menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ em và người lớn

user

Ngày:

25/08/2018

user

Lượt xem:

1434

Bài viết thứ 24/30 thuộc chủ đề “Các bệnh về nội Tiêu hóa”

Salmonella là một nhóm vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Thông thường, ngộ độc thức ăn gây ra viêm dạ dày-ruột – một loại nhiễm trùng của ống tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy và ói mửa. Vi khuẩn Salmonella có thể được tìm thấy trong ruột của nhiều loài đồng vật, bao gồm gia súc và thú nuôi. Gia cầm (gà, gà tây, v.v…) dường như đều nhiễm Salmonella. Vì vậy, Salmonella có thể nhiễm vào thịt (gồm thịt gia cầm), trứng, sữa và những chế phẩm từ sữa. Nhiễm trùng thường xuyên gây ra những triệu chứng trung bình nhưng các biến chứng, bao gồm mất dịch cơ thể, có thể gặp trong vài trường hợp. Điều trị thông thường là bù dịch để tránh mất nước. Kháng sinh đôi khi được sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng. Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm ở Anh đã xác định các biện pháp để giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, trong đó có ngộ độc thực do Salmonella.

Salmonella là gì?

Salmonella là một nhóm vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm xuất hiện khi thức ăn và nước uống bị nhiễm vi sinh vật và độc chất hoặc những chất hóa học được ăn hay được uống. Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi rút và kí sinh trùng. Kí sinh trùng là những sinh vật sống, sống kí sinh ở trong hoặc trên những sinh vật khác. Thông thường, ngộ độc thưc phẩm gây ra  viêm dạ dày-ruột, một thể nhiễm trùng của ống tiêu hóa. Bệnh này gây ra tiêu chảy và đôi khi ói mửa.

Có khoảng trên 2500 dưới nhóm của Salmonella.

Một típ của Salmonella, Samonella typhi (S. typhi), có thể gây ra sốt thương hàn. Đó là một căn bệnh nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị nhanh chóng với kháng sinh. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ tiêu chảy và sau đó sốt, nhức đầu, co thắt dạ dày, phát ban, buồn nôn và chán ăn.

Một típ khác của Salmonella, Salmonella paratyphi (S.paratyphi) có thể gây ra sốt phó thương hàn. Đây là một bệnh tương tự sốt thương hàn, nhưng triệu chứng nhìn chung nhẹ hơn. Bệnh thương hàn và phó thương hàn thường xuyên xuất hiện ở những quốc gia có vệ sinh kém. Vi khuẩn có thể lây lan qua phân hay nước tiểu của bệnh nhân. Nhiễm S.typhi và S.paratyphi gây bệnh sốt thương hàn và sốt phó thương hàn không thường gặp ở Anh trong khi nhiễm những dòng khác thì tương đối thường gặp.

Phần còn lại của trang tin tức này chỉ bao gồm ngộ độc thực phẩm gây ra bới những dòng Salmonella khác với S.typhi và S.paratyphi.

Chúng ta nhiễm Salmonella như thế nào?

Vi khuẩn Salmonella có thể được tìm thấy trong ống tiêu hóa của nhiều loài động vật, bao gồm động vật hoang dã, gia súc và thú nuôi. Gia cầm (gà trống, gà, gà tây, v.v..) có khả năng cao mang khuẩn Salmonella. Vì vậy, Salmonella có thể nhiễm vào thịt (gia cầm), trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Nấu chín thịt (gồm thịt gia cầm) thường sẽ giết được vi khuẩn Salmonella. Con người có thể nhiễm vi khuẩn này nếu ăn thịt nấu chưa chín mà đã nhiễm salmonella. Việc ăn trứng sống hoặc chưa được nấu chín, hoặc uống sữa hay sử dụng các chế phẩm từ sữa nhiễm Salmonella có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Đôi khi những loại thực phẩm khác như trái cây và rau củ có thể nhiễm Salmonella thông qua việc chăm bón bằng phân chuồng. Động vật thân mềm cũng có thể bị nhiễm nếu chúng tiếp xúc với chất thải nhiễm khuẩn trong nước.

Chó, mèo và những loài động vật gặm nhắm đôi khi có thể nhiễm salmonella. Rùa cạn và rùa nước ngọt có thể là vật mang salmonella. Việc tiếp xúc với động vật bị nhiễm hoặc phân của chúng cũng có thể cho phép sự truyền nhiễm đến con người. Vi khuẩn có thể đi từ tay của bạn đến miệng và vào ống tiêu hóa của bạn, sinh sôi nẩy nở và gây triệu chứng.Một khi bạn nhiễm salmonella, bạn cũng có thể là nguồn lây cho những người xung quanh nếu bạn không tuân thủ những biện pháp giữ vệ sinh nghiêm ngặt để phòng chống sự lây lan vi khuẩn cho những người khác.

Mức độ phổ biến của Salmonella và ai là đối tượng dễ mắc bệnh?

Ngộ độc thực phẩm do Salmonella tương đối phổ biến. Tại Anh và xứ Wales năm 2015, đã có 8,451 trường hợp được xác nhận bị nhiễm. Càng có nhiều ca ngộ độc thực phẩm chưa được kiểm chứng thì có thể bấy nhiêu ca bệnh nhiễm chưa được xác định. Tại Vương Quốc Anh, số ca bệnh nhiễm Salmonella đã giảm trong những năm vừa qua. Có thể là do những chiến dịch chủng người cho gà chống lại vi khuẩn. Trứng từ những con gà đã được tiêm chủng thì an toàn. Điều ấy được biểu thị bằng con dấu Sư tử đỏ trên những quả trứng ở Anh.

Salmonella có thể lây nhiễm cho bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đa số trường hợp thì nó không gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có vài nhóm người có khả năng cao xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng. những đối tượng ấy là:

  • Trẻ em
  • Người già
  • Người suy giảm miễn dịch ( bệnh nhân điều trị ung thư; điều trị steroid lâu dài; AIDS, v.v…)
  • Người có bệnh mạn tính về ống tiêu hóa như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.

Do Salmonella có thể lây từ người sang người nên có thể xảy ra các trận dịch, chủ yếu xảy ra trong các viện như viện dưỡng lão hay nơi chăm sóc người già.

Những triệu chứng của nhiễm Salmonella?

Những triệu chứng điển hình là tiêu chảy và co thắt dạ dày. Tiêu chảy đôi khi kèm theo nhầy máu. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn và có thể sốt. Triệu chứng có khuynh hướng bắt đầu trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn những thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với những động vật mang trùng. Khoảng thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng được gọi là ‘thời kì ủ bệnh’.

Ở đa số bệnh nhân, triệu chứng thường nhẹ và cải thiện trong vòng 4-7 ngày mà không có điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, đôi khi, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và/ hoặc những biến chứng có thể xuất hiện. Nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì sự mất dịch có thể xuất hiện. Bạn nên đi đến phòng khám một cách nhanh chóng nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân hoặc con của bạn đang mất nước. Mất nước nhẹ thường hay gặp và dễ dàng được khắc phục bằng việc bù dịch. Mất nước nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng bởi vì các cơ quan của cơ thể bạn cần một lượng nước nhất định để vận hành.

Triệu chứng thiếu dịch ở trẻ em

Tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị mất nước thì bạn nên khẩn trương tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế. Trẻ em, nhất là những bé nhỏ tuổi, sơ sinh hoặc nhũ nhi, có thể bị mất nước nặng và suy sụp rất nhanh. Mất nước nhẹ thường gặp và dễ dàng khắc phục bằng việc bù nhiều dịch.

Những triệu chứng mất nước ở trẻ em bao gồm

  • Tiểu ít
  • Khô miệng
  • Không lưỡi và môi.
  • Ít nước mắt khi khóc
  • Mắt trũng
  • Yếu cơ
  • Bị kích động
  • Thiếu năng lượng.

Những triệu chứng mất nước nặng của trẻ em bao gồm:

  • Lừ đừ
  • Da nhợt hay lốm đốm
  • Tay chân lạnh
  • Tã rất khô
  • Thở nhanh, sâu

Mất nước nặng là một cấp cứu y khoa và cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Mất nước dễ xảy ra với:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi ( đặc biệt những trẻ dưới 6 tháng tuổi). Bởi vì chỉ cần mất một lượng nước nhỏ cũng gây nguy hiểm.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi bị nhẹ cân và tăng cân không đủ.
  • Trẻ nhũ nhi bị ngưng cho bú mẹ trong lúc bệnh.
  • Bất kì em bé hay trẻ em không uống đủ nước khi bị viêm dạ dày ruột.
  • Bất kì em bé hay trẻ em bị tiêu chảy và nôn ói nghiêm trọng (Ví dụ, nếu các bé tiêu chảy 5 lần hoặc hơn và/hoặc nôn nói 2 lần hoặc hơn trong vòng 24 giờ.

Triệu chứng mất nước ở người lớn

Triệu chứng mất nước ở người lớn bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt hay xây xẩm
  • Nhức đầu
  • Chuột rút
  • Mắt trũng
  • Tiểu ít
  • Môi, lưỡi khô
  • Yếu
  • Dễ kích động

Triệu chứng của mất nước nặng:

  • Mất nhiều năng lượng và chuyên tâm (thờ ơ)
  • Yếu
  • Nhầm lẫn
  • Nhịp tim nhanh
  • Tiểu rất ít
  • Hôn mê

Mất nước nặng là một cấp cứu y khoa và cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức

Mất nước ở người lớn hay gặp ở:

  • Người già hay người suy kiệt
  • Sản phụ
  • Người có tiêu chảy và nôn ói trầm trọng. Đặc biệt, nếu người đó không thể bù đủ lượng dịch đã mất.

Salmonella được chẩn đoán như thế nào?

Nhiều người sẽ nhận thấy những triệu chứng ngộ độc thực phẩm của họ, và nếu những triệu chứng đó nhẹ thì họ thường không đi khám bác sĩ hay nhận sự điều trị đặc hiệu nào.

Cho nên, bạn có thể bị nhiễm Salmonella mà không được ‘xác nhận’. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ y tế khi bạn bị ngộ độc thực phẩm (xem ở phần dưới khi nào nên đi khám). Bác sĩ hay điều dưỡng có thể hỏi bạn những câu hỏi về những chuyển đi du lịch nước ngoài hay bằng cách nào đó mà bạn có thể đã ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm khuẩn. Họ cũng thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu mất dịch của bạn. Họ có thể kiểm tra nhiệt độ, mạch và huyết áp của bạn. Họ cũng khám bụng bạn để tìm sự đề kháng.

Nhân viên y tế có thể yêu cầu bạn lấy mẫu phân của bạn. Mẫu phân này sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm. Salmonella được xác nhận nếu vi khuẩn được tìm thấy trong phân của bạn. Thực phẩn đôi khi được kiểm tra có Salmonella hay không trong những đợt dịch.

Mẫu phân không phải luôn luôn cần thiết. Bác sĩ của bạn có thể kết luận bệnh trong một vài trường hợp sau:

  • Nếu bạn đi ra nước ngoài gần đây
  • Nếu bạn thật sự không khỏe
  • Nếu trong phân bạn có máu hoặc mủ
  • Nếu tiêu chảy không tự cầm trong 1 tuần.
  • Nếu bạn nhập viện gần đây hoặc có sử dụng kháng sinh.
  • Nếu bạn có những tiền căn khác, đặc biệt những bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Nếu bác sĩ không chắc bạn bị ngộ độc thực phẩm hay bị nhiễm trùng tiêu hóa (viêm dạ dày-ruột).
  • Nếu công việc của bạn liên quan đến thực phẩm.

Lý do mẫu phân không luôn luôn cần thiết là rất nhiều trường hợp mà việc biết tác nhân gây bệnh không làm cho điều trị khác đi. Hầu hết trường hợp nhiễm Salmonella, bệnh nhân sẽ tự khỏi thậm chí trước có khi kết quả xét nghiệm mẫu phân.

Khi nào tôi nên đi khám?

Trẻ em

Nếu con bạn bị viêm dạ dày ruột do bất kì nguyên nhân nào (có thể ngộ độc thực phẩm do Salmonella), bạn nên đưa con bạn đi khám trong những tình huống sau đây:

  • Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi
  • Nếu con bạn có bệnh nền trước đó (ví dụ, vấn đề về tim hoặc thận, đái tháo đường, sinh non)
  • Nếu con bạn sốt cao
  • Nếu bạn nghi ngờ sự mất dịch đang tiến triển ở con của bạn
  • Nếu con bạn trở nên buồn ngủ hoặc lú lẫn
  • Nếu con bạn đang nôn ói và thể tích nôn không giảm
  • Nếu thấy xuất hiện máu trong phân hoặc trong chất nôn
  • Nếu con bạn bị đau bụng
  • Nếu nhiễm trùng ở nước ngoài
  • Nếu con bạn có triệu chứng nặng, hoặc bạn cảm thấy tình hình trở nên xấu hơn
  • Nếu triệu chứng của con bạn không cải thiện ( ví dụ, nôn ói hơn 1-2 ngày, hoặc tiêu chảy quá 3-4 ngày)
  • Nếu có những triệu chứng khác mà làm bạn lo ngại.

Người lớn

Nếu bạn bị viêm dạ dày ruột do bất kì nguyên nhân nào (có thể do ngộ độc thực phẩm do Salmonella), bạn nên đi khám trong những tình huống sau đây:

  • Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn đang mất nước.
  • Nếu bạn nôn ói nhiều và không kiểm soát được lượng dịch nôn.
  • Nếu trong phân hay trong dịch nôn của bạn có máu.
  • Nếu bạn đau bụng nhiều.
  • Nếu bạn có những triệu chứng nặng hoặc nếu bạn cảm thấy tình trạng đang xấu đi.
  • Nếu bạn đang sốt cao.
  • Nếu triệu chứng của bạn không thuyên giảm (ví dụ, nôn ói hơn 1-2 ngày, hoặc tiêu chảy quá 3-4 ngày).
  • Nhiễm khuẩn ở nước ngoài.
  • Nếu là người cao tuổi và có những vấn đề về sức khỏe như là đái tháo đường, động kinh, viêm ruột, bệnh thận.
  • Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu vì hóa trị, sử dụng steroid lâu dài, nhiễm HIV.
  • Nếu bạn đang mang thai.
  • Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đã ăn thực phẩm nhiễm khuẩn.
  • Nếu nghề nghiệp của bạn liên quan đến chế biến thực phẩm.
  • Nếu bạn có những triệu chứng khác làm bạn lo lắng.

Điều trị Salmonella ở trẻ em

Hầu hết trẻ em nhiễm Salmonella không cần điều trị đăc hiệu. Những triệu chứng thường tự cải thiện trong vài ngày do hệ miễn dịch của các bé có thời gian để loại bỏ nhiễm khuẩn. Mục tiêu là đảm bảo con bạn được cung cấp đủ lượng dịch để phòng ngừa mất nước. Trẻ em bị nhiễm Salmonella có thể thường xuyên được chăm sóc tại nhà. Trong một vài trường hợp, trẻ cần được nhập viện nếu có những triệu chứng nặng và có những biến chứng.

Những cách điều trị sau thường được thực hiện đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bù dịch để tránh mất nước

Bạn nên khuyến khích con của bạn uống nhiều nước. Mục đích là để phòng mất dịch. Lượng dịch mất đi trong dịch nôn và/hoặc tiêu chảy cần được hồi hoàn. Con bạn nên tiếp tục theo những chế độ ăn uống hàng ngày. Hơn nữa, các bé nên được khuyến khích uống thêm nước. Tuy nhiên, nên tránh cho trẻ uống những thức uống có ga hoặc nước trái cây đậm đặc vì có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mất dịch tăng hơn. Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu có triệu chứng viêm dạ dày ruột. Việc bú mẹ hoặc bú bình nên được tiếp tục như bình thường. Bạn có thể tìm thấy nhu cầu ăn uống tăng lên ở trẻ. Bạn cũng có thể được tư vấn cung cấp lượng dịch thêm (nước hoặc dung dịch bồi hoàn) giữa các bữa ăn.

Dung dịch bồi hoàn có thể được tư vấn sử dụng bởi bác sĩ, cho những trẻ có nguy cơ gia tăng bị mất nước. Những loại dung dịch ấy được pha từ dạng bột có trong nhà thuốc và phải có toa bác sĩ. Bạn nên được hướng dẫn liều lượng cho trẻ uống. Dung dịch bồi hoàng cung cấp một lượng cân bằng hoàn hảo của nước, muối và đường. Lượng nhỏ đường và muối giúp cho nước được hấp thu tốt hơn ở ruột vào cơ tể. Nếu bạn không có dung dịch bồi hoàn vì lí do nào đó, nên chắc chắn ràng con bạn được cho đủ nước, nước trái cây pha loãng hoặc những dung dịch phù hợp khác. Nếu con bạn đang bú mẹ, thì bạn nên tiếp tục cho trẻ bú. Điều quan trọng là con bạn nên được bù nước trước khi được cho một loại thức ăn rắn nào. Nếu con bạn nôn, đợi 5-10 phút và cho uống lại nhung thật chậm (ví dụ 2-3 muỗng một phút). Dùng ống tiêm nếu trẻ không uống được bằng muỗng.

Ghi chú: Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị mất nước, hay trở nên mất nước, thì bạn nên đưa trẻ đi khám.

Bù dịch để điều trị mất nước

Nếu con bạn mất nước nhẹ, thì có thể điều trị bồi hoàn. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để biết chính xác cách pha chế và liều lượng. Liều lượng được căn cứ trên tuồi và cân nặng của con bạn. Nếu con bạn đang bú mẹ thì bạn nên tiếp tục cho con bú mẹ. Tuy nhiên, đừng cho con bạn uống những loại dịch khác trừ khi được nhân viên y tế xác nhận là an toàn. Điều quan trọng là con của bạn nên được bù đủ dịch trước khi được cho ăn đồ ăn rắn.

Đôi khi, trẻ em cũng cần phải nhập viện để điều trị nếu bé bị mất nước. Điều trị ở bệnh viện thường liên quan đến việc cung cấp dung dịch bồi hoàn thông qua một loại ống đặc biệt tên là ống thông mũi dạ dày. Ống này đi qua mũi của các bé, thông qua cổ họng và trực tiếp đi vào dạ dày. Một cách bù dịch khác là thông qua đường truyền tĩnh mạch.

Ăn một cách bình thường khi có thể kể từ lúc tình tạng mất nước được điều trị

Điều chỉnh bất cứ tình trạng mất nước nào cũng là ưu tiên. Tuy nhiên, nếu con bạn không bị mất nước (trong đa số trường hợp) hoặc kể từ lúc tình trạng mất nước được đẩy lùi, khuyến khích con bạn ăn uống bình thường. Không được bắt một đứa trẻ nhiễm Salmonella phải nhịn đói. Điều đó được yêu cầu trước đây nhưng bây giờ đã được bãi bỏ. Cho nên:

  • Trẻ em đang bú mẹ cũng nên tiếp tục bú nếu còn bú được. Đồng thời phải bổ sung thêm dịch.
  • Trẻ bú bình cũng nên được cho ăn với chế độ bình thường nếu ăn được. Đồng thời cũng phải bổ sung thêm dịch cho trẻ.
  • Trẻ em lớn tuổi hơn nên cho ăn mỗi lúc. Tuy nhiên, nếu bé không muốn ăn, chuyện vẫn ổn. Việc uống nước là quan trọng nhất và thức ăn có thể chờ cho đến khi sự thèm ăn của bé quay trở lại.

Thuốc không được thường xuyên cần đến

Bạn không nên cho trẻ dưới 12 tuổi dùng thuốc để cầm tiêu chảy. Việc cho thuốc nghe có vẻ là một phương án tốt nhưng thực ra không an toàn cho trẻ, do sự xuất hiện của các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể cho uống paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt hoặc giảm nhức đầu.

Nếu những triệu chứng trở nên nặng và tiếp diễn trong nhiều ngày, bác sĩ nên yêu cầu thử phân tiêu chảy. Mẫu thử sẽ được chuyển đến cho phòng xét nghiệm để tìm vi sinh vật nhiễm (vi khuẩn, kí sinh trùng,v.v.) trong đó có Salmonella. Nếu Salmonella được tìm thấy trong mẫu thử, kháng sinh thường là không cần thiết. Tuy vậy, một liều ngắn kháng sinh được dùng nếu:

  • Con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
  • Con bạn có bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Con bạn có van tim bất thường.
  • Nhiễm trùng lan truyền từ nơi khác của cơ thể (ngoài ruột).

Probiotics nhìn chung không được khuyến cáo dùng cho trẻ em với viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thực phẩm do bất kì nguyên nhân gì. Điều này có thể thay đổi nếu nhiều nghiên cứu cho thấy sự có ích của chúng.

Thuốc kháng tiết là một nhóm thuốc mới. Nhóm thuốc đó được dùng chung với việc tái bù dịch. Nó sẽ làm giảm lượng nước thải ra bởi ruột trong lúc bị tiêu chảy. NO cũng được dùng cho trẻ lớn hơn 3 tuổi. Racecadotril là thuốc kháng tiết duy nhất tại Anh hiện nay và là duy nhất được kê đơn. Nó không được kê đơn tại Scotland do chưa có đủ chứng cứ về hiệu quả của thuốc.

Điều trị Salmonella cho người lớn

Những triệu chứng thường thuyên giảm trong vài ngày do hệ miễn dịch của bạn thường xuyên loại bỏ vi khuẩn. Trong vài trường hợp, cần phải nhập viện khi triệu chứng nặng hoặc nếu xuất hiện biến chứng.

Những cách điều trị sau được sử dụng đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Uống nhiều dịch

Mục đích là để phòng ngừa sự thiếu dịch của cơ thể, hoặc điều trị mất dịch. (Ghi chú: nếu bạn nghi ngờ mình bị mất dịch, hãy liên hệ bác sĩ)

  • Một cách nghiêm ngặt, uống ít nhất 200 ml nước mỗi lần tiêu phân lỏng (tiêu chảy).
  • Lượng dịch bù này là thêm vào lượng nước uống hàng ngày. Ví dụ: một người lớn sẽ uống bình thường khoảng 2 lít nước một ngày nhưng có thể hơn ở xứ nóng. Lượng 200 ml nước ở trên mỗi khi tiêu phân lỏng là thêm vào lượng nước hàng ngày mà bạn uống.
  • Nếu bạn nôn, đợi 5-10 phút rồi uống lại nhưng thật chậm. Ví dụ, một hớp mỗi 2-3 phút nhưng bảo đảm ràng lượng nước tổng phải đủ như miêu tả ở trên.
  • Bạn sẽ cần uống nhiều nước hơn nếu bạn mất nước. Bác sĩ sẽ tư vấn lượng nước dựa trên lượng nước mất ở bạn.

Ở hầu hết người lớn, lượng dịch đưa vào nên bao gồm nước, nước trái cây và súp. Tốt nhất là đừng nên uống nước chứa nhiều đường, như là cola hoặc nước có ga, vì đôi khi nó sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Dung dịch bồi hoàn được chỉ định cho người suy yếu, hoặc trên 60 tuổi, hoặc có bệnh nền tảng. Dung dịch ấy được pha từ bột đóng gói có thể tìm thấy ở những tiệm thuốc. (Gói bột ấy cũng có thể được kê đơn). Bạn nên pha bột chung với nước. Dịch bồi hoàng cung cấp cho một lượng hoàn chỉnh của nước, muối và đường. Lượng nhỏ muối và đường giúp cho nước dễ hấp thu hơn bởi ruột. Dung dịch đó không làm ngừng hoặc giảm tiêu chảy. Không nên sử dụng nước muối-đường tự làm tại nhà, vì lượng muối và đượng phải được đo một cách chính xác.

Ăn như bình thường, nếu có thể

Đã từng có chỉ định cho bệnh nhân nhịn ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn, bữa ăn nhẹ nếu bạn có thể. Bạn thích gì thì ăn cái đó. Bạn có thể không muống ăn và hầu hết người lớn có thể không ăn trong vài ngày. Ăn càng sớm càng tốt nhưng không được ngừng uống nước. Nếu bạn muốn ăn, nên tránh những loại thức ăn dầu mỡ, cay hoặc khó tiêu. Bữa ăn đạm bạc như là bánh mì và cơm sẽ tốt cho bạn.

Thuốc

Thuốc trị tiêu chảy thường không cần dùng đến. Tuy nhiên, thuốc loperamide có thể được chỉ định trong vài tình huống. Ví dụn, giúp bạn vượt qua những sự kiện đặc biệt như là đám cưới, hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi nhanh đến toilet. Loperamide có chức năng làm chậm hoạt động của ruột và có thể giảm số lần đi tiêu. Bạn có thể mua loperamide ở nhà thuốc. Liều dành cho người lớn là 2 viên lúc đầu. sau đó là một viên mỗi lần đi tiêu chảy, tối đa là 8 viên trong 24 giờ đầu. Bạn không nên uống loperamide quá 5 ngày.

Ghi chú: Tuy loperamide thường an toàn, có những báo cáo cho thấy có những vẫn đề nghiêm trọng ở người dùng thuốc loperamide. Những vấn đề đó thường gặp ở những người có Viêm ruột. Cho nên, không được dùng loperamide hay thuốc trị tiêu chảy khác nếu trong phân bạn có máu hoặc mủ hoặc bạn đang sốt cao. Những người có điều kiện nhất định cũng không nên uống loperamide. Phụ nữ mang thai không nên uống loperamide. Cho nên, để an toàn, đọc kĩ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Paracetamol và ibuprofen thường hữu ích để làm hạ sốt hoặc giảm nhức đầu.

Kháng sinh đôi khi được sử dụng để điều trị Salmonella trong vài trường hợp. Đó là:

  • Nhiễm trùng xuất phát từ nơi khác ngoài ruột.
  • Tuổi hơn 50.
  • Có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Có vấn đề về van tim..

Kháng sinh thường được dùng nhất là ciprofloxacin.

Phòng ngừa lây lan Salmonella cho những người khác

Nếu bạn (hoặc con bạn) nhiễm Salmonella, những việc làm sau nên được thực hiện để phòng chống sự lây lan vi khuẩn cho những người khác:

  • Rửa tay cẩn thận sau khi đi vệ sinh. Lý tưởng là rửa tay bằng nước ấm tốt hơn nữa là với xà phòng. Hông khô tay kĩ sau khi rửa.
  • Nếu con bạn mặc tã, phải rửa tay cẩn thận sau khi thay tã cho con và trước khi chuẩn bị, phục vụ và ăn thức ăn.
  • Nếu cần dùng bô, đeo găng tay khi bạn cầm, xả chất thải vào toilet, sau đó rửa bô với nước nóng và chất tiệt trùng và hong khô.
  • Không dùng chung khăn tắm và quần áo.
  • Không chuẩn bị hoặc phục vụ thức ăn cho người khác.
  • Nếu quần áo hoặc ra giường bị dính phân, đầu tiên xả phân vào toilet. Sau đó tách riêng ra và giặt nước ở nhiệt độ càng cao càng tốt.
  • Thường xuyên làm vệ sinh toilet. Cùng với nước nóng và chất tẩy, lau tay cầm bàn chải, bồn cầu, vòi tắm, sàn nhà, tường và tay nắm của it nhất một lần một ngày. Dùng một bộ đồ chỉ để vệ sinh toilet (hoặc dùng trang phục xài 1 lần).
  • Nghỉ phép nơi làm việc, trường học v.v… cho đến ít nhất 48 giờ sau lần tiêu chảy hoặc nôn ói cuối cùng. Tránh tiếp xúc với những người khác càng xa càng tốt trong lúc bệnh.
  • Nhân viên chế biến thực phẩm: nếu bạn làm việc với thức ăn và bị tiêu chảy hoặc nôn ói, bạn nên thông tin cho quản lý và ngay lập tức rời khỏi nơi làm việc. Nếu Salmonella được xác nhận, bạn nên thông báo cho quản lý và nghỉ làm đến 48 giờ sau lần tiêu chảy hoặc nôn ói cuối cùng. Kháng sinh đôi khi được sử dụng.
  • Nếu bạn bị nhiễm Salmonella và bạn làm việc với những nhóm người thể trạng yếu như người già, người trẻ suy yếu, bạn nên thông báo cho quản lý.

Những biến chứng có thể có của Salmonella

Những biến chứng không thường xuyên gặp ở Anh Quốc. Chúng dường như xuất hiện ở những đối tượng rất trẻ hoặc ở người già. Chúng cũng dường như xảy ra nếu bạn có một bệnh nền mạn tính như đái tháo đường hoặc hệ miện dịch làm việc không bình thường. (ví dụ nếu bạn sử dụng lâu dài steroid hoặc bạn đang hóa trị ung thư).

Những biến chứng có thể là:

  • Mất cân bằng điện giải và mất dịch cơ thể. Đây là biến chứng hay gặp nhất. Nó thường xuất hiện nếu như muối và nước mất qua phân hoăc khi nôn ói, mà không được bù lại một lượng đủ nước. Nếu bạn có thể uống nhiều nước thì sự mất nước dường như khó xảy ra, hoặc chỉ xảy ra mức độ nhẹ, và sẽ hồi phục sớm. Mất nước nặng có thể gây tụt huyết áp. Điều đó có thể làm giảm tưới máu các cơ quan quan trọng. Nếu mất nước không được khắc phục, thận sẽ bị tổn thương. Vài người bị mất nước nghiêm trọng cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Điều ấy nên được thực hiện trong bệnh viện. Những người rất trẻ, già hoặc phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị mất nước.
  • Những biến chứng phản ứng. Một cách hiếm hoi, những phần khác của cơ thể bạn có thể ‘phản ứng’ lại một sự nhiễm trung trong ruột của bạn. Nó có thể gây ra các triệu chứng như là viêm khớp, viêm da và viêm mắt. (viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào).
  • Lan rộng nhiễm trùng đến phần khác của cơ thể như là mạch máu, van tim, xương hoặc não. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm gặp.

  • Hội chứng tiêu chảy thường xuyên có thể hiếm khi tiến triển- ví dụ:
    • Hội chứng ruột kích thích đươc khởi đầu bằng ngộ độc thực phẩm.
    • Không dung nạp Lactose đôi khi xuất hiện trong một khoảng thời gian sau ngộ độc thức ăn. Nó được gọi là bất dung nạp Lactose ‘thứ phát’ hoặc ‘mắc phải’. điều này hay gặp hơn ở trẻ em. Bề mặt ruột của các bé có thể bị tổn thương trong thời kì viêm dạ dày ruột. Điều này dẫn đến việc thiếu enzyme lactase, cần cho việc tiêu hóa đường lactose trong sữa. Bất dung nạp Lactose gây nên đầy hơi, đau bụng, hơi và phân lỏng sau uống sữa. Tình trạng này được cải thiện khi bề mặt ruột được phục hồi.
  • Hội chứng Guillain-Barre hiếm khi được khởi đầu bằng nhiễm trùng campylobacter. Hội chứng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể, gây nên sự yếu liệt và các vấn đề nhận cảm.
  • Giảm tác dụng của của thuốc. Trong lúc ngộ độc thực phẩm, một vài loại thuốc mà bạn dùng để điều trị bệnh khác có thể không hiệu quả. Đó là tại vì tình trạng tiêu chảy và/hoặc nhiễm trùng biểu hiện cho việc giảm hấp thu của cơ thể. Ví dụ như những thuốc điều trị động kinh, đái tháo đường ay thuốc ngừa thai. Nói cho nhân viên y tế nếu bạn không chắc mình nên làm gì khi phải sử dụng những loại thuốc khác khi bị ngộ độc thục phẩm.

Báo cáo thời gian ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn nhiễm Salmonella hoặc những thể khác của ngộ độc thức ăn khi ăn ở nhà hàng hoặc cửa tiệm ăn nhanh, bạn nên thông báo cho văn phòng sức khỏe môi trường. Việc này nhằm để nhân viên văn phòng sức khỏe môi trường kiểm tra việc kinh doanh của các cửa hàng thức ăn và có những hành động cao hơn nếu có vấn đề trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này làm giảm cơ hội để người khác bị ngộ độc thực phẩm. bạn có thể tìm tiêu chuẩn thi hành trên thực phẩm địa phương tại Food Standards Agency Report a Food Problem.

Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ bạn có ngộ độc thực phẩm hoặc Salmonella được xác nhận trong mẫu phân của bạn, họ sẽ được yêu cầu bởi pháp luật báo cáo trường hợp của bạn.

Có thể phòng ngừa Salmonella được không?

The Food Standards Agency ở Anh đã xác định ‘4 Cs’ để giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, trong đó có do Salmonella:

Sạch sẽ

  • Giữ nơi làm việc và dụng cụ sạch sẽ.
  • Rửa và hong khô tay thường xuyên nhất là sau khi đi toilet, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi chế biến thức ăn sống và trước khi cầm thức ăn nhanh.
  • Không chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn tiêu chảy hoặc nôn.
  • Che chắn vùng bị lỡ loét và bị cắt của tay bạn bằng găng chống thấm nước trước khi đụng vào thức ăn.
  • Thay khăn trải bàn thường xuyên.

Bạn cũng nên rửa tay sau khi sờ thú cưng hoặc súc vật, sau khi thăm nông trại hoặc làm vườn.

  • Đảm bảo rằng bạn nấu chín thịt. Việc đó sẽ giết vi khuẩn. Thức ăn nên nấu chín từ trong ra ngoài.
  • Nếu bạn hâm lại đồ ăn, nên hầm nóng từ trong ra ngoài.
  • Không hâm đồ ăn quá 1 lần.

Bạn nên rửa trái cây tươi và rau củ trước khi ăn chúng. Không được uống nước nghi ngờ là nhiễm khuẩn ( bao gồm đá viên làm từ nước không an toàn). Bao gồm nước ở sông, suối và hồ. Uống sữa thanh hoặc tiệt trùng.

Nếu có thể, nên ăn trứng từ gà đã được tiêm ngừa Salmonella, biểu thị ở Anh bằng Lion Stamp. Nếu ăn trứng không có tem đó, hoặc trong những quốc gia mà chương trình tiêm ngừa không có, nên tránh ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào.

Làm lạnh

  • Thức ăn nên được lưu giữ ở trong tủ lạnh. Nếu thức ăn để ngoài tử lạnh, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây ra ngộ độc thực phẩm.
  • Tủ lạnh nên được giữ ở mức 0 độ C và 5 độ C. Và không để cửa tủ mở một cách không cần thiết.
  • Để nguội thức ăn thừa nhanh chóng và đưa và tủ lạnh. Lấy nồi thức ăn để vào một thùng chứa nông để thúc đẩy quá trình làm lạnh.

Lây nhiễm chéo

Xảy ra khi vi khuẩn đi từ thức ăn này (chủ yếu là thức ăn sống) sang thức ăn khác. Điều đó xảy ra khi thức ăn tiếp xúc trực tiếp, khi thức ăn này rơi vào thức ăn khác, khi tay bạn hoặc dụng cụ hoặc công cụ, như là dao hoặc thớt, tiếp xúc với nhiều thức ăn.

  • Rửa tay kĩ sau khi chạm vào thực phẩm sống.
  • Phân chia thức ăn sống và chín hoặc thức ăn nhanh.
  • Giữ thực phẩm sống ở hộp đậy kín ở dưới đáy tủ lạnh.
  • Không dùng chung một mặt phẳng hay thớt để chuẩn bị thức ăn sống và thức ăn ngay.
  • Đảm bảo rằng dao và dụng cụ được rửa sạch sau khi chuẩn bi thực phẩm sống.

Động vật bò sát và lưỡng cư, bao gồm rùa nước ngọt và rùa cạn có thể thường mang vi khuẩn Salmonella, chúng nên được lưu giữ một cách cẩn thận. Bạn nên giám sát bất cứ tiếp xúc của trẻ, chủ yếu là trẻ nhỏ tuổi. Bạn không nên giữ chứng ở nơi mà một người có hệ miễn dịch yếu có thể tiếp xúc với chúng.

Xem thêm bài "Viêm dạ dày ruột ở người lớn" của Bác sĩ ThS.BS. NGUYỄN HẢI NAM

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/salmonella

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích