menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và nguy cơ ung thư dạ dày.

user

Ngày:

28/01/2019

user

Lượt xem:

949

Bài viết thứ 06/19 thuộc chủ đề “Các bài viết tổng hợp từ Fanpage Từ SINH HỌC đến SỨC KHỎE”

Biên dịch: Châu Tiểu Lan

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ cho ung thư dạ dày được kể đến: di truyền, tuổi tác, béo phì, tiêu thụ bia rượu, thức ăn đóng hộp bảo quản bằng muối, thịt xử lý công nghiệp (xúc xích, thịt nguội…), hoặc thức ăn nướng, nhưng 2 yếu tố chắc chắn làm giảm nguy cơ bị bệnh này là ngưng hút thuốc lá và điều trị khỏi viêm loét dạ dày do H. pylori gây ra.

Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori, hay H. pylori, là một loại vi khuẩn hình xoắn (helico-) sống trong lớp niêm mạc dạ dày của con người. Để tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày, vi khuẩn này tiết ra enzyme urease để chuyển hóa urea thành ammonia NH3 vốn mang tính kiềm, nhằm trung hòa môi trường cho chúng phát triển. Mặt khác, hình dạng xoắn của vi khuẩn còn này giúp chúng chui sâu vào bên trong lớp niêm mạc, nơi có ít tính acid hơn, hoặc chui vào thành bao tử. Chính cơ chế này càng làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công tiêu diệt chúng hơn.

Vi khuẩn H. pylori đã sống ký sinh với loài người hàng ngàn năm qua. Có nghiên cứu đã cho thấy khoảng 2/3 dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn này và các nước đang phát triển có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nước phát triển và giàu có. Dù vậy chỉ có 1-3% người mang vi khuẩn sẽ tiến triển đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên nếu gia đình có tiền sử ung thư dạ dày, người nhiễm được khuyến nghị nên điều trị để tiêu diệt H. pylori triệt để. pylori được cho là được lây truyền qua thực phẩm và nước uống bị nhiễm bẩn, qua tiếp xúc miệng. Với đa số quần thể cư dân thì vi khuẩn xâm nhập từ thời thơ ấu của một người và sống cùng từ đó, thường là ở những nơi có trẻ em nghèo, cư dân đông đúc, không đủ điều kiện vệ sinh.

Pylori, nguy cơ gây ung thư dạ dày?

Bệnh ung thư dạ dày thoạt đầu được hiểu là 1 bệnh duy nhất nhưng các nhà chuyên môn sau đó là phân ra 2 loại: ung thư cuống dạ dày (cardia gastric cancer) và ung thư túi dạ dày (non- cardia gastric cancer). Nguy cơ của vi khuẩn H.pylori dường như chỉ gắn liền với ung thư túi dạ dày, trong khi sự hiện diện của vi khuẩn lại có mối tương quan tới sự giảm nguy cơ ung thư cuống dạ dày, mặc dù cơ chế của sự khác biệt này chưa được hiểu rõ ràng.

Như đã nói, vi khuẩn H. pylori đã sống ký sinh trong con người từ xa xưa, vì vậy không phải người nào mang vi khuẩn H. pylori đều sẽ phát bệnh. Tuy nhiên đây là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây nên các bệnh loét ống tiêu hóa (thực quản- dạ dày- ruột non; peptic ulcer diseases). Vai trò của vi khuẩn này trong việc gây nên bệnh ung thư dạ dày cũng ngày càng được củng cố. Các nghiên cứu cho thấy người bị nhiễm vi khuẩn này sẽ có nguy cơ cao hơn người không bị nhiễm 6 lần. Bên cạnh đó, gần 90% bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến việc nhiễm trùng con vi khuẩn này. Sự phát hiện về mối liên hệ giữa viêm nhiễm H. pylori và ung thư được phát hiện đồng thời với mối liên hệ giữa virus và ung thư.

Theo nghiên cứu tiến hành tại Shangdong, Trung Quốc, nơi có tỉ lệ ung thư dạ dày rất cao: sau 15 năm tiến hành điều trị vi khuẩn H.pylori bằng kháng sinh đã làm giảm tỉ lệ ung thư dạ dày được gần 40%.

Cũng cần lưu ý thêm vi khuẩn H pylori cũng có nhiều chủng (strains) khác nhau, chỉ có CagA positive thì mới gây nên các bệnh này.

Khi nào cần chữa trị loại bỏ H pylori?

Người có sức khỏe bình thường thì không cần phải xét nghiệm và tiêu diệt H.pylori, nhưng nếu bạn có viêm loét dạ dày tá tràng thì nên đến bệnh viện kiểm tra xem mình có bị nhiễm H. pylori hay không. Nếu có thì hoàn toàn nên dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt chúng triệt để. Có điều cần lưu ý, việc sử dụng kháng sinh phải được tuân thủ chặt chẽ đúng như bác sĩ dặn vì nếu không bạn sẽ không thể nào khỏi bệnh mà còn góp phần làm vi khuẩn lờn thuốc. Khi đó chúng sẽ xâm nhập gây hại thêm nhiều người khác mà loài người không còn phương thuốc nào để chữa cho ai cả.

Bạn có biết

Sự khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn và viêm loét dạ dày được thưởng giải Nobel Y học năm 2005 cho hai bác sĩ, nhà khoa học: Robin Warren and Barry Marshall. Trong đó ông Barry Marshall, do không thể chứng minh vi khuẩn gây nên bệnh này bằng mô hình động vật, đã tự nguyện uống hỗn dịch vi khuẩn. Ba ngày sau ông lập tức bị bệnh dù trước đó ông đã thực hiện cuộc nội soi xác minh tình trạng khỏe mạnh trước thử nghiệm. Sau 14 ngày thực hiện và lưu dữ liệu của cuộc thí nghiệm, ông tiến hành điều trị bằng kháng sinh và được khỏi hẳn tức thì. Cuộc hy sinh tự thử nghiệm của ông đã củng cố sự suy đoán của nhà khoa học Koch rằng có mối liên hệ nào đó giữa vi khuẩn và viêm loét dạ dày, một bệnh mà cho đến thời của ông Marshall, mọi người trong ngành chỉ cho rằng nguyên nhân là do stress và thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

1.https://www.wcrf.org/…/cancer-tre…/stomach-cancer-statistics
2.https://www.cancer.org/…/causes-risks-pre…/risk-factors.html
3.https://www.cancer.gov/…/infectious-age…/h-pylori-fact-sheet
4.https://www.webmd.com/cancer/hpylori-stomach-cancer#1
5.https://www.cancerresearchuk.org/…/infe…/h-pylori-and-cancer

Bạn có thể đọc thêm về tiểu sử khám phá ở những links sau:

6.https://www.thelancet.com/…/PIIS0140-6736(05)67587…/fulltext
7.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1246068/
Và đây là cuốn sách viết về toàn bộ quá trình phát hiện vi khuẩn H. pylori được xuất bản năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 10 năm giải Nobel 2005:

8.https://link.springer.com/chapt…/10.1007/978-4-431-55705-0_1

*** Lưu ý ***: bài viết không nhằm mục đích đem lại lời khuyên chữa trị nào cho các bệnh nhân. Với các tình huống bệnh cụ thể, bệnh nhân phải liên hệ với bác sĩ của mình.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích