menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trong ung thư

user

Ngày:

23/05/2020

user

Lượt xem:

845

Bài viết thứ 21/27 thuộc chủ đề “Chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư trẻ em”

Người dịch: BS. Lê Thị Mai Anh

Người hiệu đính: BS Lê Thỵ Phương Anh

Mất cảm giác ngon miệng hoặc không cảm thấy đói là một tác dụng phụ phổ biến của ung thư và các phương pháp điều trị ung thư. Mất cảm giác ngon miệng trong ung thư thường liên quan đến buồn nôn và nôn do hóa trị liệu và các phương pháp điều trị ung thư khác. Một số loại thuốc có thể làm thay đổi hương vị hoặc mùi của thức ăn. Giảm cảm giác thèm ăn cũng có thể là do mệt mỏi, ít năng lượng, sốt hoặc chỉ là do cảm thấy không được khỏe.

Mất cảm giác ngon miệng trong ung thư thường là tạm thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giảm cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác.

Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đỡ các gia đình với các chiến lược dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng. Nếu trẻ không thể ăn uống đầy đủ, có thể cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc ống thông dạ dày.

Các nguyên nhân gây mất cảm giác ngon miệng trong ung thư

Có rất nhiều lý do khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng và khó khăn trong việc ăn uống khi bị ung thư. Thức ăn có vẻ ít hấp dẫn hơn, việc ăn uống có thể trở nên khó khăn hơn hoặc trẻ có thể không cảm thấy đói. Những thói quen ăn uống thường ngày cũng có thể bị gián đoạn do thay đổi lịch trình hoặc do trẻ ở bệnh viện. Thông thường, giảm cảm giác thèm ăn là do sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Các nguyên nhân gây mất cảm giác ngon miệng trong ung thư bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Mệt mỏi hoặc ít năng lượng
  • Do đau
  • Sốt và nhiễm trùng
  • Trầm cảm, căng thẳng, hoặc lo lắng
  • Loét miệng hoặc khô miệng
  • Thay đổi mùi hoặc hương vị thức ăn
  • Nuốt khó
  • Các rối loạn của dạ dày và đường tiêu hóa
  • Táo bón
  • Gan hoặc lách lớn
  • Báng bụng
  • Các rối loạn nội tiết tố hoặc trao đổi chất
  • Bản thân ung thư
    • Nếu khối u nằm ở trong ổ bụng, nó có thể chèn ép lên các cơ quan của đường tiêu hóa và gây đầy bụng
    • Nếu khối u nằm ở trong não, nó có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh kiểm soát cơn đói và no

Sự chống đối của trẻ trong bữa ăn khá phổ biến ở nhiều gia đình. Khi một đứa trẻ bị ung thư, cảm giác thèm ăn và quan tâm đến đồ ăn có thể đặc biệt khó khăn. Trẻ không cảm thấy đói và các món ăn mà trẻ yêu thích có thể trở nên không hấp dẫn. Trẻ có thể trở nên kén ăn hoặc cứng đầu thậm chí nhiều hơn như vậy. Việc dùng thuốc và thay đổi thói quen có thể làm cho những thách thức về dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn, gây thêm căng thẳng và lo lắng.

Điều quan trọng là gia đình phải trao đổi về mối quan tâm về dinh dưỡng cũng như cân nặng với đội ngũ chăm sóc của họ. Đội ngũ chăm sóc có thể đưa ra các đề xuất dựa trên nhu cầu y tế và lịch trình điều trị của trẻ và giúp gia đình biết khi nào cần hỗ trợ chuyên sâu.

Sụt cân trong ung thư

Mất cảm giác ngon miệng và giảm lượng thức ăn ăn vào có thể gây sụt cân. Ở trẻ em, điều này có thể là một thất bại để trẻ tăng cân trong thời gian tăng trưởng. Sụt cân ít có thể là bình thường, đặc biệt là sau hóa trị, phẫu thuật, hoặc bệnh tật. Sụt cân quá nhiều có thể rất nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ đánh giá sự sụt cân của trẻ dựa trên các yếu tố như:

  • Mức độ sụt cân
  • Tốc độ sụt cân
  • Lượng thức ăn và đồ uống nhập vào
  • Có nôn hay tiêu chảy không
  • Kết quả xét nghiệm và sinh hóa máu
  • Suy nhược, mất sức hoặc các vấn đề sinh hoạt hàng ngày
  • Các yếu tố cảm xúc hoặc hành vi

Gia đình nên nhận thức được các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra với chế độ dinh dưỡng kém và sụt cân bao gồm mệt mỏi, suy nhược và tăng nguy cơ té ngã. Trẻ bị sụt cân nhiều và có chế độ dinh dưỡng kém cũng có thể có nguy cơ cao bị loét do tỳ đè (loét áp lực). Mất cân bằng dinh dưỡng đôi khi có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, hoặc các vấn đề về chức năng tim, thận hoặc gan. Theo thời gian, việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất từ chế độ dinh dưỡng kém kéo dài có thể khiến trẻ có nguy cơ cao bị các biến chứng do hóa trị liệu.

Cách giúp phòng ngừa sụt cân

Chế độ dinh dưỡng tốt và đầy đủ năng lượng rất quan trọng để khuyến khích sự tăng trưởng bình thường, hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ, đội ngũ chăm sóc có thể đề xuất các chiến lược khác nhau. Các cách giúp phòng ngừa sụt cân trong ung thư bao gồm:

Mỗi đứa trẻ là khác nhau và các gia đình nên thảo luận về các lựa chọn với bác sĩ riêng của họ và làm việc với đội ngũ chăm sóc để quản lý sự thèm ăn, chế độ dinh dưỡng và sụt cân của trẻ.

Quản lý sự mất cảm giác ngon miệng trong ung thư: Lời khuyên cho các gia đình

Chế độ dinh dưỡng tốt và ăn uống lành mạnh cho trẻ vốn là một cuộc chiến cho các gia đình ngay cả khi có một cuộc sống bình thường. Vì vậy trong ung thư, điều này có thể còn khó khăn hơn nhiều. Có thể cần một số thử nghiệm và thất bại để tìm ra những gì tốt nhất cho trẻ. Một số lời khuyên chung để giúp cải thiện việc mất cảm giác ngon miệng là:

  • Ghi lại một nhật ký ăn uống. Bao gồm khoảng thời gian nào trong ngày, cảm xúc và các triệu chứng. Điều này có thể giúp bạn tìm hiểu về thói quen ăn uống của trẻ và giúp trao đổi với đội ngũ chăm sóc của con bạn dễ dàng hơn.
  • Sử dụng khoảng thời gian “cảm thấy tốt hơn” giữa các chu kỳ hóa trị liệu để ăn uống tốt và tăng cường dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ trong suốt cả ngày. Cố gắng 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
  • Giữ thức ăn nhẹ bên mình để ăn vặt dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn thức ăn đậm đặc chất dinh dưỡng và năng lượng như sữa lắc, sinh tố, cháo đặc, pasta (mì Ý) và thịt nạc.
  • Hãy thử các đồ uống dinh dưỡng có sẵn trên thị trường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất.
  • Thêm calo vào thực phẩm bằng cách sử dụng bơ, dầu, bột protein, sữa bột, kem hoặc bơ đậu phộng.
  • Đưa ra lựa chọn khi nào và ăn gì (kèm lý do). Cố gắng cân bằng các lựa chọn ít lành mạnh với các lựa chọn lành mạnh hơn.
  • Hoạt động thể chất trong suốt cả ngày để tăng cảm giác thèm ăn và giúp cho sự tiêu hóa.
  • Giữ một thói quen đều đặn về giấc ngủ, hoạt động, bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Sử dụng lời nhắc để ăn đúng giờ, thậm chí chỉ ăn vài miếng nhỏ.
  • Tìm cách để cho bữa ăn dễ chịu hơn. Ăn uống với bạn bè và gia đình, ăn bên ngoài, thử một địa điểm mới hoặc sử dụng đĩa ăn có họa tiết vui vẻ.
  • Khuyến khích mối quan tâm tích cực và lành mạnh với thức ăn; không thúc đẩy, đe dọa hoặc trừng phạt.
  • Tìm những cách khác nhau để giúp trẻ thích ăn bằng cách, cùng trẻ tìm các công thức nấu ăn, lên kế hoạch cho bữa ăn, mua sắm, nấu ăn hoặc cùng gói túi đồ ăn nhẹ.

Các gia đình có thể trao đổi với đội ngũ chăm sóc để tìm ra các chiến lược ăn uống nhằm đối phó với các triệu chứng cụ thể như buồn nôn, loét miệng, khô miệng, táo bón hoặc tiêu chảy. Tìm thêm lời khuyên dinh dưỡng để hỗ trợ các tác dụng phụ cụ thể.

Tìm thêm thông tin về sự thèm ăn, sụt cân và ăn uống lành mạnh

Tài liệu tham khảo

https://together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/appetite-and-weight-loss.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích