menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sơ cứu cảm nóng ở trẻ em

user

Ngày:

09/09/2014

user

Lượt xem:

1138

Bài viết thứ 10/14 thuộc chủ đề “Cấp cứu Nhi khoa”

Cảm nóng là gì?

Cảm nóng, còn được gọi là bệnh lý do nhiệt (heat illness), có thể gây ra nhiều biểu hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) tăng cao hơn 40 oC (104 oF) kéo dài, các tế bào trong cơ thể sẽ dần bị tổn thương, đưa đến sự suy sụp của nhiều cơ quan khác nhau. Hai bệnh cảnh nguy hiểm đòi hỏi phải xử trí sớm và phù hợp là say nắng (còn gọi là kiệt sức do nóng, heat exhaustion) và tai biến do sức nóng (heat stroke).

Say nắng thường diễn tiến chậm, tuy nhiên nếu không được nhanh chóng điều trị sẽ đưa đến tai biến do sức nóng, một bệnh cảnh cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức, với biểu hiện thân nhiệt thường ≥ 40.5 oC kèm nguy cơ tử vong.

Cảm nóng

Cảm nóng – say nắng hoặc tai biến do sức nóng (Nguồn ảnh:www.theage.com.au)

Dấu hiệu say nắng

  • Tăng cảm giác khát
  • Mệt mỏi
  • Ngất
  • Vọp bẻ (chuột rút)
  • Buồn nôn và nôn
  • Kích thích
  • Nhức đầu
  • Tăng đổ mồ hôi
  • Da lạnh, ẩm
  • Tăng thân nhiệt, tuy nhiên không vượt quá 40 oC (104 oF)

Dấu hiệu tai biến do nóng

  • Nhức đầu dữ dội
  • Mệt, chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Thở nhanh, tăng nhịp tim
  • Mất ý thức đưa đến hôn mê
  • Co giật
  • Có thể không đổ mồ hôi
  • Da khô, nóng, đỏ
  • Thân nhiệt ≥ 40.5 oC

Cần làm gì khi trẻ bị say nắng hoặc tai biến do nóng?

Nếu con bạn có triệu chứng của tai biến do nóng, hãy lập tức liên lạc tìm trợ giúp y tế khẩn cấp (gọi điện thoại số 115 hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến bệnh viện tại nơi bạn ở). Trong trường hợp trẻ có biểu hiện say nắng hoặc trong lúc chờ trợ giúp y tế đối với trẻ bị tai biến do nóng, bạn có thể tiến hành làm các việc sau:

  • Mang trẻ vào nhà hoặc nơi có bóng râm ngay lập tức.
  • Cởi bớt đồ của trẻ.
  • Đặt trẻ ở tư thế nằm, chân hơi nâng cao.
  • Nếu trẻ tỉnh, đặt trẻ vào thau/chậu tắm chứa nước mát. Nếu đang ở ngoài nhà và có vòi nước (thường dùng tưới cây cho vườn), có thể phun sương cho trẻ với vòi nước.
  • Nếu trẻ tỉnh, có thể hiểu và vâng theo lời bạn, bạn hãy thường xuyên cho trẻ uống nước mát từng ngụm.
  • Nếu trẻ ói, hãy cho trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

Phòng ngừa trẻ bị say nắng hoặc tai biến do nóng

  • Dạy trẻ luôn luôn uống nhiều nước trước và trong khi tham gia bất kỳ hoạt động nào dưới trời nắng nóng, ngay cả khi trẻ không khát.
  • Luôn đảm bảo cho trẻ mặc đồ màu sáng, tránh mặt đồ bó sát trong thời tiết nóng.
  • Tránh cho trẻ tham gia các hoạt động nặng, tiêu tốn nhiều sức ngoài trời vào những giờ nóng nhất trong ngày (VD: giữa trưa,…).
  • Dạy cho trẻ biết phải vào nhà ngay nếu trẻ cảm thấy quá nóng.
Xem thêm bài Bệnh mùa nóng

Tài liệu tham khảo

http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/sheets/heat_exhaustion_heatstroke_sheet.html#cat149

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích