menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Mệt mỏi liên quan đến điều trị ung thư ở trẻ em

user

Ngày:

23/05/2020

user

Lượt xem:

391

Bài viết thứ 23/27 thuộc chủ đề “Chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư trẻ em”

Bệnh nhân thường cảm thấy mệt và yếu trong suốt quá trình điều trị ung thư. Mệt mỏi liên quan đến ung thư khác với mệt mỏi hàng ngày. Nó không mất đi khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi. Mệt mỏi có thể gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc học hoặc công việc, các mối quan hệ, sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số bệnh nhân vẫn tiếp tục mệt ngay cả sau khi kết thúc điều trị.

Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ phổ biến và đáng lo ngại nhất của ung thư và các phương pháp điều trị ung thư đối với bệnh nhân và gia đình. Điều quan trọng là các gia đình phải hợp tác chặt chẽ với đội ngũ chăm sóc để xác định các nguyên nhân có thể và tìm ra phương án giải quyết chúng.

Các cách giúp giảm mệt mỏi bao gồm:

  • Có giờ giấc ngủ đều đặn.
  • Lên kế hoạch nghỉ ngơi thêm, đặc biệt là trong và sau khi điều trị ung thư.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Vận động và tập thể dục khi có thể.
  • Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bằng cách dành thời gian ra ngoài hoặc mở rèm trong ngày.
  • Làm việc với đội ngũ chăm sóc để giải quyết mọi nguyên nhân nền gây ra mệt mỏi.

Mệt mỏi liên quan đến ung thư là gì?

Mệt mỏi liên quan đến ung thư là cảm giác cạn kiệt năng lượng, rã rời hoặc kiệt sức, không giải thích được bởi các nguyên nhân khác và không giảm khi nghỉ ngơi. Mệt mỏi ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất, cảm xúc và cản trở cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân của mệt mỏi trong ung thư

Mệt mỏi trong và sau ung thư ở trẻ em thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chúng bao gồm các phương pháp điều trị ung thư, ảnh hưởng của chính bệnh ung thư và các yếu tố thể chất, hành vi và cảm xúc khác.

Hóa trị và mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi trong quá trình hóa trị có thể thay đổi. Mệt mỏi thường trầm trọng nhất trong những ngày sau khi điều trị hóa trị khi mà lượng máu thấp nhất. Tình trạng mệt có thể cải thiện dần cho đến lần điều trị tiếp theo. Các tác nhân của liệu pháp nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra mệt mỏi.

Thuốc chống ung thư có thể gây ra mệt mỏi theo nhiều cách. Những thay đổi về thể chất có thể góp phần gây mệt mỏi bao gồm:

  • Giảm tế bào máu và thiếu máu
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và những thay đổi trong dẫn truyền thần kinh

Xạ trị và mệt mỏi

Bệnh nhân được xạ trị cũng được báo cáo có tình trạng mệt mỏi. Mệt mỏi do xạ trị thường trở nên ngày càng trầm trọng và thường cải thiện sau khi kết thúc điều trị. Xạ trị vùng não rất hay gây ra mệt mỏi.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mệt mỏi liên quan đến ung thư

  • Thuốc bao gồm corticosteroid, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn
  • Thiếu máu do mất máu hoặc giảm tế bào máu sau điều trị ung thư
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Đau
  • Nhiễm trùng
  • Mất nước
  • Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
  • Giảm hoạt động thể chất và thể lực
  • Ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên (ngoài trời)
  • Dinh dưỡng kém hoặc lượng calo ăn vào thấp
  • Các vấn đề về tim, phổi hoặc thận

Đánh giá sự mệt mỏi

Bước đầu tiên trong điều trị mệt mỏi là tìm hiểu thêm về vấn đề này và xác định các nguyên nhân có thể gây ra mệt mỏi. Điều này bao gồm các câu hỏi về yếu tố khởi phát, thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và những yếu tố làm tăng/giảm mệt mỏi. Khai thác tiền sử, khám lâm sàng và xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân cơ bản. Thông tin về giấc ngủ của bệnh nhân, hoạt động thể chất và thói quen ăn uống cũng có thể hữu ích trong việc đánh giá.

Đánh giá sự mệt mỏi liên quan đến ung thư có thể bao gồm:

  • Phỏng vấn bệnh nhân và gia đình
  • Xem xét lại các loại thuốc
  • Khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu
  • Nhật ký ngủ và sinh hoạt

Các cách để xử trí

Giúp bệnh nhân biết rằng cảm giác cạn kiệt năng lượng là bình thường trong bệnh ung thư và nó sẽ trở nên tốt hơn. Gia đình nên trao đổi với đội ngũ chăm sóc để xác định và điều trị các yếu tố về cả y học và cảm xúc góp phần gây ra mệt mỏi. Những lý do khiến bệnh nhân mệt mỏi có thể không được biết một cách đầy đủ.

Các cách để kiểm soát sự mệt mỏi bao gồm:

  • Thói quen ngủ lành mạnh – Các vấn đề về giấc ngủ rất phổ biến trong bệnh ung thư, đặc biệt là khi bệnh nhân đang ở trong bệnh viện. Duy trì một lịch trình ngủ, tăng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và tạo ra một môi trường ngủ thoải mái có thể giúp cải thiện giấc ngủ và ít mệt mỏi hơn.
  • Tập thể dục và hoạt động thể chất – Ngay cả khi chỉ hoạt động thể chất một ít cũng có thể giúp tăng năng lượng và giảm mệt mỏi. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe và thể lực để dễ dàng thực hiện các công việc hàng ngày hơn. Mệt mỏi có thể làm cho việc tập thể dục trở nên khó khăn. Nhưng ngay cả khi như vậy, điều quan trọng là hãy cố gắng tập thể dục, từng chút từng chút một.
  • Dinh dưỡng tốt – Bệnh nhân ung thư khó có thể nạp đủ calo và dịch. Điều này có thể cản trở khả năng của cơ thể đáp ứng nhu cầu năng lượng. Giảm cân và giảm cơ cũng có thể dẫn đến mệt mỏi. Thói quen ăn uống lành mạnh và hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng có thể đảm bảo việc trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Liệu pháp tâm lý – Các chuyên gia sức khỏe tâm trí có thể giúp xem liệu mệt mỏi có liên quan đến trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng hay không. Liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn có thể dạy cho bệnh nhân các chiến lược tự chăm sóc để đương đầu với mệt mỏi.
  • Liệu pháp ánh sáng – Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, đặc biệt vào buổi sáng có thể tăng cường giấc ngủ lành mạnh và làm giảm cảm giác mệt mỏi. Bệnh nhân có thể khó được tiếp xúc ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là trong thời gian nằm viện. Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng mạnh sử dụng nguồn sáng có kiểm soát được chiếu trong một thời gian xác định để giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.
  • Các liệu pháp bổ sung – Bệnh nhân có thể thuyên giảm mệt mỏi thông qua các phương pháp điều trị như âm nhạc trị liệu, mỹ thuật trị liệu, các kỹ thuật thư giãn, liệu pháp xoa bóp và liệu pháp mùi hương. Đội ngũ chăm sóc có thể giúp các gia đình xác định các kỹ thuật hữu ích nhất.

Mệt mỏi ở trẻ em và thiếu niên mắc ung thư: Lời khuyên cho các gia đình

  • Trao đổi với đội ngũ chăm sóc về vấn đề mệt mỏi.
  • Ghi lại các triệu chứng. Ghi lại khi nào mệt mỏi xảy ra, những thứ làm cho nó tệ/tốt hơn và bất kỳ các yếu tố liên quan nào như đau, căng thẳng hoặc khó ngủ.
  • Giữ một lịch trình nhất quán về giấc ngủ, nghỉ ngơi và sinh hoạt.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dịch và dinh dưỡng.

Những nguồn tài liệu khác về mệt mỏi liên quan đến ung thư

  • Điều trị mệt mỏi và ung thư (NCI)

Tài liệu tham khảo

Fatigue in Childhood Cancer Treatment

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích