menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tiểu không tự chủ ở bệnh nhân ung thư

user

Ngày:

26/07/2018

user

Lượt xem:

1427

Bài viết thứ 48/83 thuộc chủ đề “Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ”

Một số bệnh ung thư và liệu pháp điều trị ung thư có thể dẫn đến việc tiểu không tự chủ. Khi đó, bệnh nhân không thể tự kiểm soát bàng quang của mình. Việc tiểu không tự chủ có thể xảy ra ở nam giới hoặc nữ giới, trong một thời gian ngắn hoặc lâu hơn, và mức độ từ nhẹ đến nặng dần.

Có nhiều loại tiểu không tự chủ:

  • Căng thẳng không kiềm chế được: có thể khiến rỉ nước tiểu trong các hoạt động như ho, cười, hắt hơi, hoặc tập thể dục.
  • Sự căng tức không kiểm soát được: là dòng nước tiểu rỉ ra khi bàng quang căng đầy.
  • Sự thôi thúc không kiểm soát được: nước tiểu chảy ra khi có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp.
  • Liên tục mất kiểm soát: khi hoàn toàn không thể tự kiểm soát bàng quang.

Việc tiểu không tự chủ có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về cách điều trị hoặc kiểm soát tình trạng này. Chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ giúp làm giảm các ảnh hưởng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị ung thư.

Nguyên nhân tiểu không tự chủ

Nước tiểu sau khi hình thành ở thận sẽ theo niệu quản chảy vào bàng quang. Bàng quang là một cơ quan giống quả cầu rỗng, chứa nước tiểu. Từ bàng quang, nước tiểu chảy trong niệu đạo và ra khỏi cơ thể. Cơ vòng hoạt động như một van để lưu trữ hoặc bài xuất nước tiểu. Những cơ này hoạt động khi nhận được tín hiệu từ các dây thần kinh truyền đến chúng và bàng quang để kiểm soát việc đi tiểu.

Một số bệnh ung thư và liệu pháp điều trị ung thư có thể làm tổn hại, thay đổi các cơ và dây thần kinh này, hoặc có thể gây ra những thay đổi khác trên cơ thể dẫn đến việc tiểu không tự chủ.

Một số loại ung thư có thể làm gia tăng nguy cơ tiểu không tự chủ

Các liệu pháp điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ

  • Liệu pháp xạ trị cho ung thư vùng chậu, gây tổn hại đến bàng quang.
  • Liệu pháp hóa trị, gây tổn hại đến thần kinh, gây nôn nhiều làm tăng áp lực lên các cơ kiểm soát việc tiểu tiện, hoặc thiếu hụt hormone.
  • Phẫu thuật vùng chậu, gây tổn hại đến các cơ và thần kinh kiểm soát việc tiểu tiện.
  • Ghép tủy xương /ghép tế bào gốc với liều hóa trị cao, gây nôn mửa và viêm bàng quang.
  • Các liệu pháp dẫn đến mãn kinh sớm và/hoặc làm giảm lượng estrogen.
  • Thuốc lợi tiểu: Khiến tình trạng tiểu không tự chủ tồi tệ hơn.

Chẩn đoán tiểu không tự chủ

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nếu có vấn đề trong việc kiểm soát bàng quang và tiểu tiện để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân. Việc chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Theo dõi tình trạng tiểu tiện giúp giám sát thời điểm bệnh nhân tiểu, tần suất cũng như lượng nước tiểu mỗi lần tiểu.
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác.
  • Kiểm tra áp lực khi bệnh nhân ho hết sức có thể trong lúc bàng quang căng đầy.
  • Kỹ thuật đo áp lực trong bàng quang và dòng nước tiểu.
  • Siêu âm bàng quang, xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm để chụp hình bàng quang và các phần khác của cơ thể có vai trò trong kiểm soát tiểu tiện.
  • Soi bàng quang, kỹ thuật dùng để thám sát bên trong bàng quang bằng một ống nhỏ có camera và ánh sáng ở đầu.
  • Chụp X-quang bàng quang.

Điều trị tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ đa phần có thể điều trị được. Phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào từng nguyên nhân, loại bệnh, thời gian xảy ra và mức độ nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cần phối hợp nhiều hình thức điều trị cùng một thời điểm. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Kiểm soát bàng quang:
    • Học cách trì hoãn việc đi tiểu khi mắc tiểu.
    • Đi tiểu theo thời gian biểu.
    • Quản lý lượng nước uống và chế độ ăn.
    • Liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback), sử dụng thiết bị để trợ giúp bệnh nhân tăng cường kiểm soát nhóm cơ giữ nước tiểu.
  • Vật lý trị liệu:
    • Các bài tập Kegel, giúp làm mạnh nhóm cơ giữ nước tiểu.
    • Kích thích điện.
  • Các loại thuốc, như oxybutynin (Ditropan, Ditropan XL) và tolterodine (Detrol, Detrol LA), hoặc thuốc chống trầm cảm imipramine (Tofranil) và duloxetine (Cymbalta).
  • Các thiết bị y tế:
    • Đặt ống thông niệu đạo (sonde tiểu).
    • Vòng nâng, là một vòng cứng đặt trong âm đạo của người phụ nữ để giúp hỗ trợ cơ bàng quang.
  • Tiêm collagen vào cổ bàng quang để giảm rò rỉ nước tiểu.
  • Đưa hormone estrogen vào niệu đạo hoặc mô âm đạo ở phụ nữ.
  • Phẫu thuật để chèn cơ vòng nhân tạo hoặc để tạo ra một vòng quanh cổ bàng quang và niệu đạo để giữ cho cổ bàng quang đóng.
  • Đặt thông tiểu, chiếc ống được đưa qua niệu đạo và vào bàng quang để dẫn nước tiểu.
  • Tiêm Botulinum toxin loại A (Botox, Dysport) để thư giãn cơ bàng quang.

Quản lý tiểu không tự chủ

Nếu bệnh nhân tiểu không tự chủ, áp dụng các phương pháp sau để quản lý tình trạng này:

  • Hạn chế lượng chất lỏng uống vào, đặc biệt là cà phê và rượu. Đi tiểu trước khi đi ngủ và trước khi hoạt động mạnh.
  • Mang một tấm lót thấm ướt tốt bên trong đồ lót. Bệnh nhân có thể mua tấm lót tại cửa hàng tạp hóa tại địa phương hoặc hiệu thuốc.
  • Thực hành các bài tập Kegel. Để thực hiện các bài tập này, hãy thắt chặt các cơ bạn sử dụng để ngăn dòng nước tiểu. Trong lúc tập, giữ cho cơ bụng, mông, đùi thư giãn.
  • Giảm cân nặng dư thừa vì béo phì có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và những cơ nâng đỡ.
  • Tập đi tiểu theo lịch có sẵn.
  • Tránh thức ăn có thể gây kích thích bàng quang, bao gồm: các sản phẩm từ sữa; trái cây thuộc họ cam, chanh, đường; sôcôla; soda; trà và giấm.
  • Bỏ hút thuốc. Nicotin có thể gây kích thích bàng quang và ho nhiều.
  • Tiếp nhận sự trợ giúp. Đây là một vấn đề phổ biến. Đừng lúng túng, xấu hổ khi chia sẻ với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/urinary-incontinence

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích