăn, vặn mình, ra mồ hôi trộm, khó ngủ

Câu hỏi 1

Người hỏi: Nguyễn Hằng – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bé nhà em được 3 tháng rồi nhưng mấy hôm nay em thấy bé bị rụng tóc theo vành khăn nhìn rõ rệt nhưng chưa thấy quấy khóc. Như vậy có phải thiếu canxi không. Giờ em cần bổ sung hay phải đi khám ở đâu cho bé ạ.

Trả lời

Bé của bạn có quấy khóc đêm không? có ra mồ hôi nhiều không? thông thường ở Việt Nam thường trong giai đoạn cữ thì ở phòng kín hoặc tắm nắng không đúng cách nên trẻ dễ thiếu vitamin D là chất giúp hấp thụ canxi, mẹ bé mà ăn kiêng thì càng dễ thiếu. bạn nên bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn của mẹ. cho trẻ uống thêm Vitamin D từ 400 – 800 UI/ ngày vào buổi sáng. bạn có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng thuốc. chúc bé khỏe.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Nguyễn Hồ Ngọc Anh – Ngày hỏi:  19/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi, con em được 1 tháng 2 ngày, lúc sinh 3,5kg đến bây giờ được 5 kg, bé bú sữa công thức là chủ yếu vì mẹ ít sữa, gần đây bé hay quấy khóc lúc nửa đêm, vặn mình, ra mồ hôi trộm và thường bị nấc cụt lúc bú xong. Như vậy bé có bị thiếu canxi không? Nếu thiếu thì phải bổ sung canxi như thế nào và uống canxi loại nào xin bác sĩ tư vấn giúp em, em cám ơn.

Trả lời

Chào em. Cháu tăng cân quá nhanh là không tốt do vậy em cần tăng thêm sữa mẹ cho cháu và giảm lượng sữa công thức!

Về các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ chưa rõ ràng. Tuy nhiên em có thể bổ sung vitamin D cho cháu. Đảm bảo rằng không dùng quá 400 đơn vị quốc tế vitamin D mỗi ngày, đây là liều hàng ngày mà Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay một phần. Em cũng nên cho cháu tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để tăng cường hấp thu canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Nên bế con ra ngoài phòng, ngồi ở nơi không có gió lùa, để lộ tay, chân, lưng, ngực, bụng của trẻ ra ánh nắng mặt trời chừng 15 – 30 phút.

Ngoài ra, em cần ăn đầy đủ, đa dạng các loại thức phẩm, ăn thêm bữa hoặc uống 200ml sữa trước khi ngủ. Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Loan Dang – Ngày hỏi:  29/4/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ ơi? Cho e hỏi con em được 3 tháng nhưng cháu nó bị rụng tóc ở sau đầu nhưng chỉ bị một vùng như thế có phải thiếu calci không ạ? Em vẫn phơi nắng thường xuyên.

Trả lời

Chào chị. Bé tầm 3-6 tháng rụng tóc có thể là bình thường do nội tiết thay đổi. Lúc đầu bé nhận nội tiết tố từ mẹ qua máu nên có thể khi thay đổi bé dễ rụng tóc. Sở dĩ các bé rụng tóc có hình vành khăn vì bé thường nằm, cọ xát vùng đó nhiều nên rụng mạnh hơn vùng khác. Mẹ nó cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé thì không lo thiếu canci đâu. Nếu bé rụng một vùng và rụng theo từng mảng thì bạn nên cho bé đi bác sĩ kiểm tra. Thật ra sau khi con sinh ra tầm 3 tháng trở lên, các mẹ nên cho con đi khám toàn diện sức khỏe 1 lần. Đó là lời khuyên của các bác sĩ Hàn Quốc chỗ mình khám thai lúc trước bạn ạ.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Cuc Hoang – Ngày hỏi: 9/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Bé gái em được 6 tháng 10 ngày. Nặng 7kg, lúc sinh 2.9kg. Biết lật và ngồi, chưa trườn, bò. Bé chơi, ngủ ngoan, đang ăn dặm ngày 2 bữa và ti mẹ (không dùng sữa công thức). Bé được phơi nắng ngày 10 phút, nhưng lúc bé chơi, bú, ngủ ra mồ hôi đầu nhiều. Cho em hỏi ra mồ hôi đầu như vậy là sinh lý hay bệnh lý ạ? có cần bổ sung vitamin D cho bé không ạ?

Trả lời

Thời gian tắm nắng như vậy là ít. bạn nên cho bé bổ sung thêm vitamin D hàng ngày. Nhu cầu của trẻ khoảng 400 – 800 đơn vị/ ngày. Cân nặng của bé tốt. Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi của trẻ. Cần khám và làm thêm xét nghiệm để chẩn doán nguyên nhân. Bạn nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ. Chế độ ăn của mẹ giàu calci.

Câu hỏi 5

Người hỏi: Hạnh Nguyễn – Ngày hỏi: 28/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng vs Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Con em được 3 tháng 14 ngày lúc sinh be được 2,6kg và hiện tại là bé được 5,6kg (bú mẹ hoàn toàn). Em thấy bé bị rụng tóc và rất khó ngủ, mỗi lúc bé buồn ngủ là khóc thét phải tới 15 phút mới ngủ được (em đã bổ sung canxi và tắm nắng nhưng không cải thiện). Trước đây 1 tuần bé đi ị lẹt xẹt 4 đến 5 lần 1 ngày, nhưng mấy ngày gần đây thì mỗi ngày 1 lần. Hôm trước em chích ngừa 5in1 về bé bị sốt em có cho bé uống paracetamol 80 mg thi bé hạ sốt nhưng bé lại ngưng ị từ hôm đó tới giờ.mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS Nguyễn Thanh Hưng

Em bé tăng cân như vậy là bình thường, điều này gần đồng nghĩa với khả năng em bé thiếu canxi là không có. Triệu chứng chị kể, tôi nghĩ là triệu chứng sớm của thiếu vitamin D… Các phụ huynh hay nhầm lẫn Vitamin D và canxi (ví dụ dễ hiểu là Canxi như củi thì Vitamin D như que diêm). Chị có thể bổ sung vitamin D cho bé # 400 UI – 800 UI / ngày. Các sản phẩm trên thị trường hiện nay đa phần 1 giọt tương ứng với 400 UI, có thể kể ra là Sterogyl, Aquadetrim…

Còn từ “hôm trước đến giờ” tôi không biết mấy ngày nên không giúp chị được về vấn đề 2. Tuy nhiên nếu bụng bé không chướng, bé không nôn thì chị cứ bình tĩnh và cho bú mẹ hoàn toàn.

Chúc bé khỏe.

Bs. Bùi Thị Hằng

Dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng vẫn thiếu vitamin D nên mẹ nên bổ sung cho trẻ liều nhu cầu như bác sỹ hướng dẫn. Nếu không cải thiện bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Câu hỏi 7

Người hỏi: Tuyến Phạm – Ngày hỏi: 9/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em được 18 tháng rồi, nhưng bị rụng tóc hình vành khăn, nhưng bé biết đi lúc 10 tháng liệu có phải thiếu canxi không bác sĩ? Nếu thiếu nên bổ sung thế nào ạ? Em Cảm ơn.

Trả lời

Thiếu canxi ngoài dấu hiệu mọc răng chậm, trẻ còn có các biểu hiện khác như: ngủ không ngon giấc, quấy khóc đêm, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, tóc rụng sau gáy thành hình vành khăn, trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết bò, biết đứng, biết đi. Nếu chỉ có mỗi dấu hiệu tóc vành khăn thì chưa chắc đã phải do thiếu canxi.

Bổ sung canxi cho trẻ thế nào cho đúng?

Trẻ từ 1- 3 tuổi cần 700mg/ngày. Từ khoảng 4 – 8 tuổi cần 1000mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Trường hợp trẻ ốm, vẫn có thể cho con uống chung canxi với các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên canxi có thể tương tác với vài loại thuốc như: kháng sinh tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi bổ sung canxi cần được sự tham vấn của bác sĩ. Bạn nên cho trẻ dùng viên bổ sung canxi carbonate sau khi ăn. Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất.

Với trẻ từ 1 tuổi thì bổ sung chế độ ăn với Xương cá ( nhất là cá đỏ-Hồi) rất giàu canxi cho trẻ. Một phần ăn (khoảng 85g) cá hồng cả xương, cung cấp khoảng 180mg canxi, bằng 2/3 lượng canxi trong một cốc sữa. Cái khó là làm sao cho trẻ ăn được xương cá . Ở Việt Nam hiện nay có chả cá Dr. Hong Nguyen được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản sử dụng 100% nguyên liệu từ cá không thêm bất cứ hoá chất gì là sản phẩm hoàn toàn tốt cho sức khoẻ bé có thể giúp bổ sung canxi hiệu quả và an toàn.

Cách bổ sung Vitamin D

Câu hỏi 1

Người hỏi: Tuyến Phạm – Ngày hỏi: 20/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi bổ sung Vitamin D với trẻ em thường bổ sung trong thời gian bao lâu ạ.

Trả lời

Việc bổ sung Vitamin D cần có sự đánh giá của chuyên gia y tế xem trẻ có thiếu hay không và thiếu nhiều hay ít. Thông thường trẻ sinh đủ tháng, dưới 12 tháng, không được tiếp xúc ánh mặt trời liều bổ sung không quá 400UI/ ngày trong 3 tháng.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Chin Su – Ngày hỏi: 20/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi. Con nhà em đã 9 tháng rưỡi, nặng 8,2kg. bé mọc 4 răng giờ đang chuẩn bị mọc thêm 2 răng nữa. Chiều cao cũng đạt 70cm rồi nhưng sao thóp của cháu vẫn còn rất rộng. Cháu cũng lười ăn dặm mà chỉ bú mẹ là chính. Em băn khoăn không biết cháu có bị thiếu Canxi không và có cần phải cho cháu đi làm xét nghiệm hay không ạ.

Trả lời

Chào chị. Cháu đang phát triển bình thường!

Thóp trước 90% đóng trước 19 tháng. Nếu trên 24 tháng thóp chưa đóng thì nên cho cháu đi khám bác sĩ Nhi nhé.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Ra mồ hôi tay chân

Câu hỏi 1

Người hỏi: Sakura Chan – Ngày hỏi: 9/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Các bác sỹ cho em hỏi với ạ: bé nhà em gần 4m , bé hay bị ra mồ hôi tay chân rất nhiều nhưng chỉ lúc thức còn lúc ngủ thì tay chân cháu lại rất ấm mà em đọc thấy bảo mồ hôi trộm thì hay ra lúc ngủ vậy có phải do cháu thiếu chất gì không ạ? làm thế nào để khắc phục ? em xin cảm ơn ạ!

Trả lời

Chào chị. Trẻ nhỏ do hệ thần kinh đang hoàn thiện nên ra nhiều mồ hôi. Nếu cháu vẫn bú tốt, không hay ho sốt, biết lật, hóng chuyện, cười đùa… Đạt các mốc phát triển trẻ 4 tháng sau thì không thiếu chất:

  • Trí thông minh
    • Bắt đầu phân biệt được tất cả các gam màu (xanh và đỏ thường là hai màu sắc được ưa thích nhất)
    • Quan tâm đến những họa tiết phức tạp hơn
    • Tầm nhìn được cải thiện lên mức 20/40 (có thể thấy được người và vật trong phòng, nhưng vẫn nhìn tốt những người ở gần mình hơn)
    • Theo dõi được những vật chuyển động nhanh bằng mắt
    • Theo dõi được các vật chuyển động qua lại (180 độ) khi treo cách mặt trẻ khoảng 15 cm.
    • Khả năng chú ý được nâng cao
    • Khám phá về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
    • Khám phá về sự tồn tại của các vật thể (chẳng hạn như một món đồ chơi rớt trên sàn nhà vẫn nằm ở đấy dù trẻ có nhìn thấy được hay không)
  • Kỹ năng giao tiếp
    • Sử dụng các tiếng khóc khác nhau để diễn tả những trạng thái khác nhau như đói, đau, buồn ngủ hoặc buồn chán.
    • Lắng nghe những âm tiết, nhịp điệu của tiếng mẹ đẻ và sao chép những âm thanh ấy
    • Bập bẹ phát âm những từ gần giống với ngôn ngữ thực tế.
    • Cười vang thành tiếng
    • Có thể thử phát ra những âm tiết phức tạp kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm như “m-a”, “b-a”
  • Kỹ năng vận động
    • Tự giữ thẳng đầu khi được bế thẳng trên tay hoặc trên đùi của bạn
    • Chống khuỷu tay để chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa
    • Có thể vẫy tay, đá và vung chân
    • Có thể lật người
    • Phối hợp giữa tay và mắt (dùng tay với lấy một vật nhìn thấy được)
    • Đưa các vật vào miệng một cách chính xác
    • Dùng tay để khám phá cơ thể, có thể nắm lấy chân ở tư thế nằm ngửa
    • Nắm lấy khi các món đồ chơi được đặt vào tay
    • Ghì chân xuống khi được giữ đứng trên một bề mặt phẳng
  • Cảm xúc
    • Tập trung quan sát gương mặt và giao tiếp bằng ánh mắt.
    • Bắt chước một số biểu hiện trên gương mặt như nhăn nhó hay mỉm cười.
    • Bày tỏ vui mừng khi thấy chị
    • Có thể được dỗ dành khi nhõng nhẽo bằng sự hiện diện và giọng nói của chị

Chị lưu ý giữ ấm chân tay cho bé bằng các cách sau: cho bé ngủ phòng có diện tích hẹp, mùa đông kín cửa không để gió lùa, có quạt sưởi những ngày thời tiết dưới 17 độ C, cho quạt sưởi phòng khoảng 10 phút trước kho cho bé ngủ. Không bịt kín chân tay, vì nếu bạn bọc nóng quá, vải không thấm mồ hôi lúc đó mồ hôi ngấm ngược trở lại chân tay bé, khiến cho khu vực này càng bị nhiễm lạnh nhiều hơn.

Khi bé lớn hơn chị có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm, pha gừng muối trước khi đi ngủ.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Thiếu Canxi? Khi nào?

Câu hỏi 1

Người hỏi: Trịnh Thị Kim Dung – Ngày hỏi: 24/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Bé nhà em được 17 tháng chưa biết đi. Không bị rụng tóc như thế là bị thiếu canxi ạ.

Trả lời

Chào chị. Điều kiện để bé đi được cần đảm bảo các hệ thống cơ-xương-khớp và thần kinh hoạt động phát triển bình thường. Trẻ bắt đầu tập đi từ tháng thứ 9, nhưng tuỳ thể trạng mỗi cháu mà thời gian này có thể xê dịch đến tháng 16-18. Nếu sau 20 tháng mà trẻ không biết đi là có vấn đề sức khoẻ.

Hiện cháu đã 17 tháng tuổi thì chị cần đánh giá xem cháu có đạt các mốc của trẻ 15 tháng trong bài viết sau hay không? https://yhoccongdong.org/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-15-thang-tuoi/. Sau đó đánh giá tiếp đạt như trẻ 18 tháng hay không?

Ngoài ra chị cần cho cháu khám bác sĩ để kiểm tra các dị tật ở trẻ có hay không như ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.

Ngoài ra, chị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đã hợp lý chưa?

Để hỗ trợ trẻ tập đi, cần cho trẻ tắm nắng sớm mỗi ngày từ 15-30 phút trước 9 AM. Ánh nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tối đa và giúp cho hệ xương của bé cứng cáp. Khuyến cáo bổ sung 400UI Vitamin D hàng ngày cho trẻ đang tập đi.

Các câu hỏi về cách vệ sinh mắt, tai, lưỡi cho bé

Câu hỏi 1

Người hỏi: Trinh Xinh – Ngày hỏi: 21/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, bé em nay được 21 tuần tuổi, ngày nào sau khi tắm em đều lấy tăm bông vệ sinh hốc mắt, tai và mũi sạch sẽ. Như vậy có nên không ạ?

Trả lời

Chào chị. Chỉ khi nào nước vào tai mới dùng tăm bông để vệ sinh.

Khi tắm bé chị lưu ý tránh để nước vào tai bé. Sau khi tắm, chỉ cần lau khô hốc mắt, vành tai với khăn mềm là đủ không cần dùng tăm bông để làm sạch.

Một số chị hay lấy ráy tai cho bé sau khi tắm điều này cũng không nên.

Ống tai của trẻ sơ sinh có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có vật dơ hay bụi bặm vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Ngoài ra động tác nuốt của trẻ cũng giúp đẩy ráy tai ra ngoài mà không cần phải lấy ráy tai ra cho trẻ. Lấy ráy tai không đúng sẽ vô tình đẩy ráy vào sâu hơn. Ngoài ra, dùng tăm bông lấy ráy tai mỗi ngày sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất dơ ra ngoài cửa ống tai, từ đó hay bị viêm ống tai ngoài hay có ráy tai nhiều hơn.

Mũi cũng vậy, chỉ cần lau bên ngoài.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Huyen Vo – Ngày hỏi: 21/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi? bé 2 tháng tuổi gạc lưỡi cho bé cách nào để lưỡi bé được sạch. và ngày gạc lưỡi bé bao nhiêu lần là đủ. em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Bé 2 tháng thì em dùng khăn mềm lau nhẹ lợi và lưỡi ngày 1-2 lần là được! Lưu ý không lau sâu ở trong lưỡi tránh gây nôn cho bé!

Chân vòng kiềng

Câu hỏi 1

Người hỏi: Duyên Kim Lê – Ngày hỏi: 7/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giùm em là chân bé em phải bị vòng kiềng ko ạ. Bé được 3m10d ạ. Từ đầu gối xuống đến bàn chân bé hơi cong ạ. Bàn chân cũng hơi nghiêng lệch. Và có cách gì khắc phục không ạ.

Chân Vòng Kiềng

Trả lời

Chào chị. Trẻ vẫn bú tốt, biết lẫy, hóng chuyện….thì an tâm là trẻ khỏe.

Hình ảnh trên không cho thấy gì bất thường ở trẻ giai đoạn 3 tháng tuổi này. Ở trẻ nhỏ từ khi sinh ra cho đến dưới 2 tuổi, chân cong là vấn đề thường thấy, tạo ra do tư thế của chân từ trong thời kỳ bào thai. Tình trạng này sẽ tự điều chỉnh dần, chị có thể theo dõi bằng cách so sánh qua các ảnh chụp 2 chân lúc mỗi 6 tháng.

Khi được 3 – 4 tuổi thì xương chân ở một số trẻ có thể điều chỉnh quá mức tạo thành chân chữ X. Chân chữ X của trẻ sẽ được điều chỉnh dần về trục cơ học bình thường đi từ tâm chỏm xương đùi qua gối đến cổ chân khi trẻ đến 7 – 8 tuổi. Dựa vào quá trình phát triển trên nên chân vòng kiềng nói chung không cần điều trị gì đặc hiệu nhưng cần theo dõi trẻ đến 5 – 6 tuổi. Đến sau 6 tuổi nếu tình trạng chân vòng kiền không cải thiện thì cần được đánh giá chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Vấn đề điều trị chỉ đặt ra trong trường hợp chân vòng kiềng do các nguyên nhân khác. Nguyên nhân chân vòng kiềng hay gối vẹo vào trong ở trẻ em có thể là do tình trạng nhuyễn xương (do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý xương…). Những nguyên nhân khác như bao gồm u, nhiễm trùng xương, chấn thương xương, đặc biệt là vùng sụn tiếp hợp khiến sự phát triển không đều nhau ở cùng trên một gối khiến gối có thể vẹo.

Các vấn đề về miệng và lưỡi

Câu hỏi 1

Người hỏi: Ly Nguyễn – Ngày hỏi: 27/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi         

Dưới môi, vòm họng cháu, lưỡi của cháu bị đốm trắng như vầy là sao hả mọi người!

Nấm miệng

Trả lời

Bé nhà bạn hiện rất có khả năng bị nấm miệng. Nấm miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến một tuổi và có thể tái đi, tái lại nhiều lần. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, bạn có thể tham khảo những dấu hiệu của bệnh ở phần dưới đây:

Bệnh nấm miệng hình thành do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm vẫn ký sinh bình thường trên cơ thể ở phần lớn người trưởng thành cũng như ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (đặc biệt ở những vùng tương đối ẩm ướt như niêm mạc miệng, ruột, âm đạo, bẹn, các nếp gấp ở da) và không gây bệnh. Khi nấm ở niêm mạc miệng trẻ phát triển quá mức, cháu có biểu hiện của bệnh nấm miệng.

Hầu hết các trường hợp bị nấm miệng đều được phát hiện ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, và thường gặp ở trẻ đẻ non hơn trẻ đủ tháng vì trẻ đẻ non nhận được lượng kháng thể từ mẹ truyền sang ít hơn trẻ đủ tháng.

Những yếu tố chính gây nên chứng nấm miệng cho trẻ có thể kể tới là: trẻ đang sử dụng kháng sinh (làm rối loạn hệ vi khuẩn chí); trẻ bị hăm bẹn dễ gây nhiễm nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc; không giữ vệ sinh tốt; mẹ bị nhiễm nấm (đầu vú hoặc phần phụ ngoài). Những bà mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit… Mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt… cũng dễ nhiễm nấm hơn những người khác và dễ lây lan sang cho trẻ.

Biểu hiện ban đầu của nấm miệng là các đốm, hoặc mảng trắng đục, hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc miệng, kể cả vòm họng) khiến trẻ bỏ bú vì đau miệng. Nếu nấm miệng dày, khi rà miệng để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau. Nếu phát hiện cháu bị nấm miệng, nên điều trị ngay để tránh tình trạng này.

Để điều trị bệnh nấm miệng hiệu quả cho trẻ thì bạn có thể rà miệng cho trẻ bằng các loại thuốc kháng nấm thích hợp như: Miconazole (Daktarin): ống kem; Nystatin (viên 500.000 UI; ống kem: 100.000 UI= 10g; huyền dịch). Đối với thuốc dạng viên, nên tán thật mịn, hòa với dung dịch Nabica 1,4% (Natri Bicarbonat 14 phần ngàn) hoặc với nước sôi nguội trước khi sử dụng.

Việc rà miệng cho trẻ nên tiến hành sau khi cho trẻ bú khoảng 2 giờ để sữa xuống hết tá tràng, tránh gây nôn và để thời gian tiếp xúc với thuốc được lâu. Cần rửa tay sạch sẽ (bấm gọn móng tay), quấn gạc đã hấp vào ngón trỏ, cho một ít thuốc lên gạc và rà miệng cho cháu. Bạn nên rà khắp miệng cho trẻ gồm: mặt trong hai má, trên và dưới lưỡi, mặt trong và ngoài của lợi, hàm ếch. Khi rà lưỡi, cần cẩn thận, không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng trẻ để không gây nôn. Khi “bóc” các mảng nấm ra, có thế thấy lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu. Nhưng nếu rà không kỹ, nấm sẽ nhanh chóng lan tràn ra trở lại.

Bạn nên tiếp tục rà miệng cho trẻ thêm hai ngày với thuốc kháng nấm sau khi đã hết nấm để tránh trường hợp trẻ bị tái phát nấm trở lại. Có thể rà miệng cho trẻ tối đa 3-4 lần/ngày, nhiều nhất 7 ngày. Sau đó, nếu bé không đỡ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại kháng nấm khác.

Ngoài việc rà miệng cho trẻ, bạn cũng cần vệ sinh các vật dụng hàng ngày thật sạch sẽ để tránh được mầm bệnh lây lan. Bạn nên hấp hoặc luộc núm vú, bình bú: trong 5-7 phút sau mỗi lần bú (nếu cháu bú bình). Điều trị nấm bẹn nếu có và điều trị nhiễm nấm cho mẹ (phần phụ, núm vú).

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Nấm miệng tại YHCĐ.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Nguyễn Hường – Ngày hỏi: 29/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng vs Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho e hỏi bé nhà em 9,5 tháng bị nấm miệng do tiêm kháng sinh nhiều, em đã đánh miệng bằng binystar 4 ngày nhưng không khỏi. Em phải làm sao? Có người mách em dùng muối nabica. Liệu bé nhà em có dùng được không ạ?

Trả lời

Bs. Bùi Thị Hằng

Nấm miệng phát triển trong môi trường acid nên bạn có thể dùng dung dịch kiềm ví dụ như Denicol để rà miệng thêm nhưng vẫn phải dùng thuốc nấm. Ở tuổi con nhà bạn hiếm khi bị nấm miệng bạn nên đưa bé đi khám nhé.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Nấm miệng ở trẻ thường do Candida gây ra và điều trị với thuốc kháng nấm nystatin. Các thông tin khác chị tham khảo thêm tại bài Nấm miệng Y học cộng đồng.

Trong trường hợp cháu dùng nystatin không hết thì cần xem lại đúng nấm candida hay không? Cách dùng thuốc đã hợp lý ?

Việc dùng dung dịch NaHCO3 (nabica) để điều trị thì chưa có Hiệp hội Nhi Khoa nào trên thế giới khuyến cáo dùng để điều trị nấm!Hơn nữa, Lượng muối trong dung dịch này rất nhiều so với nhu cầu bình thường của trẻ nếu sử dụng không đúng có thể dẫn đến các tác hại không mong muốn như căng thẳng cáu kỉnh, kích thích đi tiểu, nôn mửa hay co giật…

Chị nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để có hướng xử trí trong trường hợp này nhé!  Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Na N Ben – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em bị như này có phải bị nấm không ạ? Em lau nystatin 4 ngày (1 gói chia 2, ngày 2 lần) mà chưa khỏi, còn lan thêm cả lên môi trên. Em vệ sinh miệng cho bé hàng ngày bằng mnsl ngày 2 lần nhưng bé trơ rất nhiều nên cặn sữa lúc nào cũng bám trắng ở lưỡi. Bác sĩ tư vấn giúp em vì bé còn nhỏ quá (25 ngày) mà mấy hnay nắng nóng em không muốn đưa bé đi khám.  Nốt ý kiểu như vết rộp da ý ạ. Em lau bằng nmsl thì không sạch, nhưng chấm bằng nystatin thì gần hết nhưng vẫn còn vết hơi đỏ như còn chân a. Hôm đầu cháu bị 1 nốt như này vệ sinh trên lợi, nhưng giờ lan lên cả môi trên rồi, nốt to hơn nữa ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Nấm miệng

Trả lời

Hình chụp không rõ để đánh giá do nấm candida hay không? Chị nói lau bằng nystatin thì gần hết và có vết hơi đỏ thì có thể là do nấm candida thật. Vậy chị tiếp tục lau với nystatin nhé! Lưu ý giữ vệ sinh vật dụng của bé và cần điều trị nấm luôn cho chị (bôi thuốc vào vùng ti bú) vì nấm có thể lây trở lại.

Chị tham khảo bài viết nấm miệng tại YHCĐ. Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Trang Vo Chien – Ngày hỏi: 14/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em gần 4tuổi rồi. Trên mặt lưỡi của bé có những vầng trắng, từ lúc hơn 1 tuổi đến giờ, cứ loang ra hết lưỡi rồi lại tiếp tục vầng khác loan ra như ông bà xưa gọi là bị ốc bò ấy. Nhìn thì giống bị lưỡi trắng lắm, mà bôi thuốc không dứt bác sĩ ạ. Có lúc cháu bị nhiệt miệng thì trên lưỡi bị viêm đỏ, li ti, có bị sốt. Đi bệnh viện nhi đồng nai khám thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm loét miệng. Uống thuốc thì hết tình trạng hạt li ti thôi ạ. Cháu ăn uống bình thường, em cũng theo dõi lưỡi của cháu tình trạng cứ tái đi tái lại em cũng lo lắm nhưng không biết làm gì được. Bác sĩ giúp em với.

Lưỡi bản đồ

Trả lời

Chào chị Trang Vo Chien! Phiền chị cung cấp thêm một chút thông tin nữa nhé.

Bé có than phiền gì về tình trạng lưỡi không? (đau, cảm giác nóng rát,…). Những tổn thương lưỡi này có thay đổi hình dạng và vị trí trên lưỡi qua các lần bé bị không? Bé có phải điều trị thuốc gì kéo dài hay không và nếu có thì là thuốc gì? Trong gia đình có ai bị giống bé? Ngoài vấn đề ở lưỡi ra, chị có thấy bất thường gì khác trong quá trình phát triển của bé không?

Bé ăn uống bính thường. Cái vầng đó xuất phát từ đầu lưỡi vào hơn giữa lưỡi là hết rồi tiếp tục vầng khác loan ra, lâu lâu bé bảo đau. Lúc trước em có mua thuốc rơ lưỡi trị lưỡi trắng mà cũng không hết. Giờ không còn dùng nữa, thỉnh thoảng em thấy vết loan ra làm bề mặt lưỡi mỏng, trong gia đình không ai bị tình trạng này bác sĩ ạ. Bé phát triển bình thường. Em lo sau này bé có vấn đề về lưỡi thôi bác sĩ ạ.

Cám ơn các thông tin chị đã cung cấp thêm. Với các triệu chứng như chị mô tả cùng hình ảnh đi kèm, sang thương ở lưỡi của bé rất phù hợp với tình trạng Lưỡi bản đồ. Tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm gì cho bé (ngoại trừ việc làm cho mẹ và người thân lo lắng). Chị có thể yên tâm và không cần điều trị gì thêm cho bé ở thời điểm hiện tại. Tình trạng này sẽ tự hết khi bé lớn. Với hình chụp bé thì có vẻ mẹ đã chăm sóc bé với một chế độ dinh dưỡng rất tốt, mẹ cứ cố gắng tiếp tục giữ một chế độ ăn cân đối cho bé vì vài trường hợp thiếu một số vi khoáng và vitamine cũng có thể gây biểu hiện tương tự.

Nếu bé có biểu hiện gì khác đi kèm (đau, nóng rát,…) thì chị cho bé đi khám để điều trị trong đợt đó nhé.

Mũi bé

Câu hỏi 1

Người hỏi: Ma Yen Loan – Ngày hỏi: 21/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Van Diep Le

Câu hỏi

Con trai em có 1 cục ngay mũi từ lúc mới sinh. Không có hiện tượng to ra. Có ai gặp trường hợp này chưa ạ? Lúc mới sinh bác sĩ bảo theo dõi thêm. Lúc 1 tháng tái khám em có hỏi bác sĩ nhi trong Bệnh viện phụ sản quốc tế sài gòn nhưng bác sĩ bảo kệ nó bác ơi.

Mũi bé

Trả lời

Khối u ở vị trí này có thể là nang hoặc dò giữa mặt cổ nhưng cần loại trừ thoát vị não màng não! Bản chất của nang- dò này giống dò trước tai ( đã có bài đăng trước đó). Nang- dò vị trí này phải phẫu thuật vì thẩm mỹ khác một tí với dò trước tai là có thể phẫu thuật hoặc không nếu như không có viêm nhiễm apxe. Nên đưa cháu đi khám để chẩn đoán xác định và điều trị cho cháu. Em đưa đến khám khoa Tai mũi họng Bệnh viện nhi đồng 1 nếu ở Sài Gòn.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ TAI

Câu hỏi 1

Người hỏi: Duyên Kim Lê – Ngày hỏi: 4/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ xem giùm phía sau lỗ tai bé nhà em không biết sao lại có vết đỏ viêm, có vảy màu vàng, em dùng nước muối sinh lý lau thì vảy vàng hết. Không biết nên dùng thuốc gì bôi cho bé ạ. Em sợ để lâu nó lan rộng ra.

Hăm kẽ taihăm kẽ tai

Trả lời

Chào chị. Biểu hiện của cháu nghi do Hăm kẽ. Đây là bệnh do liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ em và người béo bệu. Vị trí bị bệnh là nếp kẽ sau tai, nếp cổ, nách, nếp dưới vú, kẽ mông, kẻ đùi…

Da vùng nếp kẽ viêm đỏ, ngứa, có khi có mụn nước, mụn mủ, chợt chảy dịch, đóng vẩy tiết, lâu ngày có thể eczema hóa.

Điều trị: Giữ gìn vệ sinh, khô vùng nếp kẽ. Trẻ em tắm rửa vệ sinh hàng ngày, có thể xoa phấn rôm vào nếp kẽ hoặc bôi dung dịch xanh -methylen 1%, tím milian hay metin. Khi tổn thương khô bôi kem siliver hoặc fucidin.

Nếu cháu quấy khóc nhiều, sốt, mệt mỏi, nôn mửa thì chị cần cho cháu đi khám bác sỹ. Chúc cháu chóng khoẻ!

Bác sĩ cho em hỏi là bé nhà em mới 2 tháng thôi bé bôi loại kem siliver… được ko ạ?

Vẫn sử dụng được! Chị xem hướng dẫn trước khi dùng.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Vy Kim – Ngày hỏi: 11/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Van Diep Le

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, con em được 3 tháng, bé bị viêm tai giữa đã uống thuốc augmentin 250g và enterogermina 5ml và nhỏ thuốc otifar được 6 ngày rồi. Hiện tại tai trái bé đã khỏi, còn tai phải vẫn ra chút dịch và còn mùi hôi. Ngày mai 12/6 phường em có lịch chích ngừa 5in1 tiêm chủng mở rộng và uống Rota, bé nhà em có được đi chích không ạ. Bác sĩ điều trị tái khám cho bé em nói uống 6 ngày thuốc này thì được rồi ạ không cần tái khám lại mà hiện tại tai bé vẫn ra dịch vậy em có nên đi khám lại không ạ? Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Nếu cháu không sốt liên tiếp 2 ngày nay rồi thì ngày mai chị cho cháu tiêm chủng bình thường nhé!

Chị tham khảo thêm bài viết về vaccin để chuẩn bị cho buổi tiêm chủng ngày mai: Những lưu ý khi đưa trẻ đi chủng ngừa.

BS. Van Diep Le

Nếu đúng là tai trẻ còn chảy dịch thì chị nên đưa cháu tái khám. Chị nên đưa trẻ đi tái khám khi còn lo lắng về bệnh của cháu; bs khám lại sẽ tư vấn, quyết định nên dùng thuốc nữa hay là không. Trẻ dưới 5 tuổi rất hay bị viêm tai giữa, nhất là sau viêm nhiễm mũi họng, VA.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Tùng Anh – Ngày hỏi: 12/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Van Diep Le

Câu hỏi

Các bác sĩ cho em hỏi chút ạ. Đọc xong cái này em hơi hoang mang. Vì con em có cả 2 lỗ ở 2 bên tai. Thường thì em hay nặn ra cho con thì thấy như mình nặn trứng cá ấy. Không biết có như lời bạn này nói không ạ?

lỗ dò tai

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Dò trước tai (dò Helix) là dò ngắn ở vùng trước tai. Đầu ngoài của đường dò ra da thường ở trước sụn vành tai, trên sụn bình tai. Ở dưới lỗ dò là một cái nang, nang này thường nằm sát sụn vành tai.

Bản chất của lổ dò này là một ống ăn luồng vào sụn vành tai và được lót bởi biểu mô tuyến do vậy chúng thường tiết ra chất dịch màu trắng đục như bã đậu hôi như chị mô tả. Nhưng khi có bội nhiễm thì chúng viêm lan tỏa rất nhanh tạo Abcess. Nếu viêm tái phát nhiều lần, đường dò sẽ xơ hóa và nang bị vỡ sẽ ảnh hưởng việc phẫu thuật lấy đường dò và rất dễ tái phát.

Dò helix là bất thường thuộc về ngoại bì, chỉ ảnh hưởng từ da đến màng sụn vành tai, không liên quan đến các cấu trúc có chức năng nghe của tai, vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình nghe của trẻ.

Nếu dò không nhiễm trùng thì không cần phải phẫu thuật. Bác sỹ có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc cồn iốt 5% vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại.

Nếu nhiễm trùng, rỉ dịch nhầy, hôi, có khi đục như mủ to ra, đỏ và rất đau tạo áp xe và có thể vỡ ra da thì cần điều trị kháng sinh, và nên phẫu thuật dẫn lưu mũ. Sau khi hết viêm sẽ phải phẫu thuật lấy hết đường dò để tránh tái phát.

Tóm lại nếu chị phát hiện cháu có dò Helix thì nên chủ động đi khám Tai-Mũi-Họng để được tư vấn cách chăm sóc.

Chúc cháu luôn khỏe!

BS. Van Diep Le

Đây thuộc nhóm bệnh bẩm sinh, thường thì lá ngoại bì nằm ngoài nhưng một số trường hợp như trường hợp này thì nằm trong và thông ra ngoài da gọi là dò còn nếu không thông ra ngoài da thì gọi là nang. Bệnh muốn hết phải phẫu thuật lấy trọn đường dò, nếu bác sĩ không kinh nghiệm có khi sẽ tái phát sau mổ. Nếu chưa có điều kiện mổ thì nên chú ý vệ sinh tránh gây bít tắt lỗ đường dò gây viêm nhiễm và tạo apxe, vỡ gây sẹo xấu. Các mẹ nên nên đưa trẻ đi khám ở khoa Tai mũi họng, bác sĩ  sẽ tư vấn và chỉ định mổ trên từng trường hợp cụ thể; nhiều ba mẹ đã bị apxe rồi gây sẹo xấu thường hay đưa trẻ đi mổ sớm.

Tốt nhất vẫn là phẫu thuật để phòng biến chứng. Nếu chưa có điều kiện mổ thì để như vậy cũng được, chú ý không để bít lỗ dò bằng cách giữ vệ sinh nhất là mùa nắng nóng nhiều bụi, khi viêm nhiễm nên đi khám sớm và điều trị kịp thời.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Huệ Hà – Ngày hỏi: 8/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Tư vấn giúp em trường hợp này. Em xin cám ơn. Bé nhà em 11tháng, sau đầu bé tự nhiên nổi hạch 2bên( gần tai),bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Trường hợp này có nguy hiểm không ạ. Phải làm gì cho tiêu 2 cục hạch.

Trả lời

Chào chị. Theo mô tả của chị thì cháu chỉ bị nổi hạch bạch huyết vùng sau tai và không có hiện tượng viêm nhiễm nên không cần điều trị gì. Hạch bạch huyết có nhiệm vụ bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimét đến khoảng 2cm, thường không đau, không nhạy cảm khi sờ.

Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ, đau nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, các hạch sẽ nhỏ lại, hết đau. Đôi khi có trường hợp hạch sưng to và tụ mủ, lúc đó trẻ cần dược rạch thoát mủ và điều trị với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì.

Chị tham khảo thêm các bài viết về chăm sóc trẻ khoẻ cũng như phòng các bệnh thường gặp trong Yhoccongdong để có thêm thông tin .

 

Câu hỏi 1

Người hỏi: Long Binh – FB: long.binh.35 – Ngày hỏi: 10/4/2014

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi         

Xin nhờ các bác sỹ xem giúp. Cháu nhỏ hơn 1 tuổi, tại vị trí đầu gối tuần trước có vài đóm nhỏ (giống sải), mấy ngày gần đây, có vẻ số lượng đốm nhỏ này nhiều hơn. Cháu hơi bị ngứa và đôi khi có gải, làm cho các đốm này đỏ.

Xin cám ơn các bác sỹ nhiều !!!

 Trả lời

Chào Long, đây là do bít tắt các lỗ chân lông gây nên! Dễ nhận thấy là khi em vệ sinh thì 1-2 ngày sẽ hết và có thể tái lại nếu k vệ sinh kỹ! Em chỉ cần vệ sinh kỹ là được! Em mua dung dịch tắm cho cháu nhé! Lactacyd BB cũng được.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Thuy Phuong – Ngày hỏi: 6/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Mọi người ơi, có 1 người chị (bạn của bạn) có con nhỏ bị bệnh ở da từ khi 3 tuổi, đến nay đã 10 tuổi mà mãi không khỏi. Các vết cứ xuất hiện từ từ, lúc 3 tuổi chỉ ở bắp tay, dần lan ra khắp người. Giờ thì rất nhiều và trời nóng cháu ngứa!

Ở Việt Nam các bác sĩ chẩn đoán là vảy nến, 1 năm phải đưa cháu đến BV da liễu 2 lần để đốt điện, rồi bôi thuốc liền sẹo nhưng không uống thuốc. Trong gia đình không có ai mắc bệnh này. Khám ở bệnh viện da liễu TP.HCM. Tên bệnh là Lichen_styratuso

Trả lời

Tổn thương trong hình không giống bệnh vảy nến, hơn nữa bệnh vảy nến thường không ngứa nhiều và không có chỉ định điều trị bằng đốt điện. Lưu ý Lichen không phải là vảy nến nha bạn. Trường hợp của bạn cần phải khám tòan diện từ đầu đến chân, không thể nhìn vào hai bức ảnh và kết luận. Nếu bạn ở TP HCM thì mình giới thiệu bạn đến Bs Hòang Văn Minh, Trưởng phòng khám Da Liễu Bệnh viện Đại học y dược TPHCM (cơ sở 1-215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5) và hẹn lịch khám của bác sĩ này. Hoặc bạn đến phòng mạch riêng của Bs Hòang Văn Minh tại 515 Hồng Bàng, phường 14, quận 5 nhé. Đây là địa chỉ đáng tin cậy. Chúc bé của bạn mau hết bệnh nhé.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Duyên Kim Lê – Ngày hỏi: 9/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Các bác sĩ cho em hỏi con em 1 tháng 7 ngày. Dạo gần đây mặt bé nổi những nốt đỏ 2 bên má, lan dần lên trán và xuống cổ. Ban ngày nổi đỏ ửng lên, tối thì dịu xuống. Không biết đó phải là rôm sảy và có cách chữa trị gì không ạ. Hiện tại em đang tắm nước khổ qua cho bé.

Trả lời

Mỗi ngày em tắm bé 1 lần phải không. Do thời tiết nóng, mồ hôi tiết nhiều, ứ đọng trên da nên da dễ nổi mẩn đỏ. Ngòai ra em nên dùng khăn gạc mềm, nhúng vào ly nước có nhỏ 3 giọt Cetaphil (mua chai Cetạphil ở quầy thuốc) và lau mặt, cổ cho bé mỗi ngày 3 lần. Em nên cho bé mặt áo quần thóang mát, vải cotton để thấm mồ hôi nhé. Nên cho bé tắm nắng buổi sáng trước 8h mỗi ngày khỏang 15 phút, và bú mẹ hòan tòan trong 6 tháng đầu, sẽ giúp bé tăng cường vitamin D và canxi, ít ra mồ hôi trộm và da ít nổi mẩn đỏ hơn em nhé. Chúc hai mẹ con khỏe mạnh vui vẻ.

Tham gia tư vấn thêm: Bác sĩ Y học cổ truyền Đoàn Văn Minh

Chào chị, Khổ qua (mướp đắng, Momordica charantia L.) Theo các tài liệu của Viện dược liệu, Võ văn Chi, Đỗ Tất Lợi thì khổ qua có nhiều công dụng, trong đó có thể trừ rôm sảy cho trẻ em bằng cách lấy 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước, tắm cho trẻ ngày 1 lần. Ngoài ra cần có chế độ chăm sóc đúng cho trẻ như lời khuyên của BS Nhi khoa và BS da liễu bạn nhé.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Linh Le – Ngày hỏi: 9/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Các bác sĩ cho mẹ cháu hỏi chút- bé nhà em được 2 tháng 18 ngày cân nặng 6,4 kg, bú mẹ hoàn toàn, nhưng da bé(gần như khắp người) hơn tháng nay sờ vào cứ ram ráp ko mượt mà em ko hiểu vì sao, em chụp ảnh ở chân cháu như hình, cháu ăn ngủ ngoan ạ, vậy cháu là bị sao ạ và chữa trị như thế nào ạ. Mẹ cháu cảm ơn ạ.

Trả lời

Bé của em 2tháng 18 ngày cân nặng 6,4 kg, ăn ngủ ngoan, bú mẹ hoàn toàn như vậy là rất tốt. Da bé không được láng mịn như hình có thể là bệnh milia (hạt kê) của trẻ sơ sinh, bé không có triệu chứng ngứa hay quấy khóc gì thì em cứ yên tâm, vài tháng sau lớp thượng bì cũ tróc đi, da mới được tân tạo thì da sẽ bình thường lại thôi. Chỉ khi nào bé có triệu chứng ngứa, không ngủ được, không tăng cân mới phải điều trị.

Câu hỏi 5

Người hỏi: Sakura Chan – Ngày hỏi: 12/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Các bác sỹ cho em hỏi với ạ, bé nhà em được 2 tháng tuổi, cổ cháu xuất hiện nốt như vậy đã 3 tuần nay và em thấy hình như nó đang lan rộng hơn, đây có phải là lang ben không ạ? cách điều trị cho bé như thế nào ạ? em muốn đưa con đi khám nhưng ông bà cứ bảo bé với cả trẻ con nó thế sau sẽ hết, mọi người tư vấn giúp em với.

Trả lời

Khả năng nhiều nhất là bệnh vảy phấn trắng alba, lớn lên bé sẽ tự hết nhé. không có triệu chứng gì là tiên lượng tốt, em yên tâm nhé. vảy phấn trắng alba là bệnh lành tính, thường gặp ở trẻ em, tự khỏi khi lớn lên. nếu không có triệu chứng gì thì không cần điều trị gì cả. em đừng bôi thuốc lung tung vì bé còn rất nhỏ.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Cứng Đầu – Ngày hỏi: 30/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Giúp em với bác sĩ ơi. Em sinh mổ cháu hôm nay là 13 ngày, mấy hôm nay cháu tự nhiên nổi các nốt đỏ ở vùng cổ, háng và mông rất nhiều ạ, em đã tắm lá và vệ sinh cho cháu rất kỹ nhưng vẫn không giảm. Bác si cho em biết là tại sao và chữa như thế nào được không ạ. Cháu không quấy khóc vẫn chơi bình thường ạ.

Trả lời

Chào chị, chị có thể chụp một vài tấm hình các vị trí nổi nốt đỏ và up lên đây được không? chị quấn bé có kỹ lắm không? bé bú thế nào?

Trao đổi thêm

Bé bú tốt ạ, e không quấn tã mà chỉ dám kê tã ở mông cháu cho cháu đi vệ sinh thôi ạ.

  1. Trả lời

Chào chị, bé có nhiều biểu hiện phù hợp với hăm da. Chị có thể chăm sóc bé như sau:

  • Giữ cho da bé sạch và khô. (Khi lau cho bé có thể dùng khăn nhúng nước ấm cho chảy nhẹ lên vùng da hăm, sau đó chấm nhẹ và lau khô vùng da hăm, không miết khăn lên da vì sẽ gây đau). Nước vệ sinh cho bé chỉ nên dùng nước ấm và đừng bỏ thêm chất gì lạ.
  • Cho bé nằm thoáng, mặc đồ thoáng, giai đoạn này hạn chế dùng tã cũng như quấn bé quá kỹ, quần áo mặc cho bé nên chọn loại có chất liệu vải mềm. Nếu dùng tã thì nên hạn chế chỉ dùng ban đêm và để ý thay tã cho bé ( vì bản thân nước tiểu, phân, thậm chí mồ hôi của chính một số bé cũng là yếu tố kích ứng da). Chị có thể theo dõi và thay tã mỗi 4 giờ và luôn đảm bảo da bé đã khô trước khi cho bé mặc tã.
  • Không dùng phấn rôm cho bé (nếu đang dùng).
  • Không lạm dụng các loại khăn giấy ướt khi lau cho bé sau khi bé đi vệ sinh. Bản thân các loại khăn giấy ướt này đều có thêm phụ gia và chất tạo mùi hương có thể gây kích ứng da trẻ. Chị có thể thay thế bằng các loại giấy vệ sinh thật mềm.
  • Chị có thể dùng thêm một số loại kem chống hăm mua tại nhà thuốc tây.

Chị cần cho bé đi khám nếu:

  • Đã chăm sóc theo hướng dẫn nhưng bé vẫn tiếp tục hăm kéo dài trên 5 ngày
  • Bé sốt
  • Xuất hiện các mụn mủ
  • Vùng da hăm ở cổ, háng, bẹn đỏ tấy và lan rộng hơn

Câu hỏi 7

Người hỏi: Nguyễn Thị Thu Thủy – Ngày hỏi: 31/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Đoàn Văn Minh vs BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Các bác sĩ ơi cháu bị rôm đốt khắp đầu và thân mình, khó chịu quá ą! Mẹ cháu vẫn thường xuyên tắm Lactacyd Baby, nước lá sài đất cho cháu mà không hết. Vậy uống bột sắn dây, hay bôi gì cho khỏi ą. Cháu mới 11 tháng thôi ą? Cháu cảm ơn các bác sĩ ą.

Hình ảnh vùng rôm đốt

 

Trả lời BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Biểu hiện thương tổn sẩn có màu đỏ hồng, trong hình không thấy mụn nước nhỏ? Trẻ có ngứa gãi không? Khi trời mát thương tổn có hết và có vảy da bong mỏng màu trắng không? Có thấy nhiễm trùng trên da không?

Những biểu hiện như trên hình giống với rôm đỏ ở trẻ. Loại rôm này hay tái diễn và dễ gây bội nhiễm vi khuẩn nên chị cần cho cháu đi khám da liễu để được đánh giá cụ thể hơn xem có cần bôi kem có chất kháng viêm và có kháng sinh hay không?

Trong mùa nóng chị bổ sung nhiều nước cho cháu là rất đúng! Có thể cho trẻ bổ sung vitamin C hay uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh… Tuy nhiên bé 11 tháng tuổi thì bổ sung thêm chỉ nên giới hạn 100-200ml/ ngày. Chị nên hạn chế các loại nước có nhiều đường.

Cho cháu mặc áo quần chất liệu cotton thoáng và thay thường xuyên. Hạn chế ra ngoài trời nắng, cho trẻ ở nơi thoáng mát ( có điều kiện thì có thể nằm điều hoà)!

Chị tham khảo thêm bài “Phát ban do nóng-Rôm sảy ở trẻ em” tại YHCĐ:

https://yhoccongdong.org/thongtin/ban-nong-rom-say-o-tre-em/

Tham gia tư vấn thêm

  1. Đoàn Văn Minh

Cây sài đất dùng ngoài để trị các loại nhiễm trùng ngoài da và rôm sảy, bạn có thể dùng toàn cây, rửa sạch giã nhỏ đắp, lấy nước rửa hay bôi, hoặc nấu nước đặc để tắm cho trẻ cũng được, tắm 2-3 lần trong 1 tuần, không nên tắm liên tục và kéo dài. Ngoài ra cần tránh ăn thức ăn ngọt, kích thích, dầu mỡ…có thể dùng một số thức ăn uống có tính mát để giải nhiệt cho trẻ như có thể uống bột sắn dây… và chú ý chăm sóc da cho trẻ như các lời khuyên của BS Nhi khoa.

  1. Trần Thị Khánh Nga

Hình chụp ko thấy rõ lắm em à, nếu bé bị cả ở đầu và thân mình kèm khó chịu thì em nên đi khám chuyên khoa Da Liễu để bác sĩ khám trực tiếp và theo dõi luôn nha. Một số em bé có thể giảm bệnh thì tắm bằng nước khổ qua, một số bé lại hợp với phấn rôm, một số em hết bệnh khi bôi dung dịch Jarish mua tại bệnh viện Da Liễu. Tuy nhiên, bé bị tòan thân và khó chịu thì nên đi khám bác sĩ trực tiếp sẽ tốt hơn em nhé.

Câu hỏi 8

Người hỏi: Đoàn Thị Hoàn – Ngày hỏi: 9/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi
Chào bác sĩ, bé nhà e nay được 4 tháng 15 ngày. Sáng nay bổng thấy bé nổi khắp người, bắt đầu từ mặt lan khắp cơ thể. Em không biết bé bị gì mong bác sĩ giúp em ạ.

Trả lời

Chị thêm thông tin: trong vòng 3 ngày trước sức khoẻ cháu thế nào? Có sốt? Ho?

Hiện tại: Cháu có sốt không? Ho? Thở nhanh? Bú kém? Nôn mửa? Quấy khóc? ngứa nhiều? Đi cầu phân lỏng?

Trao đổi thêm

Mấy ngày nay bé không sốt, có ho nhưng ít. Hiện tại bé không sốt, thỉnh thoảng mới ho, bú kém hơn, bé không nôn mửa, đêm có quấy hơn, bé đi mấy hôm đi cầu bình thường (hôm nay chưa đi).

Tham gia tư vấn thêm: BS. Nguyễn An Nghĩa

Chào chị. Chị cho bé đi khám chuyên khoa Nhi ngay nhé. Ban bé nổi rất giống ban dị ứng. Tuy nhiên, ở tuổi của bé vẫn phải khám để tìm các dấu hiệu nguy hiểm khác. Chúc bé chóng khỏe.

Trao đổi thêm

Dạ, sau hơn 2 tiếng nổi ửng như vậy thì em cho bé đi khám, lên tới nơi thì nó đã lặn gần hết, giờ còn dấu nữa. Bác sĩ Khoa Nhi chẩn đoán bé bị phát ban siêu vi bác ạ.

  1. Nguyễn An Nghĩa trả lời

Bé hết là tốt rồi. Chị chú ý lại xem ngày hôm nay có dùng gì lạ cho bé không, ví dụ như khăn mới, quần áo mới, xà phòng loại mới, hoặc có thử cho bé ăn/uống loại sữa/ thức ăn gì đó lạ, hoặc dấu cắn của côn trùng trên người bé… Nếu có thì chị để ý hơn những thứ đó nếu có tiếp xúc lần sau nhé.

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức trả lời

Chị đọc thêm bài viết về dị ứng ở trẻ để có thêm thông tin chăm sóc trẻ:

https://yhoccongdong.org/thongtin/di-ung-o-tre-em/

Câu 9

Người hỏi: Na N Ben – Ngày hỏi: 10/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em được 5 tuần tuổi, cháu bị vàng da đến nay vẫn chưa hết (vàng mắt, mặt và bụng), cháu ăn ngủ bình thường, không quấy khóc, bú mẹ hoàn toàn và output hoa cà hoa cải. Em có cần đưa cháu đi khám không anh? (cháu sinh mổ, 39w5d, nằm viện 3 ngày, khi về nhà hiện tượng vàng da mới xuất hiện).

Trả lời

Chào chị. Cần nói NGAY là chị cần cho cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi!

Một số thông tin về vàng da sơ sinh:

  • Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
  • Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
  • Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh? Khi đó cần đưa bé đi đâu?

Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.
  • Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
  • Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
  • Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)
  • Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Vàng da phải được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị ngay, càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 10

Người hỏi: Huy Hoàng – Ngày hỏi: 14/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi với. Còn em được 7 tháng rưỡi, trong tháng đầu cháu uống sữa Meiji vẫn bình thường, sau đó cháu không uống sữa công thức nữa, đến khoảng tháng thứ 5, cháu bắt đầu uống tiếp Meiji thì cháu bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, cổ. Sau đó không uống nữa, bây giờ cháu được 7 tháng, em cho cháu uống sữa khác là ensurmil, cháu không bị mẩn, uống được khoảng nửa hộp thì bình thường, hôm nay cháu uống thì mẩn đỏ lại nổi, cả lúc cháu ăn sữa chua, cũng bị nhưng chỉ một hai nốt mặc dù trước đó cháu ăn sữa chua không sao. Vậy có phải cháu bị dị ứng không ạ. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chỉ có nổi ít mẩn đỏ ở miệng và cổ mà không có biểu hiện gì bất thường khác kèm theo thì chưa phải dị ứng sữa nhé bạn. Bạn nên theo dõi thêm các biểu hiện khác như bé có thường quấy khóc nhiều hơn trước, nôn ói, tiêu chảy hay không.

Câu hỏi 11

Người hỏi: Tibumngo Vu – Ngày hỏi: 6/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi con em được 4 tháng, mấy hôm nay cháu có nổi mấy nốt mụn ở chân phải và đùi, bác sĩ xem hộ em là nốt gì được ko ạ, em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị. Hiện tại cháu có sốt? nổi hạch ở bẹn? cháu có ho hay khó thở?nôn?…

Nếu không có các dấu hiệu trên thì chị yên tâm là viêm da đang tiến triển ổn định.

Tiếp tục cho bú mẹ, có thể dùng các Nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím pha loãng nồng độ 1/10.000 dùng để rửa các vết thương, vết trầy xước, các vết loét. Thuốc đỏ, dung dịch xanh – methylen, milian… có tính sát khuẩn tại chỗ, bôi tại chỗ để phòng và chống bội nhiễm.

Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân để dùng tại chỗ. Ví dụ: Rắc bột penicilline hay streptomycine hoặc chlorocid… lên vết thương, vì dùng kháng sinh nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da. Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễ gây ra dị ứng, thậm chí làm cho bệnh nặng thêm…

Câu hỏi 12

Người hỏi: Hoaxuyen Chi – Ngày hỏi: 4/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi con bị gì ạ? Cháu không sốt, không quấy khóc.

Trả lời

Để khám và chẩn đoán một bệnh da, người bác sĩ cần khám tổng quát từ đầu đến chân, và hỏi thêm một số biểu hiện kèm theo thì mới có chẩn đóan chính xác được. Bác sĩ không thể cho chẩn đóan cuối cùng với một tấm hình, vì sẽ có nhiều thiếu sót trong việc ghi nhận triệu chứng của bệnh và chẩn đóan. Đây là lí do tại sao bệnh nhân nên gặp trực tiếp bác sĩ để được khám trực tiếp và tòan diện vẫn là tốt nhất.Tuy vậy, mình cũng gợi ý cho bạn hướng chẩn đóan ở đây. Trong hình này, mình thấy bé chỉ bị mặt ngòai của cánh tay, nên đây có thể là viêm da tiếp xúc nha bạn. Bạn xem lại nôi, giường của bé có thật sạch chưa, có bị bám bụi hay dính nước tiểu gì ko. Bạn nên rửa cánh tay bằng nước sạch 3-4 lần mỗi ngày, sau đó dùng khăn mềm lau khô, giữ cho tay không tiếp xúc với các dị nguyên nữa, sau vài ngày sẽ hết bạn nhé.

Câu hỏi 13

Người hỏi: Gia Nguyen – Ngày hỏi: 28/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi con em được 10 ngày tuổi, bị nổi mụn nước như thế này thì phải làm sao ạ?

Trả lời

Chào chị,

Sang thương này do ở trẻ sơ sinh các tuyến mồ hôi chưa phát tiển nên khi mồ hôi tiết nhiều do nóng sẽ gây ứ đọng. Biểu hiện là những bọng nước nông, nhỏ, trong dễ vỡ không để lại sẹo, không ngứa, không đau, không có viêm…và có thể tự mất sau 2-3 ngày. Chị có thể tắm cháu với dung dịch vệ sinh dành cho trẻ sơ sinh thông thường. Tắm bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10000, có một số lá, quả tắm tốt như mướp đắng, sài đất.

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 14

Người hỏi: Phương Loan – Ngày hỏi: 20/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em từ 2 tháng rưỡi da đầu của bé tăng tiết nhờn hình thành vảy gàu thành cứt trâu. Em đã cố gắng gội sạch nhưng ngày hôm sau lại lên tiếp. Và mấy hôm nay thì lần xuống trán. Tạo thành vảy li ti trên da mặt. Như kiểu tróc da. Bác sĩ cho em hỏi cách có thể điều trị bệnh này được không.

Trả lời

Bs. Nguyễn Hữu Châu Đức

Trẻ em mới sinh, trên da đầu nhất là vùng thóp có những tảng vẩy da dầy màu nâu xám ta thường gọi là “cứt trâu “. Đó là những chất do tuyến bã nhờn tiết ra đọng khô lại có nhiệm vụ bảo vệ vùng thóp còn phập phồng. Nếu cứt trâu thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng ngại. Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi, đến 2-3 tuổi có thể hết hẳn. Nhưng cũng có trường hợp “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt. “Cứt trâu” dày làm em bé ngứa ngáy phải gãi đầu có thể có những biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu, vì cứt trâu là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da (liên cầu, tụ cầu) phát triển. “Cứt trâu” nhiều có thể làm rụng tóc, thưa thớt hay từng đám vì chất nhờn tiết ra nhiều vít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng và làm rụng tóc.

Nếu “cứt trâu” ít, mỏng, không cần chữa. Chỉ cần gội đầu bình thường dần dần em bé lớn sẽ hết “cứt trâu”. Nếu cứt trâu thành từng tảng dầy như trường hợp của bé có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

  • Vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu để vài giờ cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng. Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần.
  • Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ sau khi được bs tham vấn như acid salicylic 2%, chlorocid 1%, erythromycin 1%, diprosalic, kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi. Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt…
  • Nếu đã thành biến chững chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

Lưu ý:

  • Không nên dùng tay cố gắng kỳ cọ mạnh tay để loại bỏ “cứt trâu” trên đầu bé.
  • Tuyệt đối không được tùy tiện bôi thuốc cho bé, vì nến trẻ bị “cứt trâu” có kèm theo viêm da cơ địa hoặc có bội nhiễm liên cầu, tụ cầu thì bắt buộc phải đưa bé đi khám.

Cách phòng tránh bệnh “cứt trâu” cho bé

  • Cần giữ da đầu trẻ sạch, khô. Gội đầu hằng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết.
  • Vào những ngày ấm áp, không cần đội mũ cho trẻ vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Nên đội cho bé những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại.

Chúc cháu chóng khoẻ!

  1. Trần Thị Khánh Nga

Cứt trâu là bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em. Các mảng cứt trâu sẽ tự rớt dần và bệnh sẽ tự khỏi khi bé đến 2-3 tuổi nhé bạn. Bạn không nên cố gắng gội sạch cứt trâu cho bé, vì làm như vậy sẽ tổn thương da đầu của bé sơ sinh. Bạn có thể hỏi mua một ít dầu mè nguyên chất xoa lên vùng có nhiều cứt trâu để những vảy cứt trâu khô cứng trở nên mềm và dễ bong ra hơn, tắm và lau da đầu nhẹ nhàng mỗi ngày 1 lần bằng khăn mềm.

Câu hỏi 15

Người hỏi: Kim Anh – Ngày hỏi: 20/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé bị vậy là gì ạ? Bé có bị rụng tóc. Bé được 1 tháng 6 ngày. Bị vậy cũng mấy ngày rồi ạ. Có đi khám cho bé không ạ. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị,

Thông thường ở trẻ nhỏ, do có sự ứ đọng của các chất bã hoặc do kích thích tố của mẹ còn lưu lại nên ở vùng trán, mũi, gò má, cằm của trẻ có những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da như hạt kê. Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau 6 tuần tuổi.

Chỉ cần rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng nước sạch, ấm. Pha nước vừa đủ ấm, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp do da trẻ rất mỏng manh. Dùng khăn mềm lau cho trẻ. Khi tắm chỉ nên dùng xà phòng dành riêng cho trẻ. Không dùng các loại sữa tắm người lớn, không bôi bất cứ loại nước thơm, nước hoa nào làm trẻ bị dị ứng da. Không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé. Cần lưu ý giữ cho làn da bé luôn khô ráo và thoáng mát.

Quần áo trẻ phải được giặt kỹ bằng xà phòng ít chất tẩy, ngâm trong nước xả vải cho mềm. Chất liệu vải nên chọn loại cotton, hút mồ hôi và thoáng hơi. Giặt và phơi khô quần áo cho bé rồi cất vào tủ dành riêng cho bé. Quấn cho bé bằng tã vải cho thoáng, không mặc tã giấy làm bít hơi. Ngoài quần áo, chăn màn, khăn lau của bé cũng phải được quan tâm giặt giũ cẩn thận, không dùng đồ bị ẩm thấm nước tiểu.

Trong trường hợp bé có bất kỳ biểu hiện bất thường gì nên đưa bé đi khám để được xử trí thích hợp. Không bôi những loại thuốc kem hay uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Lúc mới sinh, tóc của bé đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, một phần do sự thay đổi các nội tiết tố (hormon) mà bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc. (Nhiều bà mẹ sau sinh cũng thường gặp hiện tượng rụng tóc hàng loạt với lý do tương tự).

Các bậc cha mẹ đôi khi ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, em bé của mình sau đó sẽ có một mái tóc hoàn toàn mới, khác lạ so với mái tóc nguyên thủy khi mới được sinh ra. Khi mới sinh, có thể tóc bé rất đen và dày nhưng qua đợt rụng “tóc máu”, tóc bé không còn đen nữa mà có màu hơi nâu…

Tình trạng rụng tóc này sẽ thấy rõ nhất lúc khoảng 3-6 tháng tuổi. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần biết lật, trườn, bò…, vì vậy giai đoạn này sẽ thấy bớt rụng tóc (cũng có khi trễ hơn).

Bạn có thể đưa bé đi khám, nhất là sau 6 tháng tuổi mà bé còn bị rụng tóc nhiều. Nguyên nhân có thể do bé bị thiếu máu, có vấn đề ở tuyến giáp hoặc hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rụng tóc ở bé có liên quan tới còi xương. Tuy nhiên, không nên chỉ thấy bé rụng tóc (hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu) mà vội kết luận rằng bé bị còi xương. Nếu bị còi xương, bé sẽ có những biểu hiện khác đi kèm, chẳng hạn ngủ không yên, hay đổ mồ hôi gáy, chậm liền thóp… Bạn nên cho bé đi khám để có câu trả lời chính xác nhất.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rụng tóc từng vùng, con bạn có thể được đề nghị đến gặp bác sĩ da liễu để đánh giá thêm.

Nếu rụng tóc của bé là do dị ứng dầu gội, bạn sẽ chỉ phải điều trị tóc và da đầu của bé bằng loại dầu gội dịu nhẹ nhất dịu dàng trong một thời gian cho đến khi nó phát triển trở lại. (Hãy nhớ rằng tóc của em bé luôn mỏng mảnh vì thế bạn nên chọn loại dầu gội phù hợp cho da đầu của bé ngay từ khi mới sinh và tránh chải, chỉ cần vuốt nhẹ nhàng).

Chúc bé luôn khoẻ!

Câu hỏi 16

Người hỏi: NTTT – Ngày hỏi: 20/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Các bác sĩ ơi cháu 1 tuổi bị thế này đã 3 hôm rồi có phải là chốc loét không ą? Có thể bôi Xanh Methylen 1% lên để khỏi bị rỉ nước hay điều trị ra sao cho hiệu quả ą? Trân trọng cảm ơn các bác sĩ.

Trả lời

Mẹ bé có thể ra quầy thuốc hỏi mua tube thuốc FOBAN hoặc FUCIDIN thoa cho bé ngày hai lần, và theo dõi các tiến triển của của tổn thương da. Nếu bé không sốt, tổn thương không lan rộng và giảm dần thì tiếp tục bôi khỏang 7 ngày để tổn thương lành hẳn. Nếu bé sốt, tổn thương lan rộng hơn thì cần phải đi khám trực tiếp tại bác sĩ da liễu hoặc chuyên khoa nhi để bác sĩ theo dõi kĩ hơn nhé. Chúc bé mau lành da.

Câu hỏi 17

Người hỏi: Le Nga – Ngày hỏi: 13/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Các bác sĩ cho em hỏi. Con em được 3,5 tháng. Lúc mới sinh cháu có một cụm đỏ ở bụng. Càng ngày càng đỏ và rộp lên, đến giờ em mới thấy xuất hiện đám đỏ mới quanh đấy. Có phải là u máu lan toả, có nguy hiểm không và hướng điều trị như thế nào các bác sĩ. Mong tin các bác sĩ. Em cảm ơn ạ. Đây là hình mới sinh của cháu.

Trả lời

Chào chị. Sang thương trong hình như biểu hiện của hemangioma ( bướu máu ).

Bướu máu là các sang thương bẩm sinh gồm những mô lành tính nhưng vị trí không đúng chỗ gồm các động mạch và mao mạch bị giãn và nhiều mạch máu tăng sinh tụ thành bướu.

Nguyên nhân chính xác của bướu máu hiện nay còn chưa rõ. Bướu máu không phải là bệnh di truyền và nó không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của bà mẹ trong lúc mang thai.

Bướu máu thường được gọi là bớt dâu tây xuất hiện ngay sau sinh hay vài tuần vài tháng sau sinh, có thể thay đổi từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, một mảng hồng, hồng đậm màu lên dần, có thể gồ lên thành mảng.

– Bướu lớn dần theo người em bé tùy trường hợp, có thể phát triển rất nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Những bướu máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm phát triển rất nhanh. Những bướu ở bề mặt da tứ chi, ngực bụng thì phát triển chậm hơn nhiều.

– Bướu phát triển nhanh trong năm đầu đời. Sau một năm đầu là bắt đầu quá trình thoái hóa tự nhiên. Thông thường, bướu có thể biến mất một nửa lúc 5 tuổi và biến mất hoàn toàn lúc 10 tuổi. Thoái hóa phụ thuộc một phần vào vị trí và có kèm dò động tĩnh mạch hay không. Thoái hóa diễn tiến bằng sự lợt màu, xuất hiện nhiều đường vạch trong sang thương. Bướu có thể bị loét, nhiễm trùng tại chỗ, chảy máu (chảy máu thường xảy ra, chảy nhiều và rất nguy hiểm nếu không cầm máu kịp thời). Hiện tượng tắc mạch xảy ra và tiến triển trong khối bướu sẽ thay thế dần dần mô bướu. Sự thoái hóa bắt đầu từ trung tâm bướu, bắt đầu bằng một mảng trắng lợt hay mộtvùng hoại tử đen, lan rộng dần và xóa dần màu đỏ hồng của bướu. Mặc dù bờ ngoại biên của bướu trong suốt thời gian thoái hóa vẫn tiếp tục lan, nhưng vẫn chậm hơn sự lan rộng vùng thoái hóa nên dần dần bướu sẽ thoái hóa.

Thông thường bướu máu không cần can thiệp gì trừ khi bướu gây ảnh hưởng đến thị lực hay hô hấp ở trẻ.

Chị nên cho cháu đi khám bs để có được lời khuyên cụ thể hơn cho trường hợp của cháu.

Đến gặp bác sĩ khi nào?

– thăm khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng

– Xuất hiện chảy máu

– nhiễm trùng

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 18

Trả lời thắc mắc Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Tuy có tên gọi là ban đỏ nhiễm độc nhưng Erythema Toxicum Neonatorum ( ETN ) là một bệnh phát ban lành tính, tự khỏi, xảy ra chủ yếu giai đoạn đầu thời kỳ sơ sinh.

ETN điển hình bởi các ban đỏ dạng chấm, hạt, mụn nước và mụn mủ. Ban tự khỏi, không cần điều trị và không để lại di chứng.

  1. Sinh lý bệnh :

Sự đỏ da là do sung huyết mao mạch

Sự gia tăng nồng độ các yếu tố trung gian của phản ứng viêm và miễn dịch ( vd : Các interleukin 1 và 8, eotaxin, phân tử dính E-selectin, kênh protein vận chuyển nước aquaphorin 1 và aquaphorin 3, hóa động tố psoriasin, nitric oxide & các đồng dạng của nó, kháng khuẩn : peptide LL-37 ) gợi ý rằng : ETN là phản ứng miễn dịch toàn thân.

Xuất hiện ban đỏ ở những vùng có lông, gợi ý rằng nang lông có thể liên quan đến hình thành ban đỏ.

Sự thâm nhiễm của các tế bào ưa bazơ gợi ý bệnh nguyên có liên quan đến sự quá nhạy cảm và liên quan đến dị ứng nhưng chưa có yếu tố gây dị ứng nào được phát hiện. Tương tự, các yếu tố tiếp xúc cũng đã được xem xét và loại bỏ. Đáp ứng với bất cứ thương tổn nào ở da trẻ sơ sinh cũng đều xuất hiện sự thâm nhiễm của bạch cầu ưa bazơ. Ở trẻ đẻ non thường thiếu dạng phản ứng này do vậy rất hiếm thấy bị ETN.

  1. Giải phẫu bệnh : Xét nghiệm tế bào học cho thấy :

Ban dạng chấm bộc lộ sự phù nhẹ ở lớp da và rải rác có thâm nhiễm của các tế bào viêm ( chủ yếu là bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu đa nhân trung tính & bạch cầu đơn nhân ) quanh mạch máu.

Ban dạng hạt cho thấy nhiều hơn sự phù ở lớp da và thâm nhiễm của các tế bào viêm liên quan đến phần nông của nang lông-tuyến bã. Bạch cầu ưa bazơ xâm lấn vào bao ngoài của nang lông.

Mụn mủ thuộc lớp dưới sừng cũng như lớp thượng bì và được tìm thấy là có liên quan đến lỗ chân lông. Có thể có sự thâm nhiễm của bạch cầu ưa bazơ và một ít bạch cầu đơn nhân với có hoặc không có bạch cầu đa nhân trung tính quanh phần trên của nang lông- tuyến bã.

  1. Nguyên nhân :

Nguyên nhân của ETN hiện chưa rõ, có rất nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích rối loạn thường gặp này :

So với người trưởng thành, mật độ nang lông cao hơn ở trẻ sơ sinh và rõ ràng là ETN rất hiếm khi xuất hiện ở những vùng da không có lông như lòng bàn tay chân. Các tế bào viêm có khuynh hướng tập trung xung quanh nang lông và có các vi khuẩn tương tự cầu khuẩn ở lớp thượng bì của nang lông và trong các tế bào viêm. Điều này gợi ý rằng ETN có thể là đáp ứng đối với sự xâm nhập cuả các vi khuẩn trên vào nang lông.

Sự thâm nhiễm các tế bào bạch cầu ưa bazơ gợi ý về mặt dị ứng, dẫn đến kết luận của vài tác giả cho rằng ETN có thể là phản ứng quá mẫn đối với chất nào đó được truyền qua nhau thai. Tuy nhiên , giả thiết này thiếu các bằng chứng có tính thuyết phục.

Không có ngoại độc tố, các yếu tố dị ứng, các chất thải từ tuyến bã hoặc các yếu tố gây nhiễm có liên quan đến ETN một

cách đáng tin cậy.

Thuốc & cách nuôi dưỡng không có tác động lên tỉ lệ xuất hiện ban đỏ.

Những giả thiết khác bao gồm : Phản ứng điều chỉnh của da đối với các kích thích nhiệt và cơ học hoặc đối với các tế bào lympho được chuyển từ mẹ sang trẻ qua nhau thai trước và trong sinh ( như phản ứng đối với các ca ghép tủy…)

Yếu tố nguy cơ gồm : Khí hậu nóng ẩm, bú bình, đẻ đường dưới. ngưới ta nhận thấy rằng chuyển dạ kéo dài có liên quan

đến tần suất ETN và nhiễm khuẩn da.

  1. Tần số :

ETN gặp ở 1/3 -1/2 trẻ đủ tháng và 0,5% ở trẻ đẻ non.

ETN thường gặp ở trẻ trai (55%) hơn trẻ gái (30%)

ENT thay đổi theo tuổi : ENT thường xảy ra trong vòng 4 ngày tuổi, nhiều nhất trong 48 giờ đầu, hiếm khi gặp ngay sau

sinh.

Tỉ lệ mắc ETN tăng theo tuổi thai & cân nặng

Khởi phát trễ hiếm khi xảy ra ở cả trẻ đủ tháng và trẻ non tháng cho đến ngày tuổi thứ 15.

  1. Tiền sử và Triệu Chứng Lâm sàng :

Rõ ràng là không liên quan đến các bệnh của mẹ trong thai kỳ như : herpes simplex / varicella nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn da, hay nhiễm nấm candida.

Trẻ thường khỏe mạnh và không có các triệu chứng toàn thân như : sốt, kích thích, li bì.

Ban thường xuất hiện dưới dạng chấm, hạt, mụn phỏng, mụn mủ trên nền da đỏ, trông “khá bẩn”. Trong những trường hợp nặng, xuất hiện các hạt hoặc mụn phỏng màu vàng nhạt, trắng trên nền đỏ. Khoảng 10% bệnh nhi có mụn mủ với đường kính 2-4 mm.

Ban đỏ thường xuất hiện rải rác & không đều, có thể ít hoặc nhiều, dày hoặc mỏng tùy trường hợp và đôi khi thành cụm.

Ban hay thấy ở mặt, thân, phần chi gần thân. Lưu ý rằng các tổn thương này hiếm thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc.

Ban thường chóng phai, tự giới hạn trong vòng 5-12 ngày và không để lại di chứng

ETN ít khi tái phát nhưng đã được báo cáo là vẫn xảy ra cho đến 6 tuần sau sinh nhưng có vẻ nhẹ hơn.

  1. Cận Lâm Sàng :

ETN được chẩn đoán cơ bản dựa trên lâm sàng

Xét nghiệm dịch trong các mụn phỏng để loại trừ các nguyên nhân có thể khác :

Tzanck Smear : để tìm các tế bào khổng lồ đa nhân, thường gặp trong Herpes simplex, Vảicella và herpes zoster.

Pemphigus vulgaris, Cytomegalovirus

Wright-stained smears : để tìm sự hiện diện của eosinophils

Nhuộm Gram : là thiết yếu để chẩn đoán với kết quả cho thấy sự hiện diện cuả các tế bào viêm, và trong đó hơn 90% bạch cầu ưa bazơ & vài neutrophils.

CT bạch cầu : cho thấy có sự tăng của bạch cầu ưa bazơ (18%) ở khoảng 15% bệnh nhân

Các xét nghiệm sau có thể nên thực hiện : Cấy vi rút, vi khuẩn, nấm để loại trừ HSV, Varicella, vi khuẩn gây bệnh & nấm.

Soi tìm sợi nấm với KOH : bệnh phẩm được phủ bởi KOH trên phiến kính & hơ nóng nhẹ, KOH sẽ làm hủy các tế bào & vi khuẩn khác, vì vậy sợi nấm- nếu có- sẽ dễ dàng được nhìn thấy

Sinh thiết : là chẩn đoán chắc nhất nhưng thực sự không cần thiết.

  1. Chẩn đoán gián biệt :

Tổn thương của ETN trông tương tự viêm da mủ, nấm, herpes simplex, transient neonatal pustular melanosis và miliaria nhưng có thể phân biệt nhờ sự thâm nhiễm đặc trưng của bạch cầu ưa bazơ và sự vắng mặt của tế bào đa nhân cũng như vi khuẩn trên kết quả nhuộm.

Incontinentia pigmenti và viêm mủ nang lông có thâm nhiễm bạch cầu ưa bazơđều có sự hiện diện của eosinophil nhưng co thể phân biệt bởi vị trí & sự phân bố các thương tổn, hình thái tế bào học & hai bệnh này còn là bệnh mạn tính.

  1. Điều trị :

Chẩn đoán nên dựa vào tiền-bệnh sử, triệu chứng lâm sàng & thường ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tzanck smear là cần

thiết để loại trừ với các bệnh nguy hiểm khác.

ETN là bệnh lành tính tự giới hạn mà không cần điều trị gì.

Giải thích cho ba mẹ trẻ yên lòng đây là tình trạng thoáng qua, tự nhiên & lành tính.

Nguồn: SDVworkshop. net dịch từ Nelson

Câu hỏi 19

Người hỏi: Loan Nguyen – Ngày hỏi: 8/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi dưới khóe mắt con em có 1 đốm tròn màu nâu ( như hình), lúc sinh thì không có sau đầy tháng mới xuất hiện và đến nay cũng gần 1 tháng rồi mà em chưa thấy hết ạ. Đốm phẳng luôn ở dưới da chứ không lồi lên, không ngứa gì cả.

Mong bs tư vấn giúp em làm sao chữa ạ, em xin cảm ơn.

Trả lời

Chào chị,

Theo mô tả của chị thì có thể là bớt. Có nhiều dạng khác nhau. Một số dạng thông thường nhất là marcular stains, hemangiomas, và port wine stain.

Đa số những bớt này lành tính và nhạt dần khi trẻ lớn lên mà không cần can thiệp gì.

Tuy nhiên cần được xác định rõ từng loại bớt để có hướng theo dõi và điều trị thích hợp. Chị nên cho cháu đến khám tại bs Da Liễu Nhi để có tư vấn cụ thể cho cháu.

Câu hỏi 20

Người hỏi: Thương Thương Bùi – Ngày hỏi: 12/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga vs BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho mình hỏi tay bé 8 tuổi bị như vậy là nguyên nhân do làm sao? Chân thành cám ơn.

Trả lời

  1. Trần Thị Khánh Nga

Khô và tróc da đầu ngón tay là một trong những biểu hiện của viêm da cơ địa. Để hạn chế tình trạng này, cần nhắc nhở bé không vọc tay nhiều trong nước và tránh tiếp xúc với các lọai xà phòng giặt, chất tẩy rửa nhé bạn. Ngòai ra, cần bổ sung chế độ ăn giàu chất kẽm như sò, hàu, thịt bò, thịt heo nạc, lòng đỏ trứng, củ cải, đậu Hà Lan,.. Chúc tay bé mau trở lại bình thường nhé.

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức

Cám ơn chị Nga đã tư vấn! Cũng xin bổ sung thêm là ngoài viêm da cơ địa, biểu hiện bong da như vậy cũng cho thấy trẻ đang thiếu vitamin B và PP.

Cần bổ sung thêm chế độ ăn của cháu

– Vitamin B1: Ngũ cốc và các loại đậu (hạt).

– Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.

– Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu (đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.

– Vitamin B12: Gan động vật.

– Vitamin B9: Các loại rau có lá.

Câu hỏi 20

Người hỏi: Đo Ngoc Kieu Anh – Ngày hỏi: 15/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Khánh Nga

Câu hỏi

Chào bác sĩ ! Bé gái nhà em đc gần 4 tháng rồi,7.8kg,cháu bú mẹ hoàn toàn,ít quấy khóc nhưng khó ngủ,lười bú(nếu nhìn cân nặng thì trộm vía cháu hấp thụ tốt).Nhưng từ khi sinh ra đến giờ đêm cháu ngủ không ngon,tay cào mặt,cào mắt liên tục,vừa bú đêm xong sau 5 phút lại cào,tay ko lúc nào ngơi,cứ đưa lên mặt rụi,cào suốt,giữ tay thì cháu khó chịu,ngoáy lắc đầu liên tục,để kệ cháu gãi đầu,cào mặt sẽ tỉnh giấc,ban ngày thì cháu đỡ bứt rứt hơn.Bác sĩ cho em hỏi có phải bé bị chàm mặt hay vì bé muốn bế quen rồi vì con em lúc nào ngủ ngày hay đêm cũng ít khi đặt đc,bé thính ngủ lắm,cứ đặt là dậy,đêm cứ cào mặt nhiều em bế lên ngủ thì không cào nữa.Chân bé cũng hay lạnh và rụng tóc vành khăn nhưng em ko dám cho con uống canxi sợ thừa cũng không tốt.Em cũng chưa muốn cho con đi xét nghiệm máu vì nghĩ cũng chưa phải vấn đề nghiêm trọng.Mong bác sĩ tư vấn giúp em vấn đề trên ạ.Em cảm ơn !

Trả lời

Mình chưa thấy hình ảnh hay biểu hiện gì của bệnh ngòai da ở đây. Bé gãi xong nổi mẩn đỏ lấm tấm xong một lúc sau lặn hết thì cũng là biểu hiện bình thường sau khi gãi. Bé hay dụi mắt và mặt có thể do buồn ngủ và chưa ngủ đủ nhu cầu. Có thể do bé quen được bồng nên thích được bồng ngủ, để xuống ko chịu ngủ và dụi mắt, khó chịu. Bạn có thể cho bé ngủ trong nôi và đu đưa cho bé xem bé có ngon giấc hơn không. Bé bú mẹ hòan tòan và lên cân như vậy là rất tốt, bạn nên cho bé tắm nắng buổi sáng sớm đều đặn hàng ngày khỏang 15 phút. Hiện tại chưa thấy biểu hiện gì thêm ở mặt nên theo mình chưa cần dùng thuốc bôi gì cho bé, nếu có khô da hay viêm da thì bạn phải có hình ảnh cụ thể nhé.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi: 4/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sỹ cho em hỏi con em được 8 tháng thì nên cho ăn 3 bữa bột được chưa ạ? Hiện tại em cho cháu ăn 2 bữa (trưa và tối), cộng với uống sữa công thức khoảng 700ml/ ngày.

Trả lời

Chị theo dõi cân nặng và chiều cao của cháu để đánh giá phát triển bình thường của cháu!

Chị có thể tham khảo cách ăn dặm ở Nhật như sau:

Ăn dặm ở Nhật Bản về cơ bản chia ra làm 4 giai đoạn sau:

  1. Giai đoạn 5~6 tháng tuổi: Giai đoạn tập nuốt

Đây là giai đoạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ/sữa công thức. Tùy theo sự phát triển của từng trẻ mà có thể bắt đầu sớm hay muộn, lượng ít hay nhiều. Lúc đầu, ngày cho ăn một bữa với 1 thìa nhỏ (độ 5ml) cháo nghiền loãng, sau nâng dần tới 2 bữa, mỗi bữa hai thìa nhỏ: một thìa cháo, một thìa rau củ nghiền pha loãng, sau có thể tăng lên vài thìa cháo, một thìa rau và một thìa thức ăn mềm. Tất cả đều ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nêm gia vị. Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là: Chất bột: gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang. Rau quả: cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà-chua. Hoa quả các loại. Chất đạm: Chủ yếu là cá trắng (cá thờn bơn, cá tráp trắng…), đậu phụ.

  1. Giai đoạn 7~8 tháng tuổi: Giai đoạn nhai trệu trạo

Giai đoạn này cho ăn 2 bữa mỗi ngày vào bữa sáng và bữa tối. Lượng thức ăn và độ cứng cũng tăng lên. Mỗi bữa có thể cho trẻ ăn khoảng 50g cháo, hoa quả và rau: 20g, thức ăn 30g. Thực phẩm cũng tương tự như trong giai đoạn một. Chỉ khác là cháo và các thức ăn nghiền khác đặc hơn một chút (dạng sột sệt giống như sữa chua). Các loại thực phẩm tương tự như giai đoạn 1 và có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng, pho mát đã chế biến, thịt lườn gà, cá ngừ (cả cá ngừ đóng hộp), cá hồi, sữa tươi.

  1. Giai đoạn 9~11 tháng tuổi: Giai đoạn tập nhai

Thời kỳ này có thể cho ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, tối. Lượng thức ăn: tinh bột: 90g, rau, quả: 30gr, chất đạm 40~45g. Cháo không cần nghiền nát nữa mà có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sột sệt một chút. Thức ăn có thể không cần nghiền nữa mà để nguyên hình dạng nhưng phải cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm. Hầu hết có thể cho ăn các loại thực phẩm, trừ những loại quá cứng hoặc khó tiêu (đậu phụ rán, thịt bò, thịt lợn quá nhiều mỡ…), mật ong, các loại nước sốt bán sẵn, các loại hạt nêm… Có thể cho ăn gia vị như muối, xì-dầu, tuy nhiên vị thật nhạt.

  1. Giai đoạn 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi: Giai đoạn nhai khỏe (ăn sam)

Thời kỳ này có thể ăn một ngày 3 buổi, kèm theo hai bữa ăn quà Có thể ăn cơm nhão, thức ăn có thể thái miếng dày hơn, to hơn.

Có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm, trừ những loại nhiều dầu mỡ, thức ăn sống hoặc khó nhai, khó tiêu. Không cần uống sữa bột nữa mà chuyển sang sữa tươi thông thường.

Chị có thể tham khảo thêm thông tin bài viết “Ăn dặm ở Nhật Bản” tại YHCĐ: https://yhoccongdong.org/thongtin/an-dam-o-nhat-ban/

Câu hỏi 2

Người hỏi: Giang Phan – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ Nhi khoa ơi, cho em hỏi 18 tháng nêm bao nhiêu lượng muối/ ngày. Em xem trên mạng họ nói nêm 2g/ngày, làm sao đong được? Mong bác sĩ trả lời.

Trả lời

Đúng như chị đã tham khảo trên mạng: lượng muối cho trẻ từ 1-3 tuổi là tối đa 2g/ngày. Muối có nhiều trong sản phẩm hàng ngày ví dụ như bánh mỳ, các loại bánh… Do vậy chị nên xem thành phần dinh dưỡng trước khi bổ sung cho cháu! Thông thường các sản phẩm sẽ ghi chú với Natri nên để quy đổi ra lượng muối thì chị nhân với 2.5. Ví dụ trong thành phần bánh quy có 1g Natri/100g thì tương đương 2.5g Muối/100g.

Trong khi nấu ăn để đảm bảo chính xác chị có thể sử dụng cân điện tử!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Đoàn Thị Hoàn – Ngày hỏi: 21/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bé nhà em nay được 3 tháng 25 ngày. Bé ăn sữa mẹ hoàn toàn. Lúc sinh bé được 3kg, hiện tại bé được 5,8kg, mỗi tháng tăng từ 500-800g thôi. Nay em đang băn khoăn không biết có nên cho bé ăn thêm sữa công thức không. Em muốn tham khảo ý kiếm của bác sĩ xem sao.

Trả lời

Cháu tăng cân bình thường, chị tiếp tục chế độ bú mẹ!

Chị tham khảo thêm Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng tại YHCĐ: https://yhoccongdong.org/thongtin/bang-phan-loai-tinh-trang-dinh-duong/

Câu hỏi 4

Người hỏi: Thanh Lí – Ngày hỏi: 28/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, bé em được 3 tháng 24 ngày, lúc sinh được 3kg, khoảng 1,2 thág trước phát hiện bé mọc tóc hình vành khăn và mỗi tháng bé tăng mỗi lần được 7-9 lạng. Mà tháng này bé chỉ tăng có 4 lạng, bé vẫn sinh hoạt bình thường, tối cách 2,3 tiếng thì bé dậy đòi bú rồi ngủ tiếp. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có gọi là bị bệnh còi xương không ạ. Nếu bị thì cách nào chữa vậy ạ.

Trả lời

Chào chị, cháu hiện cân nặng và chiều cao bao nhiêu? Chỉ với dấu hiệu tóc hình vành khăn không đủ để đánh giá trẻ còi xương hay không.

Mặc dù mỗi trẻ tốc độ và có mức phát triển khác nhau, nhưng tổng thể trong năm đầu đời:

  • Từ khi sinh đến 6 tháng tuổi: 1 bé phát triển chiều cao khoảng 1.5 – 2.5 centimet/ 1 tháng và tăng khoảng 140 – 200 gr/ 1 tuần. Lúc trẻ 5 tháng tuổi thông thường cân nặng tăng gấp đôi cân nặng lúc sinh. Ví dụ khi sinh cháu 3 kg thì lúc 5 tháng cháu đạt 6 kg.
  • Từ 6 tháng đên 12 tháng, trẻ cao thêm khoảng 1 cm/ 1 tháng; và tăng 85-140 gr/ 1 tuần. Đến 12 tháng thường cân nặng của trẻ gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Ví dụ trẻ khi sinh 3 kg thì đến 12 tháng đạt 9 kg.

Chị nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé hàng tháng để biết tình trạng sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của bé.

Trao đổi thêm

Bé bây giờ được 6kg thôi ạ. Dạ tháng thứ 1 và 2 thì bé tăng tầm 7-9 lạng mỗi tháng. Nhưng đến tháng thứ 3 thì chỉ tăng được có 4 lạng thôi ạ.

  1. Trả lời

Cháu sinh ra là 3kg bây giờ gần 4 tháng đạt 6kg là tăng cân tốt. Ngoài ra nếu cháu đã biết lật, cười với mẹ, nhận biết bố mẹ thì chứng tỏ cháu đang phát triển bình thường. Chị tham khảo thêm cách nuôi dưỡng trẻ trong yhoccongdong. Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp thì cần đi khám sức khỏe cho cháu. Thân mến!

Câu hỏi 5

Người hỏi: Huỳnh Thị Nam Hải – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, bé nhà em được 6 tháng, cân nặng 7.5kg (lúc sinh 3.2kg). Em bắt đầu cho bé tập ăn dặm được 2 tuần. Mỗi ngày bé ăn 1 lần vào giữa 2 cữ sữa sáng và trưa (tầm 10h). Mỗi lần ăn được 2-3 thìa bột ngọt. Ngoài ra, mỗi ngày bé bú khoảng 700ml sữa. Đêm bé ngủ từ 19h30 đến 5h sáng. Ngày ngủ thêm được khoảng 2h. Tuy nhiên, tháng này bé lại không tăng cân. Xin bác sĩ tư vấn giúp việc phát triển của bé có vấn đề gì không? Chế độ ăn và ngủ của bé như vậy có hợp lý chưa? Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trên ạ? Xin cám ơn bác sĩ!

Trả lời

Chào chị, hiện cân nặng và giấc ngủ của bé là bình thường của trẻ khoẻ.

Trong giai đoạn này chị tiếp tục cho trẻ bú mẹ, lượng sữa mẹ hay sữa công thức từ 700-900 ml và ăn dặm ( xem thêm bài Ăn dặm).

Nếu cháu bú mẹ thì chị tiếp tục bổ sung cho chính chị những vitamin như vitamin D, vitamin B1-6-12, canxi, kẽm, sắt…Nếu trẻ bú sữa công thức thì chọn sữa có bổ sung sắt. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI vitamin D hằng ngày.

Giai đoạn tập ăn dặm trẻ có thể chậm tăng cân vì trẻ cần thời gian thích nghi với thức ăn mới. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn linh hoạt, đã biết lật, giao tiếp bằng mắt, cười, nhận biết, bố mẹ .. (xem thêm bài chăm sóc trẻ khoẻ giai đoạn 6 tháng) thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường.

Với chế độ ăn như hiện tại của cháu là đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày của bé!

Về giấc ngủ thì trẻ 6 tháng tuổi, cấu trúc bộ não đang dần hoàn thiện để có thể giúp trẻ ngủ xuyên đêm không thức. Ngủ suốt đêm không có nghĩa là trẻ không có những cơn thức giấc, trẻ đang tập tự đưa mình rơi vào giấc ngủ trở lại nên có thể sẽ khóc hoặc cần sự hỗ trợ từ bố mẹ như dỗ trẻ ngủ hay cho ngậm vú…Thời gian ngủ của trẻ 6 tháng khoảng 14h với 10-11h ngủ đêm và 2-3 cơn ngủ ngày từ 1-2h/cơn. Cơn ngủ ngày sớm thường từ 9:30 kéo dài 1h. Cơn buổi trưa lúc 2:00 kéo dài 1-2h. Cơn buổi chiều có thể trong khoảng thời gian từ 3:00 đến 5:00 và thời gian ngủ ngắn. Hiện tại cháu ngủ như vậy là đảm bảo nhu cầu.

Chị tiếp tục chế độ nuôi dưỡng hiện tại và tham khảo thêm các bài viết về nuôi dưỡng trẻ trong yhocccongdong.com.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Trao đổi thêm

Dạ, cám ơn bác sĩ nhiều. Xin bác sĩ tư vấn thêm vấn đề nữa là hiện nay, bé đã biết lật và trườn giỏi, chơi đùa vui vẻ cả ngày, biết mừng ba mẹ. Nhưng vì bé ham chơi nên ngày bú ít. Mặc dù bé ngủ thẳng giấc suốt đêm, nhưng mẹ sợ bé bú không đủ lượng sữa nên phải cho bé bú thêm vào ban đêm. Mẹ có đọc tài liệu nói rằng nếu bé ngủ thẳng giấc thì không cần cho bú đêm. Nhưng như vậy có sợ không đủ dinh dưỡng không bác sĩ vì ban ngày bé chỉ bú được khoảng 400ml sữa, còn lại đêm bú thêm 300ml nữa. Xin cám ơn bác sĩ!

  1. Trả lời

Năng lượng trẻ 6 tháng nhận ban đêm không giúp gì nhiều cho sự phát triển của trẻ nên chị không cần thức cháu dậy để dặm sữa. Nếu trẻ đã quen với dặm sữa ban đêm thì chị cần giảm dần rồi ngưng. Ví dụ nếu trẻ bú mẹ thì chỉ cho bú 1 bên bầu vú, nếu bú bình thì thay thế sữa bằng nước sạch. Ban ngày chị có thể tăng lượng sữa hoặc lượng thức ăn dặm. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI vitamin D hằng ngày.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Huệ Bùi – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào các bác sĩ! Con em 6 tháng 20 ngày, nặng 6.8kg, 68.5 cm. Lúc sinh 3.2kg, 1 tháng 4.2kg, 2 tháng 5.2kg, 3 tháng 6.2kg, 4 tháng 6.2kg, 4.5 tháng 6.4kg, 5.5 tháng 6.7kg, 6.5 tháng 7kg, 6 tháng 20 ngày 6.8kg.

Hiện tại em đã cho con ăn dặm bột mặn và váng sữa cụ thể như sau: ngày 1/2 hộp váng sữa montee (khoảng 20gr), chia 2 bữa (9h30 và 15h); ngày 2 bữa bột mặn, mỗi bữa bé ăn được 1/4 – 1/5 bát ăn cơm (10h30 và 18h). Còn lại bé bú mẹ hoàn toàn. Em không cố định thời gian cho con bú mà để tùy theo nhu cầu của con. Khoảng 20 phút con lại ti, khi nào no con tự nhả ra. Ngày bé chỉ thức được 2-3 tiếng là bé lại buồn ngủ, mỗi lần ngủ được 30 phút – 2 tiếng. Đêm bé ngủ từ 21h – 6h30, cứ khoảng 1-1,5h bé lại bú, xong bé lại lăn ra ngủ tiếp. Bé nhà em đã mọc được 4 chiếc răng, 2 chiếc nữa đang sắp mọc (vì em thấy trắng ở chân răng hàm trên).

Em tham khảo chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ theo chuẩn của WTO thì thấy bé nhà e hơi nhẹ cân. Các bác sĩ cho em hỏi con em như vậy có nguy cơ bị còi quá không ạ? Vì con đầu lòng nên em cũng lo, ông bà thấy cháu nhẹ cân nên cứ xót ruột. Con em thì từ lúc trong bụng em đến giờ cứ nghịch luôn chân luôn tay mà mãi vẫn chẳng thấy tăng cân mấy. Mong các bác sĩ cho em lời khuyên với ạ! Em chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào em. Trước tiên qua cách em ghi chú lại cân nặng của cháu cho thấy em rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ở trẻ! Bé khi sinh ra 3.2 kg, tăng 1kg trong tháng đầu tiên và tăng gấp đôi cân nặng khi trẻ 5-6 tháng chứng tỏ trẻ phát triển đúng cân nặng chuẩn! Một nghiên cứu ở Anh cho kết luận trẻ phát triển hơn 40% cân nặng khi sinh trong 4 tuần đầu thì có số IQ cao hơn 1.5l trẻ không tăng cân đủ trong tháng đầu!

Thông thường, trẻ dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng. Từ 1 tuổi đến 2 tuổi tăng trung bình 2kg/năm. Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Sau giai đoạn 5-6 tháng, em đang cho cháu tập ăn dặm thì lúc này việc tăng cân sẽ chậm lại vì trẻ cần có thời gian thích nghi với thức ăn mới!

Trường hợp em theo dõi cân nặng của cháu trong 3 tháng liên tiếp nếu cháu không tăng cân thì cần được đánh giá lại vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ bởi bác sĩ chuyên khoa nhi.

Thông tin cho em thêm về váng sữa như sau:

Váng sữa có thành phần chính là chất béo, chất đạm, canxi. Còn các vitamin và khoáng chất như A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…, các axit hữu cơ, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… nếu có cũng chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể trong thành phần của váng sữa mà nằm lại trong phần sữa đã tách kem. Do đó, váng sữa chỉ giàu chất béo nhưng nghèo khoáng chất, chỉ nên dùng như một thực phẩm bổ sung năng lượng cho trẻ, không được dùng thay thế sữa công thức và sữa mẹ.

Cũng cần nói thêm rằng, loại váng sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo quá cao cũng không phù hợp cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu dùng thì cần chế biến bổ sung thêm các nguyên liệu khác để bé dễ tiêu hóa.

Ngay cả với các loại chế phẩm làm từ váng sữa với hàm lượng béo từ 7-15% cũng chỉ nên dùng cho trẻ sau 1 tuổi để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Nếu cho trẻ sau 1 tuổi ăn, vẫn cần theo dõi mức độ hấp thu của trẻ, chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là khoảng 1 hộp/ngày hoặc cách nhật.

Những trẻ không nên dùng váng sữa: trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…

Trong giai đoạn này em tiếp tục cho trẻ bú mẹ, lượng sữa mẹ hay sữa công thức từ 700-900 ml và ăn dặm. Nếu cháu bú mẹ thì em tiếp tục bổ sung cho em những vitamin như vitamin D, vitamin B1-6-12, canxi, kẽm, sắt…Nếu trẻ bú sữa công thức thì chọn sữa có bổ sung sắt. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI vitamin D hằng ngày.

Nếu trẻ vẫn linh hoạt, đã biết lật, giao tiếp bằng mắt, cười, nhận biết, bố mẹ .. ( xem thêm bài chăm sóc trẻ khoẻ giai đoạn 6 tháng) thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường!

Về giấc ngủ thì trẻ 6 tháng tuổi, cấu trúc bộ não đang dần hoàn thiện để có thể giúp trẻ ngủ xuyên đêm không thức. Ngủ suốt đêm không có nghĩa là trẻ không có những cơn thức giấc, trẻ đang tập tự đưa mình rơi trở lại giấc ngủ nên có thể sẽ khóc hoặc cần sự hỗ trợ từ bố mẹ như dỗ trẻ ngủ hay cho ngậm vú…Thời gian ngủ của trẻ 6 tháng khoảng 14h với 10-11h ngủ đêm và 2-3 cơn ngủ ngày từ 1-2h/cơn. Cơn ngủ ngày sớm thường từ 9:30 kéo dài 1h. Cơn buổi trưa lúc 2:00 kéo dài 1-2h. Cơn buổi chiều có thể trong khoảng thời gian từ 3:00 đến 5:00 và thời gian ngủ ngắn. Hiện tại cháu ngủ như vậy là đảm bảo nhu cầu.

Để giúp nuôi dưỡng hợp lý hơn, em nên tìm đọc lại các bài về dinh dưỡng:

https://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-tre-em/

Chúc em nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và kiên nhẫn nuôi dưỡng bé.

Câu hỏi 7

Người hỏi: Thúy Sơn – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Con em được 3 tháng 10 ngày. Cháu sinh 37 tuần, nặng 2,4kg. Vì bé nên cháu không mút ti mẹ, em phải hút ra bình cho bú lâu thành quen, bây giờ nó không ti mẹ. Tháng đầu tăng 1kg, tháng 2 tăng 800g, tháng 3 không tăng lạng nào. Em lo quá, như thế có phải suy dinh dưỡng không ạ. Con vẫn chơi ngoan, bình thường nhưng bú hơi ít.

Trả lời

Chào chị. Chị vui lòng cung cấp thêm một số thông tin:

Quá trình mang thai bé chị đi tái khám có đều không? Có ghi nhận gì bất thường? Bác sĩ có giải thích với chị lý do vì sao bé nhẹ cân khi sinh? Bé sinh thường, sinh mổ, hay sinh có trợ giúp (Bác sĩ dùng dụng cụ hút bé ra)? Chiều dài và vòng đầu lúc sinh?

Hiện tại bé đã có thể tự nắm một món đồ gì đó ở gần hay chưa? Bé có thể tự quay đầu sang bên khi nghe tiếng mẹ? nhìn theo khi mẹ đi hay đồ chơi ở gần di chuyển? Chị có thấy bé cười hay ê a khi thức chơi không?

Hiện tại bé bú mỗi ngày được bao nhiêu? Chị chia cữ thế nào? Một cữ bú thường mất khoảng bao lâu? Bé đi tiêu và đi tiểu thế nào?

Các cân nặng mà chị cung cấp là dùng cùng một cân hay dùng các cân khác nhau? Chị có thấy bất thường gì khác ngoài chuyện không tăng cân và bú hơi ít hơn bình thường không?

Trao đổi thêm

Em là thai yếu tiêm nội tiết đến 30 tuần (2 tuần 1 mũi). Em vẫn khám thai định kỳ và thai phát triển tốt, nhưng đến 34 tuần thì con không tăng cân và cạn ối. 35 tuần nhập viện truyền nước đến 37 tuần thì mổ lấy thai. Cân 3 lần là 2 cân ở 2 nơi khác nhau, cháu có hóng chuyện ê a, nhìn theo bố mẹ khi bố mẹ đi, biết đòi mẹ bế. Ngày trung bình ăn được 7-8 cữ, sau khi tiêm 5in1 về lười ăn, mỗi lần ăn được 20-30-40-50ml thôi, cháu vẫn bình thường mỗi việc bú ít và tăng cân chậm thôi bác sĩ ạ.

Con em sinh ra được xét nghiệm 2 lần ở trung tâm công nghệ BIONET chẩn đoán thuộc bé có khả năng cao về việc Thiếu men G6TD, xin bác sĩ tư vấn về việc ăn uống và kiêng những gì cho con. Cám ơn bác sĩ.

  1. Trả lời

Chào chị,với thông tin mà chị cung cấp thì bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung. Trước hết, chị cần chắc chắn cân nặng mà gần đây chị đo cho bé là chính xác (chứ không phải sai lệch do dùng khác cân), chị có thể thử cân bé lại bằng đúng chiếc cân chị đã dùng trong lần khám trước.

Bé suy dinh dưỡng trong tử cung sẽ dễ bị một số biến chứng hơn các bé bình thường, trong đó có chậm phát triển thần kinh. Nhưng ở thời điểm hiện tại bé có các mốc phát triển tâm thần khá phù hợp lứa tuổi (chị vẫn chưa cung cấp đầy đủ hết những thông tin mà tôi có đề cập nên tôi chưa thể kết luận về các mốc phát triển vận động của bé). Tuy nhiên, về lâu dài chị vẫn sẽ cần theo dõi thêm vì 3 tháng vẫn là một khoảng thời gian khá ngắn để đánh giá đầy đủ.

Tốc độ tăng cân trong 2 tháng đầu của bé là tương đối chấp nhận được, tốc độ tăng cân thế này cũng cho thấy lượng sữa cung cấp cho bé trong thời gian này là tương đối tốt. Thế nhưng việc đứng cân tháng thứ 3 là điều không bình thường. Việc tiêm vắc-xin nếu có làm bé khó chịu và giảm bú thì cũng chỉ trong 1 thời gian rất ngắn. Nếu gần đây bé bú chỉ < 50ml/cữ x 8 cữ/ngày thì lượng sữa này là rất thấp so với nhu cầu của bé.

Đầu tiên, chị hãy chú ý điều chỉnh lại tổng lượng sữa cung cấp cho bé trong ngày, một cách tính toán dễ nhất là chị lấy cân nặng của bé x 150ml, ví dụ hiện tại con chị đang có cân nặng 4,2kg thì bé sẽ cần khoảng 4,2 x 150 = 630 ml sữa/ngày, chị có thể chia làm nhiều cữ. Tuy nhiên không nên cứng nhắc hoàn toàn theo con số này, bé có thể bú nhiều hơn hoặc ít hơn con số này một chút, không sao cả. Về cách chia cữ, chị sẽ tập chú ý những biểu hiện khi nào bé đòi bú, ví dụ như bé quay đầu và mở miệng về phía bình sữa, hay miệng bé làm động tác nút, hoặc bé cho tay vào miệng nút, lúc này chị sẽ cho bé bú tốt nhất là theo nhu cầu của bé, đừng cố gắng ép quá mức, một số lưu ý nhỏ ở đây là để ý chọn núm vú phù hợp với bé (cứng quá hay mềm quá, tia sữa nhỏ quá hoặc lớn quá đều không tốt, chị có thể thử vài loại để chọn ra núm vú phù hợp với bé), thân và cổ bé nên trên một trục (đầu không nghiêng bên khi bú), đỡ đầu và vai bé cao hơn thân mình. Khi đã có lượng sữa trung bình cho mỗi cữ, chị có thể dễ tính ra số cữ cần thiết trong một ngày cho bé. Hãy cố gắng phân cữ sữa ưu tiên theo nhu cầu của bé.

Bước kế tiếp, chị sẽ theo dõi tăng cân nặng của bé để điều chỉnh tổng lượng sữa phù hợp cho bé kịp thời. (hãy tập trung theo dõi cân nặng trước vì nếu cân nặng tăng tốt, chiều cao đa phần sẽ tăng tốt theo).

Nếu bé vẫn tiếp tục bú ít và không đạt đủ tổng lượng tính toán, chị hãy cho bé đi tái khám.

Chị đã làm rất tốt khi cho bé bú mẹ hoàn toàn, chỉ hơi tiếc là bú qua bình. Chị hãy tiếp tục cho bé được bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng.

Về bệnh G6PD, vì hiện tại bé bú sữa mẹ nên mẹ cũng phải tránh những loại thuốc/thức ăn mà người bị G6PD không được dùng (để tránh những trường hợp các chất này qua sữa vào bé). Các loại thuốc/thức ăn này khá khó nhớ nên trong thời gian đầu, chị nên có một danh sách các thuốc/thức ăn này để mang theo, danh sách này chị có thể hỏi để lấy từ BIONET nếu họ chưa cung cấp cho chị. Chị có thể tham khảo thêm về bệnh G6PD tại đây https://yhoccongdong.org/thongtin/thieu-men-g6pd/

Chị có thể tải hình 2 lần xét nghiệm lên đây được không?

Chúc bé chóng khỏe!
Trao đổi thêm

  1. Trả lời

Cả hai lần đều làm phết máu khô. Chị nên mang cả hai xét nghiệm đến khám tại cơ sở chuyên Nhi, bé có thể cần làm thêm một xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán

Câu hỏi 8

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 17/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ nhi khoa cho em hỏi, con em đang 3 tháng, có nên bổ sung men vi sinh để tăng sức đề kháng cho con ở hệ tiêu hóa không ạ.

Trả lời

Chào chị! Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì chị không cần bổ sung men tiêu hóa (enzym) hay men vi sinh (probiotic-là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột).

Câu hỏi 9

Người hỏi: Lan Phong Pham – Ngày hỏi: 29/6/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa vs Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Các anh chị cho em hỏi. Con em hơn 8 tháng, trước cháu bú bình sữa mẹ khoảng hơn 600ml/ ngày và ăn dặm bột ( rất ít, khoảng chén chè), cháu nặng tầm 8 kg. Hai tuần nay cháu bú xong hay bị nôn, rồi cháu sốt phát ban 2 ngày, hiện đã hết sốt, vẫn còn ban đỏ. Từ ngày bị sốt cháu ăn ít, đến nay đã khỏi sốt 4 ngày cháu chỉ bú khoảng 250 ml sữa / ngày, đêm cháu đói đòi ăn nhưng cho bú bình chỉ bú một hơi rồi ngủ, ép thì khóc không chịu. Cháu hiện rất gầy. Cháu vẫn chơi nhưng yếu nên không hoạt động được nhiều, lúc ngủ hay đòi bế trên tay không đặt được. Cháu chưa mọc răng, chưa biết ngồi, biết trườn. Em xin hỏi lúc chưa ốm theo như trên thì cháu có vấn đề về dinh dưỡng không, khẩu phần ăn cần thay đổi như thế nào. Và hiện tại sao cháu lại kén ăn vậy. Em có đút sữa cho bé bằng thìa, chứ hầu như bé không chịu bú. Cháu chỉ tè ướt 2,3 lần một ngày thì có sao không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em về việc bổ sung Canxi cho cháu.

Cháu sinh 2,8kg tăng cân đều chỉ có điều cháu hơi ngắn và không bú mẹ trực tiếp, em cho cháu bú sữa mẹ vắt ra bằng bình. Em cũng biết cháu có chậm hơn các bé cùng tuổi nên vẫn cố gắng cho con ăn nhiều bữa.

Trả lời

Ths. Trần Thanh Thỏa

Trên thực tế, khi trẻ bị ốm và người rất mệt mỏi, việc cháu chán ăn trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày là chuyện dễ hiểu. Trong thời gian này mẹ không nên ép bé quá, sẽ làm cháu bị ám ảnh và gây nên việc sợ thức ăn. Nếu không quá bận rộn, mẹ nó nên cho cháu bú sữa. Mẹ tăng cường cho cháu uống nước, chia nhỏ các bữa ăn, phơi nắng và cho tiếp xúc với thiên nhiên trong lành. Về khẩu phần ăn thì mẹ nó để ý chế biến thức ăn theo các phương pháp ăn dặm, không nên dùng bột. Bé 8 tháng mà chưa biết ngồi và quấy khóc thì cũng đáng quan tâm rồi bạn ạ. Lúc này bạn không nên nôn nóng ép cháu ăn. Nếu có điều kiện, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe cho cháu tại bác sĩ.

Đừng tuỳ tiện bổ sung canxi cho cháu em nhé. Việc cháu bú sữa thì canxi không thiếu đâu, sữa mẹ rất tốt cho con. Việc hấp thụ canxi còn liên quan đến vitamin D nữa, em cho cháu tắm nắng, tiếp xúc môi trường thông thoáng , rồi cháu sẽ hồi phục. Việc kiểm tra sức khỏe cho cháu là cần thiết để bác sĩ có tư vẫn kịp thời cho phát triển của bé. Ngày trước con chị hoàn toàn khỏe mạnh, sau sinh 3 tháng chị vẫn kiểm tra toàn diện, sau 6 tháng chị lại khám tổng quát một lần. Thật ra ở minh hay có câu “cực chẳng đã mới đi bác sĩ” nhưng việc khám thường xuyên khi khỏe thì tốt hơn. Chúc hai mẹ con khỏe, mẹ đừng căng thẳng quá nhé!

Chị Đào Thị Mỹ Lương

Em cho cháu ăn bột ăn liền hay bột tự xay? Bột ăn liền rất nguy hiểm, vì trong đó có chứa nhiều chất phụ gia, không chắc chắn rằng nguyên liệu làm bột còn hạn sử dụng hay hết hạn sử dụng. Tác hại của các chất phụ gia: gây ung thư, biến đổi kiểu gen, các bệnh dị ứng, kiềm chế sự phát triển của cơ thể & tế bào não, cản trở sự trao đổi chất của tế bào…Nếu dùng bột ăn liền thì bỏ đi nhé. Các bà các mẹ ngày xưa (ở quê hiện nay) toàn tự mang gạo ở nhà, đi nghiền bột cho trẻ. Bé hay nôn sau khi ăn, chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé “đang ốm, mệt”, nên cho bé ăn những thứ dễ tiêu hóa, trợ giúp tiêu hóa. Rang vàng gạo lức, đun mềm, chắt lấy nước, bỏ 1 chút muối (1 chút xíu thôi nhé), cho cháu uống lúc hơi âm ấm thay nước. Không nên cho cháu ăn những đồ ăn thức uống lạnh, những thứ này sau khi ăn vào, hệ tiêu hóa phải mất thêm nhiệt lượng để hấm nóng chúng (36 độ C) rồi mới tiêu hóa. Nếu hệ tiêu hóa yếu, không đủ nhiệt lượng hâm nóng thức ăn, dạ dày sẽ ” xác nhận” chúng không phải là thức ăn (dị vật hoặc độc tố) và tìm cách đẩy ra ngoài===>sinh ra triệu chứng nôn mửa. Nấu bột với nước (không dùng dầu ăn hay nước xương thịt…nhé vì những thứ này nặng khó tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu ăn những thứ này chẳng khác gì đem muối rắc vào vết thương), nêm chút xíu muối trắng (không bột nêm nhé, trong bột nêm cũng có chất phụ gia, điều vị, phẩm màu…), nấu hơi loãng 1 chút, cho bé ăn lúc bột hơi âm ấm. Tại sao em không cho con bú trực tiếp mà lại cho vào bình??? Nếu bình sữa, núm vú rửa không kỹ hay còn dính nước tẩy rửa…cũng là 1 yếu tố gây ra rối loạn tiêu hóa. Sữa lấy ra khỏi cơ thể sẽ phân hủy dần dần, nếu bảo quản không tốt dễ bị lên men (ôi thiu).

Câu hỏi 10

Người hỏi: Do Thi Mai Phuong – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi bé nhà em nay 11 tháng rưỡi, nặng 9kg8 vẫn chưa biết bò, chưa biết đứng liệu bé có bị gì không. Bác sĩ giúp e với. E cám ơn.

Trả lời

Chào chị!

Ông bà ta có câu: Ba lật, bảy bò, chín tháng lò dò tập đi!

Cháu 11.5 tháng vẫn chưa biết bò và chưa đứng là chưa đạt chuẩn phát triển bình thường ở trẻ.

Chị cần cho cháu đến gặp bác sỹ chuyên khoa Nhi khám và đánh giá tình trạng phát triển để có hướng xử trí thích hợp.

Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 11

Người hỏi: Nguyễn Thị Thu Thủy – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Con gái mình vừa tròn 9 tháng. Cháu bú mẹ hoàn toàn và ăn dặm từ lúc tròn 6 tháng tới giờ. Khoảng 1 tuần nay cháu có biểu hiện lạ khiến mình không khỏi băn khoăn. Đó là ngày nào cháu cũng đi ị 4 đến 5 lần, phân sệt, và có vẻ như ăn gì đi nấy. Ví dụ như ăn cháo cà chua thì ị phân màu hồng, ăn rau ngót thì nhìn thấy cả các bã rau li ti…, mùi hơi khó chịu. Cháu rất ngoan chỉ tội tăng cân rất chậm. Có người khuyên mình nên mua Smecta cho con uống vì con bị loạn khuẩn đường ruột, đi ngoài phân sống rồi. Xin bác sĩ tư vấn cho mình! Trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Smecta tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên Smecta bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Smecta không cản quang, không nhuộm màu phân, và với liều lượng thông dụng, Smecta không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột. Do vậy smecta không có tác dụng trong trường hợp của cháu!

Như mô tả của chị có thể cháu đang có tình trạng kém hấp thu, chị có thể bổ sung thêm sữa chua 80g/ngày sau bữa ăn chính của cháu và lưu ý súc miệng ngay sau ăn để tránh sâu răng.
Trường hợp sau 2 ngày tình trạng cháu không cải thiện hoặc cháu đi cầu phân lỏng hơn, nhiều lần hơn, cháu có sốt hay mệt mỏi nhiều…chị cần đưa cháu đi thăm khám bác sỹ Nhi khoa nhé!

Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 12

Người hỏi: Kien Huong – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho mình hỏi với, bé nhà mình sinh ra được 3,7kg. Tháng đầu tiên tăng được 8 lạng, tháng thứ 2 được thêm 7 lạng. Từ lúc sinh ra đến giờ chưa ốm đau lần nào, bé ngoan, ăn tốt ngủ tốt, bú sữa mẹ hoàn toàn. Đến đúng 2 tháng 15 ngày là bắt đầu biết lẫy, đến hôm nay bé được 2 tháng 18 ngày; Có điều là ai ai cũng bảo cháu còi, mình cũng thấy con còi ma xót ruột.

Mình muốn hỏi với việc tăng cân như vậy liệu có phải không đạt tiêu chuẩn k? Làm thế nào để cải thiện tình hình giúp bé tăng cân tốt hơn? Mình nghe cả nhà mình cũng như mọi người xung quanh nói 3 tháng đầu mỗi tháng trẻ phải tăng 1kg, không biết điều này có đúng không?

Theo bác sĩ thì có cần thiết uống thêm sữa ngoài không? Có phải bé nào uống sữa ngoài cũng tăng cân không? Bé nhà mình thì cứng cáp rồi, mình cũng ăn đủ thứ không kiêng khem gì hết từ khi bé được 20 ngày, có điều 2 tháng đầu mình ăn ít (vừa là sợ béo vừa là không quen ăn nhiều, ăn ít cơm) đôi khi còn bị đói nữa, nên không biết có ảnh hưởng đến bé không?

Mình không thích cho bé ăn sữa ngoài, nhưng ông bà nội lại đưa ý kiến cho bé ăn sữa ngoài. Bé nhà mình nhanh nhẹn lắm, thích hóng chuyên và hay ê a, có khi nào con không tăng cân được là do sữa mẹ không? Tại mình thấy cứ hễ nói con còi là mọi người hay bảo cho ăn sữa ngoài, mong các bác sỹ giúp đỡ.

Trả lời

Chào chị! Phương pháp dinh dưỡng của chị rất tốt và cháu vẫn đang phát triển bình thường! Chị không nên lo lắng quá. Trẻ dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng. Từ 1 tuổi đến 2 tuổi tăng trung bình 2kg/năm. Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Trong tháng đầu thì trẻ thường tăng 0,8-1kg. Hiện cháu 3 tháng tuổi và đã biết lẫy, hóng chuyện, đã tập gia tiếp ê a…cộng thêm tháng thứ 2 vẫn tăng 700gr/ 18 ngày chứng tỏ trẻ vẫn đang phát triển tốt! Do vậy chị vẫn nên tiếp tục theo chế độ dinh dưỡng hiện tại!

Bú sữa ngoài trong trường hợp cháu không phát triển đúng theo chuẩn thôi! Trường hợp cháu chỉ bú sữa mẹ mà vẫn đảm bảo phát triển bình thường thì không cần bổ sung thêm chị nhé!

Chị nên theo dõi biểu đồ cân nặng của bé hàng tháng. Nếu thấy đường biểu đồ nằm ngang hay đi xuống thì trẻ cần được kiểm tra và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cháu!
Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ cho bé, chị nên tiếp tục bổ sung các vitamin và khoáng chất như trong thời kỳ mang thai (vitamin D, vitamin B1-6-12, canxi, viên sắt, kẽm..), đồng thời ăn uống bổ dưỡng!

Chị tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ của yhoccongdong.com:

https://yhoccongdong.com/duan/cham-soc-tre-em/

và dinh dưỡng cho trẻ:

https://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-tre-em/

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 13

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi:6/4/2015

Tham gia tư vấn: Th.s Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi, trẻ mấy tháng tuổi thì ăn được sữa chua ạ? Cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời

Trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua lúc 6 tháng tuổi, tuy nhiên, dù tốt cho tiêu hoá thì trẻ cũng cần thời gian để thích nghi, do đó nên tập cho con ăn dần , ngày đầu vài muỗng sau tăng lên nửa hộp đã. Lưu ý là trẻ dưới 2 tuổi thì cho ăn sữa chua làm từ sữa chua không tách béo, còn loại sữa chua tách béo chỉ chi bé ăn sau 2 tuổi. Nên cho bé dùng loại sữa chua dành cho trẻ 6 tháng.

Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.babycenter.com/408_when-can-my-baby-eat-yogurt_1368506.bc

Câu hỏi 14

Người hỏi: Nguyễn Thị Hằng – Ngày hỏi: 6/4/2014

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Bé nhà 20 tháng tuổi, nặng có gần 9 kg, nửa năm nay bé hay bị hắt hơi sổ mũi. Hai tháng gần đây bé khỏi được một tuần lại bị hắt hơi, cháu dùng thuốc suốt, không phải dùng kháng sinh. Em cho cháu uống tăng cường Broncho-vaxom, afeneron3mg, singular không hiệu quả. Hàng ngày em cho nhỏ 0,9 Nacl.

Trả lời

Chào chị. Theo như chị nói cháu 20 tháng nhưng cân nặng gần 9kg thì cháu đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Chị cần cho cháu đi khám sức khỏe và đánh giá dinh dưỡng để có hướng điều trị thích hợp.
Chị tham khảo thêm các bài viết về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
1. https://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-tre-em/

  1. https://yhoccongdong.com/duan/cham-soc-tre-em/

Ngoài ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi liên tục cần được đánh giá phù hợp là do viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng… hay không?
Về cách rửa mũi cho bé: chị cho bé nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé, chờ 15-20 giây rồi dung dụng cụ hút mũi hút ra; lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, chị giữ bé nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Chị lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Chị nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói ra khi dịch mũi chảy xuống cổ họng.
Chị tham khảo thêm các bài viết sau để có thêm phương cách chăm sóc cháu:
1. https://yhoccongdong.org/thongtin/di-ung-o-tre-em/

  1. https://yhoccongdong.org/thongtin/lay-nhiem-vi-rut-hop-bao-ho-hap-rsv-o-tre-nho/

Chị đã rất đúng khi cho cháu dùng Broncho-vaxom dự phòng virus. Đây là vaccin dạng uống, thành phần gồm 8 loại virus hay gặp dưới dạng ly giải đông khô. Vaccin có 2 đợt sử dụng trong mỗi năm: một đợt cho mỗi 6 tháng gồm uống 1 viên dạng 3,5 mg/ mỗi ngày và dùng trong 10 ngày liên tục và dùng trong 3 tháng ; rồi đến 6 tháng kế tiếp lặp lại như đợt đầu. Người ta đã chứng minh BronchoVaxom làm giảm số đợt viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thời gian bệnh hô hấp, giảm số lần tái phát bệnh…

Hai loại thuốc sau: anaferon 3mg và singulair chị nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho cháu sử dụng.

Chúc cháu chóng khỏe.

Câu hỏi 15

Người hỏi: FB: gau.pe.75- Ngày hỏi: 6/4/2014

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ cho tôi hỏi với bé nhà tôi cứ tối 7h hoặc 7h30 tôi thường cho ăn thêm 1 bát cháo đầy để đêm không đói quấy, trước đó 5h có uốg thêm sữa ngoài 6h đi làm về t cho bú mẹ và cứ tối ăn xong bụng cháu thường căng hơi cưng cứng và to. Bác sĩ cho tôi hỏi bé như thế có sao không ạ, có ảnh hưởng gì và có biện pháp gì không ạ. Dù bé bị như thế nhưng 5 phút sau bé vẫn bú tôi mà bụng thì không đỡ căng

Trả lời

Bé bạn mấy tuổi? Lịch ăn, uống có vẻ hơi dày đó bạn: 5h ăn sữa ngoài, 6h bú mẹ, 7h30: cháo, 7h35 bú tiếp (theo như bạn mô tả), như vậy dạ dày làm việc có vẻ quá tải nhỉ? Biện pháp: xem lại lịch ăn cho con. Sữa tuy dạng nước, nhưng từ khi uống vào, nhũ tương hoá ở ruột, đến tiêu hoá và hấp thụ cũng tầm 2-3 tiếng.

Trao đổi thêm

Mình cũng biết thế thế nào, mình nói nhưng mẹ chồng mình không nghe, mình đi làm nên không quản lý được. Bé nhà mình 13th rưỡi. Vậy bạn cho mình xin 1 cái lịch ăn được không, sao cho đúng khoa học không cứ như thế mình thương con tiêu hóa không tốt; Và mình xin hỏi thêm nếu 18 tháng mình cai sữa có tốt không ạ và cai như thế nào ạ?

Trả lời

Lịch ăn của con bạn phải do bạn và gia đình thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của cháu, thể trạng của cháu. Theo mình biết, tầm ấy tuổi bạn có thể cho ăn 3 bữa cháo với 3-5 cữ bú mẹ/ bình. Mỗi lần cách nhau tầm 2 tiếng, bữa cháo cuối cùng ít nhất là trước khi cháu đi ngủ tầm 2 h. Bạn có điều kiện thì cho con bú đến 2 tuổi sẽ tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trong dự án Dinh dưỡng trẻ em của Y học cộng đồng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con bạn: https://yhoccongdong.com/chude/dinh-duong-tre-em/

Câu hỏi 16

Người hỏi: Phạm Ngân Kim – Ngày hỏi: 12/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em 8 tháng nặng 9kg, cao 69cm, bé bú mẹ hoàn toàn. Gần 2 tháng bé không tăng cân, không tăng chiều cao, bé lại không chịu ăn dặm chỉ bú sữa 3h bú 1 lần 120~150ml. Con em không có phơi nắng vậy em có cần bổ sung vitamin D mỗi ngày 1 giọt với uống thêm vitamin K không ạ? Con bé nhà e nó không chịu ăn gì hết, đút cái gì nó cũg khóc cũng la, chỉ bú chứ không chịu ăn món nào, e thử đủ món ăn lỏng đặc ăn kiểu blw kiểu nhật luôn nhưng bé không chịu hợp tác. Bé nhà em không chịu ăn dặm vậy có ảnh hưởng đến phát triển của bé không ? Em cám ơn ạ!

Trả lời

Chào chị! Cháu 8 tháng nặng 9kg và cao 69cm tuy vẫn đảm bảo cân nặng theo chuẩn nhưng gần 2 tháng cháu không tăng cân là trẻ đang có vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe rồi!
Ngoài sữa mẹ, trẻ trên 6 tháng cần bổ sung thêm ngoài sữa mẹ vì giai đoạn này sữa mẹ chỉ đóng góp hơn một nữa dinh dưỡng của trẻ thôi! Trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất khác như Sắt và Kẽm…

Chị nên tập cho cháu ăn dặm theo nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho trẻ bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt, không nên bổ sung mì chính (bột ngọt cho trẻ), cho trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bị ốm…
  • Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày. Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.

Chị tham khảo thêm các bài viết về dinh dưỡng:
https://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-tre-em/

Việc bổ sung vitamin D cũng tốt nhưng cần hơn là chị cho cháu sưởi nắng buổi sáng vì chính ánh nắng mặt trời mới giúp vitamin D được chuyển hoá và hấp thu. Khi chị cho ăn dặm hay bú thêm sữa công thức thì trẻ sẽ được bổ sung đủ Vitamin K nên chị không cần bổ sung thêm!

Vitamin D có nhiều dạng đóng gói! Chị lưu ý: Trẻ 6 tháng – 12 tháng: lượng vitamin D trung bình cơ thể cần hàng ngày là 400IU/ngày, hàm lượng tối đa cơ thể có thể tiếp nhận là: 1500IU/ngày.

Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ là trực tiếp qua chế độ ăn. Vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3.

Nên cho bé ở trần để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng). Để bé ở nơi kín gió, tránh để bé bị lạnh. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D.

Việc tập ăn dặm giai đoạn này rất cần thiết nên bạn phải chịu khó “chiến đấu” với cháu thôi. Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 17

Người hỏi: Phuong Le – Ngày hỏi: 12/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho mình hỏi, mình hay cho hai bé nhà mình (một bé 6 tuổi – 28kg, cao 113 và một bé 3 tuổi 15kg, cao 93) uống canxi D (loại dành cho trẻ con – mua ở tiệm thuốc Tây), mỗi ngày một lần, mỗi lần một ống. Tháng uống, tháng nghỉ, như vậy là đủ hay thiếu. Uống lâu dài có tác dụng phụ gì không? Hai bé ăn bình thường nhưng bé sau có vẻ hơi thấp so với các bạn trong lớp.

Trả lời

Chào chị Phương. Theo khuyến cáo của viện y tế của Mỹ (IOM), để có xương chắc khỏe, nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày là:

  • Từ 1 đến 3 tuổi – 700 mg canxi mỗi ngày
  • Từ 4 đến 8 tuổi – 1000 mg canxi mỗi ngày
  • Từ 9 đến 18 tuổi – 1300 mg canxi mỗi ngày.

Trung bình trong hộp 100mg sữa chua có khoảng 110mg canxi. Nếu bạn thấy con mình uống dưới 1000ml sữa mỗi ngày thì bổ sung thêm.

Bổ sung đầy đủ canxi là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Trẻ từ 1 đến 18 tuổi cũng cần bổ sung thêm 15 mcg vitamin D mỗi ngày. Điều này giúp hấp thu canxi tốt hơn!

Nếu bạn nghĩ con mình không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có bước điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, hoặc cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra thì cách bổ sung canxi tốt và an toàn nhất vẫn là qua việc ăn thực phẩm giàu canxi thôi! Các loại thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung canxi như các loại sữa, đậu nành, tôm, cua, cá, sò, rong biển, mè,…

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 18

Người hỏi: Huỳnh Kim Yến – Ngày hỏi: 15/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Cho em hỏi con em hôm nay được 2 tháng 7 ngày. Lúc sinh cháu dc 3.2kg sau 1 tháng cháu lên 1kg là 4.2kg. Sau tháng thứ 2 cháu bị rối loạn tiêu hoá ói rất nhiều nên lên có 900grm. Tổng cân 5.1kg ạ. Một ngày con e bú 120ml từ 6/8 bình, và có bổ sung vitamin D phơi nắng rất tích cực. Vậy con em có bị thiếu cân không ạ? Em cám ơn

Trả lời

Chị tham khảo bài viết của yhoccongdong để đối chiếu tình trạng dinh dưỡng của cháu nhé!

Trường hợp cháu nôn ói do rối loạn tiêu hóa chị cần cho cháu đi khám để có hướng xử trí thích hợp cho bé.
Lưu ý khi trẻ ói chị cần cho cháu nằm nghiêng một bên để tránh bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho be bú sữa ngay sau ói. Lau miệng, thay áo để tránh cảm lạnh và mùi khó chịu từ chất nôn.
Chúc cháu luôn khỏe.

Câu hỏi 19

Người hỏi: Tuan Luu – Ngày hỏi: 13/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Con gái tôi 6 tháng tuổi,cho uống can xi Pháp cháu rất khó uống, có loại canxi nào dễ uống hơn không (dạng kem chẳng hạn). Xin ý kiến tư vấn chia sẻ của bác sĩ!

Trả lời

Trước khi tư vấn về loại canxi cho bé 6 tháng thì tôi xin hỏi lý do gia đình bổ sung canxi cho cháu? Từ 0-6 tháng nhu cầu canxi hàng ngày là 210mg. Từ 6-12 tháng là 270mg! Trẻ 6 tháng bú mẹ là đã được cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày. Ngoài ra trẻ giai đoạn này chị có thể bổ sung canxi qua chế độ ăn dặm cho bé.

Chị tham khảo các bài viết về dinh dưỡng:

Chúc cháu luôn khỏe!

Chị Đào Thị Mỹ Lương

Canxi có rất nhiều trong rau xanh, khoai sắn, đậu đỗ, các loại củ, hoa quả tươi. Bạn có thể cho bé uống thêm các loại súp rau củ, sẽ tốt hơn là uống Canxi, canxi trong thực vật không gây tác dụng phụ như Canxi qua điều chế.

Câu hỏi 20

Người hỏi: Bé Bo – Ngày hỏi: 15/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ, con trai em 8 tháng 20 ngày nặng 9kg3 cao 73cm, một ngày bé uống được 500ml sữa và ăn được ba chén cháo một ngày gồm đầy đủ bốn nhóm, ngoài ra còn ăn thêm sữa chua hoặc phô mai, trái cây. Xin hỏi bác sĩ bé ăn uống như vậy đã đủ chưa ạ, lúc bé 3 tháng nặng 7kg5, 6 tháng nay bé lên có 1kg8 như vậy có it không bác sĩ.xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị, Chị có thể đối chiếu các chỉ số cân nặng và chiều cao của cháu theo hướng dẫn của bài:

https://yhoccongdong.org/thongtin/bang-phan-loai-tinh-trang-dinh-duong/

Hiện tại chị bổ sung chế độ dinh dưỡng rất đúng. Có thể thấy cháu đang phát triển trong giới hạn bình thường! Tình trạng suy dinh dưỡng trước đây được hồi phục! Tuy nhiên trong vòng 6 tháng cháu tăng 1.8 kg là chưa đạt. Chị nên theo dõi cân nặng hàng tháng để biết diễn biến cân nặng là xu hướng giảm hay không tăng (đường biểu diễn nằm ngang). Nếu cân nặng không tăng hay giảm chứng tỏ dinh dưỡng cháu đang có vấn đề hoặc cháu có vấn đề về sức khoẻ cần được kiểm tra. Theo tôi chị nên cho cháu đi khám chuyên khoa Nhi nhé! Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 21

Người hỏi: Hằng Nguyễn Thị – Ngày hỏi: 17/4/2015

Tham gia tư vấn: Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Bé nhà em 20 tháng  9 kg uống được vitamin D 6 tháng 1 lần không ạ. Uống canxi sau bữa ăn hay trước ăn bao lâu ạ . Khoảng cách để cho bé uống canxi, nước cam và sữa tươi cách nhau bao lâu ạ . E cảm ơn nhiều. Bé nhà e do nhiễm khuẩn nước ối, 2 tháng tuổi cháu bị lị, nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài nên bị suy dinh dưỡng.

Trả lời

Nhiễm khuẩn đường ruột thì em đừng cho cháu ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật (chất béo, chất đạm tổng hợp, đa chất, không thể hấp thụ trực tiếp), vì hệ thống tiêu hóa của cháu không thể tiết ra dịch tiêu hóa (vốn dĩ thể trạng của trẻ nhỏ yếu) để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng sống cho cơ thể. Em nấu cháo gạo lứt, cho cháu ăn nhiều đạm thực vật (đơn chất có thể hấp thụ trực tiếp vào máu không qua quá trình trao đổi chất) như: đậu đỗ, đậu phụ…Ăn rau xanh (họ nhà cải, giàu canxi), các loại củ, hoa quả chín cây (không chín ép).

Cho ăn thêm các loại thực phẩm giàu canxi :(100g thực phẩm có chứa ~mg canxi) bí đỏ (20mg), đậu cô-ve (48mg), đậu ván (35mg), bí ngòi- bầu lúc lắc (24mg), dưa chuột- dưa leo (26mg), cà tím- cà dái dê (18mg), bí đao xanh (19mg), đậu tương (58mg), hạt dẻ (23mg), vừng- mè (1200mg), củ ấu (45mg),củ cải trắng (24mg), cà rốt (28mg), hành tây (21mg), củ sen (20mg), khoai lang (40mg), bắp cải – bắp sú (43mg), xà lách cuốn (19mg), cải thảo (43mg), cải bó xôi- rau chân vịt (49mg), cải ngọt (170mg), cải bẹ- cải cay muối dưa (130mg), cải ngồng (97mg), cải cúc- tần ô(120mg), hẹ (48mg), cải chíp (100mg), rau muống (74mg), rau đay (260mg), rau mồng tơi (150mg), rau cải xoong – watercress (110mg), rau cần ta (34mg), súp lơ xanh (38mg), cần tây (39mg), xu hào (29mg), giá đỗ (9mg), gừng (12mg), lá tía tô (230mg), lá ngải cứu (180mg), húng quế – basil (240mg), thyme (1700mg), táo đỏ (3mg), họ nhà cam quýt (21mg), chanh vàng (67mg), cherry (13mg),dâu tây (17mg), đào (4mg), nho tím (6mg), blueberry ( 8mg), kiwifruit (33mg), lê (2mg), quả vả (26mg), thanh long ( 6mg)

Sữa tươi uống vào lúc đói bụng (dạ dày tiêu hóa tốt nhất, vì cần có quá trình lên men sữa rồi mới hấp thụ đc), sữa chua uống sau bữa ăn, sữa hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Nước hoa quả thì tùy thời. Một ngày uống 2 cữ sữa, 1 cữ nước hoa quả, theo sáng trưa chiều.

Câu hỏi 22

Người hỏi: Hiền Phùng – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Em chào bác sỹ, phiền bác sỹ cho e hỏi: Bé nhà em 7,5m e cho cháu ăn dặm từ 6m nhưng hầu như cháu ăn rất ít, đại loại những thứ nhão nhão như bột là cháu không thích ăn. Nhưng cháu lại rất thích ăn những thứ chắc hạt như cơm (cháu có 4 răng rồi ạ). E đang tính chuyển nấu cháo hạt cháu ăn. Liệu như vậy có hại dạ dày cháu không bác sỹ?. E cảm ơn bác sỹ!

Trả lời

Chào chị. Theo mốc phát triển quá trình ăn uống bình thường của trẻ thì trẻ ở 6 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn nhuyễn không lợn cợn. Khi được 7-8 tháng tuổi, trẻ vẫn ăn thức ăn xay nhưng vẫn còn lợn cợn và đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nhai. Lên 9 tháng tuổi trẻ ăn thức ăn có thể nhai được và những loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn kích thước nhỏ (ví du: chuối, phomai, thịt băm…). Và ở 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được thức ăn như trẻ lớn, trẻ bắt đầu học cách tự sử dụng ly và muỗng.

Do vậy chị có thể tập cho cháu cháo hạt được rồi nhé! Chị lưu ý xem cân nặng của trẻ có đạt chuẩn không để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý nhé!

  1. Chị tham khảo thêm các bài viết:
    https://yhoccongdong.com/duan/dinh-duong-tre-em/
  2. https://yhoccongdong.org/thongtin/an-dam-o-nhat-ban/
  3. https://yhoccongdong.org/thongtin/dinh-duong-cho-tre-tu-0-den-12-thang/

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 23

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa vs BS. Ngô Tố Nga vs BS. Doan Bach Mai Pham

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em sinh mổ đủ tháng được 3 kg 3 . Tháng đầu lên 8 lạng. Con gái. Bé bú thường rất nhanh chỉ 5 phút là nhả. Em không biết tăng như vậy con em có bị thiếu chất do bú ít không. Bé hiện giờ được 1 tháng 6 ngày hay giận mình như gồng người lên, nhiều khi còn hay trớ sữa sau khi vặn mình, em không biết như thế có phải là trào ngược dạ đày không. Nếu bị thì làm sao chữa mà không dùng thuốc ạ. Em cảm ơn

Trả lời

Một tháng đầu bé tăng 8 lạng thì bé đang phát triển bình thường đó bạn. Ở giai đoạn này bé bú lượng nhỏ nên bú 5 phút mà sữa ra nhiều và ra đều thì cũng bình thường thôi bạn. Mình chỉ lưu ý là bé không bú lâu nên không bú đến kiệt bầu sữa, do vậy bạn giữ cho bé bú kiệt một bên rồi chuyển bên sẽ tốt hơn. Còn bé bị trớ thì bạn mô tả kĩ hơn đi: trớ thường xuyên không? Trớ sau khi ăn lâu không? Khi bú bé có bú nhanh có thể nuốt cả khí không? Bú xong bạn có bế đứng 1 tý và vỗ nhẹ lưng không?

Trao đổi thêm

Một ngày bé có thể trớ ra 2 đến 3 lần. Lúc thì sau ăn , có khi gần 2 tiếng lại trớ ra một ít sữa đã đông lại. Khi bú em có nghe tiếng chụt chút phát ra. Trong khi bé đã ngậm hết quầng vú. Bú xong em bồng bé lên cao khoảng 5 phút. Sau đó ợ hơi( khi được khi không). E để ý thì bé thở bình thường không khò khè. Chỉ khi vặn mình bé mới rên lên thôi.

Trả lời: BS. Ngô Tố Nga

Bé 1 tháng 6 ngày có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, do nhu động thực quản và do dạ dày nằm ngang, thực quản ngắn, nên ngày trớ 2-3 lần, mỗi lần ko nhiều thì ko cần điều trị. Để hạn chế sau khi cho bú bạn bế bé đầu cao khoảng 14-20p. Bé dưới 3 tháng thần kinh chưa hoàn thiện nên sẽ hay vặn mình, giật mình, nếu bé vặn mình nhiều quá kèm theo những triệu chứng bất thường khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm nhiều, khóc cơn bất thường…thì có thể do thiếu vitaminD. Khi bé vặn mình liền sau bú no thù bé bị trớ là bình thường vì lúc này áp lực ổ bụng tăng ép lên dạ dày. Bạn phơi nắng đều đặn cho bé 20-30p mỗi ngày để bé không bị thiếu vitamin D. Bé bú nhanh thì bạn xem sữa bạn có nhiều không? để ước chừng bé vú được bao nhiêu thì bạn có thể vắt ra 1 cữ thử, và mấy tiếng bé bú 1 lần, có bé bú nhiều 1 lúc thì sẽ no lâu hơn, có bé thích bú từng ít và bú lại nhanh. Tháng đầu tăng 8 lạng là bình thường chứ chưa tốt lắm, tăng trên 1kg mới tốt, vì những tháng sau bé sẽ tăng ít hơn dần. Mẹ xem ăn uống đầy đủ chất không kiêng khem để sữa mẹ đảm bảo đủ chất cho bé.

  1. Doan Bach Mai Pham

Nếu bạn cho con bú trực tiếp thì theo mình không nên cân đong đo đếm xem bé bú được bao nhiêu. Mỗi bé có nhu cầu ăn khác nhau. WHO khuyến cáo cho bé bú theo nhu cầu. Mẹ xem bé bú đủ không bằng cách nhìn màu nước tiểu và lượng nước tiểu của con. Nếu bé bú đủ thì màu nước tiểu trong, bé không quấy khóc sau bú. Theo mình bé tăng cân như vậy là ổn rồi. Mẹ không cần cố gắng ăn nhồi nhét sẽ gây thừa cân không tốt. Chế độ ăn của mẹ cần đa dạng, ăn theo nhu cầu, nhiều rau xanh và hoa quả. Vì dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ có 1 số vitamin thay đổi theo chế độ ăn thôi. Ví dụ như Vitamin K, A, D… mẹ nên ra ngoài trời nhiều và đưa con ra ngoài sưởi nắng để đủ Vitamin D. Các hiện tượng tóc rụng vành khăn, giật mình, vặn mình là hết sức bình thường ở trẻ, không phải triệu chứng của thiếu Vitamin D. Mẹ cũng không nên ăn nhiều chất béo bão hòa như móng giò, hay mỡ động vật vì sẽ gây tắc tia sữa và thay đổi loại chất béo trong sữa.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Bé Bo – Ngày hỏi: 26/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ! Con trai em được 9 tháng bé ngủ hay ngáy, thỉnh thoảng cũng nghe khò khè, bé đổ mồ hôi đầu rất nhiều, bé không sốt không ho bé chơi bình thường, như vậy tình trạng của bé là sao? kính mong bác sĩ tư vấn giúp em, cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chào chị. Trẻ nhỏ ngủ ngáy thường có nguyên nhân từ nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng. Chị nên vệ sinh phòng ngủ của bé, đồng thời nhỏ và hút mũi cho trẻ.

Lưu ý nếu bé thỉnh thoảng mới ngáy và tiếng ngáy đều đặn thì chị có thể yên tâm.

Nếu trẻ ngủ ngáy dai dẳng, đây có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Trong trường hợp bé lúc ngáy lúc không và sau đó là thở hổn hển, có thể đường hô hấp của bé đang bị tắc nghẽn. Triệu chứng này được gọi là “chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn”. Đây là một tình trạng mãn tính, không giống như giai đoạn ngưng thở trong chu kỳ thở của bé. Lúc này, chị nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Suong Hong – Ngày hỏi: 27/4/2015

Tham gia tư vấn: Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Bé nhà em 3,5tháng, hôm nay đang chơi và lúc ngủ bé khóc ré lên một lúc rồi dỗ một lúc không khóc. Như vậy có phải bệnh lý gì không ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Đây là hiện tượng trẻ giật mình. Theo bác sĩ nhi khoa thường chăm sóc cho bé nhà mình giải thích, mình xin chia sẻ: Trước khi được sinh ra, mẹ & bé là 1 cơ thể sống, chung nhịp đập, chung dòng tư tưởng cảm xúc…Sau khi được sinh ra, bé bị tách khỏi mẹ, bé có cảm giác cô độc, lạc lõng, sợ hãi bị bỏ rơi…Mọi tác nhân bên ngoài đều khiến bé bất ngờ, giật mình hoảng sợ. Phải đến 5-6 tháng tuổi bé mới quen với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Khi bé giật mình khóc, bạn nên ôm ấp vỗ về bé. Khi bạn ôm ấp vỗ về, tai của bé áp sát vào cơ thể bạn, bé sẽ nghe được những âm thanh quen thuộc (nhịp tim, nhịp mạch…của mẹ), bé biết rằng mẹ đang ở cạnh bé & nỗi sợ hãi được xua tan đi, thay vào đó là cảm giác bình yên an toàn. Bạn đã bao giờ nhìn gà mẹ ấp ủ gà con chưa? Trẻ sơ sinh rất cần sự ôm ấp vỗ về như gà con vậy. Chúc bạn cùng gia đình mọi điều tốt lành nhất.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Bullion Hanu – Ngày hỏi: 29/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Con em 5 tháng rồi nhưng thời gian 1 tháng gần đây bạn ấy ngủ it lắm ạ. Tối ngủ 1 mạch từ 9-10h đến sáng hôm sau, nhưng đêm ngủ cứ vật bên này bên kia. Em tìm hiểu thì đó là ngủ động giúp phát triển trí não của trẻ có phải không ạ? Nhưng ban ngày bạn ấy ngủ chỉ 30p là tỉnh tổng cữ ngày chỉ 2h thôi ạ. Bác sĩ cho em hỏi bé bị sao ạ? Làm sao để bạn ấy ngủ tốt hơn (mặc dù phòng ngủ khá yên tĩnh). Em cảm ơn ạ.

Trả lời

Chào chị. Trẻ giai đoạn này cần giấc ngủ dài ban đêm khoảng 10h và 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày 1-2h/1 lần. Tổng thời gian ngủ là khoảng 14h/ ngày. Trẻ cũng giảm dần thời gian giấc ngủ REM. Trẻ bắt đầu có thể ngủ suốt đêm không thức để uống sữa trong giấc ngủ. Thông thường khoảng 60% trẻ có thể ngủ suốt đêm lúc 6 tháng tuổi và 80% trẻ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng. Nếu cháu vẫn đảm bảo thời lượng ngủ một ngày và tăng trưởng bình thường thì chứng tỏ trẻ khoẻ.

Chị có thể tập trẻ ngủ tại 1 thời điểm nhất định ví dụ 9pm hàng ngày. Đến thời điểm đó chị bật nhạc nhẹ cho trẻ nghe tập thói quen. Có thể ru ngủ trên tay bố mẹ (lưu ý đảm bảo trẻ vẫn chưa ngủ) sau đó trẻ khi gần ngủ thì đặt xuống giường. Điều này giúp trẻ tập làm quen với cách tự đi vào giấc ngủ! Trường hợp trẻ thức trong quá trình ngủ và khóc thì chị vào dỗ cháu ngủ rồi đi ra. Lần thứ 2 trẻ khóc chị chờ khóc 5 phút rồi vào dỗ ngủ nhưng lần thứ 3 trở đi thì kéo dài thời chờ hơn!

Chúc chị thành công!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Hồng Nguyên Thủy – Ngày hỏi: 8/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi: con em 2.5m mà cứ mỗi lần bồng con trên tay ru ngủ thì nó hay giật giật như kiểu có ai cào cấu nó vậy, mặc dù đang ngủ nhưng vẫn giật và khóc, đặt xuống giường nằm ngữa thì giật mình mà nằm nghiêng với nằm sấp thì ngủ ngon, vậy con em có phải đang thiếu chất gì không ạ, bé bú mẹ hoàn toàn không bổ sung d3 hay canxi gì vì mẹ vẫn uống canxi.

Trả lời

Giấc ngủ của trẻ 2.5th thường rất tỉnh giúp trẻ đối phó với các tác nhân gây hại, do vậy chỉ cần một tiếng động nhỏ hay một thay đổi nhỏ như bật tắc điện cũng có thể làm trẻ giật mình và biểu hiện giật như chị mô tả! Trước khi chìm vào giấc ngủ trẻ sẽ tự tìm thấy tư thế thoải cho mình do vậy sau khi trẻ ngủ sâu chị hãy trở mình cho bé nằm ngửa trên lưng bé! Nằm ngữa giúp bé giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.

Nếu trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức trên 500ml/ngày thì không cần bổ sung vitamin D. Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 5

Người hỏi: Tram Pham – Ngày hỏi: 5/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs chị Nguyễn Thúy Hiền

Câu hỏi

Cho em hỏi bé nhà em 5 tháng 10 ngày cân nặng 7,5 kg . Nhưng từ khi sinh tới giờ bé ngủ không ngoan, cứ 1 tiếng là thức, có cách nào giúp bé ngủ ngoan hơn không , thử cho bé nghe nhạc không lời nhưng tình hình không cải thiện lắm . Bé lại hay giật mình khóc thét lên không sao nín được.

Trả lời

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị,

Trẻ giai đoạn này cần giấc ngủ dài ban đêm khoảng 10h và 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày 1-2h/1 lần. Tổng thời gian ngủ là khoảng 14h/ ngày. Trẻ cũng giảm dần thời gian giấc ngủ REM. Trẻ bắt đầu có thể ngủ suốt đêm không thức để uống sữa trong giấc ngủ. Thông thường khoảng 60% trẻ có thể ngủ suốt đêm lúc 6 tháng tuổi và 80% trẻ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng. Nếu cháu vẫn đảm bảo thời lượng ngủ một ngày và tăng trưởng bình thường thì chứng tỏ trẻ khoẻ.

Hiện nay có nhiều chuyên gia chia sẻ trên mạng phương cách giúp trẻ ngủ ngon!

Theo nhiều chuyên gia về giấc ngủ thì chị nên tập trẻ ngủ tại 1 thời điểm nhất định ví dụ 9pm hàng ngày. Đến thời điểm đó chị bật nhạc nhẹ cho trẻ nghe tập thói quen. Có thể ru ngủ trên tay bố mẹ (lưu ý đảm bảo trẻ vẫn chưa ngủ) sau đó trẻ khi gần ngủ thì đặt xuống giường. Điều này giúp trẻ tập làm quen với cách tự đi vào giấc ngủ! Trường hợp trẻ thức trong quá trình ngủ và khóc thì chị vào dỗ cháu ngủ rồi đi ra. Lần thứ 2 trẻ khóc chị chờ khóc 5 phút rồi vào dỗ ngủ nhưng lần thứ 3 trở đi thì kéo dài thời chờ hơn!

Chúc chị thành công!

Chị. Nguyễn Thúy Hiền

Để tránh khóc đêm đừng nên cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Đặc biệt ở Việt Nam mọi người thích cho ăn bột hay cháo trước khi đi ngủ cho chắc dạ, đây là thói quen không tốt. Vì ăn quá nhiều năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao, làm cho insulin tiết ra nhiều, sau đó sẽ gây ra hạ đường huyết khiến trẻ khó chịu, có cảm giác đói…nên sẽ khóc ngủ đêm không ngon. Ăn xong nên cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi bật nhạc, để đèn ngủ ánh đỏ …..

Để tránh cho trẻ giật mình có thể dùng gối ôm cho baby hoặc gối nhỏ nhẹ để chặn người trẻ, tạo cảm giác an toàn. Hoặc có thể dùng áo của mẹ mặc ban ngày (lưu ý là áo sạch) để gần để trẻ có cảm giác mẹ ở gần hơn.

Câu hỏi

Người hỏi: Hue Thanh – Ngày hỏi: 5/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào các bác sĩ, chị gái em có câu hỏi muốn nhờ các bác sĩ tư vấn giúp nhưng không biết cách đăng bài nên em làm giúp, rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sĩ. Chị gái em sinh bé gái đến nay được 7 tháng tuổi, bé nặng 7kg. Khi còn thai kì, ở tuần thai thứ 32, chị gái em có đi siêu âm và nhận đc kết quả thai nhi bị giãn bể lớn hố sau não kích thước 12mm. Sang tuần thứ 33 chị có đến Bệnh viện phụ sản Hà Nội kiểm tra lại nhưng kết quả là không còn nhìn thấy não thai nhi bị giãn nữa. Từ khi sinh ra đến nay, bé vẫn ăn ngủ tốt, phát triển vận động bình thường (biết lẫy, ngồi) không bị chậm hơn so với các bé khác cùng độ tuổi, giao tiếp bằng mắt và giao tiếp tình cảm với mẹ và mọi người cũng bth, bé cũng khá nhanh nhẹn. Tuy nhiên, chị gái em vẫn không khỏi lo lắng, chị muốn cho bé đi chụp CLVT, MRI để kiểm tra cho an tâm. Nhưng không biết như vậy có nên không, xin các bác sĩ tư vấn giúp, và bé như vậy liệu có cần thăm khám gì thêm nữa không? Em xin cảm ơn các bác sĩ.

Trả lời

Chào chị,

Tuần thai thứ 31-32, đường kính bể lớn hố sau trung bình khoảng 7.2 mm (dao động 5.1-9.6mm). Trường hợp của cháu 12 mm là dãn nhẹ. Dãn hố sau hay gặp các kiểu hình sau:

  1. Túi Blake (Blake’s pouch cyst)
  2. Dãn hố sau đơn thuần (Megacisterna magna)
  3. Hội chứng Dandy–Walker (Dandy–Walker malformation)
  4. Thiểu sản thùy nhộng tiểu não (Vermian hypoplasia)
  5. Thiểu sản tiểu não (cerebellar hypoplasia).

Siêu âm có thể chẩn đoán phân biệt các trường hợp này với độ chính xác 80%. Nếu thêm MRI, có thể đưa ra thêm những thông tin với độ chính xác > 90%. Rất cần thiết để chẩn đoán chính xác kiểu hình vì mỗi trường hợp có một tiên lượng khác nhau hoàn toàn

– Túi Blake và dãn hố sau đơn thuần: 30-40% có thể tự thoái lui trong thai kỳ. Ngay cả các trường hợp tồn tại sau khi sanh, tiên lượng cũng khả quan với > 90% sống tốt mà không kèm bất thường khác khác hay chậm phát triển trí tuệ về sau.

– Riêng hội chứng Dandy–Walker, thiểu sản thùy nhộng hay thiểu sản 1 phần tiểu não, khả năng có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể và chậm phát triển trí tuệ cùng các rối loạn về thăng bằng, vận động về sau lên đến 50%.

Mặc dù mức độ dãn có thể giảm nhưng chỉ sau 1 tuần siêu âm lại không thấy thì có thể có nhầm lẫn!!!

Từ sau sinh đến nay trẻ vẫn phát triển vận động bình thường như các trẻ khác thì chị có thể an tâm là trẻ khoẻ. Để đảm bảo chắc chắn về chẩn đoán chị nên cho cháu đi khám tổng quát về phát triển trước khi quyết định chụp CLVT hay MRI.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi

Người hỏi: Minh Sa – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi con em được 4.5 months, nặng 8,5 rồi ạ. Lúc em mang thai bác sĩ siêu âm nói con em bị giãn thận trái.Vậy khoảng bao nhiêu tháng là em cho bé đi kiểm tra thế ạ .Em cảm ơn.

Trả lời

Chào chị. Trong thai kỳ, thận bắt đầu lọc nước tiểu vào khoảng tuần lễ thứ 12. Nếu có ứ nước tiểu sẽ làm giãn đài bể thận hai bên của thai nhi trên siêu âm, do tắc nước tiểu nên dẫn đến thiểu ối (vì 90% nước ối được tạo thành từ nước tiểu của thai nhi).

Do đó, khi siêu âm thai cần chú ý khảo sát thận thai nhi, là một thao tác không thể thiếu trong khảo sát siêu âm thai nhi.

Chị không mô tả kích thước giãn thế nào nên chị xem qua một chút kiến thức sau:

Bệnh lý tắc nghẽn đường niệu của thai nhi có nhiều mức độ, có thể giãn một phần hay toàn bộ đường niệu. Khi có sự tắc nghẽn hoàn toàn thì bệnh lý sẽ nặng nề hơn, đó là vô sản thận hoặc loạn sản 2 thận.

Kích thước bể thận thai nhi thay đổi theo tuổi thai:

+ <4mm trước 19 tuần

+ <5mm trước 29 tuần

+ <7mm sau 30 tuần

Do vậy trong quá trình thăm khám thai có siêu âm chị có thể so sánh xem kích thước có trong mức độ cho phép hay không.

Một số trường hợp có thể tự ổn định sau sinh, vì vậy chị không nên quá lo lắng! Chị nên đi kiểm tra siêu âm định kỳ cho bé lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Thân mến!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Hue Thanh – FB: hue.thanh.3994885

Ngày hỏi: 31/3/2013          

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng vs BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

E sinh mổ bé trai 2,8kg giờ bé 6m20d- 10,2kg – sữa mẹ hoàn toàn. Từ lúc sinh ra cháu hay bị khò khè và lúc được 2m cháu bắt đầu bị các đợt viêm mũi họng tần suất mỗi tuần 1 lần. Đến khi 3,5m cháu bị viêm phổi và sau đó được chẩn đoán hen phế quản, tuyến hung to( từ 3,5m- 5,5m bị tái lại 3 lần viêm phổi). Bây giờ con em đc bác sĩ chỉ định xịt dự phòng flixotide 2 lần/ ngày- mỗi lần 2 nhát và uống singulair mỗi tối. E muốn hỏi các bác sĩ thuốc xịt như vậy có nhiều tác dụng phụ không ạ? Và con em giờ vẫn hay bị khò khè mỗi hôm thay đổi thời tiết, nhưng cháu không ho, không sổ mũi nhưng cứ hễ đi khám lại được kê kháng sinh! E muốn hỏi trong trường hợp nào thì con khò khè mà không phải dùng thuốc? E cảm ơn

Trả lời

  1. Nguyễn Thanh Hưng: Nếu chẩn đoán đúng, thì dự phòng như thế là ổn. Thuốc xịt đó cơ bản là có thể gây sâu răng và nấm lưỡi… Và chưa có báo cáo nghiêm trọng khác.

Vì không nghe đc tiếng “khò khè” như chị tả, nhưng nếu bé khò khè khoảng 7-10 ngày sau sinh – nay, kèm theo hay uốn vặn mình và có trớ khi bú… Thì xem chừng có kèm theo Mềm sụn thanh quản. Trường hợp này không dùng kháng sinh.

Phần trao đổi thêm

  1. Bùi Thị Hằng

Bạn có thể cho mình biết liều lượng của thuốc flixotide một lần xịt của bạn không? theo mình biết là bình xịt định liều mỗi lần là 125 micrigram đúng không? nếu bạn đã tuân thủ liều dự phòng như thế này mà con bạn không kiểm soát được khò khè thì bạn nên đến bs khám lại. bạn nên đến cơ sở uy tín. con bạn bì từ nhỏ mà xịt thuốc có vẻ không đáp ứng (phải phụ thuộc vào cách bạn xịt thuốc cho trẻ có đúng không?) thì phải đi khám để xem xét vấn đề kèm theo như dị tật bẩm sinh đường hô hấp? bạn nên tới cơ sở có uy tín nhé. mình không khám trực tiếp nên rất khó tư vấn cho bạn.

Trả lời

Chị Hằng ơi em xịt định liều đúng là 125 micigram. Em xịt sáng và chiều. Em để bé nằm ngửa, giữ yên đầu đặt buồng đệm kín mũi và miệng bé. Trước khi xịt dựng ống thuốc lên lắc đều, xịt một nhát xong em thấy bột trắng phun ra em đếm chậm 20 lần sau đó xịt tiếp lần 2 cũng đếm chậm 20 lần. Xịt xong lau mặt, sau xịt cho bé uống nước. Em xịt như vậy có đúng không ạ. Bé nhà em mới được kê xịt được một tháng tuy nhiên em nhận thấy cháu vẫn bị viêm phế quản liên tục, 7-10 hôm bị lại 1 lần. Em chưa cho cháu kiểm tra bệnh mềm sụn thanh quản, mới chỉ nội soi tai nũi họng và mỗi đợt ốm chụp XQ và xét nghiệm máu thôi. Theo chị em phải cho cháu kiểm tra những gì nữa?

  1. Bùi Thị Hằng

Liều Flixotide như con bạn sử dụng là liều trung bình, mình không biết thầy thuốc kê liều này ngay từ đầu hay là tăng liều do con bạn không kiểm soát được hen. con bạn mới 3 tháng mà được chẩn đoán hen. thực sự chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi rất khó. mình không khám con bạn trực tiếp nếu con bạn thực sự bị hen mà dự phòng như thế này mà con bạn vẫn khò khè thì tức là chưa kiểm soát được. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa hô hấp khám kiểm tra lại xem cháu có thực sự bị hen không. bạn có kiểm tra về TMH không biết có bị vấn đề gì không?, nội soi TMH không chẩn đoán được mềm sụn thanh quản, cũng có một số bệnh lý TMH gây khò khè và có thể một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây viêm phổi hoặc khò khè tái diễn.

Câu hỏi

Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân – Ngày hỏi: 9/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Nguyễn Hữu Sơn

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Con em được gần 2 tháng tuổi, lúc hơn 1 tháng chân cháu thỉnh thoảng duỗi ra lại hay giật giật, mà ở cả 2 chân. Đến giờ vẫn bị thế. Vậy có phải con em bị thiếu chất không hay bị làm sao ạ? Em có phải đưa con đi khám không ạ? Bác sĩ giúp em với.

Trả lời

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Chị cung cấp thêm thông tin:

  • Quá trình mang thai chị có sốt, ho…
  • Trước sinh trong vòng 3 ngày chị có sốt, ho, ra dịch nhầy…?
  • Sinh thường hay can thiệp? Quá trình sinh có gì bất thường?
  • Sau sinh bé khóc ngay không? Cân nặng? Chiều cao? Vòng đầu lúc sinh?
  • Hiện cháu bú mẹ hay sữa công thức? Bú tốt? Cân nặng? Chiều cao hiện tại?
  • Bé có hay nôn? Sò sè? Bé có linh hoạt? Tay chân vung vẩy nhiều? Hóng chuyện? Mắt nhìn theo và nhận ra bố mẹ?
  • Triệu chứng giật ở chân bé xuất hiện trong vòng 1 tháng nay có hay xuất hiện? Ngày bao nhiêu lần? Mỗi lần khoảng bao nhiêu giây? Giật đồng thời 2 chân hay từ 1 bên rồi sang bên khác?
  • Khi giật chân duỗi, tay co lại hay không?
  • Nhớ lại sau sinh khoảng 5 ngày có xuất hiện hay chưa?

Trao đổi

Con em chỉ bị giật 1 tẹo mấy giây thôi bác sĩ ạ. Lúc có bầu 7 tuần em có bị cúm và đã uống thuốc bạch địa căn khỏi rồi ạ.  Trước sinh em không bị ho sốt gì cả. Em  sinh mổ, khi sinh không có gì bất thường. Sau sinh bé khóc ngay, được 3,2kg. Còn chiều cao và vòng đầu em không đo nên không biết bác sĩ ạ. Em bị mất sữa nên đang cho bé dùng sữa công thức, sau 1 tháng cân nặng bé là 4,5kg tăng được 1,3kg. Còn chiều cao thì em chưa đo. Bé lúc chưa được 1 tháng thì thỉnh thoảng bị trớ, còn ra tháng thì không bị nữa. Bé không bị khò khè vẫn linh hoạt. Mắt đã bắt đầu biết nhìn theo. Triệu chứng bé bị giật thì ra tháng mới bị, một ngày bé bị vài lần lúc duỗi chân ra, mỗi lần 1-2 giây thôi ạ. Bé duỗi chân nào thì chân bên ấy giật, không phải lúc nào cũng giật đâu ạ. Khi duỗi chân, tay bé vẫn để bình thường như lúc chưa duỗi chân. Sau 5 ngày thì bé chưa bị giật bác sĩ ạ.

  1. Trả lời

Chào chị. Nếu bé rung tay chân mà khi thay đổi tư thế, khi nắm giữ lại không hết thì có thể là co giật. Khi đó, chị cần đưa bé đến bệnh viện Nhi để khám và làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ, xét nghiệm máu…để tìm nguyên nhân gây co giật như động kinh, hạ canxi máu, hạ magne máu…

Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hiện tượng rung cơ lành tính, thường xảy ra khi ngủ, có thể bị ở tay hay chân. Hiện tượng này có đặc điểm là nếu bé đang bị rung tay hay chân mà được nắm giữ tay hay chân lại thì hết. Đây không phải là bệnh lý và sẽ tự hết.

Trường hợp của chị:

Có một điểm là chị mắc Cúm khi 7 tuần?Nếu lúc đó có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu chị không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Trong những lần khám thai lúc thai được 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test vẫn bình thường. Đồng thời hiện tại cháu theo chị mô tả thì đang phát triển tốt về cả tinh thần và vận động. Như vậy chị có thể an tâm là cháu khoẻ. Chị tiếp tục chế độ bú mẹ và theo dõi thêm tình trạng giật chân. Nếu tình trạng giật tăng lên, thời gian giật kéo dài hơn, vẫn giật khi ôm giữ trẻ thì cần cho cháu đi khám chuyên khoa Nhi.

Chúc cháu luôn khoẻ!

  1. Nguyễn Hữu Sơn

Nếu giữ chân hoặc thay đổi tư thế (bế trẻ lên) mà hết giật thì không cần đi khám. Đó là con run giật lành tính ở trẻ nhỏ. Không cần điều trị gì cả. Hiện tượng đó sẽ tự hết. Khi có hiện tượng co giật như vậy, mẹ cháu dùng smartphone quay video clip, xong up lên cho các bác sĩ cùng xem. Điều này có giá trị hơn cả mang cháu đi khám mà bác sĩ  không chứng kiến được cơn giật. Các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị cho cháu.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Nguyễn Hằng – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bé nhà em được 3 tháng rồi nhưng mấy hôm nay em thấy bé bị rụng tóc theo vành khăn nhìn rõ rệt nhưng chưa thấy quấy khóc. Như vậy có phải thiếu canxi không. Giờ em cần bổ sung hay phải đi khám ở đâu cho bé ạ.

Trả lời

Bé của bạn có quấy khóc đêm không? có ra mồ hôi nhiều không? thông thường ở Việt Nam thường trong giai đoạn cữ thì ở phòng kín hoặc tắm nắng không đúng cách nên trẻ dễ thiếu vitamin D là chất giúp hấp thụ canxi. mẹ bé mà ăn kiêng thì càng dễ thiếu. bạn nên bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn của mẹ. cho trẻ uống thêm Vitamin D từ 400 – 800 UI/ ngày vào buổi sáng. bạn có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng thuốc. chúc bé khỏe.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Nguyễn Hồ Ngọc Anh – Ngày hỏi:  19/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi, con em được 1 tháng 2 ngày, lúc sinh 3,5kg đến bây giờ được 5 kg, bé bú sữa công thức là chủ yếu vì mẹ ít sữa, gần đây bé hay quấy khóc lúc nửa đêm, vặn mình, ra mồ hôi trộm và thường bị nấc cụt lúc bú xong. Như vậy bé có bị thiếu canxi không? Nếu thiếu thì phải bổ sung canxi như thế nào và uống canxi loại nào xin bác sĩ tư vấn giúp em, em cám ơn.

Trả lời

Chào em. Cháu tăng cân quá nhanh là không tốt do vậy em cần tăng thêm sữa mẹ cho cháu và giảm lượng sữa công thức!

Về các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ chưa rõ ràng. Tuy nhiên em có thể bổ sung vitamin D cho cháu. Đảm bảo rằng không dùng quá 400 đơn vị quốc tế vitamin D mỗi ngày, đây là liều hàng ngày mà Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay một phần. Em cũng nên cho cháu tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để tăng cường hấp thu canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Nên bế con ra ngoài phòng, ngồi ở nơi không có gió lùa, để lộ tay, chân, lưng, ngực, bụng của trẻ ra ánh nắng mặt trời chừng 15 – 30 phút.

Ngoài ra, em cần ăn đầy đủ, đa dạng các loại thức phẩm, ăn thêm bữa hoặc uống 200ml sữa trước khi ngủ. Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Tuyến Phạm – Ngày hỏi: 20/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi bổ sung Vitamin D với trẻ em thường bổ sung trong thời gian bao lâu ạ.

Trả lời

Việc bổ sung Vitamin D cần có sự đánh giá của chuyên gia y tế xem trẻ có thiếu hay không và thiếu nhiều hay ít. Thông thường trẻ sinh đủ tháng, dưới 12 tháng, không được tiếp xúc ánh mặt trời liều bổ sung không quá 400UI/ ngày trong 3 tháng.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Loan Dang – Ngày hỏi:  29/4/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ ơi? Cho e hỏi con em được 3 tháng nhưng cháu nó bị rụng tóc ở sau đầu nhưng chỉ bị một vùng như thế có phải thiếu calci không ạ?e vẫn phơi nắng thường xuyên.

Trả lời

Chào chị,

Bé tầm 3-6 tháng rụng tóc có thể là bình thường do nội tiết thay đổi. Lúc đầu bé nhận nội tiết tố từ mẹ qua máu nên có thể khi thay đổi bé dễ rụng tóc. Sở dĩ các bé rụng tóc có hình vành khăn vì bé thường nằm, cọ xát vùng đó nhiều nên rụng mạnh hơn vùng khác. Mẹ nó cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé thì không lo thiếu canci đâu. Nếu bé rụng một vùng và rụng theo từng mảng thì bạn nên cho bé đi bác sĩ kiểm tra. Thật ra sau khi con sinh ra tầm 3 tháng trở lên, các mẹ nên cho con đi khám toàn diện sức khỏe 1 lần. Đó là lời khuyên của các bác sĩ Hàn Quốc chỗ mình khám thai lúc trước bạn ạ

Câu hỏi 5

Người hỏi: Cuc Hoang – Ngày hỏi: 9/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Bé gái em được 6 tháng 10 ngày. Nặng 7kg, lúc sinh 2.9kg. Biết lật và ngồi, chưa trườn, bò. Bé chơi, ngủ ngoan, đang ăn dặm ngày 2 bữa và ti mẹ (không dùng sữa công thức). Bé được phơi nắng ngày 10 phút, nhưng lúc bé chơi, bú, ngủ ra mồ hôi đầu nhiều. Cho em hỏi ra mồ hôi đầu như vậy là sinh lý hay bệnh lý ạ? có cần bổ sung vitamin D cho bé không ạ?

Trả lời

Thời gian tắm nắng như vậy là ít. bạn nên cho bé bổ sung thêm vitamin D hàng ngày. Nhu cầu của trẻ khoảng 400 – 800 đơn vị/ ngày. Cân nặng của bé tốt. Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi của trẻ. Cần khám và làm thêm xét nghiệm để chẩn doán nguyên nhân. Bạn nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ. Chế độ ăn của mẹ giàu calci.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Thu Phan – Ngày hỏi: 25/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi. Cho em hỏi bé nhà em được 7 tháng 24 ngày rồi nhưng chưa mọc cây răng nào cả. Giờ thì bé gặp chỗ nào cũng vịn để đứng. Như vậy bé có thiếu canxi không ạ?

Trả lời

Chào chị. Trẻ giai đoạn này đã tự vịn đứng thì không thiếu canxi. Bé của chị có thể mọc răng chậm do cơ địa. Sau này, bé sẽ mọc răng “bù”, mọc một lúc 4-5 cái. Chị nên tiếp tục phơi nắng sáng cho bé, cho bé gậm ruột bánh mì, bánh quy giúp mọc răng, ăn lợn cợn để kích thích nướu răng.

Giai đoạn mọc răng: Răng sữa mọc trong thời gian từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi. Răng mọc theo nguyên tắc số 4: khoảng tháng T7 thì mọc răng cửa, T11 mọc đủ 4 răng cửa, T15 mọc đủ 8 răng cửa, T19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ, T23 mọc thêm 4 răng nanh, T27 mọc thêm 4 răng số 5 (đủ 20 răng). Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 tuổi đến 12 tuổi trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Câu hỏi 7

Người hỏi: Hạnh Nguyễn – Ngày hỏi: 28/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng vs Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Con em được 3 tháng 14 ngày lúc sinh be được 2,6kg và hiện tại là bé được 5,6kg (bú mẹ hoàn toàn). Em thấy bé bị rụng tóc và rất khó ngủ, mỗi lúc bé buồn ngủ là khóc thét phải tới 15 phút mới ngủ được (em đã bổ sung canxi và tắm nắng nhưng không cải thiện). Trước đây 1 tuần bé đi ị lẹt xẹt 4 đến 5 lần 1 ngày, nhưng mấy ngày gần đây thì mỗi ngày 1 lần. Hôm trước em chích ngừa 5in1 về bé bị sốt em có cho bé uống paracetamol 80 mg thi bé hạ sốt nhưng bé lại ngưng ị từ hôm đó tới giờ.mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS Nguyễn Thanh Hưng

Em bé tăng cân như vậy là bình thường, điều này gần đồng nghĩa với khả năng em bé thiếu canxi là không có. Triệu chứng chị kể, tôi nghĩ là triệu chứng sớm của thiếu vitamin D… Các phụ huynh hay nhầm lẫn Vitamin D và canxi (ví dụ dễ hiểu là Canxi như củi thì Vitamin D như que diêm). Chị có thể bổ sung vitamin D cho bé # 400 UI – 800 UI / ngày. Các sản phẩm trên thị trường hiện nay đa phần 1 giọt tương ứng với 400 UI, có thể kể ra là Sterogyl, Aquadetrim…

Còn từ “hôm trước đến giờ” tôi không biết mấy ngày nên không giúp chị được về vấn đề 2. Tuy nhiên nếu bụng bé không chướng, bé không nôn thì chị cứ bình tĩnh và cho bú mẹ hoàn toàn.

Chúc bé khỏe.

  1. Bùi Thị Hằng

Dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng vẫn thiếu vitamin D nên mẹ nên bổ sung cho trẻ liều nhu cầu như bác sỹ hướng dẫn. Nếu không cải thiện bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Câu hỏi 8

Người hỏi: Chin Su – Ngày hỏi: 20/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi. Con nhà em đã 9 tháng rưỡi, nặng 8,2kg. bé mọc 4 răng giờ đang chuẩn bị mọc thêm 2 răng nữa. Chiều cao cũng đạt 70cm rồi nhưng sao thóp của cháu vẫn còn rất rộng. Cháu cũng lười ăn dặm mà chỉ bú mẹ là chính. Em băn khoăn không biết cháu có bị thiếu Canxi không và có cần phải cho cháu đi làm xét nghiệm hay không ạ.

Trả lời

Chào chị. Cháu đang phát triển bình thường!

Thóp trước 90% đóng trước 19 tháng. Nếu trên 24 tháng thóp chưa đóng thì nên cho cháu đi khám bác sĩ Nhi nhé.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 9

Người hỏi: Tuyến Phạm – Ngày hỏi: 9/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em được 18 tháng rồi, nhưng bị rụng tóc hình vành khăn, nhưng bé biết đi lúc 10 tháng liệu có phải thiếu canxi không bác sĩ? Nếu thiếu nên bổ sung thế nào ạ? Em Cảm ơn.

Trả lời

Thiếu canxi ngoài dấu hiệu mọc răng chậm, trẻ còn có các biểu hiện khác như: ngủ không ngon giấc, quấy khóc đêm, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, tóc rụng sau gáy thành hình vành khăn, trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết bò, biết đứng, biết đi. Nếu chỉ có mỗi dấu hiệu tóc vành khăn thì chưa chắc đã phải do thiếu canxi.

Bổ sung canxi cho trẻ thế nào cho đúng?

Trẻ từ 1- 3 tuổi cần 700mg/ngày. Từ khoảng 4 – 8 tuổi cần 1000mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Trường hợp trẻ ốm, vẫn có thể cho con uống chung canxi với các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên canxi có thể tương tác với vài loại thuốc như: kháng sinh tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi bổ sung canxi cần được sự tham vấn của bác sĩ. Bạn nên cho trẻ dùng viên bổ sung canxi carbonate sau khi ăn. Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất.

(Chèn hình)

Với trẻ từ 1 tuổi thì bổ sung chế độ ăn với Xương cá ( nhất là cá đỏ-Hồi) rất giàu canxi cho trẻ. Một phần ăn (khoảng 85g) cá hồng cả xương, cung cấp khoảng 180mg canxi, bằng 2/3 lượng canxi trong một cốc sữa. Cái khó là làm sao cho trẻ ăn được xương cá . Ở Việt Nam hiện nay có chả cá Dr. Hong Nguyen được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản sử dụng 100% nguyên liệu từ cá không thêm bất cứ hoá chất gì là sản phẩm hoàn toàn tốt cho sức khoẻ bé có thể giúp bổ sung canxi hiệu quả và an toàn.

Câu hỏi 10

Người hỏi: Sakura Chan – Ngày hỏi: 9/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Các bác sỹ cho em hỏi với ạ: bé nhà em gần 4m , bé hay bị ra mồ hôi tay chân rất nhiều nhưng chỉ lúc thức còn lúc ngủ thì tay chân cháu lại rất ấm mà em đọc thấy bảo mồ hôi trộm thì hay ra lúc ngủ vậy có phải do cháu thiếu chất gì không ạ? làm thế nào để khắc phục ? em xin cảm ơn ạ!

Trả lời

Chào chị. Trẻ nhỏ do hệ thần kinh đang hoàn thiện nên ra nhiều mồ hôi. Nếu cháu vẫn bú tốt, không hay ho sốt, biết lật, hóng chuyện, cười đùa… Đạt các mốc phát triển trẻ 4 tháng sau thì không thiếu chất:

  • Trí thông minh
    • Bắt đầu phân biệt được tất cả các gam màu (xanh và đỏ thường là hai màu sắc được ưa thích nhất)
    • Quan tâm đến những họa tiết phức tạp hơn
    • Tầm nhìn được cải thiện lên mức 20/40 (có thể thấy được người và vật trong phòng, nhưng vẫn nhìn tốt những người ở gần mình hơn)
    • Theo dõi được những vật chuyển động nhanh bằng mắt
    • Theo dõi được các vật chuyển động qua lại (180 độ) khi treo cách mặt trẻ khoảng 15 cm.
    • Khả năng chú ý được nâng cao
    • Khám phá về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
    • Khám phá về sự tồn tại của các vật thể (chẳng hạn như một món đồ chơi rớt trên sàn nhà vẫn nằm ở đấy dù trẻ có nhìn thấy được hay không)
  • Kỹ năng giao tiếp
    • Sử dụng các tiếng khóc khác nhau để diễn tả những trạng thái khác nhau như đói, đau, buồn ngủ hoặc buồn chán.
    • Lắng nghe những âm tiết, nhịp điệu của tiếng mẹ đẻ và sao chép những âm thanh ấy
    • Bập bẹ phát âm những từ gần giống với ngôn ngữ thực tế.
    • Cười vang thành tiếng
    • Có thể thử phát ra những âm tiết phức tạp kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm như “m-a”, “b-a”
  • Kỹ năng vận động
    • Tự giữ thẳng đầu khi được bế thẳng trên tay hoặc trên đùi của bạn
    • Chống khuỷu tay để chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa
    • Có thể vẫy tay, đá và vung chân
    • Có thể lật người
    • Phối hợp giữa tay và mắt (dùng tay với lấy một vật nhìn thấy được)
    • Đưa các vật vào miệng một cách chính xác
    • Dùng tay để khám phá cơ thể, có thể nắm lấy chân ở tư thế nằm ngửa
    • Nắm lấy khi các món đồ chơi được đặt vào tay
    • Ghì chân xuống khi được giữ đứng trên một bề mặt phẳng
  • Cảm xúc
    • Tập trung quan sát gương mặt và giao tiếp bằng ánh mắt.
    • Bắt chước một số biểu hiện trên gương mặt như nhăn nhó hay mỉm cười.
    • Bày tỏ vui mừng khi thấy chị
    • Có thể được dỗ dành khi nhõng nhẽo bằng sự hiện diện và giọng nói của chị

Chị lưu ý giữ ấm chân tay cho bé bằng các cách sau: cho bé ngủ phòng có diện tích hẹp, mùa đông kín cửa không để gió lùa, có quạt sưởi những ngày thời tiết dưới 17 độ C, cho quạt sưởi phòng khoảng 10 phút trước kho cho bé ngủ. Không bịt kín chân tay, vì nếu bạn bọc nóng quá, vải không thấm mồ hôi lúc đó mồ hôi ngấm ngược trở lại chân tay bé, khiến cho khu vực này càng bị nhiễm lạnh nhiều hơn.

Khi bé lớn hơn chị có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm, pha gừng muối trước khi đi ngủ.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 11

Người hỏi: Trịnh Thị Kim Dung – Ngày hỏi: 24/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Bé nhà em được 17 tháng chưa biết đi. Không bị rụng tóc như thế là bị thiếu canxi ạ.

Trả lời

Chào chị. Điều kiện để bé đi được cần đảm bảo các hệ thống cơ-xương-khớp và thần kinh hoạt động phát triển bình thường. Trẻ bắt đầu tập đi từ tháng thứ 9, nhưng tuỳ thể trạng mỗi cháu mà thời gian này có thể xê dịch đến tháng 16-18. Nếu sau 20 tháng mà trẻ không biết đi là có vấn đề sức khoẻ.

Hiện cháu đã 17 tháng tuổi thì chị cần đánh giá xem cháu có đạt các mốc của trẻ 15 tháng trong bài viết sau hay không? https://yhoccongdong.org/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-15-thang-tuoi/. Sau đó đánh giá tiếp đạt như trẻ 18 tháng hay không?

Ngoài ra chị cần cho cháu khám bác sĩ để kiểm tra các dị tật ở trẻ có hay không như ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.

Ngoài ra, chị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đã hợp lý chưa?

Để hỗ trợ trẻ tập đi, cần cho trẻ tắm nắng sớm mỗi ngày từ 15-30 phút trước 9 AM. Ánh nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tối đa và giúp cho hệ xương của bé cứng cáp. Khuyến cáo bổ sung 400UI Vitamin D hàng ngày cho trẻ đang tập đi.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Trần Hà

Ngày hỏi: 5/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào cả nhà ! Con em năm nay vừa tròn 3 tuổi e vừa đưa cháu đi siêu âm bác sĩ có kết luận cháu bị nang từng tinh hoàn phải phẫu thuật . Em đang băn khoăn một số điều sau :

  1. Nên phẫu thuật ở đâu ?
  2. Chi phí phẫu thuật ( không biết có được bảo hiểm ko ạ)
  3. Điều trị sau phẫu thuật.

Rất mong lời giải đáp của mọi người

Trả lời

Chào chị,

Bình thường ở bé trai, trong thời kỳ bào thai, khi tinh hoàn từ trong bụng di chuyển xuống bìu kéo theo lớp phúc mạc tạo thành một ống gọi là ống phúc tinh mạc, ống này thông từ bụng tới bìu. Sau sinh bình thường ống này sẽ teo đóng lại. Nếu teo đóng lại không kín, lỗ thông quá nhỏ thắt từng đoạn: nước màng bụng tiết ra tụ lại dần thành nang thừng tinh, trong nang chứa dịch màng bụng vàng trong.

Nang lớn dần theo năm tháng, nang nhỏ không đau tức, mật độ mềm, di động dễ. Lâu ngày nang lớn có thể chèn ép bó mạch thừng tinh, gây đau tức nhẹ hoặc nhiều, có thể gây thiếu máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây biến chứng teo tinh hoàn, ảnh hưởng chức năng sinh lý-sinh tinh.

 

Nang thừng tinh nên mổ chủ động khi chưa có biến chứng, thời điểm mổ tốt khi trẻ được 2 tuổi trở lên.

Trường hợp cháu đã được chẩn đoán xác định và có chỉ định mổ thì chị liên hệ bệnh viện có khoa phẩu thuật Nhi gần nhà để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin như chi phí phẫu thuật, bảo hiểm hay vấn đề chuẩn bị tiền phẫu và hậu phẫu.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 2

Người hỏi: Hachut Smily

Ngày hỏi: 9/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi con em từ bữa sinh ra tới giờ dái của cháu hòn to.hòn nhỏ. Bây giờ cháu được 2 tháng 15 ngày. Vậy sau này có ảnh hưởng gì không ạ? Và nếu có thì cách chữa trị ra sao? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị,

Tinh hoàn 2 bên k đều nhau có thể do bệnh lý.

Tình trạng cháu cần được đánh giá bởi bs xác định xem cháu có tràn dịch tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn hay không?

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho chị lời khuyên cụ thể hơn!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Katthy Nguyễn

Ngày hỏi: 11/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ giúp mình với ạ bé nhà mình được17m bị hẹp bao quy đầu mình đã cho cháu tới bác sĩ để tách rồi, nhưng từ hôm về tới giờ được gần chục ngày rồi mà mỗi lần đi vệ sinh cháu khóc rất nhiều, thậm chí nhịn đi và khi nào không chịu được nữa mới đi nhưng vẫn khóc mình không biết phải làm sao.

Trả lời

Chào chị,

Một số trường hợp, sau nong bao qui đầu phù nề nhưng bé vẫn đi tiểu được thì chị chườm nước ấm và thoa thuốc kem bác sĩ cho để giúp giảm phù nề.

Nếu sau 24 tiếng mà bao qui đầu vẫn phù nề thì nên đến tái khám lại tại bệnh viện.

Ngoài ra sau nong có thể có trường hợp bao qui đầu bị nong quá mạnh, tuột lên trên rãnh qui đầu và không tuột xuống được, tạo nên 1 vòng thắt xiết quanh qui đầu của bé, khiến bé đau và đôi khi bí tiểu. Trường hợp này cần đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để được tuột lại bao qui đầu xuống. Nếu không, vòng thắt có thể xiết làm phù nề, phồng bóng nước và đôi khi có thể làm hoại tử da qui đầu rất nguy hiểm.

Vì không khám trực tiếp cho cháu nên không biết tình trạng hiện giờ của cháu thế nào? Hơn nữa tình trạng cháu khóc khi đi tiểu có thể do đau vì viêm, đã gần 10 ngày thì rất cần được khám bác sỹ chị nhé.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Linh Sa Tu – Ngày hỏi: 20/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi, con em đã 35 tháng tuổi. Hằng ngày khi ăn bé hay bị nôn ói. Lúc trước em có đưa bé đi khám bác sĩ tư, dùng thuốc được một thời gian thấy đỡ nhưng bây giờ bé bị nôn trở lại. Cho em hỏi bé như vậy là bị gì, có ảnh hưởng gì không?

Mỗi bữa bé chỉ ăn được khoảng hai muỗng canh cơm vơi nữa chén canh không có thịt cá. Tại vì nếu có thịt cá là bé lại nôn ra ngay và bé cũng không thích nhai.

Trả lời

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.

– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

– Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng, bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.

Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần lưu ý:

– Tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở.

– Chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.

Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

 

Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Trường hợp trẻ bị sặc, đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật , chất nôn sẽ được tống ra.

Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Như Ngọc

Ngày hỏi: 26/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào Bác Sĩ. Bác sĩ cho e hỏi, không biết tại sao con e mới được 1 tháng rưỡi mà rất hay bị nôn trớ,và có rất nhiều đờm. Không biết bé bị gì và phải làm thế nào để giảm nôn trớ cho bé không ạ?.

Trả lời

Trẻ nhỏ khi bú hay nuốt khí gây khó chịu ở trẻ. Đồng thời giai đoạn này dạ dày của trẻ vẫn còn nằm ngang nên rất dễ trớ sữa.  Do vậy chị cần có tư thế cho trẻ bú đúng và sau khi bú chị cần bồng đựng trẻ kèm vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi. Chị có thể tham khảo các cách cho trẻ bú đúng trong bài viết của yhoccongdong:

https://yhoccongdong.org/thongtin/nuoi-con-bang-sua-me-bi-quyet-de-co-duoc-mot-khoi-dau-tot/

Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ kéo dài chị nên cho cháu kiểm tra với bác sỹ chuyên khoa Nhi nhé!

Trao đổi thêm

Cho e hỏi thêm bác sĩ là mấy hôm nay bé nhà em bị ho có đờm, em phải làm sao để giảm ho cho bé không?

Trả lời

Chị tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nhé! Chị cũng có thể nhỏ mũi và dùng dụng cụ hút mũi để giúp làm thông thoáng đường thở cho trẻ.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Hanh Nguyen

Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Tố Nga Ngô

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em sinh mổ đủ tháng được 3 kg 3 . Tháng đầu lên 8 lạng. Con gái. Bé bú thường rất nhanh chỉ 5 phút là nhả. Em không biết tăng như vậy con em có bị thiếu chất do bú ít không. Bé hiện giờ được 1 tháng 6 ngày hay giận mình như gồng người lên, nhiều khi còn hay trớ sữa sau khi vặn mình, em không biết như thế có phải là trào ngược dạ đày không. Nếu bị thì làm sao chữa mà không dùng thuốc ạ. Một ngày bé có thể trớ ra 2 đến 3 lần. Lúc thì sau ăn , có khi gần 2 tiếng lại trớ ra một ít sữa đã đông lại. Khi bú em có nghe tiếng chụt chút phát ra. Trong khi bé đã ngậm hết quầng vú. Bú xong em bồng bé lên cao khoảng 5 phút. Sau đó ợ hơi( khi được khi không). E để ý thì bé thở bình thường không khò khè. Chỉ khi vặn mình bé mới rên lên thôi.

Trả lời

Bé Me Hanh Nguyen 1 tháng 6 ngày có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, do nhu động thực quản và do dạ dày nằm ngang, thực quản ngắn, nên ngày trớ 2-3 lần, mỗi lần không nhiều thì không cần điều trị. Để hạn chế sau khi cho bú bạn bế bé đầu cao khoảng 14-20p. Bé dưới 3 tháng thần kinh chưa hoàn thiện nên sẽ hay vặn mình,giật mình, nếu bé vặn mình nhiều quá kèm theo những triệu chứng bất thường khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm nhiều,khóc cơn bất thường…thì có thể do thiếu vitaminD. Khi bé vặn mình liền sau bú no thù bé bị trớ là bình thường vì lúc này áp lực ổ bụng tăng ép lên dạ dày. Bạn phơi nắng đều đặn cho bé 20-30p mỗi ngày để bé không bị thiếu vitaminD. Bé bú nhanh thù bạn xem sữa bạn có nhiều không? để ước chừng bé vú được bao nhiêu thì bạn có thể vắt ra 1 cữ thử, và mấy tiếng bé bú 1 lần,có bé bú nhiều 1 lúc thì sẽ no lâu hơn,có bé thích bú từng ít và bú lại nhanh. Tháng đầu tăng 8 lạng là bình thường chứ chưa tốt lắm, tăng trên 1kg mới tốt, vì những tháng sau bé sẽ tăng ít hơn dần. Mẹ xem ăn uống đầy đủ chất không kiêng khem để sữa mẹ đảm bảo đủ chất cho bé.

Chị có thể tham khảo thêm bài viết Ọc sữa ở trẻ sơ sinh tại YHCĐ:

http://m.yhoccongdong.org/thongtin/oc-sua-o-tre-so-sinh/

Câu hỏi 4

Người hỏi: Hoe Pham

Ngày hỏi: 26/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào bác sĩ con em mới được 20 ngày tuổi, con đang trong thời kỳ hoa cà, hoa cải nhưng mấy hôm nay cứ thỉnh thoảng con lại bị són ra một chút mà toàn nước thôi. Với lại hai hôm nay con hay bị nôn, không biết có bị làm sao không. Bác sĩ tư vấn giúp em.

Trả lời

Chào chị, nhờ chị cung cấp thêm một số thông tin về bé nữa nhé.

Khi mang thai bé, các lần khám thai có gì lạ không?

Bé sinh thế nào? (đủ tháng hay thiếu tháng, sinh thường hay sinh mổ? cân nặng lúc sinh là bao nhiêu?)

Chị cho bé bú sữa gì? (sữa mẹ? sữa bột?, nếu là sữa mẹ thì chị cho bú trực tiếp hay vắt qua bình?)

Chị cho bé bú thế nào? (khi bé đòi bú? Hay chị canh giờ? Một lần chị cho bé bú mất bao lâu, và nếu là sữa bình thì khoảng bao nhiêu?) Những ngày đầu bé có nôn trớ không? Bé trớ 1 chút sữa hay ói hết lượng sữa vừa bú? Và bé đi phân thế nào từ lúc sinh đến giờ?

Nếu chị có cân bé gần đây thì phiền chị cho tôi biết cân nặng của lần mới này.

Trao đổi thêm

Các lần đi không có gì lạ chỉ tháng cuối em bị xuống máu thô, .em bị vỡ ôí trươc khi sinh em sinh đủ ngày sinh thường sinh em bé được 2,8kg. em cho cháu bú sữa mẹ bú trực tiếp và cho cháu uống sữa bột một bữa. Em cho cháu bú bất cứ khi nào cháu đói cháu bú khoảng 3phút bú bình cũng tầm đó thời gian, những ngày đầu bé không nôn trớ. Mỗi lần trớ chỉ trớ một chút sữa. Bé đi phân lúc mới sinh là phân su đi phân su tầm hai ngày thì chuyển sang hoa cà hoa cải đến giờ. Hôm nay em để ý thâý bé đi phân sống mà ra rất nhiều nước rất mong bác sĩ tư vấn giúp em với em xin cảm ơn.

  1. Trả lời

Nếu bé chỉ trớ 1 chút sữa sau bú thì chị không cần lo lắng gì nhiều. Phân của những bé bú mẹ có thể có nhiều nước, lẫn bọt, mùi chua. Nếu bé tăng cân tốt thì chị cũng không cần lo lắng về tính chất phân của bé. Thế nên lần tái khám 1 tháng chị để ý hỏi bác sĩ  xem cân nặng bé tăng có tốt không. Chị cố gắng sắp xếp cho bé bú mẹ hoàn toàn nhé, nếu cho bú cả sữa mẹ và sữa bột thì bé thường sẽ chê sữa mẹ, mà sữa mẹ rất tốt cho bé.

Câu hỏi 5

Người hỏi: Hanh Nguyen

Ngày hỏi: 26/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào bác sĩ nhi khoa. Cho em hỏi thăm. Con em được gần 2 tháng, sinh mổ, 3 kg3. Hiện tại được bác sĩ chuẩn bệnh là trào ngược dạ dày thực quản, bé nôn gần như toàn bộ sữa đã bú mẹ khi ho. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách giảm ho cho bé được không. Em cảm ơn

Trả lời

Chào chị, chị có thể nói rõ hơn bé ho từ khi nào và ho ra sao? Ngoài ho và ói như chị tả bé còn gì lạ nữa không? Cân nặng của bé tăng thế nào?

Trao đổi thêm

Bé ho được 3 ngày , 2 ngày đầu lâu lâu bé ngủ mới ho, và khi ho là nôn trớ sữaa ra hết . Ngày hôm nay thì ho liên tục , khoảng nửa tiếng ho 1 lần. Ngoài ho và ói thì mũi hơi khịt khịt, em nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch. Ngoài ra thì bé vẫn chơi bình thường, bé tămg cân hơi chậm, được 1 tháng 20 ngày bé tăng 1 kg 3.

  1. Trả lời

Chào chị. Ngay trong đợt bệnh này chị có thể chia nhỏ cữ bú, bú xong không cho bé nằm ngay mà ẵm bé dựa vai, vỗ nhẹ lưng bé, khoảng 15-20 phút sau hãy đặt nằm. Khi đặt nằm, kê gối mỏng đỡ cả vai và đầu bé (chị lưu ý đỡ cả vai bé, lý tưởng nâng khoảng 25-30 độ so với mặt giường). Không nhất thiết phải ép bé bú như bình thường trong đợt ho này (ho là phản xạ bảo vệ đường thở cho bé trong đợt bệnh, đợt ho này đa phần sẽ giảm dần và tự hết sau 5-7 ngày). Tốt nhất là chị cho bé bú theo nhu cầu khi bé đòi. Đừng ép bé bú vì bản thân ép bú cũng sẽ đưa đến ói, hoặc sặc –> ói. Chị không phải quá lo lắng về tình trạng trào ngược dạ dày-thực quản, hiện tại cân nặng bé đang tăng rất tốt, trào ngược sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Chúc bé chóng khỏe!

Trao đổi thêm

Chào bác sĩ nhi khoa, con em 2 ngày nay ho càng lúc càng nhiều, kèm theo hiện tượng sổ mũi, ho khan như có đờm, em đi khám bệnh viện thì được chuẩn là viêm hô hấp trên và được kê toa thuốc mecefix -be cefixim 75mg. Và clorpheniramin 4. Em tra thử thì toàn kháng sinh mạnh. Bé em mới 2 tháng tuổi em rất lo không biết có nên cho bé uống không. Bé uống 1 ngày thì thấy bớt nhưng em vẫn rất lo lắng. Bác sĩ nhi khoa có thể tư vấn giúp em được không.

  1. Trả lời

Do tư vấn qua mạng mà không thăm khám trực tiếp nên có rất nhiều giới hạn để chúng tôi có thể kết luận chính xác bé bị bệnh gì và kê toa cho bé trong đợt bệnh. Tuy nhiên, đa phần viêm hô hấp trên ở trẻ đều do nhiễm siêu vi và không cần điều trị kháng sinh. Dù sao, đợt này chị cũng đã cho bé điều trị kháng sinh rồi và bé đã thuyên giảm thì nên theo đủ phác đồ vì việc ngưng nửa chừng sẽ khiến nguy cơ kháng kháng sinh này cao hơn. Mặt khác, chị nên ngưng chlorpheniramin vì nhiều lý do. Chúc bé chóng khỏe!

Câu hỏi 6

Người hỏi: Tuyết Mộc Lan

Ngày hỏi: 12/6/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Các bác sỹ ơi cho e hỏi con em được 8 tháng rưỡi. Bé nhà em từ bé có cơ địa hay nôn cứ ăn được vài thìa là ọe có lần nôn ra hết, em có cho con đi khám tổng thể tất cả mọi thứ bình thường nhưng không hiểu sao con vẫn nôn ít ngày cũng 1 lần và em mất sữa. Bây giờ bé nhà em uống hoàn toàn sữa ngoài, em cho bé uống nutrientkid của viện dinh dưỡng kê ạ. Các bác sỹ cho em hỏi thêm là sữa đó có uống lâu dài được không ạ,  bé nhà em uống đi ngoài đều đặn nhưng lên cân chậm lắm ạ. Bé được 8,2kg ạ, em mong các bác sỹ tư vấn giúp em với ạ.

Ngày trước cháu ăn bột rất ngoan, nhưng nửa tháng nay em cứ cho cháu ăn là cháu cúi mặt xuống và nếu có đút bột là nôn. Em cho cháu ăn cháo xay thì cũng như bột, em để cháo cả hột không xay thì cháu ăn, nhưng cả ngày mới được bát con ăn cơm. Các bác sỹ cho em hỏi bé ăn như vậy có ít không ạ, em cho con đi khám thì được bác sỹ khuyên cho con dùng 5 enzym. Em rất phân vấn cho con dùng thuốc nhưng bé lười ăn quá nhiều lúc em ôm con mà cứ khóc nhất là lúc con ăn là nôn ạ.

Trả lời

Chị Tuyết Mộc Lan: bé mới tập ăn thì mình nghĩ mẹ nó rất không nên dùng các loại bột pha sẵn vì thực đơn của nó rất đơn điệu. Cháu đã 8 tháng thì việc ăn bột khiến cháu chán là điều dễ hiểu. Còn việc bé nôn mà bạn đi kiểm tra bác sĩ không thấy bị hẹp môn vị hay bất kì lí do gì thì cách khắc phục theo mình là chia nhỏ các bữa ăn, sau khi cho bé ăn không nên giỡn nhiều, bế bé đứng trong tầm 15 phút. Có thể mẹ nó nên tham khảo thay đổi thực đơn cho bé ăn, phương pháp cho bé ăn. 8 tháng bé đã ngồi thì mẹ nó có thể cho bé ngồi ghế ăn chung cả nhà được rồi.

Gần đây có vài nghiên cứu về phản ứng quá mức “nhạy cảm” của trẻ với thức ăn. Đại loại là cơ thể nhận nhầm thức ăn và có phản ứng đào thải nó. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do trong lúc mang thai mẹ có bị nhiễm khuẩn nên bé nhạy cảm trong phản ứng. Trong trường hợp này thì không có dấu hiệu Lâm sàng để chẩn đoán và hiện tượng này sẽ hết khi cơ thể trẻ “quen” dần với thức ăn. Điều này sẽ giảm và hết dần khi trẻ lớn lên. Điều quan trọng mà mẹ nó Kiên nhẫn và không căng thẳng khi trẻ nôn ói. Mẹ thấy con ói, mẹ khóc hay gắt gỏng là em căng thẳng đấy.

Mẹ nó tham khảo thêm thực đơn cho bé tại đây: https://yhoccongdong.org/thongtin/an-dam-o-nhat-ban/

Câu hỏi 7

Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân

Ngày hỏi: 20/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em một tuần nay rất hay trớ. Con ăn ít đi nhiều, đang từ 150ml/ cữ còn có 50-50ml. Thức nhiều và không ngủ thâu đêm tới chiều hôm sau mới ngủ. Con còn hay bỏ bữa nữa.Con không sốt, thỉnh thoảng có ho 1,2 tiếng thôi, em không thấy con khò khè, chỉ lúc ăn mới hơi khò khè. Em không biết có phải con có đờm ở cổ không mà sao hay trớ quá. Bác sĩ giúp em với.

Trả lời

Qua lời kể của chị có thể bé bị trào ngược dạ dày thực quản, có thể sinh lý… Nhưng nếu bé không tăng cân, quấy nhiều chị nên đưa đi khám ở phòng Khám Nhi Khoa uy tín.

Câu hỏi 8

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa vs BS. Ngô Tố Nga vs BS. Doan Bach Mai Pham

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em sinh mổ đủ tháng được 3 kg 3 . Tháng đầu lên 8 lạng. Con gái. Bé bú thường rất nhanh chỉ 5 phút là nhả. Em không biết tăng như vậy con em có bị thiếu chất do bú ít không. Bé hiện giờ được 1 tháng 6 ngày hay giận mình như gồng người lên, nhiều khi còn hay trớ sữa sau khi vặn mình, em không biết như thế có phải là trào ngược dạ đày không. Nếu bị thì làm sao chữa mà không dùng thuốc ạ. Em cảm ơn

Trả lời

Một tháng đầu bé tăng 8 lạng thì bé đang phát triển bình thường đó bạn. Ở giai đoạn này bé bú lượng nhỏ nên bú 5 phút mà sữa ra nhiều và ra đều thì cũng bình thường thôi bạn. Mình chỉ lưu ý là bé không bú lâu nên không bú đến kiệt bầu sữa, do vậy bạn giữ cho bé bú kiệt một bên rồi chuyển bên sẽ tốt hơn. Còn bé bị trớ thì bạn mô tả kĩ hơn đi: trớ thường xuyên không? Trớ sau khi ăn lâu không? Khi bú bé có bú nhanh có thể nuốt cả khí không? Bú xong bạn có bế đứng 1 tý và vỗ nhẹ lưng không?

Trao đổi thêm

Một ngày bé có thể trớ ra 2 đến 3 lần. Lúc thì sau ăn , có khi gần 2 tiếng lại trớ ra một ít sữa đã đông lại. Khi bú em có nghe tiếng chụt chút phát ra. Trong khi bé đã ngậm hết quầng vú. Bú xong em bồng bé lên cao khoảng 5 phút. Sau đó ợ hơi( khi được khi không). Em để ý thì bé thở bình thường không khò khè. Chỉ khi vặn mình bé mới rên lên thôi.

Trả lời: BS. Ngô Tố Nga

Bé 1 tháng 6 ngày có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, do nhu động thực quản và do dạ dày nằm ngang, thực quản ngắn, nên ngày trớ 2-3 lần, mỗi lần không nhiều thì không cần điều trị. Để hạn chế sau khi cho bú bạn bế bé đầu cao khoảng 14-20 phút. Bé dưới 3 tháng thần kinh chưa hoàn thiện nên sẽ hay vặn mình, giật mình, nếu bé vặn mình nhiều quá kèm theo những triệu chứng bất thường khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm nhiều, khóc cơn bất thường…thì có thể do thiếu vitamin D. Khi bé vặn mình liền sau bú no thù bé bị trớ là bình thường vì lúc này áp lực ổ bụng tăng ép lên dạ dày. Bạn phơi nắng đều đặn cho bé 20-30 phút mỗi ngày để bé không bị thiếu vitamin D. Bé bú nhanh thì bạn xem sữa bạn có nhiều không? Để ước chừng bé vú được bao nhiêu thì bạn có thể vắt ra 1 cữ thử, và mấy tiếng bé bú 1 lần, có bé bú nhiều 1 lúc thì sẽ no lâu hơn, có bé thích bú từng ít và bú lại nhanh. Tháng đầu tăng 8 lạng là bình thường chứ chưa tốt lắm, tăng trên 1kg mới tốt, vì những tháng sau bé sẽ tăng ít hơn dần. Mẹ xem ăn uống đầy đủ chất không kiêng khem để sữa mẹ đảm bảo đủ chất cho bé.

  1. Doan Bach Mai Pham

Nếu bạn cho con bú trực tiếp thì theo mình không nên cân đong đo đếm xem bé bú được bao nhiêu. Mỗi bé có nhu cầu ăn khác nhau. WHO khuyến cáo cho bé bú theo nhu cầu. Mẹ xem bé bú đủ không bằng cách nhìn màu nước tiểu và lượng nước tiểu của con. Nếu bé bú đủ thì màu nước tiểu trong, bé không quấy khóc sau bú. Theo mình bé tăng cân như vậy là ổn rồi. Mẹ không cần cố gắng ăn nhồi nhét sẽ gây thừa cân không tốt. Chế độ ăn của mẹ cần đa dạng, ăn theo nhu cầu, nhiều rau xanh và hoa quả. Vì dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ có 1 số vitamin thay đổi theo chế độ ăn thôi. Ví dụ như Vitamin K, A, D… mẹ nên ra ngoài trời nhiều và đưa con ra ngoài sưởi nắng để đủ Vitamin D. Các hiện tượng tóc rụng vành khăn, giật mình, vặn mình là hết sức bình thường ở trẻ, không phải triệu chứng của thiếu Vitamin D. Mẹ cũng không nên ăn nhiều chất béo bão hòa như móng giò, hay mỡ động vật vì sẽ gây tắc tia sữa và thay đổi loại chất béo trong sữa.

Câu hỏi 9

Người hỏi: Như Ngọc – Ngày hỏi: 26/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào Bác Sĩ. Bác sĩ cho em hỏi, không biết tại sao con em mới được 1 tháng rưỡi mà rất hay bị nôn trớ,và có rất nhiều đờm.Không biết bé bị gì và phải làm thế nào để giảm nôn trớ cho bé không ạ?

Trả lời

Chào chị. Trẻ nhỏ khi bú hay nuốt khí gây khó chịu ở trẻ. Đồng thời giai đoạn này dạ dày của trẻ vẫn còn nằm ngang nên rất dễ trớ sữa.  Chị nên cho bé bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho nằm.
Ngoài ra chị cấn cho bé bú đúng tư thế: Tư thế bú đúng khi đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, mặt của bé quay vào vú, mũi của bé đối diện với núm vú. Chạm vú vào môi trên của bé, đợi đến khi miệng bé mở rộng, đưa miệng bé vào vú sao cho môi dưới của bé ở dưới núm vú.

Chị có thể tham khảo các cách cho trẻ bú đúng trong bài viết của yhoccongdong:

https://yhoccongdong.org/thongtin/nuoi-con-bang-sua-me-bi-quyet-de-co-duoc-mot-khoi-dau-tot/

Nên cho bé bú bên trái trước sau đó, chuyển sang bên phải vì lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày. Sau khi bú xong, chị cần bồng đứng bé lên và vỗ nhẹ phần lưng để bé có thể ợ hơi được. Việc này làm giảm lượng hơi mà bé nuốt vào dạ dày trong lúc bú, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ kéo dài chị nên cho cháu kiểm tra với bác sỹ chuyên khoa Nhi nhé!

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 10

Người hỏi: Linh Sa Tu – Ngày hỏi: 20/4/2015

Tham gia tư vấn: Chị Đào Thị Mỹ Lương vs BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi
Cho em hỏi, con em đã 35 tháng tuổi. Hằng ngày khi ăn bé hay bị nôn ói. Lúc trước em có đưa bé đi khám bác sĩ tư, dùng thuốc được một thời gian thấy đỡ nhưng bây giờ bé bị nôn trở lại. Cho em hỏi bé như vậy là bị gì, có ảnh hưởng gì không?

Mỗi bữa bé chỉ ăn được khoảng hai muỗng canh cơm vơi nữa chén canh không có thịt cá. Tại vì nếu có thịt cá là bé lại nôn ra ngay và bé cũng không thích nhai.

Trả lời

Em đừng lo lắng. Em rang gạo lứt cho vàng, nấu gạo rang với nước, chắt nước đó, cho bé uống thay nước uống hàng ngày. Để tăng nguồn dinh dưỡng, em hầm súp rau củ ( củ cải trắng, bắp cải, cà rốt, phổ tai (kombu), hành tây) khoảng 2h đồng hồ, chắt lấy nước súp. Mỗi khi nấu canh, dùng nước này nấu cho bé. Em cho bé uống sữa đậu nành, các sản phẩm có nguồn gốc từ họ nhà đậu. Nên nhớ, các thực phẩm trên phải sạch sẽ, không có thuốc bảo quản…nhé! Em kiên trì làm cho bé ăn, tùy theo cơ địa mỗi bé, nhanh thì 3 hôm sẽ đỡ, chậm thì 7 ngày bệnh sẽ chuyển. Ngưng cho bé ăn những thức ăn có nguồn gốc động vật, các sản phẩm làm từ sữa (những thứ này có tính nặng- khó tiêu, cần có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mới chuyển hóa chúng thành năng lượng sống được). Để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa, e cho bé ăn cơm nát hoặc cháo trắng thôi nhé! Chúc em cùng gia đình mọi điều tốt lành nhất! Chúc bé mau khỏe trở lại!

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn.

Nôn trớ cũng là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…

Nôn do bệnh lý: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử… Trẻ nôn đột ngột, nôn vọt, nôn nhiều lần, có hoặc không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như: co giật, sốt cao, đau bụng, ngủ li bì khó đánh thức, trẻ không uống được, bỏi bú, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể.

Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn:

  • Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

  • Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
  • Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
  • Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng, bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.

Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần lưu ý:

  • Tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở.
  • Chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn. Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ. Dị vật, chất nôn sẽ được tống ra.
Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Duyên Kim Lê

Ngày hỏi: 12/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Các bác sĩ cho em hỏi là bé em 1 tháng 10 ngày, bé cân nặng 5kg2 (bé sinh mổ nặng 3kg9). Bé đi cầu ngày 1 lần hoặc 2 ngày đi 1 lần, phân bé lỏng, màu vàng nhạt hoặc vàng sậm, có sủi bọt. Bé bú mẹ hoàn toàn. Vậy phân của bé có sủi bọt là hiện tượng gì và cách chữa như thế nào ạ. Em cảm ơn ạ.

Trả lời

Phân bé bú mẹ lỏng và có bọt vẫn là bình thường nếu cháu k sốt, bú tốt, linh hoạt!

Chị có thể tham khảo thêm bài viết “Phân của trẻ: Bình thường hay bất thường” tại YHCĐ: https://yhoccongdong.org/thongtin/phan-cua-tre-binh-thuong-hay-bat-thuong/

Câu hỏi 2

Người hỏi: Doan Trang

Ngày hỏi: 16/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi chút ạ! Con em được 4 tháng rồi, mà gần 1 tháng nay bé đi phân vàng nhưng có lẫn phân màu xanh rêu, dài dài tròn tròn kiểu giống như phân mèo vậy, dài độ 3-4cm vậy. Mỗi ngày bé đi 1 lần, vào sáng ngủ dậy hoặc trưa, bé bú ngủ, chơi đùa bình thường nên em không biết có phải đưa bé đi bệnh viện khám không? Bé bú mẹ hoàn toạn ạ. Em cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

Nếu cháu bú mẹ hoàn toàn thì màu phân phụ thuộc vào thời gian lưu chuyển phân trong ruột!

Về màu sắc của phân:

Phân màu vàng có nghĩa là sữa đã di chuyển nhanh qua hệ thống tiêu hóa của trẻ, khi quá trình này chậm lại, chất thải này trở thành màu xanh lá và nếu đi chậm hơn nó sẽ chuyển sang màu nâu. Trường hợp phân có màu xanh lá cây, nhầy và trẻ có triệu chứng tiêu chảy, sốt, cáu kỉnh thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ.

Chị cần lưu ý nếu phân có màu ĐEN hay ĐỎ. Màu đen là dấu hiệu có máu và đã được tiêu hóa ở hệ thống dạ dày – ruột, và màu đỏ báo hiệu máu tươi mà có thể đến từ ruột kết hoặc trực tràng. Tuy nhiên, đôi khi vú mẹ bị nứt da chảy máu và trong quá trình bú mẹ trẻ đã nuốt phải một lượng máu qua vết nứt này, nên chúng xuất hiện luôn trong chất thải của trẻ. Thông thường, các bác sĩ có thể thực hiện một kiểm tra đơn giản để biết máu đó là từ đâu và của ai.

Lưu ý

Đừng quan sát và vội đánh giá chỉ dựa trên một triệu chứng duy nhất. Hãy quan sát trẻ, nếu bé vẫn vui đùa linh hoạt, ăn uống và lên cân như bình thường thì là biểu hiện trẻ khỏe.

Trao đổi thêm

Dạ, e cảm ơn bác sĩ ạ! Bé nhà e lên cân mỗi tháng dao động từ 800gr đến 1kg và bú ngủ vui chơi bình thường, có điều phân lạ quá nên e rất lo. Ko biết có phải do e đang nhỏ sắt Saferon cho bé mà bé đi phân như vậy ko nữa?

Trả lời

Lý do em dùng saferon cho bé là gì?nếu k phải do bs chỉ định thì em ngưng bổ sung ngay nhé!

Trao đổi thêm

Dạ, tháng đầu tiên bé lên 1kg1, tháng thứ 2 có 800gr, bé có biểu hiện nhát bú nên e đi khám ở BV 600 giường, xét nghiệm máu và bác sĩ bảo bé bị thiếu máu nên phải bổ sung saferon dạng nước và calcium syrup + vitamin d3. E đang định cho bé đi tái khám lại đây ạ?

Trả lời

Rất nên tái khám lại cho cháu! Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Thu Vo

Ngày hỏi: 25/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sỹ

Cho em hỏi thằng nhóc nhà em được 13 tháng nặng 9.6kg, cao 81cm. cân nặng của bé 4 tháng nay không lên hay xuống, chiều cao thì từ 74cm lên 81cm. Bé ăn uống và chơi bình thường bé rất hiếu động (1 ngày ăn 2 hoặc 3 cữ cháo, trái cây, 1 hủ sữa chua, bú mẹ và khoảng 400ml sữa pediasure)

8 tháng mới bắt đầu ăn dặm nhưng toàn đi phân sống cho tới giờ. Lúc đầu em nghỉ hệ tiêu hóa bé còn chưa phát triển hấp thu hết thức ăn nên em đợi thêm thời gian nữa xem sao. Nhưng giờ bé được 13 tháng rồi mà vẫn đi phân sống.

Bé sanh non lúc 33 tuần tuổi, nặng 2550gr. gần 24 tiếng bé mới đi phân xu, không phải tự đi mà phải nhờ tới bác sỉ bơm kéo ra 1 cục i như nhựa dẻo vậy đó.

Tình hình bé đi phân sống như vậy bác sĩ tư vấn dùm e nên uống thuốc gì, hay phải dẫn bé đi khám bác sĩ

Em cảm ơn bác sĩ

Trả lời

Chào chị,

Hiện tại cân nặng và chiều cao của trẻ trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên trẻ không tăng cân trong 4 tháng là có vấn đề về chế độ dinh dưỡng hoặc sức khoẻ cần được thăm khám cụ thể bởi chuyên gia y tế. Ngoài ra ở trẻ có tình trạng đi phân sống kéo dài hơn 4 tháng cũng cần được đánh giá cụ thể nguyên nhân (có hơn 200 nguyên nhân gây ra kém hấp thu ở trẻ em).

Sau khi loại dần các nguyên nhân qua khám xét cụ thể, bs của chị sẽ có chỉ định điều trị hay bổ sung chế độ ăn cần thiết cho cháu.

Chúc cháu chóng khoẻ!

 

Câu hỏi 4

Người hỏi: Hoe Pham – Ngày hỏi: 7/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, cho em hỏi con em mới được 1 tháng tuổi nhưng cả ngày hôm nay con không đi cầu, mà con ngủ thì rất chập chờn mà dậy thì rất quấy lần cuối đi cầu của con thì đi ra toàn bọt thôi mong bác sĩ giúp cho. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chị cho biết thêm: quá trình mang thai có gì bất thường?

Trẻ sinh thường hay có can thiệp gì? Trước sinh chị có Sốt không? Thời gian chuyển dạ? Sau sinh trẻ khóc ngay không? Bao nhiêu cân lúc sinh và hiện nay là bao nhiêu?

Hiện tại trẻ có Sốt hay Bú ít không? Ngày đi cầu bao nhiêu lần? Bao nhiêu lần ướt tả?

Trao đổi thêm

Mang thai 40 tuần sinh thừơng (bị vỡ ối trước một ngày)con sinh đựơc2.8kg, sinh ra con khóc ngay hịên tại cháu đươc 4kg, cháu bú mẹ bình thừơng. Hiện tại cháu đã đi cầu nhưng đi hầu như là bọt và con không hề bị sốt rất mong bác sĩ giúp đỡ, rất cám ơn bác.

  1. Trả lời

Như vậy có thể là dấu hiệu của mất cân bằng sữa đầu (foremilk) và sữa cuối (hindmilk) trong một bữa bú! Sữa đầu quan trọng cho phát triển não bộ và chứa nhiều lactose nhưng ít chất béo. Chính lactose này khi trẻ không hấp thụ hết sẽ tạo bọt trong phân! Sữa sau nhiều chất béo giúp trẻ phát triển và giúp trẻ no.

Tuy nhiên nếu chị thấy cháu vẫn vui vẻ không cáu gắt, tăng cân thì không cần lo lắng vì bé sẽ thích nghi dần! Để cải thiện chị cần cho bé bú hết 1 bên bầu vú rồi chuyển qua bầu vú khác trong 1 cử bú! Có thể kéo dài thời gian giữa 2 bữa bú để giúp tạo nhiều sữa sau hơn.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Huyen Dang – Ngày hỏi: 27/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Thanh Hưng

Câu hỏi                                                 

Chào bác sỹ. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp em với ạ. Con em 3 tháng tuổi, khoảng nửa tháng nay e thấy rốn bé bị ướt như có mủ rỉ ra một ít thôi và bị đỏ lên ( như hình). Bác sỹ có thể cho e biết bé bị gì và cách điều trị thế nào ạ. E cảm ơn nhiều!

 

Trả lời

Trước mắt chị vệ sinh rốn cho bé, đưa bé đi khám ở cơ sở có siêu âm để làm rõ nguyên nhân….

Có thể viêm nhiễm hoặc chồi rốn hay tồn tại ống niệu rốn.

Lúc đó sẽ điều trị va tư vấn cho chị, thường cũng không quá phức tạp.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân – Ngày hỏi: 14/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em được hơn 2 tháng rồi ạ. Một tuần gần đây rốn bé có hiện tượng nổi màu đỏ, sau đó có 1 lớp vảy mỏng đóng bên trên rốn và quanh bờ rốn. Hàng ngày em có vệ sinh rốn bé bằng nước muối sinh lý nhưng cứ lau sạch xong rồi rốn lại đỏ lên và một lúc sau lại đóng vảy. Bé không có chảy dịch ở rốn. Bác sĩ giúp em với.

Trả lời

Chào chị,

Ở trẻ vẫn chưa loại trừ nụ rốn nên chị nên cho trẻ đi khám nhé!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Duyên Kim Lê – Ngày hỏi: 11/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Bé nhà em 2 tháng 9 ngày. Ở lỗ rún của bé có cục tròn nhỏ như hình. Bình thường bé khóc mới lồi ra rồi thụt vô. Em vệ sinh bé không quấy khóc gì. Mấy hôm nay bé khóc thì nó lồi hẳn ra và không thụt vô nữa. Rốn lúc khô lúc ướt. Bé rụng rốn khi bé được 7 ngày tuổi. Em vệ sinh nước muối sinh lý với thuốc đỏ cho bé. Bé vẫn vui vẻ bình thường. Bác sĩ cho em hỏi là bé bị gì và có cách khắc phục không ạ.

Trả lời

Nụ rốn. Bạn nên đến cơ sở ngoại nhi để điều trị. Điều trị khá đơn giản.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Thẩm còi – Ngày hỏi: 10/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho hỏi chồi rốn là gì, và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Trả lời

Chào chị. Chồi rốn: Một số cuống rốn sau khi rụng đi để lại chồi nhỏ, gọi là u hạt rốn . Bản chất của các chồi này chính là mô hạt, các sợi bào, các mạch máu nhỏ. Tùy theo kích thước to, nhỏ, dài hay ngắn mà các chồi này sẽ được điều trị bằng phương pháp cột lại hay chấm thuốc để giúp rốn khô và rụng đi nhanh hơn

Chị cần đưa bé đi khám chuyên khoa sơ sinh để bác sĩ xem có phải chồi rốn hay dị tật bẩm sinh tồn tại ống niệu rốn. Nếu là chồi rốn thì chấm nitrat bạc sẽ hết. Nếu là tồn tại ống niệu rốn thì có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Thùy Trang Nguyễn

Ngày hỏi: 17/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Chào bác ạ . Dạ cho em hỏi. Cháu nhà em được 17tháng10ngày. Hai hôm nay cháu có ho nhẹ và hơi nóng ( 37,5°c) trong miệng cháu có nhiệt, nên ăn uống thỉnh thoảng có nôn nhưng cháu vẫn chơi bình thường. Mong Bác tư vấn giúp em với.

Trả lời

Trong trường hợp này nghĩ nhièu là do virus. Trong miệng có vết loét, chị nên kiểm tra ban ở lòng bàn tay bàn chân xem có không? Nếu có chị nên đưa trẻ đi khám bác sỹ nhi. Nếu trẻ vấn chơi, ăn tốt và có sốt nhẹ chị có thể theo dõi tại nhà, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng. Nống nhiều nước vệ sinh răng miệng ăn thức ăn dễ tiêu đủ chất dinh dưỡng. nếu có bất thường thì phải đi khám bác sỹ nhé. chúc bé mau khỏe.

Trao đổi thêm

Ngày hôm qua em có cho bé đi khám với tình trạng em nêu như trên đó thì bác sĩ khám nói bé bị viêm phế quản dạng hen , em cho bé uống thuốc theo toa bác sĩ kê tới bây giờ là được hai hôm . Nhưng từ chiều tới giờ bé đi ngoài 4,5 lần rồi bác ạ . Mong bác tư vấn giúp em , em mới cho bé uống orezon vì sợ bé mất nước.

Trả lời

Bạn đang dùng loại kháng sinh nào? bạn cho bé uống ORS trong trường hợp này là tốt. có thể bổ sung thêm men vi sinh. bé nhà bạn có thể bị viêm tiểu phế quản, chẩn đoán hen ở tuổi này rất khó. rất quan trọng là chăm sóc bé. cho bé bú mẹ thường xuyên, hỗ trợ ho hiệu quả cho bé, thông thoáng đường thở nhé. chúc bé mau khỏe. bạn nên làm cho nhà cửa thông thoáng nhé.

Tư vấn thêm: BS. Thanh le Nhan 

Uống 2 ngày bị tiêu chảy thì cần loại nguyên nhân kháng sinh ( a,clavunilic), đôi khi chỉ ngưng hoặc đổi kháng sinh là hết.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Xuân Mai

Ngày hỏi: 24/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Chào các bác sĩ, con em gần 11 tháng nặng 9kg. Con em bị sốt, khi thì toát mồ hôi, ho rất nhiều. Em đã cho uống thuốc hạ sốt và siro ho mấy ngày mà không thấy đỡ tí nào cả? Không biết có cách nào trị khỏi ho và sốt không Con e có bị bệnh gì không hả bác sĩ? Bác sĩ và mọi người có cách gì không giúp dùm em với.cảm ơn cả nhà.

Trả lời

Với những triệu chứng như chị mô tả thì chị cần đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để bác sĩ trực tiếp khám tìm nguyên nhân bệnh.Việc tư vấn qua mạng chỉ nhằm mục đích tham khảo và không thể thay thế cho việc khám bệnh trong mỗi đợt bệnh. Chúc bé chóng khỏe!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Nhung Luu

Ngày hỏi: 9/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Nhờ các bác sĩ tư vấn giùm em. Bé nhà em 2 tuổi, chừng 20 ngày trước bé bị sốt cao (39d hơn), đi khám bác sĩ chuẩn đoán là viêm phổi, uống 5 ngày. Sau đó bé vẫn sốt dù có giảm xuống khoảng từ 38d5 – 38d8, và không liên tục. Bsi chuẩn đoán là sốt siêu vi, và vẫn uống tiếp kháng sinh. Em cho đi khám Nhi Đồng 2 thì bs bảo là sốt siêu vi (do nhiều loại siêu vi nên sốt kéo dài). Cách đây 7 ngày em cho bé nhập viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ làm các xét nghiệm ban đầu, lấy máu, nước tiểu, lấy dịch tuỷ để xét nghiệm viem màng não, nhưng các kết quả của bé vẫn bình thường. Nhiệt độ của bé vẫn 37d mấy – 38d mấy (dưới 38d5), vẫn uống tiếp kháng sinh. Giờ bé đã xuất viện, nhưng bé vẫn ko hết hẳn sốt. Bé ăn uống chơi ngủ vẫn bình thường, chỉ có nhiệt độ là không giảm hẳn. Em nhờ các bác sĩ tư vấn giùm em bé nhà em như vậy là bị gì, nên đi khám ở đâu, làm xét nghiệm gì, hoặc có bác sĩ nào chuyên những ca như vầy mà em nên đi khám nhờ các bsi chỉ giùm em. Em cám ơn nhiều lắm.

Trả lời

Chào chị. Có một số thông tin cần chị làm rõ:

– Trẻ bắt đầu sốt cách đây 20 ngày? sốt liên tục có ngưng hay hết sốt liên tục trong 2 ngày (48 giờ)? Khi đó kèm theo triệu chứng gì thêm: ho, thở nhanh, tiêu chảy, nổi ban,…?

– Được chẩn đoán viêm phổi và uống kháng sinh gì? trong bao lâu? sốt giảm chứng tỏ đáp ứng thuốc điều trị. Khi đó có hết sốt liên tục 2 ngày không ? còn triệu chứng gì như ho, khó thở , tiêu chảy …sau uống thuốc KS 5 ngày?

– Giai đoạn sau 5 ngày đầu cho đến cách đây 7 ngày nhâp viện NDD1: khoảng 8 ngày? cháu có sốt không? có khi nào hết sốt liên tục 48 giờ? kèm theo các triệu chứng gì thêm như Ho, thở nhanh, tiêu chảy, nổi ban, …có uông thuốc gì?

– 7 ngày điều trị ở NĐ1 với chẩn đoán gì? uống KS loại nào? bao nhiêu ngày?

– Hiện tại cháu sốt bao nhiêu? liên tục hay không? các triệu chứng nào thêm?

Nếu chị ở Tp Hồ chí Minh có thể đến BV Trường Đại Học Y Dược liên hệ TS. Lê Minh Khôi để thăm khám. Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Mỹ Quý Trương – FB: myqui.truong.9

Ngày hỏi: 28/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Kim Vân

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi con em 15 tháng, em cho bé ặn dặm từ 6 tháng tuổi vẫn bú mẹ và thêm sữa công thức, nhưng khoảng vài tháng gần đây không hiểu sao bé cứ bị bón suốt ạ, mỗi lần đi rất khó khăn và phải bơm đít, ra như viên sỏi li ti ạ xin bác sĩ tư vấn cho em ạ. em xin cảm ơn ạ.

Trả lời

Chào bạn,

Bé nhà bạn mới xuất hiện táo bón gần đây thì chủ yếu là do chế độ ăn uống và chăm sóc, rất hiếm khi do bệnh lý thực thể ở đường tiêu hóa. Bạn cho bé ăn dặm từ  6 tháng và tiếp tục bú mẹ kèm sữa công thức là đúng, tuy nhiên bạn nên lưu ý thêm 1 số vấn đề:

  • Cho bé uống nhiều nước. Pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh pha đặc.
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn, ăn cả cái chứ không chỉ ăn nước. Ngoài ra chế độ ăn nhiều chất đạm cũng góp phần gây bón. Ăn thêm trái cây chín.
  • Tập cho bé đi vệ sinh mỗi ngày vào 1 giờ nhất định. Ví dụ buổi sáng sau khi thức dậy. Mẹ mát xa bụng cho bé, ấn bụng với lực vừa phải, xoa từ từ theo chiều kim đồng hồ (cách rốn khoảng 5cm) trong 5-10 phút, sau đó “xi…” bé.
  • Nếu sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng bón của bé không cải thiện, bạn nên đưa bé đi bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc nếu cần.

Tham gia tư vấn thêm: Ths. Trần Thanh Thỏa

Bạn không nên bơm đít thường xuyên cho bé vì sẽ dễ làm bé mất phản xạ đi cầu. Việc xoa bụng như chị Vân nói bạn nên tiến hành vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 1 giờ, bổ sung thức ăn nhuận tràng cho bé như: vừng, khoai lang, đu đủ chín. Tăng cường vận động cho bé kiểu đặt bé nằm rồi cử động chân cho bé theo kiểu đạp xe đạp.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về táo bón tại YHCĐ:

Câu hỏi 2

Người hỏi: Thuy Trang Nguyen

Ngày hỏi: 16/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Em chào bác ạ. Con em đến nay đã được 17 tháng mà hiện tượng táo bón vẫn không giảm mặc dù em đã làm nhiều biện pháp như cho ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước , tập đi ngoài vào một giờ nhất định cho ăn sữa chua để dễ tiêu hóa mà bé vẫn bón . Có đem đến bác sĩ khám bác cũng tư vấn như những biện pháp em nêu trên nhưng không đỡ , mong bác tư vấn giùm em với ạ.

Trao đổi thêm

Chào em!

Em có thể mô tả thêm về tình trạng táo bón của cháu như thế nào? Cháu đi cầu bao nhiêu lần trong ngày, tuần? Tình trạng phân? Xảy ra từ khi nào? Chế độ dinh dưỡng hiện nay như thế nào?

Trả lời

Dạ cháu ngày nào cũng đi một lần không có giờ giấc cụ thể , phân cháu màu xanh đen xảy ra từ khi cháu được 3 tháng , chế độ dinh dưỡng một ngày ba bữa cháo ( sáng , trưa , chiều ) cách 2 tiếng cháu uống sữa nhiều khi 3 tiếng cũng có , 1 chén cháo gồm thịt , rau ,một muỗng dầu gất . Dạ mà lâu nay em không cho uống thuốc nữa nên em sợ cháu có bị tắt ruột gì không thôi . Em cám ơn bác

Bác sĩ trả lời

Vâng nếu cháu đi cầu khó và kéo dài thì táo bón rồi và phân màu xanh đen từ khi 3 tháng tuổi là bất thường em cần cho cháu đi kiểm tra phân nhé! Về chế độ dinh dưỡng cho cháu là rất tốt rồi! Em có đang bổ sung vitamin gì cho cháu không? Nếu bổ sung nhiều vitamin D cũng gây nên phân cứng! Em tham khảo thêm bài viết Nguyên nhân và cách điều trị táo bón tại YHCĐ:

https://yhoccongdong.org/thongtin/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tao-bon-o-tre-em/

Em áp dụng các cách trong bài sau 5-7 ngày mà tình trạng không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé!

Cần cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền thái nhỏ nấu canh, luộc rau cho trẻ ăn trước đối với trẻ lớn hoặc khoai lang củ luộc hoặc hấp cho trẻ ăn. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ rau cho trẻ ăn cả cái đối với trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn các loại quả: bưởi, cam, quýt(tốt hơn nếu ăn cả múi), thanh long, chuối tiêu, đu đủ… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo… Có thể dùng nước cốt khoai lang sống: khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, đem giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu trẻ ăn sữa bò bị táo bón nên pha sữa loãng hơn bình thường một chút hoặc dùng nước cháo nấu với các loại rau củ pha sữa (cho trẻ từ 5 tháng trở lên). Cho trẻ uống thêm nước rau quả ngày 3-4 lần.

Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi nhà vệ sinh quá lâu.

Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%. Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… nếu có.

Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Thụt tháo là biện pháp cuối cùng là dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.

Những trường hợp sau phải đưa trẻ đến bệnh viện:

– Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

– Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Lien Pham – FB: bichlien72

Ngày hỏi: 17/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi         

Chào Bác Sĩ! Xin tư vấn giúp.

Cháu bé nhà mình được 3 tuần tuổi bú sữa Mẹ. Mấy ngày gần đây cháu hay vặn vẹo mỗi lần đi phân và 2 ngày nay chàu bị táo bón nên quấy suốt. Cháu bị như vậy có sao không Bác sĩ và phải làm sao để cháu bé được đi phân được thông xin Bác sĩ cho lời khuyên. Cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời

Chào chị,

Cháu 3 tuần bú mẹ hoàn toàn là rất đúng! Cháu đang táo bón có thể nguyên nhân từ chế độ ăn của mẹ.

Chị có thể xem chế độ ăn của mình có đầy đủ chất xơ không hay có nhiều chất nóng như ớt, gừng… Nếu có chị cần thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ giảm chất cay nóng và nên uống nhiều nước.

Ngoài ra chị có thể masage giúp bé dễ đào thải phân như sau: Xoa nhẹ đều từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải vòng lại theo hình số 8. Mỗi lần massage chỉ 10 phút và mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Chúc cháu chóng khoẻ!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Phạm Ngọc Phương

Ngày hỏi: 5/7/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, con em được 3,5 tháng bú sữa mẹ và sữa ngoài là friso gold, output 2 ngày 1 lần rất dẻo nhưng bữa nay 4 ngày mới đi phân hơi cứng giống bón và rặn rất lâu, vậy có phải bé thiếu nước không? vì em không cho con uống nước nhưng mấy bữa nay thời tiết nóng con hay đỗ mồ hôi nữa, nếu uống nước được thì uống như thế nào vì em được biết trước 6 tháng không nên cho bé uống nước, em cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị,

Chị xem lại xem cháu bú có đủ lượng sữa chưa ? Nhất là tăng cường cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Massage hình vòng cung vùng bụng trên theo chiều kim đồng hồ mỗi khi cháu rặn đi cầu để giúp cháu đi cầu dễ hơn.

Tham gia tư vấn thêm: Ths. Trần Thanh Thỏa

Con bạn dưới 6 tháng nên việc mẹ cho bé bú sữa ngoài rất dễ gây táo bón. Bạn cố gắng cho bé duy trì sữa mẹ đến 6 tháng, hãy cho con bú bình. Còn một khi đã cho cháu bú bình rồi thì phải bổ sung thêm nước cho cháu. Theo mình bạn nên tạo điều kiện để bé bú sữa mẹ. Còn , có thể tham khảo ở đây: https://yhoccongdong.org/thongtin/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tao-bon-o-tre-em/

Câu hỏi 5

Người hỏi: Ngọc Quý – Ngày hỏi: 12/6/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.Con trai em nay được 7 tháng, nặng 7kg2, 3 tháng nay cháu chỉ lên được 500g. Khoảng hơn 1 tháng nay cháu bị táo bón liên tục, lần đầu 6 ngày, mẹ phải can thiệp bằng cách thụt, 2 ngày sau đó cháu đi bình thường, đến lúc 4 ngày mới đi tiếp và nay lại cứ 4-6 ngày mới đi 1 lần.

Trước cháu ăn bột mua sẵn về mẹ pha theo hướng dẫn, còn mấy ngày nay mẹ tự nấu cháo, bổ sung thêm rau, ăn chuối, sữa chua mà cháu vẫn chưa đi cầu.

Bác sĩ tư vấn giúp em nên làm gì để bé dễ tiêu hoá và thực đơn thế nào cho hợp lý để bé phát triển chiều cao, tăng cân nặng của bé. Ngoài ăn cháo ngày 1 lần ra thì bé bú sữa mẹ hoàn toàn.

Em xin cảm ơn !

Trả lời

Khi cháu đi cầu, mẹ có thấy cháu có biểu hiện: đỏ mặt, đau, khóc và phân có máu không ạ? Mùa hè nên ngoài việc: xoa bụng cho cháu, ăn thức ăn có nhiều rau và các thực phẩm nhuận tràng thì mẹ nép nên cho bé uống nhiều nước nữa nhé! Mẹ nó có thể tham khảo thêm tại bài viết “Nguyên nhân và cách điều trị táo bón” tại Y học cộng đồng: https://yhoccongdong.org/thongtin/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tao-bon-o-tre-em/

Nói chung là theo mình thì hãy cho bé tập làm quen với thức ăn một cách từ từ và thay vì dùng bột ăn dặm mẹ nó hãy nấu đồ ăn cho con. Mẹ nó tìm đọc ăn dặm kiểu Nhật để tham khảo về quá trình cho trẻ làm quen với thức ăn. Khi cho bé bú, mẹ nó để ý là cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang bên kía. Vì bé bú mẹ nên mẹ nó bổ sung thêm thực phẩm nhuận tràng trong thức ăn của mẹ: sữa chua, rau xanh, đu đủ chín, bơ, vừng đen…Nếu mẹ nó đã làm đủ biện pháp mà tình hình không cải thiện, bé chậm tăng cân thì nên cho em đi khám ở bác sĩ Nhi bạn nhé, hạn chế thụt vì sẽ làm mất phản xạ của bé. Thay vào đó mẹ cho em ” bô” theo giờ trong ngày để tạo thói quen.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Ngọc Quý

Ngày hỏi: 19/5/2015

Tham gia tư vấn: BS.Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào các bác sĩ Nhi khoa, các bác tư vấn giúp em với ạ.

Bé trai nhà em nay được 6m10d, lúc sinh được 3kg,3 tháng đầu được 6kg còn tới bây giờ bé mới được 7kg, bé bú sữa mẹ hoàn toàn.Trước đây có lúc bé 3-4 ngày mới đi cầu,sau này thì đi bình thường ngày 1 lần.Em cho bé ăn dặm bột ngọt Redielac ngày 1-2 lần và nữa hộp váng sữa lúc bé tròn 6m, mấy bữa đầu bé vẫn đi cầu tốt, còn giờ gần 6 ngày rồi bé chưa đi cầu. Bé như vậy là có bình thường không ạ,có cần làm gì để bé đi cầu được không, các bác tư vấn giúp em với và cân nặng của bé như vậy có đạt không ạ.

Em xin cảm ơn nhiều !

Trả lời

Chào chị,

Nếu cháu vẫn tăng cân, không nôn, vẫn xì hơi, không quấy khóc nhiều, không có nứt kẻ hậu môn… thông thường nguyên nhân chậm đi cầu trong giai đoạn này là do chế độ ăn không hợp lý!

Chị tham khảo các bài viết về dinh dưỡng để có những thay đổi hợp lý như bổ sung chất xơ, nước…

Ngoài ra một số biện pháp như xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ trong rốn ra phía ngoài. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa và cầm chân trẻ thực hiện những động tác như trẻ đang đạp xe đạp cũng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Chị có thể xem thông tin từ các bài viết sau của yhoccongdong.com

Khái niệm về táo bón: https://yhoccongdong.org/thongtin/khai-niem-chung-ve-tao-bon-o-tre-em/

Nguyên nhân và phương pháp điều trị táo bón:

https://yhoccongdong.org/thongtin/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tao-bon-o-tre-em/

Cuối cùng, cháu đã 6 ngày không đi cầu và chị đã làm mọi cách để cháu đi cầu vẫn không được thì nên cho cháu khám bác sĩ để có hướng can thiệp phù hợp nhé!

Chúc cháu chóng khoẻ!

 

Câu hỏi 7

Người hỏi: Luong Nguyen  – Ngày hỏi: 19/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Cho e hỏi ạ, em sinh mổ, ít sữa nên em có cho con uống thêm sữa ngoài. Mấy hôm nay em thấy bé ngày ị chỉ 1 đến 2 lần có ngày chỉ 1 lần nhưng ị rất nhiều màu vàng không ướt mấy. Mỗi lần trước khi bé ị bé hay khóc vậy bé nhà em có bị táo không ạ. Bé nhà em được 25 ngày. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời

Chào chị. Trẻ bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng gián tiếp đến tình trạng đi cầu của bé! Chị cần bổ sung thêm chất xơ, xanh và uống nhiều nước trong khẩu phần ăn của chính bản thân chị nhé!

Mặc dù chất xơ không trực tiếp đi vào sữa mẹ nhưng sẽ giúp hệ tiêu hóa của chị hấp thu đủ chất dinh dưỡng để tạo ra sữa mẹ tốt có đủ các chất đóng vai trò như chất xơ, ví dụ đường Oligosaccharides. Do vậy nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn và đủ lượng cần thiết thì sẽ ít gặp tình trạng táo bón hơn các trẻ được nuôi dưỡng với sữa công thức.

Cháu nhà chị không phải táo bón!

Chị tham khảo thêm bài táo bón tại Y học cộng đồng để có thêm thông tin: https://yhoccongdong.org/thongtin/khai-niem-chung-ve-tao-bon-o-tre-em/; https://yhoccongdong.org/thongtin/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tao-bon-o-tre-em/.
Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Trang Huyền

Ngày hỏi: 6/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào các bác sĩ. Bé nhà em dạo này rất thích mút tay. Mẹ bỏ tay ra thì gào khóc. Đặc biệt là bé ti mẹ rất ít, chỉ ti có 1 tý rồi cho tay vào mút. Có cách nào giúp bé không mút tay nữa không. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiện tại bé nhà em được 2 tháng 23 ngày. Bé nặng 6kg cao 58cm. Sức khoẻ bé bình thường.

Trả lời

Chào chị, cháu đang phát triển bình thường!

Vấn đề mút tay ở trẻ giai đoạn này là thường gặp. Ngậm mút tay ngoài biểu hiện cho thấy trẻ đang đói thì điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

Phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1-2 tuổi, nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi. Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.

Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.

Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú.

Để giúp trẻ dần bỏ tật ngậm mút tay. Với trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói để tránh thói quen trẻ tìm tay của mình để ngậm mút. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay. Ví dụ

Chơi với búp bê giúp bé cử động linh hoạt. Bạn khẽ đặt một con búp bê nhỏ gần bàn tay bé. Đề nghị bé hãy cầm lấy con búp bê, bạn sẽ ngạc nhiên vì bé sẽ cố hết sức đề túm lấy món đồ vật này dù bé chưa hiểu hết yêu cầu của bạn. Mỗi lần, bạn để món đồ chơi xa bé một chút, bé sẽ rướn người để với lấy món đồ này.

Chúc cháu luôn khoẻ và chị đạt được điều mong muốn!

Câu hỏi 1

Người hỏi: Trang Bông – Ngày hỏi: 31/3/2015

Tham gia tư vấn: BS. Trần Thị Kim Vân

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi trong lịch tiêm chủng mở rộng mới nhất không có mũi cúm. Vậy em có nên cho bé tiêm không ạ? Em khám định kỳ cho bé thì bác sĩ bảo sau 7 tháng có thể tiêm mũi cúm. Bé nhà em 8,5 tháng nếu giờ tiêm mũi cúm và 9 tháng tiêm mũi 3in1 liệu có được không ạ? Em xin cảm ơn nhiều ạ!

Trả lời

Chào bạn, hiện tại bé nhà bạn có thể tiêm mũi cúm. Còn đối với mũi 3in1 (sởi-quai bị-rubella) thì mũi đầu tiên nên bắt đầu vào 12-15 tháng tuổi. Trong thời điểm bệnh dịch khó lường, nếu có thể tiêm được vacxin nào thì bạn nên cho bé tiêm.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Phùng Diệu Hoa – Ngày hỏi: 3/4/2014       

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Ở Y tế dự phòng chỗ mình ở có mũi Vaccine tên Synflorix phòng viêm màng não-viêm phổi-viêm tai giữa, 2 mũi mỗi mũi cách nhau 2m, cho mình hỏi, vaccine này có hiệu quả không? Nhất là việc phòng viêm phổi í?

Trả lời

Chào chị Hoa. Đây là vacxin phòng Phế cầu cho trẻ dưới 5 tuổi. Đã có chứng cớ khẳng định hiệu quả của vaccin này nên chị yên tâm phòng cho cháu!

Chị có thể tham khảo thêm về vaccin tại đây: http://www.nhs.uk/Medicine-Guides/Pages/MedicineOverview.aspx?condition=Vaccinations%20(all)&medicine=Synflorix&preparation

Câu 3

Người hỏi: Huyen Vo – Ngày hỏi: 13/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em được 2 tháng tuổi, chích ngửa 5in1 hay 6in1 hoại nào tốt nhất cho bé.

Trả lời

Chào em. Vacxin 6 trong 1 bao gồm 6 thành phần là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm.

Vacxin 5 trong 1 là vaccine tổng hợp phòng 5 bệnh gây nguy hiểm cho trẻ gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzase (Hib) đặc biệt là viêm màng não mủ trong một mũi tiêm.

Như vậy vacxin 6 trong 1 khác với vacxin 5 trong 1 là:

  • Vacxin 6 trong 1 có 6 bệnh.
  • Bé chỉ cần tiêm một mũi là đủ 6 bệnh.
  • Không phải uống thêm một liều vacxin ngừa bại liệt như khi dùng vacxin 5 trong 1.

Trường hợp của con em, em có thể cho bé tiêm ngừa vacxin 6 trong 1 hoặc vacxin 5 trong 1 đều được.

Hiện chưa có nghiên cứu vacxin nào là tốt hơn. Chỉ có sự so sánh vacxin tổng hợp này có nhiều ưu điểm hơn các loại vacxin tiêm từng mũi một trước đây:

  • Giảm số mũi tiêm cho trẻ (từ 9 mũi xuống còn 3 mũi), giảm đau đớn cho trẻ.
  • Tiết kiệm thời gian đi lại cho cha mẹ.
  • Thành phần ho gà trong vacxin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vacxin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

Chúc cháu luôn khỏe mạnh!

Câu hỏi 4

Người hỏi: Hồng Nguyên Thủy – Ngày hỏi: 5/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho e xin 1 số kinh nghiệm sau khi con tiêm 5in1 về với ạ.

Trả lời

Chào chị. Chị tham khảo bài viết “Các câu hỏi thường gặp về Vaccin 5 in 1” tại YHCĐ:

https://yhoccongdong.org/thongtin/hoi-dap-ve-vac-xin-quinvaxem/

Câu hỏi 5: Là một người mẹ, tôi rất băn khoăn khi phải quyết định có nên cho con mình đi tiêm vắc xin Quinvaxem. Tôi mong muốn được giải đáp đầy đủ hơn về những lợi ích và nguy cơ có thể có khi cho con đi tiêm phòng loại vắc xin này? Tiêm vắc xin Quinvaxem có thể xảy ra những phản ứng gì?

Trả lời:

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (< 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.

Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin Quinvaxem cũng giống như sử dụng vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như:

– Khóc thét dai dẳng trên3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

– Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

– Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1 triệu liều.

– Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Câu hỏi 6: Những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam có liên quan đến vắc xin hay không?

Trả lời:

43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được báo cáo sau sử dụng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam đã được các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguyên nhân, trong đó 9 trường hợp được đánh giá là có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm. 9 trường hợp này đều bình phục, các biểu hiện phản ứng gồm sốt cao, co giật trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin; sốc phản vệ; hội chứng giảm trương lực cơ và biểu hiện phản ứng dị ứng.

So với tỷ lệ phản ứng đối với vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào, tỷ lệ phản ứng sốc là 20/1 triệu liều, khóc > 3 giờ với tỷ lệ < 1/100 liều, giảm trương lực cơ với tỷ lệ 1-2/1 triệu liều thì tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận ở Việt Nam thấp hơn so với khuyến cáo.

Các lô vắc xin nghi ngờ về chất lượng đã được gửi tới Viện kiểm định Quốc tế, kết quả kiểm định các mẫu vắc xin đều đạt tiêu chuẩn về an toàn.

Câu hỏi 13: Sau khi tiêm về nếu cháu bị sốt, quấy khóc thì tôi phải làm gì?

Trả lời:

Sau tiêm chủng trẻ có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, các bà mẹ cần chú ý đến trẻ hơn, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, theo dõi nhiệt độ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ không đỡ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí.

Câu hỏi 14: Những biểu hiện nào sau tiêm chủng là bất thường, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Trả lời:

Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban…. hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.”

Thân mến

Câu hỏi 5

Người hỏi: Thu Thuy Vu – Ngày hỏi: 5/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, em đang băn khoăn quá. Hôm mùng 2/5/2015 em có cho con em đi tiêm vắc xin 5in1 (vắc xin tiêm chủng mở rộng) Mũi 1 ở trung tâm y tế dự phòng Nguyễn Chí Thanh loại vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc và uống 2 giọt bại liệt OPV. Tuy nhiên, hôm nay 5/6/2015 em cho cháu tiêm mũi 2 tại Trạm y tế xã (do em đang ở quê ngoại chưa ra Hà Nội) lúc xuống tiêm họ còn mỗi vắc xin tiêm Quinvaxem còn hết vắc xin uống bại liệt OPV vì thế nhân viên y tế của trạm chỉ tiêm cho cháu và nói tháng sau cho đi uống OPV bù, không biết như thế có sao không ạ?(nhân viên y tế của trạm nói với cháu không sao nhưng khi về nhà cháu lại thấy không yên tâm, hix). Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em ạ!

Trả lời

Chào chị. Nếu đợt này cháu chưa chủng OPV liều thứ 2 thì tháng sau chủng bù vẫn được và vẫn được tính là OPV liều 2.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Câu hỏi 6

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 7/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ nhi khoa cho em hỏi. Con em bú sữa mẹ hoàn toàn có cần đi nhỏ rota ko ai. Vì em có đọc tài liệu tham khảo trẻ bú mẹ hoàn toàn nhỏ rota không có tác dụng. Em cảm ơn.

Trả lời

Chào chị. Trước tiên trả lời NGAY là rất nên chủng vaccin Rotavirus trẻ từ 6 tuần tuổi và nên hoàn thành trước 24 tuần tuổi.

Đúng là có nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ làm GIẢM hiệu quả phòng bệnh của vaccin rotavirus nên nhiều tác giả đang tìm hiểu và khuyến cáo nên cho bú sau khi chủng 2-3h và nhịn bú mẹ 1h trước khi chủng! Thông tin chị tham khảo nói nhỏ vaccin rota không có tác dụng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là SAI HOÀN TOÀN!

Thân mến

Câu hỏi 7

Người hỏi: Thu Thuy Vu – Ngày hỏi: 13/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi trẻ sau khi uống vacxin phòng Rota thì có nhất thiết phải đi ị xì xoẹt không ạ?Con nhà em hồi 2 tháng cho uống Rota lần 1 nhưng bé không đi xì xoẹt mà vẫn 2-3 ngày đi 1 lần, phân sền sệt màu vàng hoa cải. Hôm đấy, sau khi uống khoảng 1-2 tiếng thì cháu bú và có bị ọc sữa, không biết cháu đã hấp thụ được vắc xin chưa ạ? Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Em cảm ơn ạ!

Trả lời

Chào chị. Hầu hết sau chủng rotavirus không gặp phản ứng phụ gì! Một số trẻ sau khi uống vaccin Rotavirus có gặp phản ứng phụ như: tiêu chảy, ợ hơi, phát ban…

Sau khi uống 1-2h mới bú mẹ là đúng vì sữa mẹ có thể làm giảm tác dụng của vaccin rotavirus. Và khi đó trẻ nôn thì cũng đã hấp thụ đủ vaccin rồi!

Chị tham khảo bài viết sau:

Câu 8

Người hỏi: Phạm Ngọc Phương – Ngày hỏi: 16/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi con em được 3 tháng 6 kg, hôm 13/6 có uống rota lần 2, hôm 15/6 con sốt nhẹ dưới 38,5 độ, qua 16/6 thì hết sốt. Vậy khi nào em có thể cho con chích 5in1 lần 2 được ạ? Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị, nếu bé đã hết sốt thì chị có thể đưa bé đến chích mũi 5 trong 1 theo hẹn. Việc uống vắc-xin rota sẽ không ảnh hưởng lịch chích ngừa theo chương trình quốc gia của bé.

Câu hỏi 9

Người hỏi: Trang Nguyen – Ngày hỏi: 19/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em chích 5in1 và uống bại liệt tiêm chủng mở rộng ngày 10/6 đến ngày 20/6 là uống rota liều 2. Nhưng em nghe nói uống bại liệt cách các vắc xin khác 14 ngày. Vậy em nên chuyển uống Rota sang 24/6 có được không? Bé nhà em cuối tuần này là 2 tháng 25 ngày. Cảm ơn bác sĩ ạ.

Trả lời

Chị có thể chuyển ngày uống rota sang 24/6, hoặc chị cũng có thể chờ tới lần chích 5 in 1 và uống bại liệt lần tới để uống rota cùng đợt đó.

Câu hỏi 9

Người hỏi: Kim Anh – Ngày hỏi: 25/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em chích 5 in 1 ngày 15. Cách 2 tuần em cho bé đi uống rota và chích phế cầu cùng lúc được không bác sĩ.

Trả lời

Chào chị. Chị có thể chủng ngừa cho cháu! Lưu ý với uống rota cần nhịn bú mẹ 1h trước và 2h sau khi uống.

Câu hỏi 1

Người hỏi: Cuc Hoang – Ngày hỏi: 9/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Bùi Thị Hằng

Câu hỏi

Bé nhà em được 6 tháng 10 ngày. Nặng 7kg, lúc sinh 2.9kg. Biết lật và ngồi, chưa trườn bò, bé chơi, ngủ ngoan. Đang ăn dặm ngày 2 bữa và ti mẹ (không dùng sữa công thức). Bé được phơi nắng ngày 10 phút, nhưng lúc bé chơi, bú, ngủ ra mồ hôi đầu nhiều. Cho em hỏi ra mồ hôi đầu như vậy là sinh lý hay bệnh lý ạ? Có cần bổ sung vitamin D cho bé không ạ?

Trả lời

Cân nặng của bé tốt. Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi của trẻ. Cần khám và làm thêm xét nghiệm để chẩn doán nguyên nhân. Bạn nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ. Chế độ ăn của mẹ giàu calci.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Nhung Lê – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức vs BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Bác sĩ ơi. Bé mình 9 tháng mà đầu lúc nào cũng có mồ hôi. Ướt hết cả gối ạ. Có phải tắm hay dùng gì cho hết mồ hôi ạ. Nhiều lắm ạ.

Trả lời

  1. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị, mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi, tập trung nhiều dưới da và được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm, có tác dụng điều hòa thân nhiệt, phối hợp với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể. Vì trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Vì vậy, khi nhiệt độ ngoài trời hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được. Hơn nữa diện tích da đầu của trẻ nhỏ lớn hơn các vùng khác nên ra nhiều mồ hôi đầu là lẽ đương nhiên!

Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo.

Cháu ra nhiều mồ hôi đầu nhưng vẫn phát triển đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì chị không nên lo lắng quá! Trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ ngay cả lúc trời lạnh, chị cần cho trẻ đi khám toàn diện để phát hiện nguyên nhân nhé!

Cho đến nay chưa có thuốc nào để hạn chế toát mồ hôi ở trẻ. Vì vậy, tuyệt đối không mua thuốc theo truyền tai nhau. Chỉ dùng biện pháp cơ học tức là dùng khăn lau mồ hôi để tránh trẻ bị ngấm nước vào trong.

Trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh điều hòa chưa được tốt nên nhiều gia đình dùng 25 – 26 độ C là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh để điều hòa ở mức nhiệt 28-29 độ C, nửa đêm về sáng cũng cần chú ý. Vì lúc đó nhiệt độ ngoài trời dù nóng thế nào cũng có giảm một chút. Cho nên, có thể tắt điều hòa từ 1-2h sáng trở đi và dùng quạt gió.

Dù để điều hòa nhiệt độ ở mức 28 độ C vẫn cần mặc cho trẻ quần áo dài, không nên mặc quần áo ngắn tay dẫn đến dễ nhiễm lạnh. Để tránh bị khô khi nằm điều hòa, có thể đặt thêm chậu nước bên trong phòng để tạo độ ẩm. Lưu ý không để luồng gió phả thẳng vào trẻ!

Hiện nay nhiều mẹ chia sẻ nằm gối đinh lăng giúp ngủ ngon và chống mồ hôi đầu…Các chị đừng nghe theo nhé, khi chọn gối nên chọn chất liệu vỏ gối là vải thô, thoáng mát và thấm mồ hôi. Các loại gối vỏ đỗ cũng là lựa chọn tốt cho trẻ vì không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí. Hoàn toàn không nên dùng gối thảo dược vì mùi lá dễ gây kích thích đường hô hấp, làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, những loại lá này cũng có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ!

BS.Nguyễn An Nghĩa

Bác sĩ Nguyễn Hữu Châu Đức đã tư vấn rất kỹ cho mẹ bé rồi, mình chỉ muốn nói thêm một vài ý kiến.

Mẹ hãy lưu ý cho bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, KHÔNG để bé ngủ sấp, hạn chế nằm nghiêng. Không che mặt bé bằng bất cứ thứ gì. Tuy hiếm nhưng mình đã gặp một số trường hợp che mặt bé bằng khăn lưới mỏng hoặc mũ, cũng không cần phải đội mũ len cho bé khi ngủ. Trẻ nhỏ điều hòa nhiệt độ cơ thể qua vùng đầu, mặt, nếu che những vùng này bé sẽ tăng nguy cơ sốc nhiệt. Trong đêm cũng cần để ý vì nhiều lúc mền, gối, đồ chơi phủ mặt bé. Mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé toàn đổ mồ hôi đầu, vì đến 85% nhiệt sẽ mất qua vùng đầu, mặt của bé, đó là một cơ chế bảo vệ cho bé không bị quá tải nhiệt. (đến đây chắc có mẹ sẽ lại hỏi mình lúc ngủ thì cho bé nằm ngửa, ngủ 1 chút thì tự động bé chuyển sang nằm nghiêng, vậy phải làm thế nào? Nếu bé ngủ sấp, mẹ phải nhẹ nhàng chuyển bé về tư thế ngửa vì tư thế sấp ngoài chuyện cản thải nhiệt còn gây tăng nguy cơ đột tử. Nếu bé ngủ ở tư thế nghiêng và vẫn thoải mái, vậy thì mẹ cứ để bé ngủ tiếp ở tư thế nghiêng, mặc dù bé sẽ thải nhiệt kém hơn ở tư thế này nhưng sự thoải mái cho bé quan trọng hơn).

Không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ phòng quá chi tiết, điều quan trọng nhất chính là SỰ THOẢI MÁI cho bé. Sẽ rất khó để tư vấn bé cần đắp bao nhiêu cái chăn, mặc ấm hay không mặc ấm vì điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố chẳng hạn như tính chất vùng miền (Ví dụ trong Nam nhiệt đó nóng quanh năm, thường thì bé ngủ chỉ cần mặc đồ mỏng, nằm thoáng; hay ở miền Bắc, có những lúc khá lạnh, bé cần mặc ấm hơn), phụ thuộc vào bản thân từng bé. Mặt khác, nếu để ý một chút thì mẹ cũng sẽ thấy là hiếm khi nào bé chịu nằm yên trong chăn qua suốt đêm (nhiều bé mới thiu thiu ngủ là đạp chăn đi tứ tung rồi). Vì vậy, mẹ hãy dựa trên sự thoải mái cho bé để điều chỉnh, để ý nhiều hơn 1 chút ngoài chuyện đổ mồ hôi đầu, chẳng hạn như bé ngủ có tròn giấc không? Đang ngủ đêm lại thức khóc hoài không thể dỗ? bé tăng cân và chiều cao tốt không? Trong ngày bé vui chơi thế nào? Nếu có những biểu hiện bất thường khác kèm theo thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

Về chuyện dùng máy lạnh hay dùng quạt? nếu máy lạnh thì bao nhiêu độ? Nếu quạt thì dùng thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, một lần nữa mẹ hãy chú ý đến SỰ THOẢI MÁI cho bé. Dùng máy lạnh, có bé để 23oC và ngủ rất ngon, vậy thì mẹ có thể giữ mức 23oC, nếu 26oC bé ngủ ngon, vậy thì hãy giữ mức 26oC. Cần tránh luồng gió trực tiếp từ máy lạnh/quạt. Nếu nhà không có máy lạnh, bạn có thể dùng quạt cho bé. Đừng cho quạt quạt thẳng vào bé.

Một cách cũng khá hay để kiểm tra nhiệt độ bé là mẹ có thể áp nhẹ tay lên lồng ngực bé xem có ấm không. Mẹ không cần phải lo lắng nếu sờ thấy tay chân lạnh nhưng ngực ấm và bé vẫn ngủ ngon.

Một điểm nữa là tuyệt đối không dùng mền điện, chai nước nóng để giữ nhiệt cho trẻ nhỏ.

Câu hỏi 3

Người hỏi: Bullion Hanu – Ngày hỏi: 17/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Bé nhà em 4 tháng 16 ngày rồi và từ khi sinh đến giờ da đầu bé luôn nóng hầm hập mùa đông cũng như mùa hè. Chân tay ra mồ hôi với chân lạnh. Cho em hỏi như vậy là bị sao ạ?

Trả lời

Chào chị, chị cho biết thêm tình hình dinh dưỡng của cháu? Bú ngày bao nhiêu ml sữa mẹ/sữa thay thế? Số lần bú? Cân nặng lúc sinh? Cân nặng hiện tại? Các bệnh lý kèm theo?

Trao đổi thêm

Ngày cháu bú chỉ tầm 400-500ml cả sữa mẹ với sữa công thức vì em không đủ sữa. Lúc sinh cháu nặng 3kg, bây giờ được 6.8kg. Không có bệnh gì cả. Hôm thứ 7 chân bị nổi ban, em tắm nước dừa cho cháu khỏi rồi ạ.

Trả lời

Bé bị lạnh chân tay và đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu bé thiếu canxi. Chị có thể cho bé tắm nắng buổi sáng trước 9h, bổ sung vitamin D3 200-400UI/ ngày.

Nếu bé bị đổ mồi hôi nhiều ở vùng lưng và đầu bạn cần chú ý lau mồ hôi thường xuyên tránh để mồ hôi thấm vào người về lâu bé sẽ bị ốm.

Lưu ý giữ ấm chân tay cho bé bằng các cách sau: cho bé ngủ phòng có diện tích hẹp, mùa đông kín cửa không để gió lùa, có quạt sưởi những ngày thời tiết dưới 17 độ C, cho quạt sưởi phòng khoảng 10 phút trước kho cho bé ngủ. Không bịt kín chân tay, vì nếu bọc nóng quá, vải không thấm mồ hôi lúc đó mồ hôi ngấm ngược trở lại chân tay bé, khiến cho khu vực này càng bị nhiễm lạnh nhiều hơn.

Trao đổi thêm

Vâng em cám ơn. Thế còn việc da đầu nóng thì sao ạ? Bé không ra mồ hôi ở đầu mà chỉ ở gáy khi nào nóng thôi bác sĩ ạ.

Trả lời

Da đầu của trẻ có diện tích lớn hơn các vùng khác nên nhiệt toả ra nhiều hơn làm bạn cảm giác đầu cháu nóng hơn các vùng khác! Đấy là hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ nhất là trẻ hiếu động! Nếu cháu vẫn phát triển bình thường theo chuẩn, đo nhiệt độ không xác định sốt thì chị yên tâm là trẻ khoẻ .

Câu hỏi

Người hỏi: Nguyễn Thị Hằng – FB: hang.nguyenthi.9026     

Ngày hỏi: 8/4/2014

Tham gia tư vấn: BS. Van Diep Le

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giúp em . Điều trị bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài ạ, lặp lại liên tục ạ. Cháu 20 tháng , cháu chỉ uống cảm xuyên hương kết hợp aerius, hoặc singular ,thỉnh thoảng thì dùng colegic là khỏi ạ . Nhưng khỏi dc 1 tuần, lại chớm hắt hơi dẫn đến mũi nhày -1 tuần uống thuốc và nhỏ nemydxa , pivalion 1 % là khỏi. Cho e hỏi thêm bị bỏng niêm mạc mũi có gây ra trầy xướt rỉ máu không ạ. Em sợ tuần trước nhỏ nước tỏi loãng . Đi nội soi mũi chỉ nhìn thấy vết xướt nhỏ ở mũi vì mấy hôm nay có chút xíu máu . Hôm nay ko thấy có máu nưa , nhưng mép ngoài thành mũi trên đỏ co nhân xanh như đầu tăm giống mụt nhọt ạ.

Trả lời

Mẹ cho cháu dùng aerius và thêm sterimax baby xịt mũi hàng ngày khoảng 4 lần. Chưa cần dùng kháng sinh, cũng như nhỏ mũi nemydexa. Trẻ dưới 6 tuổi hay bị bệnh lý liên quan đến tai mũi họng, giai đoạn này là giai đoạn bệnh thích ứng rất quan trọng với trẻ vì để tạo miễn dịch.

Niêm mạc mũi giàu mạch máu trong khi lại rất mỏng manh nên rất dễ chảy máu do nhiều nguyên nhân, đôi khi có những nguyên nhân rất đơn giản, ví dụ như bị cảm cúm. Cho nên nếu đúng là bỏng niêm mạc mũi thì sẽ chảy máu mũi và nhiều tác hại khác

Cái này theo tôi không phải do bỏng mà có thể nguyên nhân cháu chảy mũi nước kéo dài nên gây viêm loét tiền đình mũi. Cố gắng xịt mũi sterimax thường xuyên, khi lau mũi cho cháu dùng khăn mềm lau nhẹ, tránh để trẻ đưa tay lên ngoáy móc trong mũi. Trường hợp này nên dùng kháng sinh.

 

 

 

 

 

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích