menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Quản lý thai ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

user

Ngày:

03/05/2023

user

Lượt xem:

138

Bài viết thứ 16/19 thuộc chủ đề “Dinh dưỡng trong thai kỳ”

Biên dịch: Ngô Gia Hoa

Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân

Cathy chia sẻ bệnh đái tháo đường thai kỳ đã thay đổi quan điểm của cô ấy về việc mang thai.

Cathy đang mong chờ lần mang thai thứ hai khỏe mạnh khi cô được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ (Sau đây được viết tắt là ĐTĐTK).

Được xác định bằng lượng đường trong máu cao, ĐTĐTK là một dạng bệnh đái tháo đường khởi phát trong thai kỳ, thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Phụ nữ bị ĐTĐTK cần được chăm sóc đặc biệt cả trong và sau khi mang thai. Tình trạng này có thể khiến mẹ và bé có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 về sau.

Cathy biết rằng cô ấy phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giữ cho bản thân và em bé khỏe mạnh. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích cách thực hiện điều đó.

ACOG: Bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khi nào?

Cathy: Nó xuất hiện sau khi tôi kiểm tra đường huyết định kỳ vào tháng thứ sáu của thai kỳ. Mức đường huyết (đường trong máu) của tôi cao và tôi đã quay lại để tái khám.

Tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi không có bất kỳ triệu chứng nào. Con gái đầu lòng của tôi chào đời nặng 4.08 kg và đó chính là một yếu tố nguy cơ. Lúc đó tôi không biết điều này.

Nữ hộ sinh của tôi nói với tôi rằng ĐTĐTK rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Nhưng cô ấy cũng nói với tôi rằng nó có thể kiểm soát được. Và chúng tôi chấp nhận đối mặt với nó. Tôi cảm thấy mình được chăm sóc rất tốt.

ACOG: Kế hoạch điều trị của bạn là gì?

Cathy: Chúng tôi bắt đầu với việc thay đổi lối sống, chủ yếu là chế độ ăn uống của tôi. Tôi đã ăn chế độ ăn ít tinh bột, theo dõi lượng tinh bột và đường nạp vào của mình và cân bằng chúng với lượng đạm.

Lúc đầu, tôi thực sự bị ngợp vì cả chồng và cô con gái 3 tuổi của tôi đều bị dị ứng thực phẩm khá nặng. Tôi sợ việc thêm một chế độ ăn phức tạp khác vào bữa ăn của gia đình chúng tôi. Tôi đã gặp một chuyên gia dinh dưỡng để giúp tôi lên kế hoạch cho những bữa ăn phù hợp với cả ba chúng tôi.

Hóa ra đó là điều hoàn toàn có thể làm được. Tôi chỉ phải điều chỉnh các bữa ăn hiện tại của chúng tôi cho chế độ ăn kiêng mới của tôi với ĐTĐTK. Tôi nhớ mình đã ăn nhiều rau và thịt nạc, chúng phù hợp với gia đình tôi.

Ngoài ra tôi dùng máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết sau mỗi bữa ăn. Tôi theo dõi lượng tinh bột và lượng đường trong máu của mình và gửi kết quả cho bác sĩ nội tiết hàng tuần.

Những điều bạn làm khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến em bé của bạn. Mắc ĐTĐTK khiến tôi nhận thức rõ hơn về điều đó.

ACOG: Nhưng sau đó đường huyết của bạn vẫn còn cao. Những gì đã xảy ra tiếp theo?

Cathy: Các bác sĩ đã đánh giá biểu đồ đường huyết của tôi và cho rằng chỉ thay đổi lối sống không thể mang lại hiệu quả. Vì vậy, tôi bắt đầu tiêm insulin. Tôi chưa bao giờ tự tiêm cho mình. Nhưng lúc bấy giờ, tôi đã làm việc đó mỗi ngày một lần. Việc tiêm thuốc đã mang lại hiệu quả, đưa đường huyết của tôi về mức cần thiết.

ACOG: Có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sinh nở của bạn hoặc sức khỏe của em bé không?

Cathy: Tôi thực hiện nonstress tests (là xét nghiệm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ oxy) thường xuyên hơn trong ba tháng cuối thai kỳ. Và tôi được khuyên rằng tốt nhất là tôi nên sinh đúng ngày hoặc trước ngày dự sinh. Vì ĐTĐTK có thể khiến em bé to hơn. Tôi đã lên lịch sinh vào ngày muộn nhất có thể. Nhưng Willa đến trong một cuộc chuyển dạ dữ dội và được sinh ra nhanh chóng.

Willia thực sự được sinh ra với thân hình nhỏ bé, nặng dưới 3.2 kg nhưng không có biến chứng. Một trong những y tá đã đỡ sinh nói rằng tôi hẳn đã kiểm soát rất tốt đường huyết của mình! Bây giờ Willa là một đứa trẻ 9 tuổi khỏe mạnh.

ACOG: ĐTĐTK đã ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn khi mang thai như thế nào?

Cathy: Những gì bạn làm khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé của bạn. Việc mắc ĐTĐTK khiến tôi nhận thức rõ hơn về điều đó.

Nếu tôi ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách, không chỉ tôi bị ốm mà còn khiến con tôi bị ốm. Ví dụ, nếu tôi ăn một loại sữa chua có thêm quá nhiều đường. Trong 20 đến 30 phút sau, lượng đường trong máu của tôi sẽ cao.

Tôi nhớ mình đã ăn một miếng bánh nhỏ ở bữa tiệc “Baby shower” (Bữa tiệc dành cho người mẹ sắp sinh con) tại nơi làm việc. Tôi đã theo dõi chế độ ăn kiêng của mình rất cẩn thận trong nhiều tuần. Và chiếc bánh đó khiến cơ thể tôi cảm thấy rất tệ. Tim tôi đã đập rất mạnh!

Tôi đã bị tác động bởi các phản ứng tức thì. Từ đó tôi biết được cách thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể tôi. Có được những thông tin đó mang lại cho tôi cảm giác tiến bộ và khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn. (Tôi khao khát được tiếp tục ăn theo cách đó!)

ACOG: Bạn sẽ nói gì với một người mắc ĐTĐTK?

Cathy: Việc mắc ĐTĐTK có vẻ rất phức tạp, thật sự đúng là như vậy. Do đó hãy bước từng bước một. Giải quyết những gì bạn có thể. Mọi người đều muốn có một kết quả tốt. Và có nhiều lựa chọn điều trị có sẵn để giúp đảm bảo điều đó.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/managing-a-pregnancy-with-gestational-diabetes

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích