menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ bú mẹ và sự cần thiết của việc bổ sung vitamin D thường xuyên

user

Ngày:

16/03/2017

user

Lượt xem:

948

Bài viết thứ 14/18 thuộc chủ đề “Hướng dẫn dinh dưỡng”

Mối quan tâm về vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe và bệnh tật ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Trên thực tế, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa vitamin D với một số bệnh mạn tính ở trẻ em và người lớn được đưa ra. Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D và cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi trong thời kỳ thơ ấu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng như các loại bệnh khởi phát muộn ở người trưởng thành liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin D.

ngan ngua su thieu hut vitamin d o tre bu me

Mặc dù có các chính sách tăng cường thực phẩm ở nhiều quốc gia và các khuyến cáo bổ sung vitamin D ở những đối tượng có nguy cơ. Nhưng việc thiếu hụt vitamin D và còi xương ở trẻ nhỏ vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Có bằng chứng cho thấy các khuyến cáo bổ sung hiện nay đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú không đảm bảo việc cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cần thiết ở các quốc gia này.

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D có thể phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin D. Còi xương là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin D nặng. Tỷ lệ mắc cao nhất từ 3 tháng đến 18 tháng tuổi. Tình trạng thiếu hụt xảy ra nhiều tháng trước khi bệnh còi xương có các biểu hiện trên lâm sàng. Và trạng thái thiếu hụt cũng có thể gây ra những cơn co giật do hạ canxi máu, chậm tăng trưởng, hôn mê, kích thích, và trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn trong thời kỳ thơ ấu.

Có hai dạng biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vitamin D được mô tả ở trẻ em. Đầu tiên là tình trạng giảm canxi máu có triệu chứng (bao gồm co giật) xảy ra trong giai đoạn trẻ phát triển nhanh, nhu cầu chuyển hóa tăng, diễn ra rất lâu trước khi có bất kỳ biểu hiện trên lâm sàng hoặc có bằng chứng trên X-quang cho thấy tình trạng thiếu hụt Vitamin D. Thứ hai là dạng biểu hiện các bệnh mãn tính như còi xương và/hoặc loãng xương với mức canxi máu bình thường hoặc giảm canxi máu không có triệu chứng.

Trước đây, nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu là được tổng hợp từ cholesterol trong da sau khi tiếp xúc với tia cực tím B. Nếu bộc lộ toàn bộ cơ thể trong những tháng hè từ 10 đến 15 phút ở một người trưởng thành có màu da sáng sẽ tạo ra từ 10000 đến 20000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D trong vòng 24 giờ. Ở người có màu da tối đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều hơn 5-10 lần thì mới tạo ra số lượng vitamin D tương tự.

Lượng tia cực tím cần có để tổng hợp vitamin D phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào thời gian ở ngoài trời. Những yếu tố này bao gồm lượng sắc tố da, khối lượng cơ thể, vĩ độ, mùa, lượng mây bao phủ, mức độ ô nhiễm không khí, diện tích da tiếp xúc, và mức độ bảo vệ tránh tia cực tím như quần áo và kem chống nắng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D ở da. Yếu tố quan trọng nhất là mật độ sắc tố da, rất khó để xác định rằng trẻ đã tiếp xúc đủ với ánh nắng để tổng hợp Vitamin D hay chưa. Vẫn còn tranh cãi xung quanh thời gian tiếp xúc với tia cực tím như thế nào là đủ để cân bằng giữa nguy cơ thiếu hụt Vitamin D và nguy cơ ung thư da. Điều này dẫn đến tranh luận cho rằng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với những lợi ích phòng ngừa ung thư da, thì có thể chấp nhận tình trạng thiếu hụt Vitamin D.

Các bác sĩ da liễu đã có các cuộc thảo luận tích cực về những rủi ro và lợi ích tiềm năng của việc phơi nắng và/hoặc uống bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ đồng ý với hướng dẫn hiện hành của Viện Hàn lâm khoa nhi Hoa Kỳ trong việc giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong đó bao gồm lời khuyên rằng không nên để trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Mang thai, vitamin D và bào thai

Một bài tổng quan trên thư viện Cochrane năm 2002 kết luận rằng có rất ít dữ liệu liên quan đến nhu cầu về lượng vitamin D của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Mặc dù thực tế là nồng độ vitamin D của mẹ quyết định rất lớn đến tình trạng vitamin D của thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu lượng vitamin D đưa vào và việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bị hạn chế. Người mẹ có thể bị thiếu hụt Vitamin D. Điều quan trọng phải lưu ý rằng phụ nữ da sậm màu hay những người ít tiếp xúc với ánh nắng có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao hơn và có thể cần bổ sung thêm vitamin D. Đặc biệt là trong thời gian mang thai và cho con bú.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Vitamin D trong thai kỳ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển hệ xương của bào thai. Quá trình tạo men răng và có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển chung của bào thai. Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng vitamin D của người mẹ có ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ sơ sinh.

Những dữ liệu này cho thấy rằng cung cấp vượt quá 1000 IU vitamin D mỗi ngày là cần thiết để đạt được nồng độ 25-OH-D trên 50 nmol/l phụ nữ mang thai. Những phát hiện này có ý nghĩa đối với những người chăm sóc trẻ em khi một người phụ nữ bị thiếu hụt vitamin D lúc sinh con thì trẻ sơ sinh cũng sẽ thiếu vitamin D.

Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của nồng độ vitamin D trong tử cung của người mẹ. Cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ 25-OH-D ở dây rốn và trong chu vi đầu của trẻ lúc 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi sau khi đã loại bỏ các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Một nghiên cứu của Vương quốc Anh chứng minh rằng tình trạng vitamin D ở mẹ cao trong thai kỳ có liên quan đến việc cải thiện mật độ khoáng và khối lượng xương ở trẻ em lúc 9 tuổi.

Thiếu hụt vitamin D và bú sữa mẹ

Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng không được bổ sung thêm vitamin D hoặc không được tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời có nguy cơ thiếu hụt vitamin D và/hoặc bị bệnh còi xương cao hơn. Trẻ sơ sinh có màu da sẫm màu thì có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn. Được giải thích là trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cao hơn ngay khi sinh và lượng vitamin D trong sữa cũng bị giảm do chính bà mẹ cũng bị thiếu Vitamin D.

Mặc dù nồng độ vitamin D có thể tăng lên trong sữa bằng cách cung cấp một lượng lớn Vitamin D phụ nữ đang cho con bú. Các nghiên cứu về việc bổ sung lượng lớn Vitamin D ở phụ nữ cho con bú chưa được công nhận và chưa được chứng minh là an toàn trên một số lượng đối tượng nghiên cứu lớn và đại diện hơn ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Khuyến cáo rộng rãi về việc bổ sung cho các bà mẹ cho con bú vitamin D liều cao chưa được đưa ra vào thời điểm này. Vì vậy, bổ sung cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết.

Trong vấn đề này, Jain và các đồng nghiệp từ New Delhi đã báo cáo những quan sát có ý nghĩa đối với tỉ lệ hiện mắc của tình trạng thiếu hụt vitamin D và suy giảm Vitamin D [tương ứng với nồng độ hydroxyvitamin D 25 (25OHD) <15 ng/ml và 15-20 ng/ml] ở các trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh bú mẹ lúc 3 tháng tuổi và các bà mẹ. Tuy nhiện, tại thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự đồng thuận về nồng độ 25 OH-D để xác định sự hiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Họ đã báo cáo con số trẻ em bị thiếu hụt vitamin D rất cao. Tương tự như báo cáo trước đó từ các khu vực khác ở Ấn Độ.

Điều thú vị là trong nghiên cứu của họ thì còi xương trên Xquang cũng được phát hiện ở gần một phần ba số trẻ sơ sinh bú mẹ có nồng độ vitamin D <10 ng/ml. Lượng vitamin bổ sung ở trẻ sơ sinh, sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời và nồng độ 25 OH-D ở người mẹ có mối tương quan thuận với nồng độ 25OH-D ở trẻ sơ sinh. Những phát hiện này cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung cho người mẹ hay gia tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở phụ nữ mang thai và cho con bú hoặc thường xuyên bổ sung vitamin D cho tất cả trẻ sơ sinh.

Mặc dù rõ ràng và không thể chối cãi rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Nhưng vẫn có một sự quan ngại về việc sữa mẹ có cung cấp đầy đủ Vitamin D cho trẻ hay không.

Không ai muốn phản đối việc dùng sữa mẹ, và các bác sĩ nhi thường chăm sóc cho đối tượng sơ sinh và nhũ nhi lo rằng việc này (vitamin D không cung cấp đủ qua sữa mẹ) sẽ gây cản trở chọn lựa cho trẻ bú mẹ và đề nghị rằng bằng cách nào đó phải đáp ứng nhu cầu Vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã nhiều lần chứng tỏ sữa mẹ có nồng độ vitamin D rất thấp. Mức thấp này đặc biệt đáng kể đối với trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin D và trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong một thời gian dài.

Xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn còn nhỏ. Có một số khó khăn về mặt thực hành trong việc đảm bảo phụ nữ và trẻ nhỏ tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời liên quan đến các chiến dịch giáo dục sức khỏe rộng lớn. Ngoài ra còn có sự lo lắng về việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý ác tính ở da do sự gia tăng tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. Thay đổi lối sống, đô thị hóa, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo làm hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do quần áo là những yếu tố gây khó khăn trong việc đảm bảo tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời của người dân.

Không có sự đồng thuận về liều lượng vitamin D cần phải bổ sung cho phụ nữ mang thai. Cũng như không có bằng chứng khoa học mạnh mẽ để ủng hộ cho việc thực hiện một chương trình bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ có một phương án thiết thực là xem xét một cách nghiêm túc chương trình bổ sung vitamin D bắt đầu ngay từ giai đoạn sơ sinh kéo dài suốt thời thơ ấu đến tuổi thiếu niên. Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, uống bổ sung vitamin D dưới dạng một nhũ tương dầu đã được chứng minh là có liên quan đến sự gia tăng đáng kể và bền vững nồng độ 25 (OH) D từ mức cơ bản ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 7 tháng đầu.

Tài liệu tham khảo

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3103147/

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích