menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Ngày an toàn thực phẩm thế giới 07 tháng 06 năm 2023

user

Ngày:

07/06/2023

user

Lượt xem:

168

Bài viết thứ 18/18 thuộc chủ đề “Dinh dưỡng và thông tin dinh dưỡng”

Bạn có biết, mỗi năm trên toàn thế giới có 600 triệu trường hợp mắc bệnh và 420.000 ca tử vong liên quan tới thực phẩm không an toàn. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 40% trường hợp mắc bệnh do thực phẩm, với 125.000 ca tử vong mỗi năm. Ngày 07/06 là ngày An toàn thực phẩm được tổ chức hàng năm trên thế giới, nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của chính phủ, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trên toàn cầu có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng thực phẩm an toàn, ngăn ngừa và lên án những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

ngay-an-toan-thuc-pham-the-gioi-07-thang-06-nam-2023
Ngày an toàn thực phẩm thế giới 07 tháng 06 năm 2023

Thực phẩm bẩn là gì?

Một thực phẩm được xem là không an toàn khi nó có chứa các tác nhân gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Các tác nhân đó gồm: tồn dư các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phẩm màu độc hại, chất bảo quản, kim loại, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép, thực phẩm biến chất, các độc tố tự nhiên trong thực phẩm hay các tác nhân sinh học gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc…

Vậy thực phẩm không an toàn có thể đưa đến những tác hại nào? Và nên làm gì để phòng tránh những tác hại đó ????

Tác hại của thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể như tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn, nặng hơn nữa là khó thở, tim đập nhanh bất thường, ngất xỉu và thậm chí tử vong. Đôi khi, những chất độc này còn có xu hướng tích tụ lâu dần trong cơ thể, gây ra tình trạng vô sinh, dị tật ở thai nhi, khiến trẻ chậm lớn,… các bệnh mãn tính và nhất là ung thư.

Vì sức đề kháng còn yếu và thường chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh, trẻ em dễ dàng mắc các bệnh nguy hiểm do sử dụng các thực phẩm không an toàn. Vì vậy, ba mẹ nên quan tâm và chú trọng hơn trong việc đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ, lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và thực hiện các bước vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến. 

Tac-hai-cua-thuc-pham-ban
Tác hại của thực phẩm bẩn

Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình mình ?

Trước khi chế biến

Luu-y-truoc-khi-che-bien-thuc-pham
Lưu ý trước khi chế biến thực phẩm
  • Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn. 6 bước rửa tay đúng cách:
    • Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau
    • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
    • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
    • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
    • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
    • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước và làm khô tay.
6-buoc-rua-tay-dung-cach
6 bước rửa tay đúng cách
  • Rửa sạch các dụng cụ nấu nướng, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, dụng cụ nấu ăn cần được tiệt trùng. Một số cách tiệt trùng:
    • Tiệt trùng bằng cách đun sôi.
    • Tiệt trùng bằng hơi nước từ nồi hấp.
    • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và cọ rửa chuyên dụng.
    • Tiệt trùng bằng máy tiệt trùng.
  • Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín.
  • Không mua động vật hoang dã hoặc sản phẩm từ động vật hoang dã do chúng có thể nhiễm các loại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.
  • Vệ sinh bàn bếp sạch sẽ, nơi để thực phẩm bằng xà phòng và nước sạch.

Trong khi chế biến thức ăn

che-bien-thuc-an-an-toan
Chế biến thức ăn an toàn
  • Sơ chế kỹ càng các nguyên vật liệu trước khi nấu.
  • Thức ăn phải được nấu chín và đun sôi thật kỹ để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh.
  • Thức ăn của bé nên được chế biến theo bữa, tránh việc bảo quản thức ăn quá lâu gây biến đổi chất dinh dưỡng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 giờ sau khi nấu hoặc 1 giờ nếu tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài trên 30 độ C.
  • Thức ăn thừa chỉ nên hâm nóng lại một lần duy nhất. Một số cách hâm nóng thức ăn:
    • Hâm nóng thức ăn bằng cách đun sôi: Đổ nước vào ngập khoảng ½ chiếc nồi to. Đặt nồi lên bếp và bật lửa lớn để đun sôi nước. Cho các túi nhựa đựng thức ăn thừa (đã dán kín miệng túi) hoặc hộp đựng thức ăn vào trong nồi nước đang sôi và đun trong vòng từ 10 đến 15 phút.
    • Hâm nóng thức ăn bằng lò nướng: Thường được sử dụng cho những món ăn đã được giữ lạnh trong tủ đông. Bật lò nướng để nóng đến khoảng 2000C. Đun nóng thức ăn khoảng 10 phút.
    • Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng: Cho đồ ăn vào lò vi sóng, chọn chế độ công suất cao, đặt thời gian 3-5 phút tùy vào thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn các bước rửa tay của Bộ Y Tế 
  2. Food Safety – Wolrd Health Organization
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích