menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ăn kiêng trong thai kỳ

user

Ngày:

23/09/2020

user

Lượt xem:

484

Bài viết thứ 01/19 thuộc chủ đề “Dinh dưỡng trong thai kỳ”

Biên dịch: Trần Hiền Vi – Trần Thị Hoàn

Hiệu đính:PGS.TS.BS Tô Mai Xuân Hồng

Ăn kiêng trong thai kỳ

Mùa chay (Lent), Tháng lễ Ramadan (Ramadan) và Lễ hội đêm thờ thần Shiva (Shivaratri) là một trong số ít những dịp mà người ta nhịn ăn. Những sự kiện này có thể trùng với thời kỳ mang thai vào một số thời điểm nào đó. Nếu bạn đang mang thai và muốn ăn kiêng, thì bạn nên xem xét câu hỏi: Liệu rằng ăn kiêng trong thai kỳ có an toàn không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng, đặc biệt là trong thai kỳ, có thể có ảnh hưởng lâu dài đến em bé trong cuộc sống về sau. Hãy tiếp tục đọc bài viết MomJunction này để hiểu ăn kiêng có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé .

Ăn kiêng trong thai kỳ có an toàn không?

Không có một câu trả lời rõ ràng nào cho vấn đề này vì không có nghiên cứu nào về việc ăn kiêng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy em bé được sinh ra từ những người mẹ ăn kiêng trong thai kỳ có thể phải đối mặt với những tác động về sức khỏe sau này.

Hãy chú ý rằng việc ăn kiêng trong những tháng mùa hè có thể dẫn đến đau đầu, kiệt sức, nhiễm toan và chóng mặt bởi vì những ngày này nóng ẩm kéo dài. Ngoài ra còn có khả năng bị mất nước.

Ăn kiêng trong thai kỳ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ như thế nào?

Mặc dù ăn kiêng sẽ không ảnh hưởng đến em bé ở giai đoạn mang thai, nhưng nó có thể để lại hậu quả lâu dài khi bé ra đời. Các nghiên cứu đã tiết lộ hai giả thuyết liên quan về những ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Chế độ thiếu dinh dưỡng liên quan với việc ăn kiêng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các cơ quan đang phát triển cũng sẽ bị suy yếu vĩnh viễn bởi vì sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Những hậu quả có thể phát triển về sau bao gồm các vấn đề của thận và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 (có thể dẫn đến bệnh mạch vành).
  • Suy giảm nhận thức:Thiếu dinh dưỡng trong quá trình ăn kiêng có thể làm gia tăng nồng độ hóc-môn cortisol, điều này có thể dẫn đến suy giảm nhận thức ở trẻ em.

Thai phụ có nên nhịn ăn trong Tháng lễ Ramadan không?

Phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan vì điều này có thể khiến sức khỏe thai nhi gặp nguy hiểm. Hơn nữa, nếu tháng lễ Ramadan diễn ra vào mùa hè, đây là một thách thức khi sống mà không ăn, không uống từ lúc mặt trời mọc đến mặt trời lặn. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi nghĩ đến việc nhịn ăn. Luật Hồi giáo cũng cho phép phụ nữ mang thai bỏ qua việc nhịn ăn nhưng bù lại bằng cách cho người nghèo thức ăn hoặc quyên góp thức ăn cho ai đó.

Ăn kiêng ngắt quãng có an toàn trong thai kỳ không?

Ăn kiêng ngắt quãng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé vì thời gian ăn uống bị rút ngắn có thể gây ra việc sụt cân. Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu ăn kiêng này đóng một vai trò nổi bật trong việc cải thiện sự trao đổi chất, kiềm chế sự viêm nhiễm và tăng cường bảo vệ tế bào những rủi ro của việc ăn kiêng vượt xa so với những lợi ích mà nó mang lại.

Lời khuyên cho việc ăn kiêng an toàn trong thai kỳ

Ăn kiêng liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài không được khuyến khích nhưng nếu bạn muốn ăn kiêng một vài ngày xen kẽ nhau, có một vài lời khuyên dưới đây:

  • Trước khi bạn bắt đầu ăn kiêng, uống thật nhiều nước lọc và nước ép trái cây tươi để giữ đủ nước cho cơ thể trong suốt cả ngày.
  • Vì cơ thể của bạn sẽ không được cung cấp thức ăn suốt cả ngày, nên việc ăn vội những thức ăn giàu năng lượng (chẳng hạn như gà rán) khi dạ dày rỗng sẽ không thực sự tốt cho em bé
  • Ăn hai đến ba loại hoa quả. Chúng giàu đường tự nhiên và khoáng chất, sẽ giúp duy trì mức năng lượng. Sữa và nước dừa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
  • Tránh đi bộ đường dài và tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào trong khi ăn kiêng để tránh gây mệt. Cố gắng ở nhà trong suốt giai đoạn ăn kiêng.
  • Cơ thể có một cách tốt để đưa ra dấu hiệu cho bạn khi có gì đó không ổn. Nếu bạn xuất hiện một vài triệu chứng bất thường trong giai đoạn ăn kiêng của mình, dừng việc ăn kiêng ngay lập tức.
  • Tránh các loại thức ăn có lượng đường cao và thức uống chứa caffeine (chẳng hạn như trà và cà phê)
  • Tránh bất kỳ loại hoạt động gây căng thẳng nào, và cố gắng giữ bình tĩnh. Những người ăn kiêng được ghi nhận có mức độ căng thẳng cao hơn những người không ăn kiêng.

Nếu bạn nghĩ rằng có thể thành công khi ăn kiêng với những mẹo này, tiếp theo hãy tìm hiểu cách chuẩn bị cho việc ăn kiêng

Nên chuẩn bị ăn kiêng như thế nào?

Lập kế hoạch là điều cần thiết để giúp việc ăn kiêng dễ dàng hơn trong thời gian này:

  • Hạn chế sử dụng các chất gây nghiện và chất kích thích (như trà, cà phê, soda, thuốc lá hoặc rượu) hằng ngày từ một đến hai tuần trước khi bắt đầu ăn kiêng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các triệu chứng cai nghiện mà bạn có thể gặp phải trong quá trình  ăn kiêng, đồng thời cũng làm giảm độc tố trong cơ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn một hoặc hai tuần trước khi bạn bắt đầu ăn kiêng. Hạn chế sử dụng đường tinh luyện, giàu chất béo, đồ nướng, sôcôla và bánh kẹo. Giảm tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ sữa; thay vào đó, hãy ăn nhiều rau củ và trái cây tươi hoặc nấu chín.
  • Uống nhiều nước, nước ép rau củ và trái cây giúp cho cơ thể bạn đủ nước trong một thời gian khá dài.
  • Ngủ đủ giấc vào ban đêm để cơ thể quen với việc  ăn kiêng hằng ngày.
  • Đi khám sức khỏe tổng quát để biết liệu có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra như thiếu máu hoặc đái đường thai kỳ hay không. Khi bắt đầu ăn kiêng, bạn nên đi khám thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu.
  • Trao đổi với sếp của bạn về việc liệu có thể làm việc tại nhà hoặc giảm bớt số giờ làm việc để ít ra khỏi nhà không.

Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Khi Ăn Kiêng Là Gì?

Nên ngừng ngay việc ăn kiêng khi bắt đầu gặp các triệu chứng sau:

  • Tăng hoặc giảm cân.
  • Số lần đi tiểu giảm hoặc nước tiểu có màu sẫm có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Táo bón, khó tiêu, nhức đầu, hôn mê, sốt, buồn nôn và nôn.
  • Giảm cử động thai hoặc bà mẹ có dấu hiệu chuyển dạ như đau

Nếu các triệu chứng không đáng lo ngại, bạn có thể tiếp tục ăn kiêng, nhưng nếu bạn ngừng ăn kiêng thì phải ăn như trước khi chưa ăn kiêng và ăn uống lành mạnh.

Cách tốt nhất để dừng ăn kiêng là gì?

Dừng ăn kiêng với  việc ăn nhiều loại thức ăn và đồ uống lành mạnh. Vào tháng lễ Ramadan, bạn có thể dùng bữa lúc Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn).

  • Bao gồm các loại carbohydrate phức hợp (chẳng hạn như các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, bánh mì nâu, lúa mì), thực phẩm giàu chất xơ (rau, đậu và trái cây sấy). Chúng cung cấp nhiều năng lượng và ngăn ngừa táo bón.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng đường trong máu, gây chóng mặt.
  • Chọn các loại thực phẩm lành mạnh hơn như đậu xanh và khoai tây thay vì thực phẩm giàu chất béo và chế biến sẵn.
  • Trứng, thịt, cá, phomai không tan, nấm, các loại hạt và đậu cung cấp protein hỗ trợ sự phát triển của bé.
  • Uống nhiều nước và nước ép giữa các bữa ăn và tránh đồ uống có chứa cafein.

Nên làm gì nếu còn phân vân có nên ăn kiêng hay không?

Nếu bạn không chắc chắn về việc ăn kiêng, bạn nên:

  • Đi khám tổng quát và hỏi ý kiến từ bác sĩ.
  • Xin lời khuyên từ linh mục hoặc tù trường đạo Hồi để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Hãy thử ăn kiêng trong một hoặc hai ngày và tự kiểm tra xem bạn có thể duy trì được không.

Trong trường hợp không thể ăn kiêng hoàn toàn hoặc đúng cách, bạn có thể xem xét các biện pháp thay thế

Có thể ăn kiêng gián đoạn khi mang thai không?

Có, bạn có thể thử chế độ ăn Daniel khi mang thai, miễn là bạn đủ sức khỏe. Điều này là lý tưởng nếu bạn là người ăn chay trường vì chế độ ăn kiêng này gồm các loại rau củ và không bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nhưng nếu bạn là người không ăn chay, bạn có thể thử một cách khác nhẹ nhàng hơn bằng cách  loại bỏ dần một số loại thực phẩm  có nguồn gốc từ động vật trong chế độ ăn của mình trước khi bắt đầu ăn chay.

Lưu ý rằng những lời khuyên trên đây có thể có hoặc không có hiệu quả với một số người. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ và quyết định có nên ăn kiêng hay không. Phải thật chắc chắn trước quyết định của mình vì dù chỉ một quyết định không tốt khi bạn mang thai cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

Tài liệu tham khảo

https://www.momjunction.com/articles/safe-fast-pregnancy_0015768/?fbclid=IwAR2DJfHdHwcKkLme1ItFu_x_sWm-n2-q1mDrRkTM_iKHpiUO-iSsmIg3B4o#FastingDuringPregnancy2

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích