menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Gây mê

user

Ngày:

19/08/2018

user

Lượt xem:

300

Bài viết thứ 06/09 thuộc chủ đề “Phẫu thuật”

Gây mê là thuốc ngăn chặn cảm giác đau của bệnh nhân, còn được gọi là phương pháp vô cảm. Gây mê thường được dùng đi kèm với các thủ thuật y khoa. Phương pháp vô cảm được chọn lựa tùy vào loại thủ thuật và tình hình sức khỏe chung của bệnh nhân.

Các loại gây mê

Có 4 phương pháp vô cảm chính:

Gây tê tại chỗ

Gây tê vùng là việc bơm thuốc vào nhằm làm mất cảm giác vùng làm thủ thuật. Nó chủ yếu được sử dụng trong các thủ thuật nhỏ. Bao gồm sinh thiết mô vú, cắt bỏ các cục mụn. Sự mất cảm giác tồn tại trong một thời gian ngắn, đôi khi là vài giờ. Bệnh nhân có thể vẫn thức và tỉnh táo. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng thuốc an thần để làm thư giãn và buồn ngủ (xem “An thần” dưới đây).

gây mê
Hình 1: Gây tê tại chỗ

Gây tê vùng

Gây tê vùng chặn cảm giác đau của một vùng cơ thể. Đôi khi tiêm thuốc giảm đau trong và sau phẫu thuật làm cho hồi sức dễ dàng hơn.

Hai loại gây tê vùng phổ biến:

  • Gây tê dây thần kinh ngoại biên chặn cảm giác đau ở các chi. Ví dụ, cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.
  • Gây tê ngoài màng cứng và tê tủy sống ngăn chặn cảm giác đau ở vùng giữa và phần dưới cơ thể. Khu vực này gồm vùng bụng dưới, vùng chậu, trực tràng và chi dưới.
gây mê
Hình 2: Gây tê tủy sống

An thần

Là thuốc làm thư giãn và buồn ngủ. Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc này qua đường miệng dưới dạng chất lỏng hoặc thuốc viên. Hoặc các loại thuốc có thể được chích vào tĩnh mạch. Thuốc an thần có thể được sử dụng với gây tê tại chỗ hoặc khu vực để giảm đau.

Các mức độ an thần khác nhau phụ thuộc vào mức độ nhận thức và sự tỉnh táo của bệnh nhân.

  • An thần mức độ thấp nhất giúp thoải mái và giảm lo lắng. Bệnh nhân có thể còn thức tỉnh và bệnh nhân có thể nói chuyện trong khi tiến hành thủ thuật. Thông thường loại này dùng cho các thủ thuật hoặc xét nghiệm không thoải mái như nội soi đại tràng.
  • An thần mức độ trung bình còn được gọi là an thần có ý thức. Nó làm giảm đau và làm giảm nhận thức. Một số người dưới sự an thần có ý thức vẫn có thể nói và trả lời. Những người khác rơi vào một giấc ngủ nhẹ. Nó thường được sử dụng cho phẫu thuật nhỏ. Bệnh nhân có thể không nhớ quy trình diễn ra sau đó.
  • An thần sâu làm cho bệnh nhân không nhận biết về thủ thuật. Thông thường, những người được an thần sâu không thể nói hoặc trả lời các câu hỏi. Họ có thể đáp ứng với cơn đau nhưng thuốc giảm đau làm giảm sự khó chịu. Bệnh nhân cũng có thể nhận được các loại thuốc ảnh hưởng đến trí nhớ, nghĩa là sẽ không nhớ quy trình diễn ra sau đó. Với phương pháp an thần sâu, bệnh nhân có thể nhận được sự hỗ trợ hô hấp.

Vô cảm toàn thân

Vô cảm toàn thân sử dụng kết hợp các loại thuốc. Điều này làm cho bệnh nhân bất tỉnh trong một thủ thuật lớn, cũng như phẫu thuật. Bệnh nhân không thể thức dậy cho đến khi gây mê hết hoặc cho đến khi nhận được thuốc giúp thức dậy.

gây mê
Hình 3: Gây mê nội khí quản

Ai sẽ tiến hành gây mê?

Nhóm gây mê điển hình bao gồm các chuyên gia sau:

  • Một bác sĩ gây mê. Bác sĩ này chuyên về gây mê và chăm sóc có liên quan. Người đó sẽ dẫn dắt nhóm chăm sóc gây mê của bệnh nhân.
  • Điều dưỡng có chứng nhận gây mê. Những điều dưỡng này đã được huấn luyện về gây mê.
  • Trợ lý gây mê. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe này đã trải qua quá trình đào tạo cấp sau đại học. Họ chuyên chăm sóc gây mê và kỹ thuật theo dõi bệnh nhân.

Chuẩn bị sẵn sàng cho gây mê

Đánh giá

Trước khi gây mê toàn thân, bệnh nhân có thể gặp bác sĩ gây mê. Và bệnh nhân sẽ nhận được một bảng câu hỏi. Cuộc thảo luận có thể bao gồm các chủ đề sau:

  • Các vấn đề về sức khỏe trước đây.
  • Thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung đang sử dụng.
  • Dị ứng, bao gồm thực phẩm và các chất như cao su.
  • Tiền sử gây mê trước đây.
  • Việc sử dụng ma túy, rượu, thuốc lá.

Những thông tin rất quan trọng với việc khai báo chi tiết, chính xác và trung thực giúp đảm bảo an toàn cho chính bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng có thể cần xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác trước. Thông tin này giúp xác định loại gây mê an toàn nhất cho bệnh nhân.

Những điều kiêng kị. Bệnh nhân sẽ tìm hiểu về các hạn chế về thực phẩm, đồ uống và thuốc men. Thông thường, bệnh nhân nên nhịn khoảng 6 giờ trước khi thực hiện thủ thuật, không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài chất lỏng trong suốt, và có thể cần phải tạm thời ngưng dùng thuốc hiện tại. Một số loại thuốc có thể gây trở ngại cho việc gây mê hoặc thủ thuật. Tuy nhiên, không tự ý ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi bác sĩ.

Chuyện gì diễn ra trong một cuộc gây mê toàn thân?

Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân theo một trong những cách sau:

  • Thông qua kim tiêm vào tĩnh mạch trong cánh tay.
  • Thông qua một mặt nạ giúp hít thuốc mê.
  • Kết hợp cả hai.

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân sẽ bất tỉnh trong vòng 1 phút.

Trước đó, nhóm chăm sóc sẽ gắn các thiết bị theo dõi vào cơ thể của bệnh nhân. Các thiết bị này theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân. Dấu hiệu quan trọng bao gồm nhiệt độ, huyết áp và nhịp tim.

Trong khi tiến hành thủ thuật các thành viên trong nhóm sẽ theo dõi các thiết bị. Họ sẽ đảm bảo rằng các dấu hiệu sinh tồn vẫn ở mức thích hợp. Họ cũng sẽ theo dõi mức độ ý thức của bệnh nhân.

Bác sĩ gây mê có thể chọn cho thêm thuốc vì những lý do sau:

  • Để tăng sức mạnh của gây mê.
  • Để cung cấp giảm đau bổ sung.
  • Để giãn thêm các cơ giúp bác sĩ phẫu thuật hoàn thành thủ thuật.
  • Để giảm nguy cơ tác dụng phụ sau thủ thuật.

Sau khi kết thúc thủ thuật, bác sĩ gây mê sẽ dần dần ngừng gây mê. Và bệnh nhân có thể được cho thêm các loại thuốc k.hác để giúp thức dậy.

Các điều dưỡng được huấn luyện đặc biệt sẽ theo dõi bệnh nhân khi tỉnh lại trong phòng hồi sức hoặc một đơn vị chăm sóc sau khi gây mê.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra do gây mê

  • Chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn ý thức.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Lạnh run.
  • Khô miệng hoặc đau họng. Đặc biệt nếu một ống đi qua miệng và đường hô hấp của bệnh nhân. Ống đó giúp bệnh nhân thở trong khi làm thủ thuật.

Các tác dụng phụ trên chỉ xảy ra nhất thời. Và nhóm gây mê sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát chúng.

Biến chứng hiếm gặp gây mê bao gồm tổn thương nghiêm trọng và tử vong. Những rủi ro này thường cao hơn đối với người lớn tuổi. Đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh tim hoặc phổi nặng.

Một biến chứng hiếm gặp khác là thức tỉnh khi gây mê. Điều này có nghĩa là một người tỉnh dậy trong quá trình phẫu thuật. Nó xảy ra ở 1 hoặc 2 trong số 1.000 người.

Những yếu tố nguy cơ của việc thức tỉnh khi gây mê:

  • Phẫu thuật cấp cứu.
  • Có tiền sử dài sử dụng thuốc chống co giật, Opiate, thuốc an thần.
  • Có vấn đề tim mạch.
  • Uống rượu hàng ngày.
  • Với đa số, gây mê không gây hại.

Hồi phục sau gây mê

Tránh các hoạt động sau trong ít nhất 24 giờ sau khi tỉnh dậy:

  • Lái xe.
  • Vận hành máy móc nặng.
  • Đưa ra các quyết định quan trọng.

Tốc độ phản ứng và phán đoán của bệnh nhân có thể giảm tạm thời bởi thuốc mê.

Nếu quá trình hồi phục của bệnh nhân không tốt, liên hệ ngay bác sĩ của bệnh nhân.

Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng lại các thuốc dùng hàng ngày. Và hỏi về những hạn chế tạm thời về ăn uống. Ban đầu, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn khó tiêu. Bệnh nhân có thể bắt đầu với chất lỏng, tiếp theo là thức ăn nhẹ.

Ví dụ một vài loại thức ăn nhẹ:

  • Nước thịt hoặc súp.
  • Sữa chua.
  • Gelatin.
  • Bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc cơm.

Những câu để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân

Trước khi gây tê/gây mê bệnh nhân có thể muốn hỏi các câu hỏi sau:

  • Tôi có thể biết phương pháp vô cảm của mình không?
  • Nguy cơ và biến chứng của từng loại vô cảm là gì?
  • Tôi có thể làm giảm đến mức tối thiểu biến chứng và nguy cơ bằng cách nào?
  • Tôi có cần làm xét nghiệm gì trước khi tiến hành gây mê không?
  • Gia đình tôi có thể cùng vào phòng mổ không?
  • Tôi có thể mang các thiết bị điện tử và headphones vào phòng mổ không?
  • Những sự chăm sóc nào trước, trong và sau mổ tôi có thể được nhận?

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/how-cancer-treated/surgery/anesthesia

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích