menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Lập kế hoạch cho thai kỳ

user

Ngày:

20/12/2020

user

Lượt xem:

268

Bài viết thứ 06/07 thuộc chủ đề “Chuẩn bị trước khi có thai”

Người dịch : Lê Anh Khôi 

Hiệu đính : Bs. Trần Mạnh Linh 

Bạn có thể cải thiện khả năng mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh theo các bước được hướng dẫn trong bài viết sau.

Bổ sung axit folic 

Những phụ nữ có khả năng mang thai được khuyến cáo bổ sung axit folic hằng ngày.

Nên bổ sung thêm 400 microgram axit folic mỗi ngày trước khi mang thai cho đến khi thai được 12 tuần.

1 microgram bằng 1/1000 miligram (mg), microgram được viết dưới dạng ký tự Hi Lạp là μg.

Axit folic giảm nguy cơ thai bị các dị tật ống thần kinh, như tật chẻ đốt sống.

Dị tật ống thần kinh khi tủy sống thai nhi (một phần của hệ thần kinh) không được hình thành bình thường.

Một số phụ nữ khuyến cáo bổ sung axit folic liều 5 miligram (mg) mỗi ngày. Các trường hợp gồm:

  • Thai phụ hoặc chồng có dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
  • Thai phụ có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh.
  • Thai phụ hoặc chồng có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh.
  • Thai phụ bị đái tháo đường
  • Thai phụ có sử dụng thuốc động kinh.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc bổ sung liều axit folic phù hợp.

Viên axit folic có sẵn tại các hiệu thuốc hoặc bác sĩ kê đơn.

Nếu có thai ngoài ý muốn và không được bổ sung thêm axit folic trước đó, nên bổ sung ngay khi phát hiện mang thai, càng sớm càng tốt cho đến khi thai được 12 tuần.

Ngừng thuốc lá

Hút thuốc lá trong thai kỳ liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Sinh non
  • Sơ sinh nhẹ cân
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
  • Sẩy thai
  • Trẻ khó thở hoặc thở khò khè trong 6 tháng đầu.

Thông tin về các nguy cơ của thuốc lá khi mang thai và các lời khuyên về cách bỏ thuốc trên trang web Smokefree.

Bỏ thuốc lá có thể khó, nhưng nếu cần tư vấn, luôn có sự hỗ trợ cho bạn. 

Đường dây trợ giúp của NHS Smokefree (0300 123 1044), thời gian từ  9 – 20 giờ

các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và 11 – 16 giờ vào các ngày cuối tuần.

Các dịch vụ gồm giúp đỡ, hỗ trợ và tư vấn miễn phí về bỏ thuốc lá, bao gồm cả khi đang mang thai và có thể cung cấp chi tiết về các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương. Khói thuốc lá từ người khác hút có thể ảnh hưởng đến em bé, vì vậy, hãy yêu cầu chồng, bạn bè và các thành viên trong gia đình không hút thuốc gần bạn.

Ngừng rượu

Không uống rượu trong thai kỳ hoặc khi có kế hoạch mang thai. Rượu có thể qua được thai nhi.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo an toàn nhất vẫn là cai rượu hoàn toàn.

Uống rượu trong thai kỳ có thể có những ảnh hưởng lâu dài cho trẻ, nguy cơ càng tăng nếu uống nhiều.

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân có thể gặp khó khăn trong mang thai và giảm hiệu quả điều trị khả năng sinh sản.

Thừa cân (BMI trên 25) hoặc béo phì (BMI trên 30) tăng nguy cơ mắc một số vấn đề khi mang thai, như tăng huyết áp, huyết khối, sẩy thai và đái tháo đường thai kỳ.

Có thể kiểm tra chỉ số BMI trước khi mang thai. Trong thai kỳ, chỉ số BMI có 

thể không phản ánh chính xác, nên tham khảo ý kiến của nữ hộ sinh hoặc bác sĩ. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp trong thai kỳ, quan trọng là không nên tăng cân quá nhiều.

Có thể giữ cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn điều độ và tập thể dục thường xuyên.

Sử dụng thuốc trong thai kỳ

Không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn khi sử dụng trong thai kỳ hoặc khi có dự định mang thai. Ngay cả khi được kê đơn hoặc sẵn có ở hiệu thuốc.

Thông tin: Nếu đang dùng thuốc được kê đơn và có dự định mang thai, cần trao đổi với bác sĩ. Không nên tự ý dừng thuốc trước khi có ý kiến của bác sĩ.

Tiêm phòng cúm và ho gà

Một số bệnh truyền nhiễm, như bệnh rubella (sởi Đức), có thể gây hại cho thai nhi nếu mắc phải trong thai kỳ.

Đa số mọi người đều có miễn dịch với rubella nhờ tiêm vacxin sởi, quai bị và rubella (MMR).

Nếu chưa tiêm đủ 2 liều vacxin MMR hoặc không chắc đã được tiêm MMR, nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra lịch sử tiêm chủng.

Nếu chưa tiêm cả 2 liều hoặc không có trong hồ sơ tiêm chủng, nên tiêm vacxin ở phòng khám bác sỹ gia đình.

Tránh mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm chủng vacxin MMR, cần phải sử dụng một phương pháp tránh thai đáng tin cậy trong thời gian này.

Tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm khác trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho em bé và những khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cytomegalovirus (CMV), parvovirus và bệnh toxoplasma

Trao đổi với bác sĩ nếu có bệnh mãn tính

Mắc các bệnh mãn tính như động kinh hoặc đái tháo đường, có thể ảnh hưởng đến một số quyết định khi mang thai – chẳng hạn như nơi sinh phù hợp.

Mặc dù thường không có lý do gì khiến bạn không thể có một thai kỳ suôn sẻ và một em bé khỏe mạnh, nhưng một số tình trạng sức khỏe cần được quản lý cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và bé.

Trước lúc mang thai, cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình về việc mang thai

Nếu đang dùng thuốc điều trị một bệnh lý nào đó, không tự ý dừng thuốc, cần thảo luận với bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về:

  • Hen phế quản và mang thai
  • Đái tháo đường và thai kỳ
  • Động kinh và thai kỳ
  • Bệnh tim hoặc bệnh tim bẩm sinh
  • Tăng huyết áp và thai kỳ.
  • Sức khỏe tâm thần và thai kỳ
  • Thừa cân và thai kỳ

Xét nghiệm bệnh hồng cầu hình liềm và thalassemia

Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) và thalassemia là những rối loạn di truyền chủ yếu ảnh hưởng đến những người gốc Châu Phi, Caribe, Địa Trung Hải, Ấn Độ, Pakistan, Nam Á, Đông Nam Á, và Trung Đông.

Phụ nữ mang thai ở Anh được xét nghiệm sàng lọc những bệnh lý này, nhưng nên xét nghiệm trước khi mang thai. Nếu bạn hoặc chồng lo lắng có thể là người mang gen một trong các bệnh lý này do gia đình có người mắc bệnh hoặc mang gen bệnh, nên đi xét nghiệm trước khi lập gia đình.

Có thể yêu cầu bác sĩ gia đình chỉ định xét nghiệm máu hoặc đến các trung tâm chuyên khoa tại địa phương.

Thông tin thêm để có thai kỳ khỏe mạnh

Khám thai

Các loại vitamin và khuyến cáo bổ sung cũng như không nên bổ sung trong thai kỳ (ví dụ như bổ sung axit folic và tránh vitamin A).

Bạn cũng có thể nhận thông tin và các lời khuyên từ:

  • Bác sĩ 
  • Phòng khám kế hoạch hóa gia đình (tránh thai)
  • Dược sĩ
  • App Brook (chỉ dành cho người dưới 25 tuổi)
  • Đường dây trợ giúp sức khỏe tình dục.
  • FPA (do Sexwise cung cấp)
  • Tìm các dịch vụ y tế gần bạn 

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/planning-pregnancy/

 

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích