menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Biếng ăn ở trẻ tuổi chập chững

user

Ngày:

05/01/2014

user

Lượt xem:

294

Bài viết thứ 08/18 thuộc chủ đề “Hướng dẫn dinh dưỡng”

Trẻ nên ăn bao nhiều?

Khẩu phần ăn là khác nhau giữa các trẻ. Cũng đừng quá lo lắng nếu con bạn ăn có vẻ ít hơn thường ngày. Đa số các bé sẽ ăn bù vào khẩu phần của bữa ăn kế tiếp.

Những trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ dồi dào năng lượng để tăng trưởng và phát triển. Nếu bạn thắc mắc về vấn đề tăng trưởng của trẻ, hay lo lắng về tình trạng kén ăn đang làm trẻ chậm phát triển, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ biếng ăn

Trẻ kén ăn

Kén ăn là hành vi thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi chập chững. Có đôi lúc trẻ đòi ăn liên tục một món, sau đó lại đột ngột không chịu ăn nữa. Bạn hãy chuẩn bị sẵn nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, sau đó cho bé tự chọn món muốn ăn. Ngoài ra, bạn có thể hãy ghép những món mới kèm theo thực đơn mà bạn biết bé sẽ thích. Đừng ép buộc trẻ, hãy để trẻ tự khám phá những hương vị mới. Đôi khi trẻ sẽ từ chối vài lần trước khi đồng ý thử món ăn mới.

Hãy chọn thực đơn đa dạng, phong phú để trẻ có chế độ ăn cân bằng dưỡng chất. Nên lên danh sách các món trẻ thích ăn để đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Bạn cũng nên làm mẫu cho trẻ. Nếu bé thấy bạn ăn hay uống những món mới, bé cũng sẽ muốn thử.

Làm sao để biết trẻ đã no?

Chọn cho con bạn những thức ăn vừa ngon lành vừa bắt mắt, với khẩu phần vừa đủ. Nguyên tắc hàng đầu là với mỗi loại thực phẩm, mỗi năm tuổi tương ứng 1 muỗng canh thức ăn. Nếu bé vẫn đói, khi đó mới cho thêm. Đừng bắt buộc trẻ ăn đến sạch đĩa, cho phép bé không ăn nữa khi cảm thấy no.

Không dỗ trẻ ăn bằng cách hứa cho đồ ăn vặt. Đe dọa hay trách phạt cũng không là cách hay. Nếu trẻ không chịu ăn nữa, hãy chấp thuận; và dù bạn có lo lắng, cũng đừng nên thể hiện cho trẻ thấy. Một số trẻ muốn lôi kéo sự chú ý của bố mẹ, bé sẽ cho rằng bỏ ăn sẽ được quan tâm hơn. Lần sau, bé sẽ dùng cách này để đạt được điều đó.

Các bữa ăn phụ

Trẻ trong độ tuổi chập chững nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Thường trẻ sẽ ăn không đủ no cho đến bữa kế tiếp. Bạn hãy cho trẻ ăn dặm thêm những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, táo hoặc dâu xắt nhỏ, bánh ngũ cốc nguyên hạt với bơ đậu phộng…

Đừng cho trẻ ăn vặt quá gần bữa ăn chính, tốt nhất là nên cách vài giờ. Nếu dưới 1 giờ, bảo bé kiên nhẫn đợi đến bữa chính. Khi đói, bé sẽ ăn ngon hơn.

Nếu bé bỏ bữa chính, cho bé bữa phụ bổ dưỡng hơn sau vài giờ. Nếu bé không ăn bữa phụ, hãy chăm chút cho bữa chính tiếp theo. Trẻ con thường ăn ngon hơn vào bữa liền kề. Với cách này, bạn không phải lo lắng rằng trẻ chịu đói quá lâu hoặc sẽ bị suy dinh dưỡng.

Làm sao để bữa ăn diễn ra nhẹ nhàng?

Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau để mỗi bữa ăn của trẻ trở nên dễ dàng và vui vẻ.

  • Báo cho trẻ biết trước giờ ăn khoảng 10-15 phút. Trẻ có thể không muốn ăn khi đang chơi vui hoặc mệt. Việc báo trước sẽ giúp trẻ giảm các hoạt động và chuẩn bị cho bữa ăn.
  • Tạo thói quen. Trẻ em cảm thấy thoải mái hơn với các hoạt động thường nhật. Do đó, hãy ăn vào giờ nhất định, các thành viên ngồi vào vị trí cũ và việc mỗi người kể một câu chuyện vui hay những điều thú vị xảy ra trong ngày nên trở thành thông lệ.
  • Hãy biến giờ ăn thành khoảng thời gian gia đình sum họp. Đừng cho trẻ chơi đồ chơi trong khoảng thời gian này. Cũng không nên đọc sách báo hoặc xem tivi. Giải thích cho trẻ biết lợi ích của việc mọi người dùng bữa cùng nhau và yêu cầu trẻ tham gia cho đến khi mọi người cùng xong bữa.
  • Tạo không khí dễ chịu. Nếu bữa ăn diễn ra thoải mái, dễ chịu, trẻ sẽ trông chờ được dùng bữa với các thành viên trong gia đình. Nên tránh tranh cãi trong bữa ăn.
  • Đừng đặt nhiều quy định cho trẻ. Không nên kỳ vọng rằng một đứa trẻ 3 tuổi có thể sử dụng nhuần nhuyễn những dao, muỗng, đũa, nĩa theo đúng quy cách. Với trẻ, muỗng là dễ dùng hơn cả.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/eating-nutrition/healthy-eating/when-your-toddler-doesnt-want-to-eat.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích