menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ung thư tử cung

user

Ngày:

14/02/2014

user

Lượt xem:

485

Bài viết thứ 22/51 thuộc chủ đề “Các vấn đề Phụ khoa”

Ung thư tử cung là gì?

Thông thường, các tế bào khỏe mạnh tạo nên các mô của cơ thể phát triển, phân chia, và thay thế một cách thường xuyên. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đôi khi một số tế bào phát triển bất thường và bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi điều này xảy ra, các khối u bắt đầu hình thành. Các khối u có thể là lành tính (không gây ung thư) hoặc ác tính (gây ung thư).

Các khối u ác tính có thể xâm nhập và phá hủy các mô và cơ quan kế cận. Tế bào ung thư cũng có thể lây lan (hoặc di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể và hình thành các khối u mới.

Có nhiều loại ung thư tử cung khác nhau. Loại phổ biến nhất là ung thư nội mạc tử cung (adenocarcinoma: ung thư tuyến). Ung thư nội mạc tử cung ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung. Sarcomas là một loại khác của ung thư tử cung. Chúng phát sinh từ cơ và các mô khác. Mặc dù hiếm, loại ung thư tử cung này nguy hiểm hơn so với ung thư nội mạc tử cung và có các triệu chứng khác nhau. Vì ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn và triệu chứng của nó khác với sarcoma, chính vì vậy phần hỏi đáp tập trung vào bệnh ung thư nội mạc tử cung.

ung thư tử cung

Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung?

Ung thư nội mạc tử cung là loại phổ biến nhất của ung thư phụ khoa tại Hoa Kỳ. Khoảng 2 hoặc 3 phụ nữ trong số 100 phụ nữ sẽ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung trong cuộc đời của mình.

Ung thư nội mạc tử cung rất hiếm ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Nó thường xảy ra ở phụ nữ trên 60 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung là gì?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung ở người phụ nữ:

  • Béo phì
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Chưa sinh con lần nào
  • Vô sinh
  • Bắt đầu có kinh sớm (trước 12 tuổi)
  • Mãn kinh muộn
  • Có tiền sử ung thư buồng trứng hoặc đại tràng
  • Sử dụng tamoxifen để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh ung thư vú
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung
  • Tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh túi mật, hoặc bệnh tuyến giáp
  • Sử dụng lâu dài estrogen mà không có progesterone trong điều trị nội tiết thay thế ở người mãn kinh
  • Sử dụng lâu dài với thuốc ngừa thai liều cao
  • Hút thuốc lá

Một số các yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc sử dụng estrogen. Estrogen là một hormone được sản xuất trong buồng trứng của người phụ nữ. Nó có thể được sử dụng sau khi người phụ nữ mãn kinh, nghĩa là khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng sản xuất estrogen (liệu pháp hormon: liệu pháp nội tiết). Khi sử dụng một mình, estrogen làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ vẫn còn tử cung. Khi estrogen được sử dụng kết hợp với hormone progesterone, người phụ nữ được bảo vệ chống lại sự gia tăng nội mạc tử cung này.

Các triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung là gì?

Chảy máu bất thường dạng đốm, tiết chất dịch lạ từ âm đạo của bạn, hoặc chảy máu hoặc đốm sau khi mãn kinh là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung. Những triệu chứng này có thể liên tục hoặc xuất hiện rồi tự biến mất. Các nguyên nhân gây chảy máu bất thường hoặc các dịch tiết, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh, cần được kiểm tra bởi các bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Làm thế nào để chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung?

Không có xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ không có triệu chứng. Nhưng hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung có các triệu chứng sớm. Một số phương pháp có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của ung thư nội mạc tử cung:

  • Sinh thiết nội mạc tử cung – một số lượng nhỏ các mô nội mạc tử cung được lấy ra và xem xét dưới kính hiển vi. Kiểm tra này có thể sẽ là bước đầu tiên trong việc kiểm tra các tế bào bất thường.
  • Siêu âm – sóng âm thanh được sử dụng để kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung và kích thước của tử cung.
  • Soi buồng tử cung – một quy trình phẫu thuật trong đó một ống mảnh chiếu sáng được vào bên trong tử cung hoặc thực hiện phẫu thuật .
  • Nong và nạo lòng tử cung (D & C)- một quy trình trong đó cổ tử cung được nong để mở ra và các mô nội mạc tử cung được nhẹ nhàng cạo hoặc được hút từ bên trong tử cung.

Đối với nhiều phụ nữ, nên thực hiện kiểm tra xét nghiệm Pap thường xuyên, nhưng xét nghiệm Pap này có thể không luôn luôn phát hiện ung thư nội mạc tử cung. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung có kết quả xét nghiệm Pap bình thường. Ung thư nội mạc tử cung có thể chỉ chẩn đoán bởi các xét nghiệm mô ở tử cung.

Làm thế nào điều trị ung thư nội mạc tử cung?

Phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị và tìm ra bệnh nếu việc bệnh này cần được điều trị cao hơn nữa. Hầu hết bệnh nhân bị cắt bỏ tử cung và buồng trứng và ống dẫn trứng. Trong khi phẫu thuật, các giai đoạn của bệnh được xác định. Giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định điều trị cụ thể để có cơ hội tốt nhất để thành công. Các giai đoạn của ung thư được phân từ I đến IV. Giai đoạn IV là nguy hiểm nhất. Giai đoạn ung thư ảnh hưởng đến việc điều trị và tiên lượng kết quả.

Xạ trị có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật dựa trên các giai đoạn của bệnh. Mặc dù hiếm, một số phụ nữ chỉ được xạ trị. Xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư bởi với tia năng lượng cao.

Các hình thức điều trị khác bao gồm hóa trị hoặc điều trị nội tiết tố. Một số phụ nữ có thể được điều trị bằng progestin, một phiên bản tổng hợp của hormon progesterone.

Điều cần làm sau khi điều trị Ung thư tử cung ?

Phụ nữ không nhận được xạ trị nên gặp bác sĩ mỗi 3-4 tháng trong 2-3 năm để đảm bảo phương pháp điều trị hiệu quả. Sau đó, họ nên gặp bác sĩ hai lần một năm. Phụ nữ được xạ trị có thể gặp các bác sĩ ít thường xuyên hơn. Giai đoạn I ung thư, 85-90 % phụ nữ sẽ không có dấu hiệu của bệnh ung thư 5 năm hoặc  tiến triển nặng hơn sau khi điều trị. Cơ hội chữa khỏi bệnh giảm đối với bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ở các giai đoạn cao hơn.

Thuật ngữ Ung thư tử cung

Ung thư tuyến: Ung thư phát sinh trong mô tuyến, chẳng hạn như tử cung.

Hormone Therapy: Điều trị trong đó estrogen và progestin thường được sử dụng để giúp giảm bớt một số triệu chứng gây ra do mức độ thấp của các hormone .

Cắt bỏ tử cung: Loại bỏ tử cung.

Thời kỳ mãn kinh: Quá trình trong cuộc sống của một người phụ nữ khi buồng trứng ngừng hoạt động và kinh nguyệt dừng lại.

Pap Test  Một xét nghiệm trong đó các tế bào được lấy từ cổ tử cung và âm đạo và kiểm tra dưới kính hiển vi .

Progestin: Một dạng tổng hợp của progesterone tương tự như các hormone được sản xuất tự nhiên của cơ thể.

Salpingo-oophorectomy: Phẫu thuật cắt bỏ các ống dẫn trứng và buồng trứng.

Giai đoạn: Giai đoạn có thể được dùng để ám chỉ kích thước của khối u và mức độ lan rộng (nếu có) mà bệnh ung thư đã phát tán.

Khối u: Các khối tăng sinh hoặc các cục u hình thành từ các tế bào.

Tử cung: Một cơ quan được cấu tạo bởi cơ trơn nằm trong vùng chậu người phụ nữ, là nơi chứa và nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong thời gian mang thai.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq097.pdf?dmc=1&ts=20140119T1043230613

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích