menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Điều gì sẽ xảy ra khi phẫu thuật

user

Ngày:

27/07/2018

user

Lượt xem:

589

Bài viết thứ 03/09 thuộc chủ đề “Phẫu thuật”

Nhóm phẫu thuật

Khi cần phẫu thuật, thì một nhóm được đào tạo y khoa chuyên nghiệp sẽ làm việc với nhau để đưa ra các giải pháp chăm sóc tốt nhất. Nhóm đó có thể bao gồm:

Bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật ung thư.

  • Đây là bác sĩ sẽ lãnh đạo đội phẫu thuật. Chuyên khoa của phẫu thuật viên tùy thuộc vào loại và giai đoạn
    ung thư. Phía dưới là một vài ví dụ về chuyên ngành của phẫu thuật viên tuy nhiên không phải đầy đủ. Bác sĩ ngoại khoa tổng quát có thể tiến hành nhiều loại phẫu thuật ung thư khác nhau.
  •  Bác sĩ ngoại niệu hoặc niệu ung bướu. Những chuyên gia này chuyên điều trị ung thư đường tiết niệu bằng phẫu thuật. Ung thư đường niệu bao gồm: tiền liệt tuyến, tinh hoàn, bàng quang và thận.
  • Bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Điều trị ung thư não bằng phẫu thuật.
  • Bác sĩ ngoại lồng ngực. Điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật.
  • Phẫu thuật da liễu. Điều trị ung thư da bằng phẫu thuật.

Bác sĩ gây mê.

Là bác sĩ sẽ chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau mổ bằng các phương pháp gây mê và/hoặc gây tê, gọi chung là phương pháp vô cảm.
Vô cảm là thuốc chặn cảm nhận đau của não trong quá trình phẫu thuật và có thể ngủ. Bác sĩ gây mê cũng giám sát dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp. Họ có thể xác định và xử trí các vấn đề liên quan tới quá trình vô cảm trong khi phẫu thuật và hồi sức.

Điều dưỡng gây mê hồi sức.

Là điều dưỡng giám sát dấu hiệu sinh tồn, điều chỉnh độ mê cần thiết dưới sự chỉ đạo của bác sĩ gây mê.

Điều dưỡng phòng mổ.

Là điều dưỡng hỗ trợ bác sĩ trong khi phẫu thuật.

Điều dưỡng phòng hồi sức và nhân viên.

Điều dưỡng hồi sức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân ở sau phẫu thuật.

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe khác.

Các thành viên khác bao gồm dược sĩ, tổ công tác xã hội, chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ vật lý trị liệu.

Trước khi phẫu thuật.

Gặp gỡ nhóm phẫu thuật.

Trước mổ bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ hoặc nhóm phẫu thuật. Họ sẽ xem lại bệnh sử, thăm khám thực thể và đánh giá những thứ cần thiết khi phẫu thuật.

Cho phép sự đồng ý phẫu thuật.

Các bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân về nguy cơ và lợi ích của cuộc mổ. Họ cũng sẽ thảo luận về các phương pháp phẫu thuật có thể tiến hành. Nếu bệnh nhân đồng ý mổ, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân hoặc người nhà kí một mẫu cam đoan đồng ý phẫu thuật. Khi kí có nghĩa là:

  • Bệnh nhân/gia đình bệnh nhân đồng ý phương pháp điều trị.
  • Nhóm phẫu thuật đã cung cấp thông tin cuộc mổ và các lựa chọn khác.
  • Bệnh nhân/gia đình bệnh nhân lựa chọn việc mổ. Bệnh nhân/gia đình bệnh nhân hiểu rằng phẫu thuật không được bảo đảm rằng sẽ mang lại kết quả như kỳ vọng.

Xét nghiệm trước mổ.

Bệnh nhân cần được kiểm tra vài thứ trước mổ. Một vài ví dụ được liệt kê ở dưới. Việc sử dụng các xét nghiệm này tùy vào từng hoàn cảnh.

  • Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của bệnh nhân trong trường hợp cần phải truyền máu.
  • Các xét nghiệm máu và nước tiểu khác để đánh giá nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và kiểm tra chức năng gan thận.
  • Điện tâm đồ
  • Chụp CT
  • Cộng hưởng từ
  • Siêu âm
  • Chụp xạ hình xương
  • PET scan

xet-nghiem-mau-co-phat-hien-duoc-nhung-benh-gi-intro

Hình 1. Xét nghiệm máu trước mổ.

Bỏ hút thuốc.

Bệnh nhân được khuyến cáo bỏ thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Bỏ thuốc giúp hồi phục nhanh hơn sau mổ.

Kết quả hình ảnh cho no smoking

Hình 2. Bệnh nhân nên bỏ thuốc ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật.

Tránh ăn và uống.

Nói chuyện với bác sĩ để biết nên và không nên ăn gì uống gì trong vòng 24 giờ trước mổ.

Uống thuốc. Bệnh nhân cần cho nhóm phẫu thuật biết về bất kỳ loại thuốc và thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống hoặc thảo dược mình đang dùng. Bác sĩ và bác sĩ gây mê sẽ cho bệnh nhân biết liệu có tiếp tục uống những loại thuốc đó trước khi phẫu thuật hay không và khi nào nên ngừng dùng thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc kháng đông hiện đang dùng, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Nên mặc và mang theo gì.

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân có thể cần phải cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức. Sau đó, đổi thành áo choàng bệnh viện. Vì thế, nên để đồ trang sức và đồ vật có giá trị khác ở nhà hoặc với một thành viên gia đình trong khu vực chờ đợi. Ngoài ra, đeo kính mắt vào buổi sáng phẫu thuật, thay vì kính áp tròng. Bệnh nhân có thể chọn mang theo kính áp tròng khi đang hồi phục sau phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu không trang điểm vào ngày phẫu thuật.

Những chú ý khác.

  • Bệnh nhân cần kiểm tra với nhà cung cấp bảo hiểm để tìm hiểu xem mình có được chi trả bảo hiểm trước khi phẫu thuật hay không.
  • Nếu có nguy cơ mất máu trong khi phẫu thuật và nếu cuộc phẫu thuật sẽ được thực hiện sau hơn 4 tuần, hãy hỏi nhóm phẫu thuật xem có cần phải lấy máu và lưu trữ trước không.
  • Cân nhắc đưa một thành viên gia đình hoặc bệnh nhân bè theo vào ngày phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cung cấp cho họ thông tin cập nhật về cách mà cuộc mổ đã diễn ra.
  • Sắp xếp để được chăm sóc trong giai đoạn phục hồi, bao gồm cả phương tiện chuyên chở về nhà từ bệnh viện.
  •  Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi nhóm phẫu thuật. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng mình được hướng dẫn chăm sóc sau khi trở về nhà.
  •  Cân nhắc thực hiện các cuộc hẹn trước mổ.
  •  Hỏi khi nào bệnh nhân có thể hoạt động thể chất lại bình thường sau mổ.

Trong khi phẫu thuật

Bệnh nhân có thể sẽ được gây mê trong phẫu thuật. Có nhiều loại gây mê khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật.

  • Gây tê tại chỗ là tiêm thuốc làm tê chỗ cần phẫu thuật. Gây tê tại chỗ được sử dụng cho các thủ thuật được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ, chẳng hạn như loại bỏ nốt ruồi.
  • Gây tê vùng gây đau ở một phần lớn hơn của cơ thể được thực hiện bằng cách làm vô cảm các dây thần kinh trong và xung quanh khu vực nơi phẫu thuật. Bệnh nhân gây tê vùng có thể được cho thuốc an thần. Điều này giúp bệnh nhân thư giãn và đôi khi ngủ trong khi làm thủ thuật.
  • Gây mê làm cho một người bất tỉnh trong một phẫu thuật lớn. Thuốc mê được đưa qua một mặt nạ, hoặc qua một kim tiêm được đặt vào tĩnh mạch trong cánh tay, hoặc kết hợp cả hai. Bác sĩ gây mê sau đó thường đặt một ống vào cổ họng để giúp thở, cung cấp oxy và gây mê. Bác sĩ gây mê cẩn thận theo dõi nhịp tim, huyết áp và oxy trong suốt quá trình phẫu thuật. Nói chung, bệnh nhân không nhận thức được bất cứ điều gì cho đến khi gây mê kết thúc sau khi phẫu thuật.
  • Sau khi bệnh nhân được gây mê, nhóm phẫu thuật sẽ làm sạch và cạo sạch chỗ phẫu thuật giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    Khi phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân sẽ được chuyển đến khu vực hồi sức.

Sau khi phẫu thuật

Thời gian hồi sức phụ thuộc vào loại phẫu thuật, phương pháp gây mê được dùng trong mổ.

Sau gây tê tại chỗ.

Nếu gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể về nhà gần như ngay sau thủ thuật.

Sau gây tê vùng.

Nếu gây tê vùng với an thần, bệnh nhân sẽ cần được theo dõi cẩn thận trong phòng hồi sức cho đến khi gây mê kết thúc. Thường mất khoảng 1 đến 2 giờ để thuốc mê hết tác dụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy uể oải trong một thời gian sau khi phẫu thuật.

Sau gây mê.

Bệnh nhân sẽ cần được theo dõi cẩn thận trong phòng hồi sức cho đến khi sau 1 đến 2 giờ sau gây mê. Ngoài cảm giác uể oải, bệnh nhân có thể bị đau ở cổ họng từ ống nội khí quản. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau nhức
nếu có các ống dẫn lưu ở chỗ phẫu thuật để thoát dịch thừa hoặc nếu bệnh nhân có ống thông tiểu. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau khi thức dậy, và được cung cấp thuốc giảm đau. Khi tình trạng ổn định, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng bệnh hoặc được phép trở về nhà.
Trước khi rời bệnh viện, bệnh viện sẽ lên lịch hẹn khám theo dõi để bác sĩ có thể theo dõi sự phục hồi liên tục.

Mẹo dành cho hồi phục sau mổ

Những đề nghị sau đây có thể tăng tốc độ hồi phục:

  •  Hỏi bác sĩ về hoạt động thể chất sau mổ. Đi bộ ngay khi bệnh nhân có thể là rất quan trọng để tránh huyết khối và giúp máu lưu thông.
  •  Yêu cầu giới thiệu đến một nhà trị liệu vật lý, nếu cần. Vật lý trị liệu có thể là một phần quan trọng trong sự phục hồi. Nó có thể giúp xây dựng sức mạnh và sự linh hoạt, và một số bệnh nhân có thể bắt đầu ngay từ ngày sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể nhận được một chương trình tập thể dục tại nhà, nhưng điều quan trọng là phải làm theo các hướng dẫn cụ thể được đưa ra bởi bác sĩ và chuyên gia trị liệu vật lý
  •  Thực hiện các bài tập thở sâu để giúp tái mở rộng phổi của bệnh nhân và giảm nguy cơ viêm phổi nếu bác sĩ  đề nghị.
  • Đừng hút thuốc khi đang hồi sức. Nếu bệnh nhân là người hút thuốc, hãy hỏi đội chăm sóc sức khỏe về cách giúp bỏ thuốc.

Lưu ý khác

  • Nói chuyện với điều dưỡng hoặc chuyên viên dinh dưỡng của bệnh viện về việc nhận được chế độ dinh dưỡng phù hợp và trở về các loại thực phẩm thông thường.
  • Hãy cho bác sĩ và điều dưỡng biết nếu đang bị đau để họ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát nó.
  • Theo dõi chảy máu bất thường, nhiễm trùng và phản ứng dị ứng với gây mê hoặc thuốc, bao gồm buồn nôn, khó thở và chóng mặt. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ giải thích các dấu hiệu và triệu chứng cần theo dõi và khi nào cần liên hệ với họ.
  • Nếu bệnh nhân bị sốt, chảy nước quá mức từ vết rạch da phẫu thuật, đỏ hoặc sưng quá mức tại chỗ rạch, hoặc buồn nôn và nôn liên tục, hãy liên hệ với nhóm chăm sóc.
  • Hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng khi nào và làm thế nào để thay băng vết mổ. Mặc dù băng được sử dụng để giúp vết rạch lành và bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Nhưng lưu băng quá lâu có thể làm chậm lành vết thương hoặc dẫn đến nhiễm trùng.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/how-cancer-treated/surgery/what-expect-when-having-surgery

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích