menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi

user

Ngày:

03/09/2015

user

Lượt xem:

1650

Bài viết thứ 04/07 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ 4 đến 10 tuổi”

Sự phát triển thể chất

Trẻ 6 tuổi có thể nhảy lò cò, nhảy qua vật cản hay giữ thăng bằng trên một chân trong ít nhất 10 giây và có thể chạy xe đạp.

Sự phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tháng tuổi

  • Trẻ 6 tuổi nên thích thú chơi với bạn bè và muốn học theo các bạn nhưng vẫn muốn được sự đồng ý của cha mẹ. Trẻ có thể tuân thủ luật và chơi các trò chơi đối kháng như các trò chơi dùng các thẻ hay lá bài, các trò chơi thể thao theo đội. Trẻ em ở độ tuổi này rất năng động. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn quá hiếu động, khả năng tập trung kém một cách bất thường, hoặc là rất hay quên.
  • Bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi theo đội hoặc chơi thể thao. Sau chương trình học ở trường bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội và đừng bỏ con một mình ở nhà sau giờ học.
  • Sự tò mò sinh lý ở độ tuổi này cũng phổ biến, bạn nên trả lời câu hỏi của con rõ ràng bằng những từ ngữ phù hợp.

Sự phát triển trí tuệ

Trẻ 6 tuổi có thể vẽ lại một viên kim cương hoặc vẽ một người với ít nhất 14 điểm khác biệt. Trẻ cũng có thể nhớ tên họ của mình. Trẻ thuộc bảng chữ cái và có thể kể lại một câu chuyện với nhiều tình tiết.

Chủng ngừa

Trước khi nhập học, trẻ nên được chủng ngừa các liều vaccine mới nhất, nhưng bác sĩ có thể đề nghị chủng ngừa thêm các liều trẻ đã bỏ lỡ. Bạn nên đảm bảo trẻ được chủng ngừa ít nhất 2 liều sởi, quai bị rubella, và thủy đậu. Bạn nên lưu ý vaccine tiêm tổng hợp cả 4 loại này. Trong mùa dịch cúm hằng năng bạn có thể tiêm phòng vaccine cúm cho con mình.

Kiểm tra

Bạn nên kiểm tra tính lực và thị lực của trẻ. Trẻ cũng cần được kiểm tra bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, lao phổi, hàm lượng cholesterol cao tùy theo các yếu tố nguy cơ của trẻ. Bạn nên thảo luận về nhu cầu và nguyên nhân với bác sĩ của trẻ.

Dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng

  • Khuyến khích trẻ uống sữa ít béo và dùng các thực phẩm từ sữa.
  • Hạn chế nước ép trái cây từ 120 đến 180 ml mỗi ngày đối với nước ép có chứa vitamin C.
  • Tránh thức ăn nhiều chất béo, nhiều muối và đường.
  • Tạo điều kiện để bé phụ bạn lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Trẻ 6 tuổi thì thích phụ giúp việc bếp núc.
  • Sắp xếp thời gian để cả gia đình cùng nhau dùng bữa, và khuyến khích giao tiếp nói chuyện trong bữa ăn.
  • Thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Theo dõi trẻ đánh răng và khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa.
  • Bổ sung fluoride nếu bạn được khuyến cáo nguồn nước ở nhà bạn không đủ fluoride.
  • Sắp xếp các buổi khám răng định kỳ cho con bạn

Phòng tránh

Trẻ tiểu dầm ở lứa tuổi này cũng có thể vẫn còn phổ biến, đặc biệt là cho các bé nam hoặc các bé gia đình có tiền sử tiểu dầm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng.

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc vẫn quan trọng cho con bạn. Đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ thư giãn. Bạn nên duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế để trẻ xem tivi trước khi đi ngủ.
Khi trẻ ngủ không ngon giấc thường xuyên, bạn có thể thảo luận với bác sĩ của mình.

Những lưu ý dành cho ba mẹ

  • Cần tạo sự cân bằng giữa việc cho trẻ phát triển độc lập và tuân thủ các quy tắc xã hội.
  • Nên nhận ra khi trẻ cần sự riêng tư.
  • Nên giữ liên lạc tốt với giáo viên tại trường. Hỏi con bạn về trường lớp.
  • Khuyến khích hoạt động phát triển thể chất mỗi ngày. Bạn có thể cùng đi bộ và nói chuyện với con hay đạp xe với trẻ.
  • Trẻ nên được giao vài việc vặt trong nhà hay vườn.
  • Bạn nên thống nhất và công bằng trong việc kỷ luật, cho trẻ thấy giới hạn với những hậu quả. Và bạn nên lưu ý để sửa lỗi hay kỷ luật trẻ nơi riêng tư, cần hạn chế các hình thức xử phạt thể chất đối với trẻ.
  • Giới hạn giờ xem tivi từ 1-2 giờ mỗi ngày. Trẻ xem tivi quá nhiều thì dễ có nguy cơ béo phì. Bạn cũng phải theo dõi các kênh tivi trẻ xem. Nếu nhà có truyền hình cáp, hãy chặn các kênh không phù hợp với trẻ nhỏ.

Sự an toàn

  • Tạo một môi trường không thuốc lá và các chất kích thích cho trẻ.
  • Luôn cho con bạn mang nón bảo hiểm phù hợp khi trẻ chạy xe đạp. Bạn cũng nên làm gương đội nón và chạy xe đạp đúng cách.
  • Nếu nhà bạn có hồ bơi, luôn đóng cửa hồ bơi với hàng rào và cổng chốt. Và nên tập bơi cho trẻ.
  • Nên để trẻ ngồi ở ghế trẻ em sau xe, đừng bao giờ để trẻ ngồi ở ghế trước với túi khí bảo vệ.
  • Trang bị cho nhà mình thiết bị báo cháy và thay pin thường xuyên.
  • Cho con bạn biết cách thoát ra khỏi nhà khi có cháy, và dạy trẻ không nghịch với que diêm, bật lửa hay nến.
  • Tránh mua các thiết bị có động cơ cho trẻ.
  • Giữ các loại thuốc và chất độc xa tầm tay trẻ.
  • Nếu có súng trong nhà, súng và đạn nên được khóa và cất riêng biệt.
  • Cẩn thận các chất lỏng nóng, các vật sắc hay nặng trong nhà bếp đối với trẻ.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận với xe cộ và sông hồ. Luôn luôn giám sát khi trẻ chơi cạnh đường hay gần sông hồ. Đừng bao giờ để trẻ bơi mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận khi giao tiếp hay nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích con bạn kể lại khi người lạ chạm vào một cách bất thường hay ở những chỗ không phù hợp.
  • Cảnh báo con bạn khi trẻ muốn lại gần những con vật lạ, đặc biệt khi chúng đang ăn.
  • Cần chắc chắn con bạn đeo kính chống lại tia UV-A và UV-B với độ chống nắng thấp nhất là SPF-15 khi trẻ ra ngoài dưới nắng để giảm tác hại của cháy nắng. Việc cháy nắng sớm có thể dẫn tới những vấn đề về da nghiêm trọng sau này cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ biết cách gọi đường dây khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
  • Dạy con bạn tên trẻ, địa chỉ và số điện thoại cũng như tên ba mẹ, số điện thoại di động hay số điện thoại công sở.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_6Years.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích