menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc trẻ sơ sinh

user

Ngày:

01/09/2015

user

Lượt xem:

567

Bài viết thứ 15/24 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh”

Những hành vi thông thường của trẻ và cách chăm sóc

Chăm sóc trẻ sơ sinh

  • Em bé thường sử dụng cả chân và tay như nhau khi di chuyển và cần được trợ giúp đối với di chuyển đầu của bé.
  • Em bé sẽ ngủ hầu hết thời gian, bé thức dậy để thay ăn và thay tã.
  • Khóc có thể là cách bé thể hiện mình đang cần gì đó. Bé sơ sinh dễ bị giật mình khi có tiếng ồn lớn hoặc bị di chuyển đột ngột.
  • Bé sơ sinh thường xuyên hắt xì và nấc cụt. Hắt xì không có nghĩa là bé bị cảm lạnh.
  • Nhiều em bé có hiện tượng vàng da trong tuần đầu tiên sau khi sinh ra. Không cần thiết phải điều trị nếu hiện tượng này chỉ ở mức độ nhẹ, tuy nhiên vẫn nên được kiểm tra bởi các bác sĩ.
  • Luôn luôn rửa sạch tay hoặc sử dụng thuốc diệt trùng trước khi chạm vào bé.
  • Da bé có thể bị khô, bong tróc hoặc giống như lột da. Các chấm nhỏ màu đỏ trên khuôn mặt và ngực bé là hiện tượng thông thường với trẻ sơ sinh.
  • Bé gái có thể có dịch màu trắng hoặc hơi hơi có máu từ âm đạo. Đối với bé trai không được cắt bao quy đầu, không cố gắng kéo da quy đầu. Nếu cắt bao quy đầu cho bé, hãy lật phần da và làm sạch đầu dương vật cho bé. Có thể bôi kem cho bé cho đến khi hết chảy máu. Dương vật bé sau khi cắt bao quy đầu có thể sẽ đóng vảy màu vàng, hiện tượng này là bình thường.
  • Thay tã thường xuyên cho bé khi bị ướt hoặc bẩn để không bị hăm.
  • Có thể sử dụng kem và thuốc mỡ không cần kê toa nếu bé bị kích ứng nhẹ với tã.
  • Không nên sử dụng các loại tã có chứa cồn hoặc các chất gây kích ứng.
  • Khi dây rốn chưa rụng, chỉ nên tắm nhanh cho bé bằng một miếng bọt biển. Sau khi dây rốn đã rụng đi và phần rốn đã hoàn toàn lành lặn, có thể đặt bé vào bồn tắm để tắm. Hãy cẩn thận vì bé rất trơn khi ướt. Bạn không cần phải tắm cho bé hàng ngày, tuy nhiên nếu bé thích thú khi được tắm thì điều đó cũng không sao. Có thể bôi lotion hoặc kem sau khi tắm cho bé. Đừng bao giờ để bé một mình khi gần nước.
  • Làm sạch phần ngoài tai bé bằng khăn lau hoặc tăm bông, nhưng đừng bao giờ đưa tăm bông vào bên trong ống tai của bé. Ráy tai của bé sẽ tự bong ra và thoát khỏi tai. Nếu bạn đưa tăm bông vào, ráy tai có thể sẽ bị dính lại, khô và khó thoát ra ngoài.
  • Làm sạch da đầu của bé với dầu gội đầu 1-2 ngày một lần. Nhẹ nhàng chà khắp da đầu bé bằng khăn mềm hoặc bàn chải lông mịn. Có thể dùng bàn chải lông mềm mới. Việc cọ rửa nhẹ nhàng như vậy có thể giúp phát triển da đầu cho bé.
  • Làm sạch nướu của bé nhẹ nhàng với một miếng vải hoặc gạc mềm một hoặc hai lần một ngày.

Tiêm chủng cho bé

  • Cần tiêm phòng viêm gan B cho bé trước khi ra khỏi bệnh viện.
  • Nếu mẹ của bé bị viêm gan B, cần thông báo với bác sĩ vì có thể bé sẽ cần đến loại vắc xin khác.

Kiểm tra

  • Cần thực hiện kiểm tra thính lực cho bé tại bệnh viện. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, cần sắp xếp để thực hiện một bài kiểm tra thính lực khác.
  • Trước khi ra viện, tất cả các em bé đều phải được lấy máu để kiểm tra chuyển hóa trẻ sơ sinh, hay còn được gọi là sàng lọc sơ sinh hay kiểm tra PKU (phenylketonuria). Thí nghiệm này được chính phủ quy định và kiểm tra nhiều di truyền và chuyển hóa của bé. Tùy theo độ tuổi của bé tại thời điểm xuất viện từ bệnh viện hoặc trung tâm bảo sinh và địa phương nơi bạn sinh sống, có thể bé sẽ cần tiến hành thêm một sàng lọc chuyển hóa khác. Bạn có thể hỏi bác sĩ nơi bạn sinh bé để nắm được điều này.
  • Bài kiểm tra này là rất quan trọng để phát hiện các vấn đề về sức khỏe của bé càng sớm càng tốt và trong vài trường hợp, có thể cứu sống bé.

Bú mẹ

  • Bú sữa mẹ là phương pháp cho ăn được nhiều mẹ lựa chọn nhất đối với hầu hết các em bé. Phương pháp này giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của bé và phòng ngừa bệnh tốt nhất.
  • Các bác sĩ khuyên nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên cuộc đời (không cho bé ăn hay uống sữa bột nhân tạo, nước hay các chất rắn).
  • Bú sữa mẹ vừa tiết kiệm, cung cấp dinh dưỡng tốt nhất, lại luôn luôn có sẵn nhiệt độ thích hợp nhất cho bé.
  • Cứ 2h đến 3h thì nên cho bé bú một lần. Có thể cho bú theo nhu cầu của bé trong giai đoạn sơ sinh. Nếu có vướng mắc trong việc cho bé bú, hoặc bị đau núm vú hoặc đau khi cho bé bú, bạn nên hỏi bác sĩ của mình. Bé không cần đến sữa bột khi bé bú tốt. Các loại sữa nhân tạo có thể tác động các bé đang trong giai đoạn tập bú và làm giảm khả năng cấp sữa của mẹ.
  • Các bé thường nuốt không khí trong khi ăn nên thường dễ bị đầy hơi. Ợ hơi cho bé giữa hai lần bú có thể giúp giảm tình trạng này.
  • Trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ hoặc sữa bột ít hơn 1000mL (33.8oz) một ngày nên được bổ sung thêm vitamin D. Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin D cho bé và các rủi ro khi bé thiếu vitamin D.

Nuôi bé bằng sữa bột

  • Nếu em bé không được bú sữa mẹ, có thể cho bé ăn sữa bột có bổ sung chất sắt.
  • Sữa dạng bột là lựa chọn rẻ nhất cho các bé, cách pha thường là trộn lẫn 1 thìa sữa bột và 60ml nước. Ngoài ra bạn cũng có thể mua sữa dạng lỏng cô đặc, đã được pha sẵn theo tỷ lệ cân bằng giữa sữa đặc và nước. Bạn cũng có thể chọn loại sữa uống liền, tuy nhiên giá thành loại này sẽ cao hơn.
  • Sữa phải được giữ lạnh sau khi đã pha. Bạn không nên giữ lại phần sữa thừa trong bình sau khi bé đã ăn.
  • Sữa trữ lạnh sau đó có thể được hâm nóng bằng cách ngâm bình sữa vào một bát nước ấm. Đừng cho bình sữa vào lò vi sóng vì có thể làm bỏng miệng em bé.
  • Bạn cũng có thể dùng nước máy sạch để pha sữa bột cho bé. Nước lấy ở vòi phải luôn là nước lạnh để tránh hàm lượng chì cao ngấm từ ống nước nếu bạn dùng nước nóng.
  • Nếu gia đình bạn muốn sử dụng nước đóng chai, bạn có thể tìm mua nước cho trẻ em ở khu bán sữa bột và các thực phẩm bổ trợ tại các cửa hàng tạp hóa (loại nước được bổ sung fluoride dành riêng cho trẻ nhỏ).
  • Nếu dùng nước giếng khoan, bạn cần đun sôi sau đó để nguội trước khi dùng pha sữa.
  • Chai và núm bình cần phải được rửa sạch bằng nước xà phòng nóng hoặc bằng máy rửa bát.
  • Nếu nguồn nước sử dụng đảm bảo sạch, bạn không cần phải sử dụng loại sữa bột tiệt trùng hay khử trùng bình sữa.
  • Không nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước, nước trái cây hay đồ ăn rắn.
  • Thỉnh thoảng vỗ nhẹ bé sau khi đút 30ml sữa cho bé.

Chăm sóc rốn

Cuống rốn của bé sẽ rụng và lành lại sau khoảng từ 2-3 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian đó, chỉ nên tắm cho bé bằng miếng bọt biển. Rốn và vùng xung quanh của bé không cần được chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên phải được giữ khô và sạch. Nếu cuống rốn của bé bẩn, bạn có thể làm sạch cho bé bằng nước và thấm khô bằng vải sạch. Bạn cũng có thể gấp một cái tã của bé và dùng để lau khô cuống rốn cho bé. Làm như vậy cũng giúp bé nhanh rụng rốn hơn.

Bạn có thể sẽ thấy có mùi hôi khi bé chưa rụng rốn. Khi cuống rốn rụng và rốn của bé lành lại, bạn có thể tắm bé bằng bồn. Với các trường hợp sau đây, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ:

  • Vùng quanh rốn của bé bị đỏ.
  • Vùng quanh rốn của bé bị sung nề
  • Có dịch chảy ra từ rốn bé
  • Bé có vẻ đau khi bạn chạm vào bụng bé.

Quá trình bài tiết

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ có phân mềm và màu vàng, bắt đầu từ lúc tăng lượng sữa mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức thường sẽ đi ngoài từ 1-2 lần trong những tuần tuổi đầu tiên. Sau 2-3 tuần đầu, cả trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức đều sẽ đi ngoài ít hơn. Nếu mặt em bé hơi đỏ và bé phát ra một vài tiếng kêu nhỏ khi đại tiện, thì điều đó là hoàn toàn bình thường.
  • Trẻ sẽ cần đến ít nhất 1-2 tã ướt mỗi ngày trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Đến ngày thứ 5, hầu hết các bé sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần mỗi ngày với nước tiểu màu vàng nhạt hoặc đậm.
  • Trước khi thay tã, bạn hãy chuẩn bị để tất cả những thứ cần dùng đều nằm trong tầm tay với của bạn. Đừng để bé nằm trên bàn thay tã mà không được giám sát.
  • Khi lau rửa cho bé gái, phải lau từ phía trước về sau để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Giấc ngủ

  • Luôn luôn đặt em bé nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ đột tử hay còn gọi là SIDS. Đừng để gối, chăn, vật dựa khác hoặc đồ chơi nhồi bông trên giường nơi bé ngủ.
  • Cách an toàn nhất là bạn nên sắp xếp riêng cho bé một chỗ ngủ. Đặt nôi hoặc cũi của bé cạnh giường bố mẹ cũng giúp dễ trông chừng bé hơn vào ban đêm.
  • Đừng để bé ngủ chung với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác.
  • Đừng để bé ngủ trên các loại giường nước, túi nhồi vỏ đỗ vì có thể làm ảnh hưởng đến khuôn mặt bé.

Những điều bậc cha mẹ cần lưu ý

  • Trẻ sơ sinh cần được thường xuyên ôm ấp, vỗ về và tương tác để phát triển các nhận thức xã hội, cảm xúc giữa bé với cha mẹ hay người chăm sóc bé. Hãy thường xuyên trò chuyện và tiếp xúc với bé. Bé sơ sinh rất thích khi được rung nhẹ dịu dàng.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bé sơ sinh. Tránh các sản phẩm có mùi và màu vì chúng có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm của bé. Giặt quần áo bé bằng chất giặt tẩy nhẹ và không dùng nước xả vải. Nếu em bé sốt (Trẻ 3 tháng tuổi hay nhỏ hơn có nhiệt độ đo ở hậu môn là 100.4 độ F (tương đương 38 độ C) hoặc cao hơn) hoặc có triệu ứng ốm hãy gọi ngay cho bác sĩ. Nếu em bé không có bất cứ dấu hiệu nào bị ốm, bạn không cần dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt bé. Đo thân nhiệt đường hậu môn là chính xác nhất, cách đo bằng tai chỉ chính xác với bé từ 6 tháng trở lên.
  • Đừng cho bé uống những loại thuốc không cần kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bé có dấu hiệu ngừng thở, tái xanh, không phản ứng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bé có dấu hiệu vàng da, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay.

An toàn

  • Hãy chắc chắn rằng nhà mình là môi trường an toàn của bé. Chỉnh nhiệt độ máy nước nóng ở mức 120 độ F (tương đương 49 độ C). Không hút thuốc hay sử dụng chất gây nghiện quanh bé.
  • Đừng đặt em bé ở vị trí cao mà không giám sát.
  • Đừng dùng các loại nôi hoặc cũi đã lỗi thời. Nôi của bé phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, kích thước khe cũi không quá 2 inches (# 5cm)
  • Bé phải luôn được đặt ở chỗ dành riêng cho trẻ nhỏ khi đi xe, là chỗ giữa của ghế sau. Quay mặt về phía sau, ít nhất là đến khi bé được 1 tuổi và nặng từ 9,1kg trở lên. Trang bị nhà bạn với thiết bị báo khói và kiểm tra pin thiết bị thường xuyên.
  • Hết sức cẩn trọng khi cầm chất lỏng hoặc vật nhọn quanh bé. Luôn trực tiếp giám sát bé mọi lúc, cả khi tắm. Đừng giao bé cho một trẻ nhỏ khác trông nom.
  • Trẻ sơ sinh không nên phơi nắng trực tiếp, nên che cho bé bằng quần áo, mũ, chăn hoặc ô.
  • Ngay cả khi chơi đùa, bạn cũng không nên lắc bé làm bé sợ.

Thăm khám tiếp theo

Lần thăm khám tiếp theo lúc bé sau 3-5 ngày tuổi. Hoặc sớm hơn theo bác sĩ yêu cầu nếu em bé có dấu hiệu vàng da hoặc bé có vấn đề về ăn uống.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_Newborn.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích