menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Viêm tụy cấp : Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

user

Ngày:

25/08/2018

user

Lượt xem:

3122

Bài viết thứ 27/30 thuộc chủ đề “Các bệnh về nội Tiêu hóa”

Tổng quan

Viêm tụy là tình trạng viêm của tuyến tụy. Tuyến tụy là một tuyến dài, phẳng nằm ẩn sau dạ dày ở phần bụng trên. Tuyến tụy sản xuất ra những enzyme giúp cho việc tiêu hóa và những hormones giúp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể (glucose).

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm xuất hiện đột ngột và diễn tiến trong vài ngày. Viêm tụy mạn là một tình trạng viêm của tuyến tuỵ mạn tính, bệnh diễn tiến trong nhiều năm.

Viêm tụy nhẹ có thể khỏi mà không cần điều trị, nhưng viêm tụy nặng có thể gây nên những biến chứng có thể đe dọa tính mạng.

Tuyến tụy và các cơ quan lân cận

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng cơ năng và thực thể của viêm tụy có thể thay đổi, tùy thuộc vào thể bạn mắc phải.

Triệu chứng cơ năng và thực thể của viêm tụy cấp:

  • Đau bụng trên
  • Đau lan ra sau lung
  • Đau tăng lên sau khi ăn
  • Sốt
  • Mạch nhanh
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tình trạng đau khi sờ vào bụng

Triệu chứng cơ năng và thực thể của viêm tụy mạn:

  • Đau bụng trên
  • Sụt cân không chủ ý
  • Tiêu phân mỡ và hôi

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Đặt lịch hẹn khám bác sĩ nếu bạn có cơn đau bụng liên tục. Đến ngay trung tâm y tế nếu bạn đau bụng đến nổi không thể ngồi yên hoặc tìm tư thế giảm đau.

Nguyên nhân

Viêm tụy xảy ra khi những enzymes tiêu hóa bị hoạt hóa ngay trong tuyến tụy, gây tổn thương tế bào tụy và gây viêm.

Với nhiều đợt viêm tụy cấp tái đi tái lại, tổn thương tụy có thể xảy ra và dẫn đến viêm tụy mạn. Mô sẹo có thể hình thành trong tuyến tụy, gây mất chức năng của tuyến. Một tuyến tụy hoạt động kém có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa và đái tháo đường.

Những điều kiện có thể gây ra viêm tụy:

  • Rượu
  • Sỏi mật
  • Phẫu thuật vùng bụng
  • Thuốc
  • Xơ nang
  • Gia đình có người bị viêm tụy cấp
  • Calci máu cao, có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường tuyến cận giáp)
  • Triglyceride cao trong máu
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương bụng
  • Ung thư tụy

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), một thủ thuật để điều trị sỏi mật, có thể cũng gây viêm tụy cấp.

Đôi khi không tìm thấy được nguyên nhân gây viêm tụy.

Biến chứng

Viêm tụy có thể gây ra những biến chứng bao gồm:

  • Nang giả tụy. Viêm tụy cấp có thể làm cho dịch và các chất hoại tử tuỵ lại trong một túi dạng nang trong tuyến tụy. Một nang giả tụy lớn vỡ có thể gây ra biến chứng như xuất huyết trong ổ bụng và nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng. Viêm tụy cấp có thể làm cho tụy của bạn yếu đi trước vi khuẩn và sự nhiễm trụng. Nhiễm trùng tụy là nghiêm trọng và đòi hỏi sự điều trị tích cực, như là phẩu thuật loại bỏ mẫu mô nhiễm trùng.
  • Suy thận. Viêm tụy cấp có thể gây ra suy thận, có thể điều trị bằng việc lọc máu nếu như suy thận nặng và kéo dài.
  • Vần đề hô hấp. viêm tụy cấp có thể làm thay đổi môi trường hóa học của cơ thể mà ảnh hưởng đến chức năng của phổi, gây ra việc giảm mức oxy trong máu đến mức báo động.
  • Đái tháo đường. Tổn thương tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy từ viêm tụy mạn có thể gây ra đái tháo đường, một bệnh làm ảnh hưởng đến con đường chuyển hóa đường của cơ thể.
  • Suy dinh dưỡng. Cả viêm tụy cấp và mạn đều làm cho tuyến tụy tiết ra ít hơn những enzyms cần thiết cho việc bẻ gãy và chế biến những chất dinh dưỡng trong thức ăn. Điều đó dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu chảy, và sụt cân, mặc dù bạn ăn thức ăn giống nhau hoặc cùng một lượng thức ăn.
  • Ung thư tụy. Đáp ứng viêm kéo dài trong tuyến tụy gây ra bởi viêm tụy mạn là một yếu tố nguy cơ để phát triển ung thư tụy.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Những xét nghiệm và quá trình chẩn đoán viêm tụy:

  • Thử máu để tìm thấy sự gia tăng của men tụy
  • Thử phân trong viêm tụy mạn để đo lượng mỡ, có thể gợi ý hệ thống tiêu hóa của bạn không hấp thu đủ chất dinh dưỡng
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) để tìm sỏi mật và đánh giá độ nặng của viêm tụy
  • Siêu âm bụng để tìm sỏi mật và đánh giá độ nặng của viêm tụy
  • Siêu âm nội soi để tìm sự viêm và những vị trí tắc nghẽn trong ống tụy và ống mật
  • Cộng hưởng từ (MRI) để tìm bất thường của túi mật, tuỵ và các đường dẫn mật.

Bác sĩ có thể gợi ý làm những xét nghiệm khác, phụ thuộc vào điều kiện riêng của từng người.

Điều trị

Điều trị đầu tiên trong bệnh viện bao gồm:

  • Nhịn đói. Bạn sẽ phải nhịn đói trong vòng vài ngày trong bệnh viện để cho tụy của bạn được hồi phục. Một khi sự viêm của tuyến tụy được kiểm soát, bạn nên bắt đầu uống nước và ăn những thức ăn dễ tiêu. Sau đó, bạn có thể ăn uống lại bình thường.

Nếu viêm tụy kéo dài và bạn vẫn đau khi ăn, bác sĩ có thể yêu cầu đặt ống thông dạ dày để nuôi ăn.

  • Thuốc giảm đau. Viêm tụy cấp có thể gây ra đau dữ dội. Nhân viên y tế có thể cho bạn thuốc để kiểm soát cơn đau.
  • Truyền dịch. Vì cơ thể bạn cần năng lượng và dịch để sửa chửa tuyến tụy, bạn có thể bị mất nước. Vì thế, bạn có được truyền thêm dịch qua tĩnh mạch cánh tay trong khi ở bệnh viện.

Khi viêm tụy được kiểm soát, nhân viên y tế sẽ điều trị những bệnh nền gây ra viêm tụy. Dựa trên nguyên nhân gây ra viêm tụy, điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn đường mật. Viêm tụy gây bởi ống mật bị hẹp hay tắc nghẹn có thể cần phẫu thuật để mở ống tuỵ hoặc làm thông chỗ tắc.
  • Phẫu thuật được gọi là nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) dùng một ống dài có gắn camera ở đầu để kiểm tra tụy và ống mật. Ống sẽ đi qua vùng họng, và sẽ cho những hình ảnh của tuyến tiêu hóa.

ERCP có thể giúp cho việc chẩn đoán những vấn đề ở đường mật và ống tụy và điều trị. Ở một số người, nhất là ở người già, ERCP có thể gây viêm tụy cấp.

  • Phẫu thuật cắt túi mật. nếu sỏi mật gây viêm tụy, bác sĩ sẽ yêu cần cắt túi mật.
  • Phẫu thuật tụy. phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu dịch từ tuyến tụy hoặc lấy mô bệnh.
  • Điều trị nghiện rượu. Uống nhiều rượu mỗi ngày và nhiều năm có thể gây viêm tụy. Nếu đây là nguyên nhân của viêm tụy cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tham gia chương trình điều trị nghiện rượu. Tiếp tục uống rượu sẽ làm nặng hơn viêm tụy cấp và gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị bổ sung cho viêm tụy mạn

Tùy thuộc vào điều kiện của bạn, viêm tụy mạn có thể cần những điều trị bổ sung.

  • Kiểm soát đau. Viêm tụy mạn có thể gây ra đau bụng liên tục. Bác sĩ sẽ cho thuốc để kiểm soát cơn đau và có thể gợi ý cho bạn đến chỗ của chuyên viên về đau. Đau dữ dội có thể giảm với những điều trị như là nội soi siêu âm hay là phẫu thuật để chặn dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau truyền từ tụy lên não.
  • Enzymes hỗ trợ tiêu hóa. Bổ sung men tụy có thể giúp cho cơ thể bạn bẻ gãy và chế biến những chất dinh dưỡng trong thức ăn. Men tùy có thể dùng kèm trong bữa ăn.
  • Thay đồi chế độ ăn. Bác sĩ sẽ gợi ý bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập một chế độ ăn ít mỡ mà giàu chất dinh dưỡng.
Xem thêm bài "Viêm tụy mạn"của Bác sĩ BS.TS. Phạm Nguyên Quý và Ths.BS. La Vĩnh Phúc

Điều trị thay thế

Điều trị thay thế không thể điều trị khỏi viêm tụy, nhưng những liệu pháp thay thế sẽ giúp bạn giảm đau trong viêm tụy cấp.

Bệnh nhân viêm tụy mạn có thể trải quan những cơn đau hằng định mà không giảm dễ dàng bằng thuốc. Sự dụng điều trị hỗ trợ và thay thể cùng với thuốc có thể giúp bệnh nhân đó dễ chịu hơn trong việc kiểm soát đau.

Ví dụ một số điều trị thay thế sau:

  • Thiền định
  • Bài tập thư giãn
  • Yoga
  • Châm cứu.

Tự chăm sóc

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà.

Một khi bạn rời khỏi bện viện, bạn có thể từng bước tiếp tục hồi phục sau viêm tụy.

  • Ngưng uống rượu. Nếu bạn không thể tự mình ngưng uống rượu, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến những chương trình cai rượu tại địa phương.
  • Ngưng hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc, hãy ngưng. Nếu bạn không hút, đừng bắt đầu. Nếu bạn không tự mình ngưng hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Sử dụng thuốc hỡ trợ và tư vấn có thể giúp bạn ngừng hút.
  • Chế độ ăn ít mỡ. chọn một chế độ ăn hạn chế mỡ và tập trung và trái cây, rau củ, ngủ cốc nguyên hạt, và thịt nạc.
  • Uống nhiều nước. Viêm tụy có thể gây mất nước, cho nên uống thêm nước mỗi ngày. Có thể mang theo bên mình chai nước hoặc ly nước mỗi khi đi ra ngoài.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.com/health/pancreatitis/DS00371/DSECTION=alternative-medicine

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích