menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Lập kế hoạch để chuẩn bị mang thai

user

Ngày:

21/04/2021

user

Lượt xem:

392

Bài viết thứ 02/07 thuộc chủ đề “Chuẩn bị trước khi có thai”

Nếu bạn đang cố gắng tìm cách có con hay chỉ nghĩ về kế hoạch đó thì bây giờ chính là lúc tốt nhất để bắt đầu. Tập trung chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tiền thai kỳ chính là những việc bạn có thể làm ở trước và giữa các lần mang thai, giúp bé có thể chào đời khoẻ mạnh. Đối với một số chị em, chỉ cần vài tháng để sẵn sàng có thai. Một số khác, có thể cần  nhiều thời gian hơn. Cho dù đây là lần mang bầu đầu tiên, thứ hai hay thứ sáu, những điều chia sẻ dưới đây đều là các bước quan trọng để giúp bạn sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Lập kế hoạch và hành động

Bạn có thể đã nghĩ về kế hoạch có con của mình và làm sao để thực hiện điều đó. Ví dụ, khi không muốn có con, bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả và đạt được mục tiêu đó. Giờ đây, khi bạn nghĩ đến việc mang thai thì điều quan trọng là phải thực hiện các bước sau để đạt mục tiêu của bạn – có thai và sinh một em bé khoẻ mạnh!

Đi khám bác sĩ sản khoa

Trước khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ về việc chăm sóc sức khỏe tiền thai kỳ. Bác sĩ sẽ cần lắng nghe các thông tin về tiền sử sức khỏe của bạn và bất kỳ bệnh lý nào hiện mắc có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Bác sĩ cũng sẽ cần biết về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải trong lần mang thai trước đây, các loại thuốc bạn hiện đang sử dụng, tiêm chủng mà bạn có thể cần và các bước bạn có thể thực hiện trước khi mang thai để phòng tránh một số dị tật bẩm sinh.

Nếu bác sĩ chưa đề cập với bạn về loại hình chăm sóc này, bạn hãy chủ động hỏi về nó. Việc ghi danh sách các vấn đề cần trao đổi sẽ giúp bạn không quên bất cứ điều gì.

Một số vấn đề chắc chắn bạn cần đề cập với bác sĩ đó là:

Tình trạng sức khoẻ

Nếu bạn đang mắc phải bất kỳ bệnh gì, thì trước khi mang thai bạn cần chắc chắn rằng tình trạng bệnh đó đang được kiểm soát và điều trị. Một số tình trạng này bao gồm: bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao, các bệnh mãn tính khác.

Phong cách và thái độ sống

Hãy kể với bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia y tế khác nếu bạn có hút thuốc, uống rượu hay sử dụng một số loại thuốc; môi trường sống căng thẳng hoặc bị lạm dụng; phải làm việc hay tiếp xúc gần với các chất độc hại. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể tư vấn, điều trị và có các dịch vụ hỗ trợ khác giúp bạn.

Thuốc

Sử dụng một số loại thuốc trong lúc mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho bé. Những loại thuốc đó bao gồm một số thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng hay thảo dược. Nếu bạn đang lên kế hoạch mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ về nhu cầu sử dụng thuốc của bạn để được tư vấn chỉ sử dùng những thuốc cần thiết.

Mọi người có thể dùng thuốc giảm đau nhóm opioid theo đơn, có thể lạm dụng đơn thuốc opioid, cũng có thể sử dụng opioid bất hợp pháp như heroin, hay sử dụng opioid như một phần  hỗ trợ điều trị đối với trường hợp rối loạn sử dụng opioid. Nếu một người phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai thì đầu tiên cô ấy nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe. Một số chị em cần dùng thuốc opioid khi mang thai để kiểm soát cơn đau hoặc để điều trị chứng rối loạn sử dụng opioid. Cần lập kế hoạch cho việc điều trị tình trạng này, cũng như các vấn đề sức khỏe khác kèm theo, để có thể giúp chị em tăng cơ hội có một thai kỳ khoẻ mạnh. Nếu bạn đang có vấn đề với chứng rối loạn sử dụng opioid, hãy tìm hiểu thêm xem các nguồn tài liệu của CDC và đối tác.

Tiêm chủng vaccine

Một số loại vaccine được khuyến khích trước, trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Tiêm phòng đúng cách vào đúng thời điểm giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp em bé của bạn không bị bệnh nặng hoặc phòng ngừa được một số vấn đề sức khỏe suốt đời.

Uống 400 microgam axit folic mỗi ngày

Axit folic là một loại vitamin B. Nếu người phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể ít nhất 1 tháng trước và trong khi mang thai thì có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh lớn về não và cột sống của em bé.

Ngừng uống rượu, hút thuốc và sử dụng một số loại thuốc

Hút thuốc, uống rượu và sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra nhiều nguy cơ trong thời kỳ mang thai cho cả mẹ và thai nhi, chẳng hạn như sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Nếu bạn đang cố gắng có thai và không thể ngừng uống rượu, hút thuốc hay sử dụng ma tuý – hãy tìm kiếm sự trợ giúp! Bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế ở địa phương.

Nguồn tài nguyên về Rượu và Ma túy

Bộ định vị cơ sở điều trị lạm dụng chất gây nghiện

Cơ quan Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khoẻ Tâm thần (SAMHSA) có một bộ định vị cơ sở điều trị. Công cụ định vị này giúp mọi người tìm thấy các chương trình điều trị ma túy và rượu trong khu vực của họ.

Hội người nghiện rượu ẩn danh

Alcoholics Anonymous là một hiệp hội của những người đàn ông và phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm, động lực và hy vọng của họ với nhau để có thể giải quyết vấn đề chung của họ và giúp đỡ những người khác phục hồi sau cơn nghiện rượu. Tìm kiếm vị trí A.A. ở gần bạn.

Nguồn tài nguyên hút thuốc

1-800-QUIT-NOW (1-800-784-8669)

Tránh xa các chất độc hại và chất gây ô nhiễm môi trường

Tránh các hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm môi trường và các chất độc hại khác như hóa chất tổng hợp, kim loại, phân bón, thuốc diệt côn trùng và phân mèo hoặc động vật gặm nhấm xung quanh nhà và nơi làm việc. Những chất này có thể gây tổn thương hệ sinh sản của cả nam và nữ giới. Điều này có thể khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Tiếp xúc với những chất này dù chỉ với một lượng nhỏ khi mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay ở tuổi dậy thì đều có thể dẫn đến bệnh tật. Bạn nên học cách bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi các chất độc hại tại nơi làm việc và ở nhà.

Sở hữu và duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng khi mang thai, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng). Người thiếu cân cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

Chìa khóa để đạt được và duy trì cân nặng hợp lý không nằm ở việc thay đổi chế độ ăn uống trong thời gian ngắn. Đó chính là tạo một lối sống ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Nếu bạn bị thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì, hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp đạt được và duy trì cân nặng hợp lý trước khi mang thai.

Nhận trợ giúp khi phải chịu bạo hành

Bạo hành với phụ nữ có thể dẫn đến thương tích và thậm chí là tử vong ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, kể cả khi mang thai. Số lượng những cái chết chỉ vì bạo lực mà chị em phụ nữ đã phải trải qua chỉ nói lên một phần của câu chuyện. Nhiều hoàn cảnh sống sót sau bạo lực thì cũng để lại những vết sẹo về cả thể chất lẫn tinh thần suốt cả cuộc đời.

Nếu ai đó có hành động bạo lực với bạn hoặc bạn phải chịu bạo hành từ những người thân, hãy tìm sự giúp đỡ. Bạo lực sẽ dẫn đến phá huỷ các mối quan hệ và tình cảm gia đình.

Tìm hiểu về tiền sử gia đình bạn

Việc thu thập thông tin về tiền sử của gia đình bạn là rất quan trọng đối với những thế hệ sau được sinh ra. Bạn có thể không nhận thấy rằng dị tật tim bẩm sinh của em gái bạn hay bệnh hồng cầu hình liềm của anh họ bạn có thể di truyền cho con bạn, tuy nhiên việc chia sẻ những thông tin về tiền sử sức khoẻ của các thành viên trong gia đình với bác sĩ là rất quan trọng (giúp cho việc phòng tránh bệnh di truyền cho trẻ sau này).

Có nhiều lý do khác mà mọi người tìm đến tư vấn di truyền như đã bị sẩy thai vài lần, trẻ sơ sinh tử vong, khó mang thai (vô sinh) hoặc tình trạng di truyền hay dị tật bẩm sinh xảy ra trong lần mang thai trước.

Tinh thần khoẻ mạnh

Sức khỏe tinh thần chính là cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, là hành động khi ta giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Để có trạng thái tinh thần tốt nhất, bạn cần học cách hài lòng với cuộc sống và tự tin về bản thân mình. Ai rồi cũng sẽ có lúc cảm thấy lo lắng, bồn chồn, buồn bã, hay căng thẳng. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này cứ dai dẳng và chúng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày của bạn, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Chia sẻ với bác sĩ của bạn hay chuyên gia y tế khác về những điều mà bạn cảm thấy và lựa chọn giải pháp phù hợp.

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh!

Khi bạn đã mang thai, bạn cần phải duy trì mọi thói quen lành mạnh mới và đến gặp bác sĩ thường xuyên trong suốt thai kỳ để được chăm sóc hỗ trợ trước khi hạ sinh

Tài liệu tham khảo

www.cdc.gov/preconception/planning-for-pregnancy

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích