menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Các vấn đề về cân nặng và béo phì ở trẻ em

user

Ngày:

21/10/2017

user

Lượt xem:

1567

Bài viết thứ 17/18 thuộc chủ đề “Hướng dẫn dinh dưỡng”

Bố mẹ thường thấy trẻ đáng yêu hơn nếu trẻ có má phúng phính và đầu gối mập mạp. Tuy nhiên, một số trẻ bụ bẫm đáng yêu đó có thể lại gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Nếu bạn đang đồng hành cùng với con đấu tranh với vấn đề cân nặng. Có thể bạn cảm thấy đơn độc hoặc không được hỗ trợ, nhưng thực tế không phải vậy. Béo phì ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình trên toàn thế giới. Tuy nhiên phần lớn có thể dự phòng và hồi phục được. Bạn có thể hỗ trợ, động viên và là tấm gương tích cực giúp trẻ đạt được cân nặng khỏe mạnh và duy trì nó.


béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em: hiểu rõ vấn đề

Hiện nay ở các nước phát triển, cứ 4 trẻ nhỏ và vị thành niên thì sẽ có 1 trẻ bị thừa cân hoặc béo phì. Thừa cân làm trẻ có nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như đái tháo đường, bệnh tim mạch và hen phế quản. Trẻ nhỏ bị béo phì cũng bị tổn thương tâm lý. Trẻ bị thừa cân thường khó bắt kịp với bạn bè, gặp các vấn đề rắc rối khi tham gia các hoạt động thể thao cũng như các hoạt động khác. Những trẻ khác có thể trêu chọc và xa lánh chúng, dẫn tới việc trẻ tự ti, mặc cảm về ngoại hình và thậm chí trầm cảm.

Tuy nhiên, bạn có thể làm nhiều điều để giúp đỡ trẻ. Chẩn đoán các vấn đề về cân nặng và béo phì ở trẻ càng sớm càng tốt. Giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi trẻ lớn lên. Và với sự tham gia của cả gia đình, bạn có thể phá vỡ vòng lẩn quẩn về các vấn đề cân nặng và béo phì ở trẻ. Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần cho trẻ, giúp trẻ thiết lập chế độ ăn lành mạnh lâu dài. Dù cân nặng của trẻ ra sao, hãy làm cho trẻ cảm nhận được tình yêu của bạn dành cho trẻ. Và hiểu rằng tất cả những điều bạn làm là giúp trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc

Con bạn có thừa cân hay không?

Vì ở mỗi giai đoạn trẻ có tốc độ tăng trưởng khác nhau nên không dễ xác định liệu trẻ có thừa cân hay không. Chỉ số khối cơ thể (BMI) sử dụng phương pháp đo chiều cao và cân nặng để ước đoán lượng mỡ trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, dù BMI thường là chỉ số tốt, nhưng không phải là phương pháp đo lượng mỡ tối ưu và có thể gây nhầm lẫn khi trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Nếu trẻ có BMI cao so với tuổi, nhân viên y tế có thể cần thực hiện thêm một vài đánh giá và xét nghiệm khác để xác định lượng mỡ thừa có gây nên vấn đề gì không.

Nguyên nhân của các vấn đề về cân nặng và béo phì ở trẻ

Điều quan trọng trước tiên để phá vỡ vòng luẩn quẩn này là hiểu rõ trẻ đã tăng cân quá mức như thế nào. Đa số những trẻ béo phì là do ăn quá nhiều và luyện tập quá ít. Trẻ cần ăn đủ thức ăn để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nhưng khi trẻ nạp nhiều năng lượng hơn so với lượng tiêu thụ trong ngày thì trẻ sẽ bị tăng cân.

Nguyên nhân của các vấn đề cân nặng ở trẻ gồm:

  • Công việc bận rộn nên ít nấu ăn ở nhà hơn, ăn ở nhà hàng nhiều hơn.
  • Thức ăn nhanh rẻ, tiện lợi và giàu năng lượng.
  • Trẻ ăn các phần ăn lớn hơn, cả ở nhà hàng và ở nhà.
  • Trẻ tiêu thụ lượng lớn đường trong nước ngọt hay trong thức ăn.
  • Trẻ ít hoạt động ngoài trời và dành nhiều thời gian xem TV, chơi game, sử dụng máy tính.

Nhiều trường loại bỏ hoặc cắt giảm bớt các chương trình giáo dục thể chất.

Những sai lầm và sự thật về vấn đề cân nặng và béo phì ở trẻ em

Sai lầm số 1: Bệnh béo phì ở trẻ em là bệnh di truyền, vì vậy bạn không thể làm gì để thay đổi nó.

Thực tế: Gen có thẻ ảnh hưởng đến cân nặng, nhưng nó chỉ chiếm một phần nhỏ ảnh hưởng tới cân nặng. Mặc dù một số trẻ em có khuynh hướng tăng cân hơn những đứa khác. Điều đó không có nghĩa là chúng chắc chắn sẽ gặp vấn đề về cân nặng. Hầu hết trẻ em có thể duy trì cân nặng lý tưởng nếu ăn đúng và tập thể dục.

Sai lầm thứ 2: Trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân phải ăn kiêng.

Sự thật: Trừ khi ăn kiêng được chỉ định bởi bác sĩ. Điều trị chứng béo phì ở trẻ em không phải là giảm cân. Mục tiêu là làm chậm hoặc ngừng tăng cân, cho phép trẻ đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi.

Sai lầm số 3: đó chỉ là béo phì ở trẻ nhỏ. Khi trẻ lớn lên sẽ hết.

Sự thật: Bệnh béo phì ở trẻ em không phải lúc nào cũng dẫn đến chứng béo phì ở tuổi trưởng thành. Nhưng nó làm tăng nguy cơ một cách có ý nghĩa. Phần lớn trẻ em thừa cân khi ở độ tuổi mẫu giáo hoặc tiểu học thì chúng vẫn thừa cân khi bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên. Hầu hết vấn đề này của trẻ sẽ không được giải quyết.

Để giải quyết vấn đề cân nặng cần có sự tham gia của cả gia đình

Những thói quen lành mạnh bắt nguồn từ chính gia đình. Cách tốt nhất để ngăn ngừa béo phì và các vấn đề cân nặng ở trẻ là cả gia đình cùng tuân theo một chế độ lành mạnh. Việc lựa chọn thực phẩm tốt hơn và tích cực hoạt động hơn sẽ đem lại lợi ích cho mọi người, kể cả đối với vấn đề cân nặng.

Bạn có thể tác động rất lớn đến sức khoẻ của con trẻ bằng cách quan tâm tới cuộc sống của trẻ. Dành thời gian cho con, trò chuyện với trẻ về những chuyện diễn ra trong ngày, việc chơi, đọc, nấu ăn… có thể giúp trẻ tạo ra những thay đổi tích cực

Ví dụ nổi bật

Nếu trẻ thấy bạn ăn rau củ, tích cực hoạt động, hạn chế xem TV thì nhiều khả năng chúng sẽ bắt chước theo bạn.

Những gì bạn ăn: Nói cho trẻ biết những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà bạn đang ăn. Bạn có thể nói: “Mẹ đang ăn súp lơ với sốt tỏi. Con muốn thử một miếng không?”

Khi bạn nấu: nấu ăn các món có lợi cho sức khỏe trước mặt trẻ. Tốt hơn là hãy phân công trẻ làm các công việc nhà bếp phù hợp với lứa tuổi. Nói với chúng về những gì bạn đang làm và tại sao làm như thế lại tốt cho cơ thể.

Cách bạn hoạt động: hãy tập thể dục mỗi ngày, làm những điều tốt cho sức khoẻ mà bạn thích. Nói với con của bạn những gì bạn đang thực hiện và khuyến khích trẻ tham gia cùng bạn.

Thời gian rảnh rỗi: Tránh xem TV hoặc sử dụng máy tính quá lâu. Trẻ sẽ không bật ti vi hoặc máy tính nếu bạn đã tắt và rủ trẻ tham gia các hoạt động khác với bạn.

Chiến lược cho cuộc sống thực

Bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn bạn nghĩ. Bạn có thể tắt tivi, máy tính và trò chơi điện tử. Bạn có thể chọn cách xuống xe buýt sớm hơn và đi bộ quãng đường còn lại. Đặc biệt là khi bạn đang đi cùng con của bạn. Bạn có thể nấu cho gia đình các món rau củ.

Nghĩ về những lợi ích trước mắt. Nếu nói tới những lợi ích giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai thì có vẻ xa vời. Hãy tập trung vào những lợi ích tốt đẹp trước mắt. Bạn sẽ không cảm thấy khó chịu nếu bạn ăn ít hơn một chút hay bỏ qua món tráng miệng. Đi bộ cùng với con có thể tạo ra một cuộc nói chuyện tuyệt vời không ngờ. Nhảy hoặc chơi với trẻ đem lại nhiều niềm vui và cũng giúp bạn luyện tập.

Thực hiện những thay đổi nhỏ, đơn giản theo thời gian: đề nghị các thành viên trong gia đình chạy cùng nhau mỗi ngày có thể làm bạn phải quan sát, lo lắng nhiều hơn. Một cách dễ dàng và hấp dẫn hơn để thực hiện có thể như bắt đầu việc tiếp cận qua dinh dưỡng, các bữa ăn và các hoạt động thể chất mà cả gia đình sẵn sàng thử. Như đi bộ sau bữa tối một vài buổi trong tuần thay vì ngồi xem TV ở nhà.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn

Khi bạn thực hiện những thay đổi lớn trong thói quen ăn uống của gia đình. Nếu thay đổi mọi thứ cùng một lúc có thể con bạn không làm theo hay bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, bạn hãy bắt đầu thay đổi từ những điều nhỏ. Từng bước một như việc thêm salad cho mỗi bữa tối hay thay khoai tây chiên bằng rau hấp. Khi những điều nhỏ này thành thói quen bạn có thể bắt đầu thêm những lựa chọn tốt cho sức khoẻ khác.

Ăn cầu vồng: khuyến khích sử dụng đa dạng nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau. Nên sử dụng các rau củ có màu sắc như: màu đỏ (củ cải đường, cà chua), màu cam (cà rốt, bí đỏ), vàng (khoai tây, chuối), xanh (xà lách, súp lơ xanh), và nhiều loại khác. Do vậy gọi là ăn cầu vồng.

Chú trọng bữa ăn sáng: Trẻ em ăn sáng ít bị thừa cân, béo phì hơn những trẻ bỏ bữa sáng. Điều quan trọng là phải sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khoẻ như bột yến mạch, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên chất có hàm lượng chất xơ cao và ít đường và sữa ít béo thay vì ngũ cốc nhiều đường, bánh rán hay bánh ngọt.

Đường ẩn trong thực phẩm: Giảm lượng kẹo và món tráng miệng mà bạn và con bạn ăn chỉ là một phần. Đường còn nằm trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, súp đóng hộp, sốt mỳ Ý, khoai tây nghiền, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh, đồ ăn ít béo, sốt cà chua mà chúng ta không để ý đến. Cơ thể sẽ hấp thu hết lượng đường được cung cấp và có thể tạo ra năng lượng thừa. Hãy kiểm tra nhãn và lựa chọn những sản phẩm ít đường và sử dụng các thành phần tươi, đông lạnh thay vì các thực phẩm đóng hộp.

Lập thời gian biểu các bữa ăn thường xuyên: phần lớn trẻ em thường tuân theo những thói quen thường ngày. Nếu bạn chỉ cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất định có thể trẻ chi ăn những gì chúng nhận được.

Hạn chế việc ăn tối ở nhà hàng. Nếu bạn phải ra ngoài ăn tối, cố gắng không chọn thức ăn nhanh.

Thay vì nói không với chất béo hãy sữ dụng chất béo tốt

Không phải tất cả các chất béo đều làm tăng cân. Vì vậy, thay vì cố gắng loại chất béo khỏi chế độ ăn của trẻ. Thì hãy tập trung vào việc thay thế những chất béo có hại bằng những chất béo tốt.

Tránh chất béo chuyển hoá (trans fat) gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con bạn. Cố gắng loại bỏ hoặc cắt giảm các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên và bất cứ thứ gì có dầu đã bị hydro hoá một phần trong thành phần. Kể cả khi nó được cho là không có chất béo chuyển hoá.

Thêm nhiều chất béo tốt cho sức khoẻ có thể giúp trẻ kiểm soát đường máu tốt hơn và tránh được bệnh tiểu đường. Chất béo không no hay là chất béo tốt bao gồm quả bơ, dầu ôliu, các loại hạt, cá béo, đậu nành, đậu phụ, hạt lanh, cải bắp, cải xoăn, rau chân vịt.

Lựa chọn chất béo bão hoà một cách khôn ngoan. Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo lượng chất béo bão hoà có thể chiếm tới 10% tổng lượng Calo hàng ngày của trẻ. Tập trung vào nguồn chất béo bão hoà dễ tiêu hóa như: một ly sữa nguyên chất hoặc pho mát tự nhiên thay vì xúc xích, bánh rán, bánh ngọt hay gà nướng hoặc cá thay vì gà chiên.

Hãy lựa chọn đồ ăn nhẹ và đồ ngọt cho con một cách thông minh

Hầu hết các bữa ăn chính của trẻ hoặc các bữa ăn nhanh của trẻ đều diễn ra tại nhà. Vì vậy, điều quan trọng sống còn là bếp chứa những thức ăn lành mạnh.

Tìm lượng đường ẩn trong đồ ăn: Giảm lượng kẹo và đồ tráng miệng mà bạn và con bạn ăn chỉ là một phần. Đường cũng ẩn trong nhiều thực phẩm như bánh mì, súp đóng hộp, nước sốt mỳ ống, khoai tây nghiền nhỏ, đồ đông lạnh, và các bữa ăn ít chất béo. Lượng đường có trong thực phẩm tự nhiên là đủ cho cơ thể. Vì vậy bất cứ lượng đường thêm vào là không cần thiết. Kiểm tra nhãn và lựa chọn các sản phẩm ít đường và sử dụng các thực phẩm tươi hoặc đông lạnh thay vì các sản phẩm đóng hộp.

Đừng cấm hoàn toàn đồ ngọt. Trong khi nhiều trẻ em ăn quá nhiều đường, cấm ăn ngọt sẽ khiến trẻ gia tăng thèm muốn và ăn quá nhiều đường khi chúng có cơ hội. Thay vào đó, hãy hạn chế số lượng bánh quy, kẹo và các món nướng và cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ và các món tráng miệng làm từ trái cây.

Hạn chế nước ép, nước ngọt và đồ uống cà phê. Nước giải khát được làm từ đường và cà phê chỉ có tác dụng xấu. Nhiều loại nước ép không có chất dinh dưỡng nào tốt. Vì vậy hãy cho trẻ uống nước với một chút chanh, bạc hà tươi hoặc nước trái cây.

Giữ những bữa ăn nhẹ. Nhưng đừng biến bữa ăn nhẹ thành bữa ăn chính. Giới hạn năng lượng cung cấp từ bữa ăn nhẹ từ 100 đến 150 Calo.

Các lựa chọn giảm đường. Khi mua các loại thực phẩm như xi-rô, thạch và nước sốt. Hãy chọn các sản phẩm có nhãn “giảm đường” hoặc “không thêm đường.”

Tập trung vào trái cây. Đưa cho trẻ một bát trái cây để trẻ ăn vặt, trẻ thường thích trái quất hoặc trái quýt. Và sử dụng các loại trái cây lạnh như là một cách để trẻ giảm dùng đường. Như trái cây xay, dâu tây trộn với kem, trái cây tươi trộn với sữa chua không đường hoặc táo cắt lát trộn với bơ đậu phộng.

Thử nghiệm với thảo mộc và gia vị. Sử dụng các loại thảo mộc có vị ngọt và gia vị như bạc hà, quế, nhuyễn thể hoặc hạt nhục đậu khấu để thêm vị ngọt cho thức ăn mà lại có năng lượng.

Kiểm tra lượng đường trong ngũ cốc của con bạn. Có sự chênh lệch lớn về lượng đường chứa trong các loại ngũ cốc khác nhau. Một số ngũ cốc có trên 50% đường trong thành phần. Hãy thử trộn loại ngũ cốc ít đường, có nhiều chất xơ với ngũ cốc nhiều đường mà trẻ yêu thích. Hoặc thêm trái cây tươi hoặc khô vào bột yến mạch để tạo ra vị ngọt tự nhiên.

Ăn nhẹ tại nhà

Đồ ăn nhẹ nên dự trữ Đồ ăn nhẹ nên cắt giảm
Trái cây tươi và rau có thể được dùng khi đang di chuyển hoặc được gói trong một bữa ăn trưa. Soda, nước chanh có vị ngọt, trái cây ngâm, và nước ép trái cây có thêm đường.
Sữa và các sản phẩm từ sữa, bao gồm pho mát chuỗi. Bánh mỳ kẹp, thịt xông khói, xúc xích, thịt gà chiên
Bánh mì nâu và ngũ cốc nguyên hạt, bánh Pretzels, các loại hạt, ô liu. Bánh mì trắng, ngũ cốc ngọt ăn sáng, khoai tây chiên.
Sữa chua Hy Lạp, trái cây đông lạnh, sung ,bánh quy ròn vị gừng Bánh bao, bánh ngọt, kem, kẹo, bánh rán.

Chia khẩu phần ăn

Bạn có thể áp dụng những cách sau để thay đổi thói quen ăn uống của bạn và gia đình bạn để tránh ăn quá nhiều.

Tìm hiểu xem khẩu phần ăn của một người bình thường như thế nào. Các khẩu phần mà bạn và gia đình bạn ăn thường ngày có thể gấp hai hoặc ba lần một khẩu phần ăn bình thường. Để giữ lượng calo trong giới hạn cho phép, cố gắng giới hạn khẩu phần ăn phù hợp với bạn.

Đọc nhãn thực phẩm. Thông tin về kích cỡ và lượng calo của thực phẩm có thể được tìm thấy trên bao bì đóng gói. Bạn có thể thấy ngạc nhiên khi tìm thấy các khuyển cáo nhỏ về kích cỡ khẩu phần cũng như lượng năng lượng có trong thực phẩm khi bạn chế biến.

Sử dụng các đĩa nhỏ. Khi bạn đựng thức ăn vào các đĩa nhỏ bạn sẽ có cảm giác là nhiều thức ăn hơn. Như vậy, thực tế bạn sẽ ăn ít hơn.

Bày thức ăn lên đĩa từ trong nhà bếp. Để giảm thiểu sự cám dỗ lấy thêm thức ăn lần thứ hai hoặc thứ ba. Hãy chia thức ăn vào đĩa cho từng người thay vì bày thức ăn vào các đĩa trên bàn.

Chia thức ăn từ những gói lớn thành các gói nhỏ. Gói thực phẩm càng lớn thì người ta càng có xu hướng ăn nhiều hơn mà không nhận ra điều đó.

Cắt các thức ăn giàu năng lượng như phô mai, bánh pizza hoặc sôcôla thành những miếng nhỏ hơn và cho trẻ ăn ít hơn.

Đặt món ăn có kích cỡ nhỏ. Khi đi ăn ở nhà hàng, hãy chia sẻ món ăn chính với con bạn, hoặc chỉ gọi món tráng miệng. Đặt một nửa khẩu phần ăn hoặc đặt món với kích thước trung bình thay vì kích thước lớn.

Giúp con bạn vận động. Trẻ ngồi quá nhiều hoặc vận động quá ít có nguy cơ bị thừa cân cao nhất. Trẻ cần tập thể dục trong khoảng một giờ mỗi ngày để có được sức khoẻ tốt. Điều này có vẻ như quá nhiều, nhưng tập thể dục không có nghĩa là phải tập trong phòng tập thể dục hay tập liên tục trong một lần. Thay vào đó, cố gắng kết hợp hoạt động thể dục vào các hoạt động thường ngày của gia đình bạn.

Những ý tưởng tập thể dục cho trẻ em

Trẻ thường chạy chơi trong khu phố của mình. Đó làm một cách tiêu hao năng lượng và tập thể dục. Nhưng ngày nay, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này. Bạn vẫn có thể có những lựa chọn khác để tăng cường hoạt động của trẻ.

Các trò chơi hoạt động trong nhà: bạn cất điều khiển đi và tổ chức các trò chơi trong nhà. Bạn có thể chơi trò chơi như chơi thẻ (có thể thu thập thông tin trên thẻ, vì vậy, bạn có thể hạn chế mức độ lộn xộn), chơi trốn tìm, trò nhảy bao bố, kéo co…

Hãy thử các trò chơi làm theo video. Chẳng hạn những trò chơi như khiêu vũ, trượt ván, bóng đá, bowling hoặc quần vợt. Khi con bạn tự tin, hãy rời tắt màn hình và chơi trò chơi đó ngoài trời.

Hãy thực hiện các hoạt động ngoài trời với con của bạn. Đi bộ cùng nhau, đạp xe quanh khu phố, khám phá công viên gần nhà, khám phá sân chơi hoặc chơi trong sân. Nếu điều này có ý nghĩa với hàng xóm, hãy lên lịch, đi bộ cùng con đến đến trường.

Làm việc nhà cùng nhau. Có lẽ trẻ không thích làm việc nhà lắm, nhưng đó là một cách rất hiệu quả để tập thể dục. Lau, quét dọn, dọn rác, bụi hoặc hút bụi đốt cháy một lượng năng lượng đáng kinh ngạc.

Đăng ký cho trẻ em chơi thể thao sau giờ học hoặc các hoạt động khác. Nếu tài chính của bạn cho phép, hãy đăng ký cho trẻ chơi thể thao hoặc tham gia vào một hoạt động thể chất nào đó. YMCA, YWCA hoặc Câu lạc bộ dành cho trẻ trai và trẻ gái ở địa phương là nơi an toàn để trẻ em tập thể dục và vui chơi.

Đăng ký đi bộ / chạy bộ với con của bạn. Đôi khi có một mục tiêu trong đầu bạn có thể thúc đẩy bạn ngay cả với những người lười tập thể dục nhất. Hãy tìm kiếm một sự kiện thân thiện với trẻ em ở địa phương. Bạn hãy nói với trẻ là bạn sẽ tập luyện với trẻ cho sự kiện đó. Và đảm bảo bạn sẽ thưởng nếu con bạn đạt được thành tích.

Giảm thời gian trước màn hình

Trẻ càng ít dành thời gian xem TV, chơi trò chơi video hoặc sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động. Thì chúng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giải trí năng động. Hãy nhớ bạn là một tấm gương tích cực. Vì vậy bạn có thể phải cắt giảm các thói quen xem của chính bạn.

Giới hạn thời gian dùng màn hình hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa thời gian ngồi trước màn hình và bệnh béo phì. Do đó hãy đặt ra các giới hạn thời gian xem truyền hình, chơi game và lướt web của con bạn. Các chuyên gia khuyến cáo không quá hai giờ mỗi ngày.

Ngừng ăn khi xem TV. Hạn chế lượng calorie (năng lượng) trẻ đưa vào cơ thể bằng cách hạn chế thời gian trẻ vừa ăn vừa xem. Hãy nói cho trẻ biết rằng, tất cả mọi người đều ăn tại bàn ăn và hãy bắt đầu thực hiện ngay từ bây giờ.

Chọn một phần thưởng hoặc hình phạt khác. Thay vì thưởng cho con bạn bằng việc cho phép trẻ có nhiều thời gian sử dụng truyền hình hoặc máy tính hơn. Hãy hứa hẹn với trẻ một điều gì đó khác, chẳng hạn như đi chơi hay hoạt động nào đó mà trẻ có thể tự lựa chọn..

Khuyến khích con bạn phát triển những sở thích mới

Thay đổi lối sống chủ yếu có thể làm gia tăng căng thẳng đối với cuộc sống của trẻ. Đôi khi, trẻ thừa cân hoặc béo phì có thể cảm thấy bị cô lập, buồn, tức giận, xấu hổ, hoặc nản lòng. Trong quá khứ, chúng có thể đã phải đối phó với căng thẳng bằng cách ăn uống hoặc ngồi lỳ trước tivi. Vì vậy, đó không còn là lựa chọn nữa, hãy giúp trẻ tìm ra một giải pháp thay thế lành mạnh. Hãy nói với trẻ về những điều mà trẻ có thể tạo thành sở thích. Sở thích có thể giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng của chúng, giảm căng thẳng, và tạo ra một lối thoát tích cực.

Tài liệu tham khảo

https://www.helpguide.org/articles/diets/childhood-obesity-and-weight-problems.htm

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích