menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sơ cứu gãy xương

user

Ngày:

29/06/2014

user

Lượt xem:

697

Bài viết thứ 02/14 thuộc chủ đề “Cấp cứu Nhi khoa”

Gãy xương là gì?

Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/nhỏ thế nào.

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương

Con của bạn có thể bị gãy xương nếu:

  • Bạn nghe tiếng kêu “răng rắc” hoặc tiếng lạo xạo khi chấn thương.
  • Có dấu hiệu bất thường vùng quanh ổ gãy: sưng, bầm hoặc tăng nhạy cảm.
  • Chỗ bị tổn thương khó cử động hoặc đau khi cử động, khi bị chạm vào hoặc khi mang nặng.

Sơ cứu gãy xương

Gãy xương ở trẻ em

Cách xử lý khi bị gãy xương

  • Cởi bỏ y phục khỏi vùng bị chấn thương.
  • Chườm đá được bọc trong vải.
  • Giữ nguyên chi bị chấn thương ở tư thế mà bạn đã phát hiện.
  • Dùng các thanh nẹp đơn giản (nếu bạn có sẵn) để cố định vùng bị gãy. Thanh nẹp giữ cố định và bảo vệ xương cho đến khi trẻ được bác sĩ khám. Để làm một thanh nẹp tạm thời, bạn có thể sử dụng một thanh gỗ nhỏ, bìa cứng hoặc gấp những tờ báo lại và quấn nó với một băng vải đàn hồi hoặc dây.
  • Đưa trẻ đến trung tâm y tế và không để con bạn ăn hoặc uống trong trường hợp trẻ cần được phẫu thuật.

Di chuyển trẻ gãy xương là nên hay không nên?

Không di chuyển con của bạn và gọi cấp cứu 115 ngay nếu:

  1. Bạn nghi ngờ có chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, cổ hoặc lưng.
  2. Gãy xương hở (gãy xương xuyên qua da). Trong khi chờ sự trợ giúp cần:
  • Giữ trẻ nằm im.
  • Không rửa vết thương hoặc ấn đẩy bất kỳ phần xương nào đang chồi ra.

Biện pháp phòng tránh gãy xương

Thực tế khó có thể ngăn chặn được hết các trường hợp gãy xương nhưng bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ bị gãy thương bằng cách:

  • Sử dụng các thanh chắn an toàn ở cửa phòng ngủ và cả ở trên và dưới cầu thang (cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi).
  • Bắt buộc mang mũ bảo hiểm và dụng cụ an toàn đúng quy định đối với các vận động viên trẻ và các trẻ em đi xe đạp, xe ba bánh, ván trượt, xe đẩy hoặc các loại giầy trượt patin.
  • Không sử dụng khung tập đi cho trẻ sơ sinh.

Tài liệu tham khảo

http://kidshealth.org/PageManager.jsp?lic=1&article_set=32121&cat_id=20221#cat149

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích