menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chảy máu mũi ở trẻ em

user

Ngày:

23/07/2014

user

Lượt xem:

339

Bài viết thứ 11/14 thuộc chủ đề “Cấp cứu Nhi khoa”

Mặc dù nhìn có vẻ đáng sợ, tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) xảy ra ở trẻ em khá thường xuyên và thường không nghiêm trọng. Tại Việt Nam chưa có thống kê về tình trạng này, tại Hoa Kỳ thì 60-70% dân số ít nhất một lần trong đời bị chảy máu mũi, nhưng chỉ 10% cần can thiệp y tế. Đa phần các trường hợp tự ngưng chảy và trẻ có thể được điều trị an toàn tại nhà. Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa đông và khi thời tiết khô.

Chảy máu mũi ở trẻ

Chảy máu mũi ở trẻ em (Nguồn ảnh: al.bukvar.mk)

Khi trẻ bị chảy máu mũi, bạn cần làm gì?

  • Lau sạch cửa mũi trước hai bên.
  • Cho trẻ ngồi, đầu hơi nghiêng về trước. Dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn (ngay dưới phần xương mũi) phía bên chảy máu trong ít nhất 10 phút, điểm mạch sẽ tự ngưng chảy.
  • Dặn trẻ không nuốt máu vào trong vì hậu quả sẽ gây nôn ói. Nếu máu chảy xuống họng bạn cho trẻ nằm nghiêng và dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút.
Xem thêm bài Sơ cứu tại nhà – Chảy máu mũi

Những điều không nên làm khi trẻ bị chảy máu mũi

  • Không bắt trẻ ngửa đầu hay nằm xuống khi bị chảy máu cam.
  • Không cho trẻ hỉ mũi mạnh sau đó vài giờ.

Trẻ bị chảy máu mũi không được ngửa đầu

Không nên ngửa đầu khi trẻ bị chảy máu mũi (Nguồn ảnh: klinikpelitasehat.com)

Trẻ bị chảy máu mũi nên cho trẻ đến khám bác sĩ nếu

  • Trẻ thường xuyên chảy máu mũi.
  • Máu vẫn chảy sau khi đè ép mũi 7-10 phút, đã thực hiện 2-3 lần.
  • Trẻ hoa mắt, chóng mặt.
  • Khạc hoặc nôn ra máu hay khó thở.
  • Phát ban hoặc kèm sốt trên 38,5oC.
  • Nghi ngờ trẻ có nhét vật gì vào mũi.
  • Trẻ dễ bị bầm hoặc chảy máu nhiều dù chỉ bị những vế thương nhỏ.
  • Gần đây trẻ có sử dụng một loại thuốc mới.
  • Là hậu quả của một chấn thương đầu hoặc té ngã.

Phòng ngừa trẻ bị chảy máu mũi

Để ngăn ngừa khô niêm mạc mũi, bạn có thể dùng nước muối sinh lý dạng xịt hoặc nhỏ giọt (hoặc cũng có thể dùng vaseline thoa bờ trong cánh mũi), đồng thời ở những nơi có khí hậu khô, có thể làm ẩm phòng ngủ của trẻ bằng máy làm ẩm.

Không cho trẻ móc mũi, thường xuyên kiểm tra và cắt móng tay cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/sheets/nosebleeds_sheet.html#cat149

Bệnh viện Nhi Đồng I (2010), “Bạn làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi”, Cẩm nang chăm sóc trẻ, Nhà xuất bản y học, Tr 546-548.

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích