menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 1 tháng tuổi

user

Ngày:

15/08/2015

user

Lượt xem:

420

Bài viết thứ 18/24 thuộc chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh”

Phát triển thể chất

Trẻ 1 tháng tuổi có thể giữ được đầu trong chốc lát khi đặt nằm sấp. Bé giật mình với những âm thanh và cử động cả tay và chân cùng lúc. Ở độ tuổi này, bé sẽ có thể nắm chặt nắm tay.

Phát triển cảm xúc

Khi 1 tháng, trẻ ngủ hầu hết thời gian, chỉ khóc khi cần gì đó và không đáp lại với tiếng nói của cha mẹ.

Phát triển xã hội

Trẻ thích nhìn vào khuôn mặt và theo dõi sự chuyển động bằng mắt.

Phát triển trí tuệ

Vào lúc 1 tháng tuổi, trẻ đáp ứng với những âm thanh.

Tiêm chủng

Thăm khám lúc 1 tháng tuổi, bé có thể được chủng ngừa liều thứ 2 của vắc-xin viêm gan B nếu người mẹ dương tính với viêm gan B trong khi mang thai. Các loại vắc-xin khác không được tiêm chủng sớm hơn khi trẻ được 6 tuần tuổi. Bao gồm: liều vắc-xin đầu tiên của bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà (dtap), liều vắc-xin đầu tiên của viêm màng não typ b (hib), của phế cầu khuẩn, và của virus bại liệt (ipv). Một số vắc-xin này có thể kèm trong mũi vắc-xin tổng hợp.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống liều đầu của vắc-xin Rotavirus vào giữa 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi. Tất cả những vắc xin này thường sẽ được chủng ngừa vào lần kiểm tra sức khỏe 2 tháng tuổi của trẻ.

Xét nghiệm

Trẻ có thể khuyên nên kiểm tra bệnh lao, dựa trên sự phơi nhiễm lao với các thành viên trong gia đình, hoặc lặp lại tầm soát bệnh chuyển hóa (sàng lọc trẻ sơ sinh của nhà nước) nếu kết quả ban đầu là bất thường.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

  • Bú mẹ là biện pháp nuôi dưỡng tốt nhất ở độ tuổi này. Khuyến cáo cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 12 tháng, với bú mẹ hoàn toàn (không có công thức bổ sung, nước, nước trái cây hoặc ăn thức ăn đặc) trong khoảng 6 tháng. Ngoài ra, sữa công thức tăng cường chất sắt có thể bổ sung cho bé nếu bé không được bú mẹ hoàn toàn.
  • Hầu hết trẻ 1 tháng tuổi bú mỗi 2h-3h suốt cả ngày đêm.
  • Những trẻ bú ít hơn 16 ounces (480 ml) sữa mỗi ngày thì cần bổ sung thêm vitamin D.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước trái cây.
  • Trẻ nhận đủ nước từ sữa mẹ hoặc sữa bột, vì vậy khuyến khích không nên cho uống thêm nước
  • Trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột và không nên cho ăn dặm thức ăn đặc khi trẻ chưa được khoảng 6 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn thức ăn đặc có nhiều khả năng bị dị ứng thức ăn.
  • Làm sạch nướu của trẻ bằng vải mềm hoặc miếng gạc, một hoặc hai lần trong ngày.
  • Kem đánh răng thì không cần thiết.

Phát triển

  • Đọc sách mỗi ngày cho trẻ nghe. Cho trẻ sờ, chỉ và phát âm các từ của đồ vật.
  • Chọn sách có hình ảnh, màu sắc và bố cục thú vị.
  • Đọc thơ và hát cho trẻ nghe.

Giấc ngủ

Bé 1 tháng tuổi

  • Khi cho trẻ ngủ, đặt trẻ nằm ngửa để giảm thiểu nguy cơ xảy ra hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (hội chứng sids – hội chứng đột tử ở trẻ em) hay đột tử trong lôi.
  • Núm vú giả có thể giảm nguy cơ sids.
  • Không cho trẻ vào giường có gối hay chăn bị xổ lông, hoặc thú nhồi bông.
  • Hầu hết các bé có ít nhất 2-3 giấc ngủ ngày, khoảng 18 tiếng một ngày.
  • Cho trẻ vào giường ngủ khi đang buồn ngủ, không phải khi bé đã ngủ ngon, để bé có thể học cách tự xoa dịu.
  • Đừng để bé ngủ chung giường với những đứa trẻ khác hoặc với người lớn hút thuốc lá, đã uống rượu hoặc sử dụng thuốc, hoặc béo phì. Không bao giờ đặt em bé trên giường nước, ghế bành hoặc túi (bao) hình hạt đậu vì có thể làm trẻ ngạt thở.
  • Nếu bạn đang dung cũi cũ, hãy bảo đảm rằng nó không bị bong tróc sơn. Nan cũi không rộng quá 6 cm.
  • Tất cả vật dụng và đồ trang trí nên gắn chặt với nôi và không có bất kỳ bộ phận nào có thể tháo rời.

Mẹo chăm sóc dành cho cha mẹ

Ôm ấp bé

  • Bé sơ sinh phụ thuộc vào độ ôm ấp thường xuyên, vuốt ve, và sự tương tác để phát triển các kỹ năng xã hội, gắn bó tình cảm với cha mẹ và những người chăm sóc bé.
  • Đặt trẻ nằm sấp từng đợt có giám sát trong ngày để tránh phát triển hội chứng đầu phẳng do nằm ngửa. Điều này cũng giúp cơ bắp phát triển.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ cho trẻ. Tránh sử dụng các sản phẩm có hương thơm hoặc màu sắc vì chúng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.
  • Luôn gọi bác sĩ nếu bé cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật hoặc khi bị sốt (nhiệt độ cao hơn 38°c). Không cần thiết phải đo nhiệt độ trừ khi bé đang bị ốm. Đừng điều trị cho trẻ với thuốc không bán theo đơn mà không tham khảo ý kiến ​​nhân viên y tế. Nếu trẻ ngừng thở, da chuyển sang màu xanh, hoặc là không đáp ứng, hãy gọi cấp cứu.
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn trở lại làm việc và cần sự hướng dẫn liên quan đến lấy và lưu trữ sữa mẹ hoặc cách chăm sóc trẻ phù hợp.

An toàn

  • Hãy chắc chắn rằng nhà bạn là một môi trường an toàn cho trẻ. Đặt máy nước nóng nhà bạn ở 120 °F (49 độ C).
  • Không bao giờ rung (lắc) trẻ.
  • Không bao giờ sử dụng xe tập đi.
  • Để giảm nguy cơ bị ngạt, chắc chắn rằng tất cả các đồ chơi của trẻ đều lớn hơn miệng bé.
  • Hãy chắc chắn rằng tất cả các đồ chơi đều được dán nhãn không độc hại.
  • Không bao giờ để trẻ trong nước mà không giám sát.
  • Giữ các đồ vật nhỏ, đồ chơi với các vòng, chuỗi và các dây tránh xa bé.
  • Để đèn ngủ xa rèm cửa và chăn gối để giảm nguy cơ hỏa hoạn.
  • Không dùng núm vú của bình sữa cho trẻ như là núm vú giả vì bé có thể bị nghẹt thở.
  • Không bao giờ buộc núm vú giả vào vòng tay hoặc cổ của bé.
  • Các vành vú (các mảnh nhựa giữa vòng và núm vú) nên rộng khoảng 3/2 inch (3,8 cm) để tránh bị nghẹn.
  • Kiểm tra tất cả các đồ có cạnh sắc nhọn và các bộ phận rời mà trẻ có thể nuốt hoặc bị nghẹn.
  • Cho trẻ một môi trường không thuốc lá và thuốc gây nghiện.
  • Đừng để trẻ mà không có ai giám sát trên bất kỳ bề mặt cao nào. Sử dụng dây đeo an toàn nếu đặt trên bàn thay tã và đừng bỏ mặc bé một mình bất cứ lúc nào, kể cả khi bé đã được đeo dây an toàn.
  • Trẻ nên được cố định ở một chỗ ngồi an toàn phù hợp với trẻ ở giữa ghế sau của xe bạn. Con bạn nên được đặt để thấy mặt qua gương chiếu hậu cho đến khi bé ít nhất là 2 tuổi hay bé nặng hơn hoặc cao hơn so với trọng lượng tối đa hoặc chiều cao đề nghị trong hướng dẫn chỗ ngồi an toàn. Các chỗ ngồi trên xe bao giờ cũng nên được đặt một túi khí phía trước chỗ ngồi.
  • Làm quen bản thân với các dấu hiệu tiềm ẩn của lạm dụng trẻ em.
  • Trang bị cho ngôi nhà bạn máy báo cháy và thay pin thường xuyên.
  • Giữ tất cả các loại thuốc, chất độc, hóa chất và các sản phẩm làm sạch ra khỏi tầm với của trẻ em.
  • Nếu vũ khí được lưu giữ trong nhà, cả súng và đạn nên được cất giữ riêng biệt.
  • Hãy cẩn thận khi xử lý chất lỏng và các vật sắc nhọn xung quanh trẻ.
  • Luôn trực tiếp giám sát các hoạt động của trẻ. Đừng để trẻ lớn hơn giám sát em bé của bạn.
  • Hãy cẩn thận khi tắm cho trẻ. Trẻ thường trơn trượt khi bị ướt.
  • Trẻ cần được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn có thể bảo vệ bé bằng quần áo, mũ nón và các vật dụng che phủ khác.
  • Tránh để trẻ ở ngoài trời trong giờ nắng cao điểm. Nếu bạn phải ra ngoài, đảm bảo rằng bé của bạn luôn luôn có kem chống nắng để bảo vệ chống lại cả tia a và b cực tím và có chỉ số chống nắng (spf) ít nhất là 15. Cháy nắng có thể dẫn đến rắc rối nghiêm trọng của da về sau.
  • Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho bé.
  • Biết số điện thoại của các trung tâm kiểm soát độc hại trong khu vực và giữ nó trong điện thoại hoặc trên tủ lạnh của bạn.
  • Tìm một bác sĩ nhi khoa trước khi đi du lịch trong trường hợp con bạn bị ốm.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/wellchild_1month.pdf

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích